Xem mẫu

  1. 10 lời khuyên bảo mật trực tuyến từ Google Có thể kể đến một số cách đơn giản như sử dụng mật khẩu phức tạp hoặc luôn khoá thiết bị sau khi sử dụng. Trang web Good To Know của Google đưa ra một vài lời khuyên giúp người dùng tự bảo vệ mình trước các nguy cơ tiềm ẩn trên Internet. Những lời khuyên này có thể áp dụng được cả trên máy tính lẫn thiết bị di động. Alma Whitten, Giám đốc phụ trách mảng bảo mật, sản phẩm và kỹ thuật của Google, cho biết: "Chúng tôi phát hiện được hơn 10.000 website không an toàn và cảnh báo chúng tới người dùng cùng các công ty web khác. Trong đó có tới 14 triệu kết quả tìm kiếm trên Google và 300.000 đường link download khác nhau". Những lời khuyên về bảo mật cá nhân từ Google: 1. Sử dụng mật mã dài, "độc" bằng cách sử dụng cả con số, ký tự và biểu tượng, đối với những tài khoản quan trọng như email hay ngân hàng trực tuyến. 2. Không gửi mật khẩu qua email và không chia sẻ password với những người khác. 3. Luôn có sẵn các phương án khôi phục mật khẩu và thường xuyên cập nhật chúng. 4. Tránh xa các hình thức lừa đảo trên mạng bằng cách không gửi lời nhắn phản hồi đối với những email, tin nhắn hoặc trang web không đáng tin cậy, y êu cầu phải nhập thông tin cá nhân hoặc tài chính.
  2. 5. Đánh dấu và thông báo các đoạn nội dung phi pháp. 6. Thường xuyên kiểm tra các tuỳ chọn bảo mật và lựa chọn các nội dung muốn chia sẻ trên mạng. 7. Chú ý đến danh tiếng của mình trên mạng. Nên suy nghĩ kỹ trước khi đăng một thông tin không phù hợp có thể tự khiến bản thân bị xấu hổ hoặc nguy hại. 8. Thường xuyên cập nhật trình duyệt và hệ điều hành trên cả máy tính lẫn các thiết bị di động. Khi cài đặt phần mềm vào máy, cần đảm bảo rằng chúng được phát hành từ các nguồn tin cậy. 9. Khi đăng nhập vào một tài khoản online nào đó, cần chú ý xem phần địa chỉ có bắt đầu bằng "https://" hay không. Đây là dấu hiệu cho thấy kết nối giữa người dùng và máy tính được mã hoá và bảo mật. 10. Luôn khoá máy sau khi sử dụng. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể máy tự động khoá sau khi hệ thống ở trạng thái "Sleep". Việc root máy là quyết định của mỗi cá nhân, do đó, hãy luôn nhớ rằng mọi hãng sản xuất đều từ chối bảo hành những thiết bị Android (đã root) ngay cả khi thời hạn vẫn còn hiệu lực. Hiện tại, chỉ một số ít các thiết bị Android có thể un-root (khôi phục lại trạng thái ban đầu) trong khi hầu như phần lớn các máy khác sẽ trở thành “đồ chặn giấy” vĩnh viễn nếu như quá trình root bất thành. Ngoài ra, root thành công không hoàn toàn đồng nghĩa với việc hiệu năng “cỗ máy” của bạn sẽ được tăng gấp bội. Một số ít người dùng Android cũng đã cho biết thêm rằng trong khi cố gắng cải thiện về tốc độ cũng như thêm những tính năng mới, họ đã đánh mất tất cả những tính năng vốn có của thiết bị cho dù quá trình root diễn ra một cách suôn sẻ. Thêm vào đó, việc root máy và cài đặt một bản
  3. ROM khác thay thế cũng sẽ khiến thiết bị Android có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn. Tóm lại, việc root máy hoàn toàn khác nhau trên mỗi thiết bị Android và là quyết định của mỗi người. Vì thế, hãy cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng về khả năng tương thích của thiết bị mà mình đang sử dụng trước khi quyết định root hay không.
nguon tai.lieu . vn