Xem mẫu

  1. XU HƯỚNG ĐẶT ĐỒ ĂN ONLINE CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Lê Thị Duyên, Nguyễn Thị Thu Hà, Võ Thị Huệ Lan Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Võ Chiêu Vy TÓM TẮT Cuộc sống hiện đại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, với lối sống ngày càng trở nên bận rộn hơn, sống trên mạng xã hội nhiều hơn giới trẻ không còn nhiều thời gian để nấu ăn như trước, mà thay vào đó họ sẵn sàng trả thêm tiền để đặt đồ ăn online. Giới văn phòng bận rộn cũng sẵn sàng trả tiền để gọi đồ ăn về thay vì mang theo hoặc ra ngoài ăn. Điều đó cho thấy, xu hướng này đang ngày càng phát triển. Chính vì thế, đây là đề tài nóng được rất nhiều người quan tâm. Vậy xu hướng đặt đồ ăn online đang phát triển như thế nào? Bài báo sẽ giải thích rõ về xu hướng đặt đồ ăn tận nhà, cuộc đua khốc liệt của các thương hiệu và những thương hiệu hàng đầu thị trường. Bên cạnh đó, nó sẽ đem lại ý nghĩa gì với người Việt Nam trong thời đại 4.0? Từ khóa: đồ ăn, online, phát triển, Việt Nam, xu hướng. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc sống bận rộn hơn, thời tiết nóng hơn, khiến khách hàng chẳng muốn bước ra đường, họ cần một phương án tối ưu để vừa được ăn ngon, vừa tránh được nắng nóng cũng không cần phải chen chúc, chờ đợi tại các quán ăn đông nghẹt khách. Và thế là những ứng dụng ship đồ ăn ra đời như là một lẽ hiển nhiên. Đã qua rồi thời muốn ăn thì phải lăn ra quán. Ngày nay, người Việt Nam, đặc biệt là dân văn phòng đã thay đổi thói quen ăn uống theo hướng có lợi hơn cho cả người bán lẫn người mua. Công nghệ hiện đại đã được áp dụng để rút ngắn khoảng cách địa lý, tiết kiệm thời gian và thậm chí còn giúp chủ quán lời nhiều hơn trong khi thực khách lại mua được món ăn với giá hời. Xu hướng này có thể nhìn thấy rõ ràng nhất tại các thành phố lớn, hiện đại như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, nơi tập trung nhiều công ty về dịch vụ trực tuyến, công nghệ cao. Đó chẳng phải phép màu, đây chính là kết quả của việc thay đổi thói quen ăn uống của khách hàng trong thời kỳ Công nghệ 4.0. Chính vì thế xu hướng đặt đồ ăn online không còn xa lạ với người tiêu dùng hiện đại Việt Nam, hình thức này càng ngày được ưa chuộng hơn bao giờ hết. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa lý thuyết,… để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. 2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: dựa trên số liệu được các doanh nghiệp công khai. 2336
  2. 3 PHÂN TÍCH XU HƯỚNG ĐẶT ĐỒ ĂN ONLINE 3.1 Xu thế giao đồ ăn tận nhà Nhịp sống hiện đại bận rộn dẫn đến những thay đổi đáng kể trong thói quen ăn uống của nhiều người, thay vì nấu nướng hay ra quán thì họ chọn giải pháp giao hàng tận nơi. Những bữa ăn tiện lợi nhanh chóng đang là sự lựa chọn của nhiều người. Tại Việt Nam đã và đang sử dụng các dịch vụ giao đồ ăn nhanh. Thời gian chủ yếu tập trung vào các bữa ăn trưa, ăn tối trong tuần. Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen tìm kiếm dịch vụ này thông qua trang web hoặc đặt đồ ăn từ những nhà hàng đã quen biết trước. Cũng qua khảo sát, người dùng mong muốn được cải thiện các yếu tố như thời gian giao hàng nhanh hơn, chất lượng thức ăn ngon và đảm bảo, giá thành hợp lý vì không cần sử dụng không gian nhà hàng. Mặc dù nhu cầu về sự tiện lợi thay đổi theo từng khu vực, 6 yếu tố chính thúc đẩy nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về sự tiện lợi trên toàn cầu: đô thị hóa, quy mô hộ gia đình bị thu nhỏ lại, giao thông ở các đô thị trở nên đông đúc, chuyển dịch vai trò nam và nữ trong xã hội, nhu cầu của mỗi thế hệ khác nhau, sự lan rộng của công nghệ. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng này đã và đang tạo ra một cuộc đua giao đồ ăn trực tuyến của các thương hiệu vô cùng khốc liệt. Thị trường này đang dần nóng lên từng ngày với tiềm năng khai thác ngày một rộng lớn. 3.2 Cuộc đua “khốc liệt” của các thương hiệu Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới, nhưng cũng vô cùng sôi động. Các tên tuổi “sừng sỏ” nhất đang được đông đảo người dùng biết đến là Now (tên cũ là Delivery Now), Grab Food và Baemin. Dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến cung cấp vô số món ăn khác nhau cùng với sự tiện lợi và nhanh chóng cho thực khách thông qua các ứng dụng cài đặt trên điện thoại thông minh, thiết bị di động hay trang web. Trong khi đó, các nhà cung cấp (nhà hàng, quán ăn) cũng hưởng lợi từ nguồn khách dồi dào, tiết kiệm nhân công, đơn giản hóa khâu phục vụ, thanh toán… Hình 1. Tỷ lệ gia nhập thị trường 2337
  3. Chỉ số gia nhập thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam khoảng 5,5% vào năm 2018. Dự báo năm 2023 khoảng 12,9%. Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam tuy khá mới nhưng cũng vô cùng sôi động. Các tên tuổi đang hot nhất đang được đông đảo người dùng biết đến là Now (tên cũ là Delivery Now), Grab Food. Mới đây, Woowa Brothers Corp gia nhập vào thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam bằng việc mua lại Vietnammm. Vào ngày 14/05/2019, Vietnammm chính thức thay đổi logo và hình ảnh của mình với tên gọi là Baemin. 3.3 Những thương hiệu hàng đầu thị trường Hình 2. Những thương hiệu hàng đầu thị trường Grab Food đứng đầu thị trường giao đồ ăn, có doanh số khoảng 96 triệu USD (chiếm 65% thị phần) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 1 7%/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Theo khảo sát của Kantar TNS, Grab Food đang là ứng dụng gọi món phổ biến nhất tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, chiếm khoảng 68% đơn hàng. Đứng vị trí thứ hai, Now có doanh thu khoảng 11 triệu USD (chiếm 7%) năm 2018 với tốc độ tăng trưởng bình quân 1 %/năm trong giai đoạn 2016 – 2018. Thị trường giao đồ ăn tại Việt Nam không phân mảnh. Chính vì rào cản gia nhập ngành cao nên việc chiếm lĩnh thị phần trong thị trường của các công ty mới sẽ vô cùng khó khăn trong tương lai. 4 Ý NGHĨA PHÁT TRIỂN XU HƯỚNG ĐẶT ĐỒ ĂN ONLINE 4.1 Ưu điểm 4.1.1 Đối với doanh nghiệp Giúp doanh nghiệp tiếp giảm chi phí một cách tối ưu nhất: chi phí sản xuất, chi phí tìm kiếm khách hàng, chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị. Một nhân viên cùng một lúc có thể giao dịch với nhiều khách hàng. Mở rộng thị trường: với mô hình thương mại truyền thống, mô hình kinh doanh qua các cửa hàng vật lý sẽ chỉ được thúc đẩy bởi độ nổi tiếng của thương hiệu và qua các mối quan hệ. Trong khi đó, thương mại điện tử sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm qua công cụ tìm kiếm. Khách hàng sẽ không bị gò bó trong một khu vực nhất định và có thể được mở rộng tới các thị trường tiềm năng khác. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng 2338
  4. cũng cho phép các doanh nghiệp mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. Tạo điều kiện tìm kiếm các bạn hàng mới, cơ hội kinh doanh mới trên bình diện trong nước, khu vực và quốc tế. Giúp doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Vì việc nhanh chóng thông tin hàng hóa đến người tiêu dùng (mà không phải qua trung gian) có ý nghĩa sống còn trong cạnh tranh kinh doanh. Giúp doanh nghiệp tinh gọn quy trình vận hành và đa dạng hóa phương thức kinh doanh thông qua việc ứng dụng các quy trình điện tử và công nghệ hiện đại: quy trình bán hàng, quy trình quản lý kho, quy trình giao hàng, cổng thanh toán thích hợp, quy trình chăm sóc khách hàng... Kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế. Lợi ích này còn có ý nghĩa đặt biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển, có thể tạo ra một bước nhảy vọt, tiến kịp các nước phát triển trong một thời gian ngắn nhất. Cải thiện hệ thống phân phối: giảm số lượng hàng lưu kho và sự trễ hẹn trong phân phối. Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp với các doanh nghiệp tốt làm tăng năng suất kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường. 4.1.2 Đối với người tiêu dùng Không bị giới hạn bởi thời gian và địa lý: chỉ cần người tiêu dùng có thiết bị kết nối với internet thì có thể mua sắm mọi lúc, mọi nơi với các cửa hàng trên khắp thế giới. Có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: cho phép người tiêu dùng chủ động và có nhiều sự lựa chọn hơn vì tiếp cận đa dạng với các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Mua sắm với giá thấp hơn: do có nhiều thông tin hơn nên khách hàng dễ dàng so sánh giá cả giữa các cửa hàng khác nhau, từ đó tìm mua được sản phẩm với mức giá phù hợp. 4.1.3 Đối với môi trường kinh doanh và xã hội Thúc đẩy môi trường cạnh tranh lành mạnh dẫn đến dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp được chú trọng hơn và giá bán các sản phẩm, dịch vụ hợp lý hơn. Giúp các doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh và nhân sự thông qua môi trường làm việc online và cộng tác viên, giúp xã hội gia tăng thêm công việc và giúp doanh nghiệp tiếp giảm được chi phí nhân sự. Thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển và tạo ra hệ sinh thái bền vững; logistic, ngân hàng, kho... và tạo đầu ra cho các sản phẩm, dịch vụ giúp các ngành tăng trưởng và phát triển. 4.2 Nhược điểm 4.2.1 Về vấn đề kỹ thuật Có thể có sự thiếu sót từ hệ thống bảo mật. Ngành công nghiệp phát triển phần mềm vẫn đang phát triển và thay đổi nhanh chóng. Ở một số quốc gia, băng thông mạng có thể gây ra vấn đề không đủ băng thông cung cấp. 2339
  5. Thỉnh thoảng, sẽ gặp khó khăn để tích hợp phần mềm thương mại điện tử hoặc website với ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu hiện tại. Có thể gặp vấn đề khả năng tương thích của phần mềm/phần cứng. Ví dụ như: phần mềm thương mại điện tử có thể không tương thích với một vài hệ điều hành hoặc một vài hợp phần. 4.2.2 Về vấn đề phi kỹ thuật Chi phí khởi tạo: chi phí để tạo/xây dựng ứng dụng thương mại điện tử có thể rất cao. Có thể bị đình trệ trong việc vận hành hệ thống thương mại điện tử do lỗi hoặc thiếu sót kinh nghiệm. Sự tin tưởng của người dùng: người dùng có thể không tin tưởng các trang web hoặc người bán vô danh. Mất lòng tin như vậy làm cho người dùng khó mà chuyển từ cửa hàng truyền thống sang cửa hàng ảo, cửa hàng trực tuyến. Bảo mật/riêng tư: khó mà đảm bảo sự bảo mật và sự riêng tư khi giao dịch trực tuyến. Khi mua sắm trực tuyến, bạn không thể chạm, hoặc cảm nhận sản phẩm bằng các giác quan trên cơ thể. Những ứng dụng thương mại điện tử vẫn đang phát triển và thay đổi không ngừng. Việc truy cập internet có thể tốn chi phí không rẻ hơn là sự bất tiện cho nhiều khách hàng tiềm năng. 5 KẾT LUẬN Đối với các doanh nghiệp và khách hàng, ngành giao đồ ăn trực tuyến có một tương lai rất tươi sáng. Có rất nhiều thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp. Trong một thị trường mà người sử dụng và những đối thủ cạnh tranh chỉ cách nhau một cú nhấp chuột thì, các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trực tuyến buộc phải tạo ra được nét khác biệt trong dịch vụ của mình so với các đối thủ cạnh tranh nếu không họ cũng sẽ chỉ như những nhà cung cấp hàng hóa hết sức bình thường khác. Ngành giao đồ ăn trực tuyến sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng đối với các doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng thị trường nhanh và ổn định kết hợp với xu hướng chuyển dịch thói quen mua sắm của người tiêu dùng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Báo Print (2020), Những yếu tố chứng minh Food Delivery là ngành tiềm năng nhất hiện nay. [2] Báo Toàn phát (2020), Xu hướng đặt đồ ăn online tại Việt Nam tác động thế nào đến ngành f&b. [3] Báo Nguồn hàng 24/7 (2020), Phân tích ưu nhược điểm của các trang thương mại điện tử. [4] Báo gamemoiramat (2018), Tìm hiểu những ưu nhược điểm của thương mại điện tử hiện nay. 2340
nguon tai.lieu . vn