Xem mẫu

  1. XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO THÔNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG GS. Trần Văn Hùng ThS. Nguyễn Thanh Tuấn 1. MỞ ĐẦU An toàn giao thông là một vấn đề mang tính cấp bách, cần được giải quyết nhanh chóng và kịp thời. Tai nạn giao thông đang ngày càng gia tăng, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, để lại nhiều hệ lụy và những nỗi đau lớn cho toàn xã hội. Hiện nay, chúng ta đang áp dụng nhiều giải pháp khác nhau nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông không phải là giải pháp mang lại hiệu quả ngay lập tức nhưng vô cùng hữu hiệu và bền vững. Để xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội phải bắt đầu từ hoạt động giáo dục ý thức giao thông tại các trường học, trong đó các trường đại học có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung nghiên cứu: các vấn đề lý thuyết về văn hóa giao thông; thực trạng và giải pháp xây dựng văn hóa giao thông cho sinh viên các trường đại học khu vực Duyên hải miền Trung. 2. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA GIAO THÔNG “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [3, tr 10]. Những giá trị vật chất và tinh thần tương đối ổn định được hình thành, kế thừa, tinh lọc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc ấy đã góp phần quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách, phẩm chất con người Việt Nam. Trước khi qua đời, trong bản Di chúc của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Đảng ta: cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và đặc biệt là văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Văn hóa là nguồn lực quan trọng nhất trong chiến lược phát triển đất nước một cách bền vững và hài hòa. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam - Lần thứ X khẳng định: “Phát triển văn hóa xã hội hài hòa với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện tính ưu việt của chế độ ta. Tăng cường đầu tư nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hóa” [1, tr 40]. Thực hiện điều này nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là hướng đến xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện với các giá trị: chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần cao quý của dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Từ điển tiếng Việt năm 2003 của Viện Ngôn ngữ định nghĩa: giao thông là: “việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở”[4, tr 393]. Trong thực tế có nhiều loại hình giao thông khác nhau như: hàng không, đường thủy, đường sắt. Ở đây, tác giả chỉ nghiên cứu loại hình giao thông đường bộ. Giao thông đường bộ là hoạt động di chuyển từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà (qua sông, qua suối nối đường bộ với đường bộ). 296
  2. Trên cơ sở khái niệm văn hóa và khái niệm giao thông (đường bộ), chúng ta có thể thống nhất với nhau rằng: văn hóa giao thông là hệ thống các chuẩn mực trong hoạt động ứng xử của con người khi tham gia giao thông hoặc các hoạt động có liên quan đến giao thông; các quy chuẩn về cơ sở vật chất phục vụ giao thông theo quy định của pháp luật, phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và tính nhân văn được cộng đồng thừa nhận. Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia thì: văn hóa giao thông chính là hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. “Văn hóa giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”[2]. 3. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI KHU VỰC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG Duyên hải miền Trung gồm 9 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, với diện tích tự nhiên là 49.409,7 km2, chiếm 14,93% diện tích cả nước. Do đặc điểm địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng nên dân cư và các trường đại học tập trung chủ yếu tại các đồng bằng. Hiện nay, Duyên hải miền Trung có khoảng 30 trường đại học, tập trung chủ yếu ở tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Chỉ tính riêng tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng có khoảng 18 trường đại học lớn nhỏ. Tại Thừa Thiên Huế có 10 trường đại học, bao gồm: Đại học Sư phạm Huế, Đại học Khoa học Huế, Đại học Y dược Huế, Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Kinh tế Huế, Đại học Ngoại ngữ Huế, Đại học Nghệ thuật Huế (các trường đại học này thuộc Đại học Huế là đại học trọng điểm Vùng), Học viện âm nhạc Huế, Phân viện Học viện Hành chính tại Huế, Đại học dân lập Phú Xuân. Thành phố Đà Nẵng: hiện có 8 trường đại học, trong đó Đại học Đà Nẵng là đại học trọng điểm Vùng gồm 4 trường đại học thành viên như sau: Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Trường đại học Ngoại Ngữ Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Trường đại học Sư phạm Đà Nẵng. Bên cạnh đó là các trường: Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học Đông Á (ngoài ra có Học viện Chính trị khu vực III thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên). Trên cơ sở số lượng và đặc điểm phân bố của các trường đại học tại khu vực duyên hải miền Trung cùng với những điều kiện thuận lợi về mặt phương tiện giao thông (đặc biệt là xe máy); chúng ta có thể thấy: đối tượng tham gia giao thông là sinh viên chiếm tỉ lệ tương đối lớn. 4. THỰC TRẠNG VĂN HÓA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 4.1. Ý thức tự giác chấp hành luật giao thông Để có cái nhìn khách quan và toàn diện về thực trạng văn hóa giao thông của sinh viên các trường đại học Duyên hải miền Trung, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với 500 mẫu 297
  3. ngẫu nhiên: trong đó bao gồm 30 người điều khiển phương tiện gia thông công cộng (tài xế xe bus, xe khách, taxi), 300 người tham gia giao thông ở nhiều độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau và 170 sinh viên. Đối với tiêu chí thứ nhất là ý thức tự giác chấp hành luật giao thông, chúng tôi thu được kết quả cụ thể như sau: Bảng 4.1. Kết quả khảo sát ý thức tự giác chấp hành luật giao thông VĂN HÓA GIAO Số lượng Điểm KẾT QUẢ KHẢO SÁT (%) Độ lệch STT THÔNG CỦA mẫu khảo trung Trung chuẩn Tốt Khá Yếu SINH VIÊN sát bình bình Ý thức tự giác chấp hành 1 500 3,40 0,49 3,7 57 39,3 0 luật giao thông Có 3,7% trong tổng số 500 người được khảo sát đánh giá y thức tự giác chấp hành luật giao thông của sinh viên các trường đại học trên khu vực Duyên hải miền Trung đạt mức tốt. 57% đánh giá ở mức khá và 39,3% đánh giá ở mức trung bình. Mặc dù không có người được khảo sát nào đánh giá ở mức yếu nhưng rõ rang chúng ta thấy: ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của sinh viên mới chỉ đạt mức trung bình khá với tổng số là 96,3%. 4.2. Ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông Tiêu chí thứ hai để đánh giá thực trạng văn hóa giao thông của sinh viên tại các trường đại học khu vực Duyên hải miền Trung là: ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông bao gồm: Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. Sử dụng chất kích thích, bia rượu khi lái xe. Điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ tuổi quy định, chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định... Ý thức ngăn chặn các hành vi nêu trên được thể hiện cụ thể trong bảng khảo sát sau dưới đây: 298
  4. Bảng 4.2. Kết quả khảo sát ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông VĂN HÓA GIAO Số lượng Điểm KẾT QUẢ KHẢO SÁT (%) Độ lệch STT THÔNG CỦA mẫu trung Trung chuẩn Tốt Khá Yếu SINH VIÊN khảo sát bình bình Ý thức ngăn chặn các hành 1 vi gây nguy hiểm cho người 500 3,77 0,53 2,3 27,7 52 18 tham gia giao thông Chỉ có 2,3% trong tổng số 500 người được khảo sát đánh giá ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông của sinh viên các trường đại học khu vực Duyên hải miền Trung đạt mức tốt. 27,7% đánh giá ở mức khá, 52% đánh giá ở mức trung bình. Đáng lưu ý là có 18% đánh giá ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông của sinh viên ở mức yếu. 4.3. Ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật Bên cạnh ý thức tự giác chấp hành luật giao thông và ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; chúng tôi còn khảo sát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật để đánh giá thực trạng văn hóa giao thông của sinh viên các trường đại học Duyên hải miền Trung. Đây là một trong những tiêu chí, một trong những biểu hiện quan trọng, mang tính bản chất của văn hóa giao thông. Bảng 4.3. Kết quả khảo sát ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật khi tham gia giao thông của sinh viên VĂN HÓA GIAO Số lượng Điểm KẾT QUẢ KHẢO SÁT (%) Độ lệch STT THÔNG CỦA mẫu khảo trung Trung chuẩn Tốt Khá Yếu SINH VIÊN sát bình bình Ý thức tôn trọng người 1 500 3,40 0,49 2,0 38,4 59,6 0 tham gia giao thông Ý thức giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, 2 500 3,39 0,52 3,2 67,1 29,7 0 người tàn tật khi tham gia giao thông Có 2,0% trong tổng số 500 người được khảo sát đánh giá ý thức tôn trọng người tham gia giao thông của sinh viên các trường đại học Duyên hải miền Trung đạt mức tốt; 38,4% đánh giá ở mức khá; 59,6% đánh giá ở mức trung bình và mức yếu là 0%. Có 3,2% đánh 299
  5. giá ở mức tốt; 67,1 đánh giá ở mức khá; 29,7 đạt mức trung bình và 0% mức yếu đối với ý thức giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật khi tham gia giao thông. Thông qua kết quả khảo sát các tiêu chí phản ánh trực tiếp thực trạng văn hóa giao thông của sinh viên các trường đại học Duyên hải miền Trung; chúng tôi nhận thấy các tiêu chí biểu hiện văn hóa giao thông: ý thức tự giác chấp hành luật giao thông; ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông; ý thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật nhìn chung mới đạt mức trung bình khá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng nghiên cứu, xây dựng các giải pháp đồng bộ, khoa học nhằm xây dựng và phát triển văn hóa giao thông cho sinh viên các trường đại học trên địa bàn khu vực Duyên hải miền Trung. 5. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA GIAO THÔNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 5.1. Tăng cường trang bị kiến thức pháp luật về giao thông Muốn xây dựng văn hóa giao thông cho sinh viên các trường đại học trên khu vực Duyên hải miền Trung, nhất thiết phải tăng cường trang bị kiến thức pháp luật về giao thông. Đây là điều kiện quan trọng nhất, là cơ sở để sinh viên thực hiện hành vi văn hóa khi tham gia giao thông. Trên cơ sở đó, các trường đại học cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy giáo dục và phương pháp giáo dục pháp luật giao thông cho sinh viên theo hướng toàn diện, đúng đắn và tích cực về vị trí, vai trò của giáo dục pháp luật giao thông. Tăng cường lãnh đạo, quản lý giáo dục pháp luật. Ban hành những quy định pháp luật đối với công tác giáo dục pháp luật về giao thông. Đưa nội dung giáo dục pháp luật về giao thông vào chương trình đào tạo đại học phần giáo dục pháp luật cho tất cả các ngành học. Từng bước chuẩn hóa nội dung, chương trình, giáo trình, giáo án giáo dục pháp luật giao thông. Bên cạnh công tác giáo dục chính khóa cần kết hợp đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật giao thông thông qua các hoạt động ngoại khóa, tập huấn, bồi dưỡng... 5.2. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bảo vệ công trình, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ người tham gia giao thông Nắm vững kiến thức về luật giao thông là cơ sở để chấp hành luật khi tham gia giao thông, bảo vệ công trình giao thông, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ người tham gia giao thông trong trường hợp cần thiết nhưng đây chưa phải là điều kiện đủ để luôn ứng xử một cách văn hóa khi tham gia giao thông nên các trường đại học cần phải đẩy mạnh giáo dục ý thức tự giác cho sinh viên. Bên cạnh những quy định của pháp luật, sự giám sát của lực lượng cảnh sát giao thông, cơ quan chức năng có thẩm quyền thì ý thức tự giác là công cụ tự kiểm soát hiệu quả nhất. Các trường đại học cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác chấp hành luật, bảo vệ công trình, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ người tham gia giao thông thông qua các hoạt động: tuần sinh hoạt công dân đầu khóa, các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, pháp luật giao thông, các hoạt động Đoàn, câu lạc bộ... Các trường đại học cũng cần có những quy định xử phạt nghiêm minh đối với những sinh viên vi phạm luật giao thông trong thời gian học tập tại trường. 300
  6. 5.3. Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thể hiện văn hóa giao thông Tự giác chấp hành luật giao thông, tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật khi tham gia giao thông là biểu hiện, là điều kiện đầu tiên của văn hóa giao thông. Điều này dễ thực hiện trong mọi hoàn cảnh, điều kiện giao thông cụ thể. Tuy nhiên, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông lại không dễ dàng thực hiện như vậy. Đây là biểu hiện quan trọng, thể hiện bản chất văn hóa giao thông của sinh viên nhưng nó không dễ dàng thực hiện, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng của người thực hiện. Hoạt động ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông như: phá hoại công trình giao thông, sử dụng lòng đường, vỉa hè trái phép, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trượt trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường...sẽ gặp phải sự phản đối, thập chí tấn công, hành hung của chính đối tượng phá hoại. Chính vì thế các trường đại học, đặc biệt là Nhà nước cần có cơ chế, chính sách và luật bảo vệ người ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông nói chung và sinh viên nói riêng. Chỉ khi sinh viên được bảo vệ, được đánh giá công sức của mình, họ mới tích cực ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. 6. KẾT LUẬN Trên cơ sở lý thuyết, bằng phương pháp sử dụng bảng hỏi, phương pháp quan sát; chúng tôi đã thu thập được lượng thông tin chính xác, đủ để làm rõ thực trạng văn hóa giao thông của sinh viên các trường đại học trong khu vực Duyên hải miền Trung. Quá trình khảo sát thực trạng cho thấy các tiêu chí biểu hiện văn hóa giao thông của sinh viên: ý thức tự giác chấp hành luật giao thông; ý thức ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và thức tôn trọng người tham gia giao thông, giúp đỡ, nhường nhịn trẻ em người già, người tàn tật mới đạt mức trung bình - khá. Căn cứ và thực trạng, chúng tôi đề xuất các giải pháp: tăng cường trang bị kiến thức pháp luật về giao thông; nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bảo vệ công trình, tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ người tham gia giao thông và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên thể hiện văn hóa giao thông. Nếu các giải pháp nêu trên được áp dụng vào thực tế, chúng tôi tin tưởng sẽ góp phần tích cực và hiệu quả trong hoạt động xây dựng văn hóa giao thông cho sinh viên cả nước nói chung và sinh viên Duyên hải miền Trung nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc - Lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Giao thông đường bộ. 3. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, TP Hồ Chí Minh. 4. Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 301
nguon tai.lieu . vn