Xem mẫu

  1. LỜI NÓI ĐẦU Trong khuôn khổ của dự án: “Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ nông thôn miền núi do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện, có tổ chức các cuộc hội thảo với 8 vùng sinh thái ở 4 cụm vùng. Nhiều đồng chí lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đại diện một số Viện, Trường ở khu vực, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trung tâm Khuyến nông, Khuyến lâm đã tham gia hội thảo “Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ” trong khoảng thời gian từ tháng 11/2006 đến tháng 3 năm 2007. Tại hội thảo các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu được biên tập trong cuốn “tập hợp ý kiến phát biểu tại Hội thảo xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ” Thay mặt Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng, chúng tôi xin cảm ơn ý kiến đóng góp của đại biểu. Những ý kiến của các đồng chí và các bạn sẽ được chúng tôi nghiêm túc tiếp thu để chỉnh sửa và hoàn thiện trong quá trình xây dựng cuốn sổ tay. Chúng tôi thành thật xin lôi các đồng chí và các bạn nếu có thiếu sót khi biên tậo những ý kiến của đại biểu. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng 1
  2. VẤN ĐỀ LÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN Tòng Tú Uyên PGĐ Sở KH&CN Điện Biên Điện Biên là 1 tỉnh miền núi Tây Bắc. Điện Biên có lợi thế về lịch sử văn hóa bởi vì nói đến Điện Biên không chỉ trong nước mà cả thế giới đều biết đến Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Về kinh tế Điện Biên có cánh đồng lòng chảo Mường Thanh với gạo IR64 nổi tiếng mà bây giờ đã thành thương hiệu “gạo Điện Biên”, ở Điện Biên còn có cửa khẩu quốc tế Tây Trang nối thông sang Bắc Lào và xa hơn là vùng Tây Nam của Trung Quốc. Tuy vậy, Điện Biên cũng còn nhiều khó khăn. Theo Quyết định 186/CP của Chính Phủ, Điện Biên là 1 trong 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn, có huyện tỷ lệ đói nghèo chiếm 65% như Điện Biên Đông, Mường Nhé,... Để thoát ra khỏi khó khăn và đói nghèo phải có nhiều biện pháp giúp cho đồng bào các dân tộc biết ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện thâm canh cây trồng, vật nuôi. Vì thế việc biên tập và cho phổ biến kỹ thuật đối với một số cây trồng vật nuôi rất cần thiết đáp ứng yêu cầu của sản xuất và của bà con dân tộc ở tỉnh chúng tôi. Những vấn đề kỹ thuật được nêu trong dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ là phù hợp đối với cán bộ cơ sở ở địa phương, tất nhiên đối với người dân lại là người dân vùng dân tộc, trình độ học vấn có hạn thì các vấn đề kỹ thuật hướng dẫn cho họ cần ngắn, dễ hiểu, nên in chữ to và có tranh vẽ minh họa. Chúng tôi hiểu điều này không thuộc phạm vi của cuốn sở tay chuyển giao công nghệ. Vấn đề quan trọng là phương pháp luận về chuyển giao công nghệ. Bấy lâu nay, cán bộ chúng tôi vẫn thường xuyên xuống cở sở, tuyên truyền phổ biến kỹ thuật, và tham gia xây dựng mô hình để triển khai chương trình nông thôn, miền núi... Nhưng việc triển khai đó là làm theo kinh nghiệm của bản thân chưa có bài bản, không có lý luận về phương pháp nên đôi khi lúng túng và đạt hiệu quả chưa cao. Cho nên chúng tôi đánh giá cao và nhất trí với nội dung của phương pháp luận chuyển giao công nghệ được trình bày trong phần dự thảo của tác giả. Hy vọng rằng trong công tác nghiệp vụ của mình, cán bộ của cơ sở chúng tôi sẽ có thể khai thác những điều bồ ích trong cuốn sổ tay để lựa chọn những phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh Điện Biên. Cũng cần nói thêm rằng, ở tỉnh Điện Biên của chúng tôi rất bí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tuy chưa có nhiều nhưng sản phẩm đã có bán không có nơi mua. Ví dụ 2
  3. đến mùa nhãn, ở chợ Điện Biên giá chỉ xoay quanh 1000 đến 1500đ/1kg trong lúc đó tại thời điểm ở dưới xuôi giá 7000 - 8000đ/1kg. Như thế chúng tôi rất cần có kỹ thuật hướng dẫn chế biến, bảo quản nông sản làm thế nào hàng hóa, đặc biệt là hoa quả giữ được lâu, vận chuyển được xa để nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân. CẦN TRANG BỊ THÊM KIẾN THỨC VỀ THỊ TRƯỜNG Nguyễn Ngọc Hồng Nguyên GĐ Sở KH&CN Hoà Bình Hoà Bình là 1 trong 4 tỉnh miền núi vùng Tây Bắc. Tuy nhiên, Hoà Bình như cửa ngõ của Tây Bắc. Phía Đông, Nam của tỉnh tiếp giáp với vùng trung du và Đồng bằng sông Hồng nên trong sản xuất nông nghiệp có nhiều cây trồng, vật nuôi mang tính chuyển tiếp giữa hai vùng sinh thái đồng bằng và miền núi. Vì vậy, nên chăng khi đề cập đến việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cần đề cập tới điều kiện tự nhiên của vùng. Vấn đề này khá quan trọng vì nó chi phối chế độ canh tác cũng như mùa vụ khi áp dụng. Việc tổng kết chương trình xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi giai đoạn 1998-2002 được gọi là phần I nên toàn diện hơn, nêu rõ cái được, cái mất. Trong đó, đặc biệt phải đánh giá nghiêm túc cái mất để làm bài học khi thực hiện xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ của phần II. Tất nhiên 3
  4. vần đề này giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện thì quá nặng cần phải có sự phối hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ nông nghiệp và PTNT. Đối với tài liệu trong Hội thảo xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ đối với các tỉnh vùng Đông Bắc và Tây Bắc, chúng tôi nhất trí kết cấu như tài liệu dự thảo là hợp lý nhưng vấn đề cần xác định cho rõ đây là tài liệu hướng dẫn hay sổ tay? Nếu là sổ tay thì nên cô đọng để dễ nhớ hơn. Tuy nhiên là sổ tay sẽ có giới hạn trong việc cung cấp những lý luận và kiến thức cần thiết để bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ ở cơ sở. Ở các tỉnh miền núi, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, bản sắc văn hoá của các dân tộc vì vậy nên chăng có tài liệu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp sử dụng chung cho các tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có thể chia theo các tiểu vùng: Đông Bắc, Tây Bắc hoặc tiểu vùng núi rét, tiểu vùng núi ấm…. Chúng ta là những nhà kỹ thuật nhưng lại đào tạo chuyên ngành khi xuống nông thôn người dân họ không phân biệt anh là kỹ thuật ngành này hay ngành kia mà họ chỉ nghĩ mình là cán bộ kỹ thuật thì hẳn là mọi việc đều biết. Vì vậy cần có một tài liệu giúp cho cán bộ tham gia mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật hiểu biết phương pháp luận khi chuyển giao công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật là rất cần thiết và cũng cần có hiểu biết kỹ thuật một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu để khi ở cơ sở đỡ bị lúng túng khi triển khai công việc. Cũng cần nói rằng vấn đề thị trường sẽ quyết định sản xuất và quyết định việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật của người dân. Nhưng hiểu và nắm vấn đề thị trường lại là khâu yếu của cán bộ kỹ thuật. Sau này, nếu có điều kiện cũng nên trang bị thêm kiến thức về thị trường cho anh em kỹ thuật nhất là anh em làm cán bộ phong trào ở cơ sở. 4
  5. PHẢI LÀ NHÀ KHOA HỌC TÂM HUYẾT MỚI CÓ THỂ CÓ KẾT QUẢ CUỐN SỔ TAY NÀY Nguyễn Thế Dũng PGĐ Sở KH&CN Hà Giang Hà Giang là một tỉnh miền núi địa đầu nước ta. Nhiều người nói vui đến Hà Giang thấy ngay nét đặc trưng là đá tai mèo nhọn hoắt và đồng bào H’Mông. Điều đó đã nói lên Hà Giang là 1 trong 6 tỉnh miền núi đặc biệt khó khăn theo Quyế định 189/CP của Chính Phủ. Cho nên đồng bào các dân tộc rất mong muốn được tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, chúng tôi hoan nghênh việc biên soạn cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn, miền núi. Việc dùng thuật ngữ cuốn sổ tay cũng được, nhưng nên giới hạn và để cho sát với nội dung của chương trình nông thôn, miền núi thì nên gọi là sổ tay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp. Với nội dung dự thảo xây dựng cuốn sổ tay này gồm 3 phần: những kinh nghiệm khi chuyển giao công nghệ, phương pháp luận chuyển giao công nghệ và phần kỹ thuật. Đây là những nội dung rất phong phú và cần thiết đối với cán bộ khoa học kỹ thuật tỉnh Hà Giang. Nếu không phải là nhà khoa học tâm huyết thì không thể có kết quả này. Sở Khoa học và công nghệ Hà Giang đánh giá cao sự lao động nghiêm túc của nhóm nghiên cứu khi biên tập cuốn sổ tay. Tuy nhiên không nên đưa phần I vào sổ tay vì vấn đề này đã được tổng kết khi thực hiện chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 1998-2002. Thay vào đó phần I nên giới thiệu tóm tắt điều kiện kinh tế tự nhiên của vùng và nên hướng việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong vùng vào vấn đề gì? Phần thứ II, được coi như là phần cơ bản hết sức cần thiết đối với nghiệp vụ công tác của cán bộ kỹ thuật. Khi xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đồng bào các dân tộc, nhất là ở Hà Giang, đồng bào H’Mông chiếm tới 31% dân số toàn tỉnh thì vần đề lựa chọn phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho phù hợp là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc chuyển giao. 5
  6. Phần kỹ thuật cần cho người sản xuất bởi vì ở Hà Giang không phải ở đâu cũng có điều kiện tiếp cận với cán bộ kỹ thuật ở tỉnh, ở Trung ương. Cho nên cán bộ kỹ thuật ở huyện và cơ sở rất thiếu thông tin. Trong hoàn cảnh đó, sách là người bạn có thể giúp họ những điều cần thiết khi tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho người sản xuất. Tóm lại, chúng tôi cho rằng Bộ nên cho in ấn cuốn sổ tay này để cung cấp cho các tỉnh miền núi. Đó sẽ là tài liệu quý giá khi tiến hành xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật phục vụ chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, miền núi. ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ RẤT CẦN PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIAO Bùi Thị Ngọc Vân GĐ Sở KH&CN Tuyên Quang Cũng như các tỉnh, chúng tôi quan tâm đến phương pháp luận chuyển giao công nghệ. Đây là công nghệ mà bấy lâu nay anh em kỹ thuật của Sở Khoa học và Công nghệ Tuyên Quang vẫn làm nhưng không có tổng kết nâng lên thành cơ sở lý luận để sau này áp dụng 1 cách bài bản. 6
  7. Trong 8 phương pháp thực hiện chuyển giao công nghệ có phương pháp chương trình, dự án mà tất cả các mô hình chương trình nông thôn miền núi đều áp dụng. Tuy nhiên khi triển khai anh em cho rằng xây dựng mô hình mới là phương pháp để chuyển giao công nghệ. Đúng là có sự nhầm lẫn giữa phương pháp chuyển giao công nghệ và phương pháp tiếp cận công nghệ mà ở tài liệu dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ đã giúp cho cán bộ kỹ thuật hiểu được rất rõ. Vì vậy, chúng tôi rất quan tâm đến phần phương pháp luận chuyển giao công nghệ và cho rằng phần này là rất cần thiết không chỉ đối với cán bộ trong ngành chúng ta mà cả đối với cán bộ các ngành khác có liên quan, nhất là anh em cán bộ khuyến nông, khuyến lâm ở Tuyên Quang. Điều chúng tôi phân vân là có nên gọi là quy trình kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi chủ yếu ở phần III của cuốn sổ tay hay chỉ gọi là kỹ thuật đối với cây trồng vật nuôi chủ yếu. Nếu xác định là quy trình thì có tính bắt buộc hơn nhưng đó là phạm vi của ngành Nông nghiệp quản lý và ban hành. Gọi là vấn đề kỹ thuật nhưng nội dung hàm chứa quy trình để tránh việc đá lấn sân tôi cho cũng được vì đây là vấn đề nhạy cảm. Còn sổ tay có phải là cẩm nang hay không thì còn phải bàn vì cẩm nang mang tính chất tồn tại không lâu. Có lẽ cũng không cần và không nên đi sâu lắm phần I của dự thảo cuốn sổ tay này vì nó thuộc phạm vi đã tổng kết chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 1998 - 2002. Cái mà chúng tôi cần nêu được đề cập thêm vấn đề môi trường mặc dầu phạm vi này do ngành Tài nguyên và Môi trường quản lý và hình như rừng chưa được đề cập thỏa đáng, phải chăng đây là vấn đề còn nhiều nan giải? Tóm lại, khoa học công nghệ không thể tách rời cuộc sống của chúng ta và để khoa học công nghệ được thương mại hóa thì rất cần đến phương pháp chuyển giao công nghệ. ĐÃ NÊN XÂY DỰNG SỔ TAY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ HAY CHƯA? Trần Đăng Khôi PGĐ Sở KH&CN Phú Thọ Bộ giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện dự án “Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông thôn miền núi”, có lẽ xuất phát từ tổng kết chương trình xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 1998-2002 đã đặt ra vấn đề làm thế nào để duy trì tính bền vững của mô hình chuyển giao công nghệ và cần phải thống nhất phương pháp luận chuyển giao công nghệ để phát huy tính hiệu quả khi xây dựng mô hình. Vì thế, chúng tôi chia sẻ với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng về những khó khăn khi thực hiện đề tài này. Đây là một vấn đề có khối lượng công việc tương đối lớn, phức tạp và cũng còn nhiều ý kiến nên được bàn. Trước hết không nên gọi là sổ tay chuyển giao công nghệ bởi vì thuật ngữ sổ tay cần phải xác định cho phù hợp với nội dung cần đề cập. Sổ tay vừa được coi như từ điển 7
  8. để giúp cho người sử dụng tra cứu lại vừa như một cuốn “Át Lát” giới thiệu một cách tổng quan những kiến thức cần thiết về kỹ thuật đối với người sử dụng. Việc chuyển giao cũng có nhiều điều phải bàn: chuyển như thế nào? giao như thế nào? quản lý việc chuyển giao ra sao? Hiện nay trên lĩnh vực nông lâm nghiệp đôi khi việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vượt khỏi tầm kiểm soát, quản lý của các cơ quan Nông nghiệp và cơ quan Khoa học ở địa phương. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân họ chuyển giao giống cây trồng, vật nuôi đến thẳng cơ sở theo kiểu “áo gấm đi đêm” chỉ khi xảy ra thất bát do những giống nhận của họ như: ngô không có bắp, lúa bị lép nhiều hoặc trỗ không đồng đều thì tỉnh mới biết. Tóm lại, chúng ta đã có luật khoa học công nghệ nhưng chưa có luật chuyển giao công nghệ nên trong công tác này còn có nhiều lộn xộn. Cũng cần nói thêm kỹ thuật, xã hội, nhân văn luôn luôn thay đổi. Do vậy khó có một cuốn sổ tay kỹ thuật có thể thích ứng với sự thay đổi đó. Trong khuôn khổ của của cuốn sổ tay này sợ rằng hơi quá sức. Việc biên soạn một cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ cần phải thực hiện liên ngành, liên Bộ, có thời gian, có kinh phí tương đối lớn để thực hiện. Khi đó mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chúng ta. Cho nên theo ý chúng tôi chưa nên cho ra đời cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ. Trước mắt là một đề tài sau khi nghiệm thu có thể công bố như một tài liệu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đối với nông thôn, miền núi để tham khảo, vận dụng trong công tác chuyên môn của cán bộ kỹ thuật. 8
  9. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CẦN CÓ TIẾN BỘ KỸ THUẬT Nguyễn Quang Bản Phó Giám đốc Sở KH&CN Yên Bái Yên Bái là một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc. Từ ngày tái lập tỉnh đến nay, kinh tế – xã hội của tỉnh có bước phát triển khá. Đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp có bước chuyển biến tích cực, bộ mặt nông thôn miền núi ở các huyện trong tỉnh có bước khởi sắc, đời sống của đồng bào các dân tộc đã có cải thiện. Tỷ lệ hộ đói nghèo mỗi năm giảm được 2-3%. Trong những nguyên nhân của sự tăng trưởng đó có đóng góp của khoa học và công nghệ. Vai trò của khoa học công nghệ đối với sản xuất nông nghiệp là tương đối rõ. Yên Bái đã tiếp nhận công nghệ sản xuất hạt giống lúa lai F1 được tiến hành ở trại lúa Đông Cuông, năng suất ban đầu chỉ đạt 700-800kg/ ha với tổ hợp Sán ưu 63. Sau hơn 10 năm kiên trì sản xuất, hoàn thiện công nghệ đến nay năng suất hạt giống lúa lai F1 đã đạt 2,2-2,5 tấn /ha với tổ hợp Nhị ưu 838. Diện tích lúa lai đại trà hàng năm đạt từ 13.000 - 15.000 ha cả hai vụ xuân mùa. Điều này cũng đồng nghĩa với sản lượng lúa hàng năm tăng 15.000 -20.000 tấn do khai thác ưu thế lai của giống. Người dân H’ Mông Mù Cang Chải được chuyển giao công nghệ làm mạ ném để thâm canh lúa ruộng, năng suất đạt 4-5 tấn/ha. Đồng bào Tày thực hiện nuôi cá ruộng lần đầu tiên cho năng suất khá… Tuy nhiên hiện nay, trong sản xuất vẫn có nhiều vấn đề kỹ thuật đặt ra cần được giải quyết. Ví dụ: cây cà phê, chè có trồng được ở Yên Bái hay không? thổ nhưỡng phù hợp với cây cà phê như thế nào? Đã có một vài Bí thư ở xã bị cách chức vì không trồng cà phê. Trong khi đó măng trồng ở đâu cũng được lại không được đặt đúng vị trí của nó. Cây bưởi Đại Minh huyện Trấn Yên, cam Lục yên là những cây ăn quả có tiếng ở Yên Bái nhưng lại bị bệnh vàng lá chưa khắc phục được. Bệnh tật đối với lợn và đối với ngự, cũng cần quan tâm tiêm Vắc – xin cho cả ngựa. Nhiều đề tài khoa học của Trung ương và của tỉnh thực hiện trên địa bàn phải tổng kết và vận dụng vào sản xuất, sau hậu nghiên cứu như thế nào vẫn còn là vấn đề tồn tại. Từ những vấn đề trên đây, Yên Bái rất nhất trí với Bộ Khoa học và Công nghệ cho xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ để địa phương có tài liệu sử dụng vào các lớp tập huấn cũng như áp dụng trong việc xây dựng mô hình. Tuy nhiên để sát hợp với nội dung đã được trình bày tại hội thảo này chúng tôi đề nghị nên gọi là sổ tay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp vùng miền núi phía Bắc. SỔ TAY CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LÀ CẦN Trần Ngọc Ngoạn Hiệu phó Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên 9
  10. Thay mặt Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã mời chúng tôi tham dự Hội thảo xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ cho vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Dưới đây chúng tôi xin đóng góp một vài ý kiến hy vọng là sự tham khảo đối với tác giả khi xây dựng cuốn sổ tay này. Về tên gọi của tác phẩm chúng tôi cho rằng để như dự thảo cũng được nhưng tốt hơn nên gọi là sổ tay chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông thôn miền núi phía Bắc. Một cuốn sổ tay như vậy có cần không? câu trả lời ngắn gọn của chúng ta là cần và rất cần. Vấn đề là nên biên soạn như thế nào? Chúng tôi đánh giá cao sự cố gắng của tác giả khi trình bày phương pháp luận chuyển giao công nghệ và tập hợp các vấn đề kỹ thuật cây trồng vật nuôi chủ yếu. Đó là việc làm chỉ có thể có được đối với nhà khoa học có đầy kinh nghiệm và đầy tâm huyết. Tuy nhiên chúng tôi đề nghị nếu được không nên có phần đánh giá kết quả và bài học kinh nghiệm từ việc triển khai chương trình nông thôn miền núi giai đoạn 1998-2002. Phần này vừa quá đơn giản vừa không đầy đủ lại không cần thiết. Đổi mới phương pháp luận nếu giới thiệu chung thì không hiệu quả phải làm sao cho người ta nhận biết được sự khác biệt giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế, việc chuyển giao công nghệ cũng có sự khác nhau hay không? Trên cơ sở đó, sẽ giúp cho cán bộ kỹ thuật lựa chọn phương pháp chuyển giao thích hợp cũng như việc lựa chọn loại hình tiến bộ kỹ thuật thích hợp, lựa chọn giống cây gì? con gì thích hợp? Và như thế, rõ ràng đối với cán bộ kỹ thuật thì phương pháp luận chuyển giao công nghệ như một hướng dẫn hết sức cơ bản để xác định con đường tốt nhất đưa khoa học đến với nông dân. Phần kỹ thuật có thể nhẹ hơn đối với cán bộ cán bộ kỹ thuật nhưng lại rất cần thiết và nặng hơn đối với người sản xuất để họ áp dụng. Vậy thì tốt nhất nên tách ra làm hai ấn phẩm: một tập là phương pháp luận chuyển giao công nghệ và một tập là kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi chủ yếu. Nếu gộp cả hai phần làm một sợ rằng tập tài liệu sẽ dày quá. Trên đây là một vài ý kiến có thể còn phiến diện song chúng tôi mạnh dạn nêu lên như một sự tham khảo đối với tác giả. NHẤN MẠNH YẾU TỐ THỊ TRƯỜNG TRONG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Nguyễn Minh Tân Trưởng Phòng QLKH Sở KH&CN Bắc Ninh Chương trình xây dựng mô hình chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi giai đoạn 1998 - 2002 có đạt được nhiều kết quả, nhưng xét lấy mục tiêu là diện chưa đạt. Các mô hình thiếu tính bền vững khi kết thúc dự án thì mô hình cũng xẹp luôn, nghĩa là có tiền hỗ trợ, có người chỉ giúp thì nông dân làm theo, hết người, hết tiền cũng hết luôn mô hình, điển hình. Vấn đề này có nhiều nguyên nhân, ví dụ như chưa lựa chọn chính xác kỹ thuật để chuyển giao, không xác định rõ đối tượng triển khai dự án, thiếu sự phối hợp với ngành nông nghiệp, có đến 3/4 số mô hình liên quan đến cấp huyện nhưng sự phối hợp với huyện lại yếu, tính bảo thủ của người dân khi còn sản xuất nhỏ, việc tổng kết hậu 10
  11. chương trình, dự án làm chưa tốt,... Đó là bài học hay những kinh nghiệm khi chuyển giao kỹ thuật mà tác giả đã đưa vào phần 2 của dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ Bắc Ninh hoàn toàn nhất trí. Tuy nhiên điều chúng tôi cần là phương pháp luận của việc chuyển giao công nghệ. Vì thế điều này chỉ cần nhắc lại 1 vài kinh nghiệm chính một cách tóm tắt để giành dung lượng cho các phần sau. Ở đây cần nhấn mạnh đến yếu tố thị trường đối với việc tạo lập sự bền vững của chuyển giao và tiếp nhận công nghệ, nhất là Bắc Ninh gần Hà Nội và khu kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thì yếu tố thị trường rất mạnh mẽ. Người sản xuất họ chỉ tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật nếu như kỹ thuật ấy giúp cho họ đẩy mạnh năng suất chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ. Đây là cơ sở để lựa chọn kỹ thuật, lựa chọn địa bàn để chuyển giao công nghệ cho phù hợp. Thực ra, đối với địa phương yêu cầu những vấn đề kinh nghiệm, về phương pháp, về kỹ thuật phải rất cụ thể thậm chí phải mô tả về đặc tính cần có của người được tiếp nhận kỹ thuật cần phải bảo đảm những gì. Nếu 1 vài tài liệu đáp ứng được như vậy thì nó sẽ trở thành người bạn không thể thiếu đối với cán bộ kỹ thuật ở tỉnh chúng tôi. Trong các phương pháp chuyển giao công nghệ cũng xuất phát từ tình hình thực tế ở nước ta cũng như việc đã thực hiện trong giai đoạn 1998 - 2002 của chương trình Nông thôn miền núi nhấn mạnh đến phương pháp có người dân tham gia và phương pháp mô hình, dự án. Được như vậy tính thiết thực của tài liệu này sẽ tăng lên rất nhiều. TRÁCH NHIỆM CÁN BỘ KỸ THUẬT VỚI SỰ BỀN VỮNG CỦA MÔ HÌNH Sở Khoa học và Công nghệ Hưng Yên Trước hết cần khẳng định ở Hưng Yên, cán bộ khoa học công nghệ của chúng tôi cần có cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ. Đó là cẩm nang không phải chỉ cho cán bộ trong ngành mà cán bộ ngoài ngành, cán bộ cơ sở, các chủ trang trại cũng rất cần nó. Chúng tôi nhất trí có 10 vấn đề đảm bảo tính bền vững của chuyển giao khoa học công nghệ nhưng tại sao khi hết tiền hỗ trợ là hết thực hiện? Phải chăng ở đây có vấn đề cần phải trang bị kiến thức cho người nông dân, trang bị kiến thức cho cán bộ cơ sở và tăng cường năng lực cho cán bộ kỹ thuật của ngành. Có lẽ cũng nên nói rõ thêm trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật phải làm gì để tạo nên sự bền vững của tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất cũng như sự bền vững của mô hình sau dự án. Về phương pháp luận chuyển giao khoa học công nghệ, khi xây dựng mô hình thuộc chương trình nông thôn miền núi ở Hưng Yên ngoài phương pháp chương trình dự án còn được kết hợp bổ sung các phương pháp có người dân tham gia, phương pháp huấn luyện – tham quan và phương pháp theo ngành cũng là một phần nội dung liên kết “4 nhà”. Như vậy cũng nên tổng kết khi thực hiện các phương pháp này để rút ra những điểm mạnh và điểm yếu của từng phương pháp để bổ sung, hoàn thiện cách vận dụng từng phương pháp cho nhuần nhuyễn và đạt hiệu quả. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá, vấn đề kỹ thuật cũng theo hướng đó nhưng phải thích ứng 11
  12. kịp thời, tập trung hướng dẫn cho những cây trồng vật nuôi có nông sản, hàng hoá. Trong đó các biện pháp kỹ thuật cần hướng vào việc nâng cao chất lượng nông sản và giống cây trồng vật nuôi có chất lượng cao, tăng cường phân hữu cơ hoặc phân vi sinh để hạn chế sử dụng một phần phân hoá học, sử dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) để hạn chế sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Những vấn đề này đã được đề cập trong phần III của dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ. Cán bộ kỹ thuật cần hướng dẫn cho nông dân khai thác trong tài liệu hoặc bổ sung khi áp dụng cụ thể trong điều kiện ở địa phương mình. Như vậy, sổ tay chuyển giao công nghệ chẳng những cần thiết cho cán bộ kỹ thuật mà còn là tài liệu hướng dẫn kỹ thuật không thể thiếu của nông dân. CHƯƠNG TRÌNH NÔNG THÔN MIỀN NÚI CẦN THU HÚT CÁC NHÀ KHOA HỌC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Nguyễn Văn Tuất Viện Trưởng Viện Cây lương thực - Thực phẩm Viện chúng tôi đã có dịp cùng một số Sở Khoa học và Công nghệ tham gia triển khai đề tài nghiên cứu hoặc xây dựng mô hình chuyển giao kỹ thuật thấy rằng trong giai đoạn 1998 - 2002 đã đạt được nhiều kết quả tốt, được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ và công phu tại dự thảo sổ tay chuyển giao công nghệ do trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng thực hiện. Trong giai đoạn tới, những vấn đề kỹ thuật cần được quan tâm ở vùng Đồng bằng Sông Hồng là xây dựng để hướng dẫn cho người nông dân ở vùng này thực hiện hệ thống canh tác hợp lý để nâng cao giá trị sản lượng trên đơn vị tính. Đồng thời phải có hướng chỉ đạo theo tầm vĩ mô của vùng Đồng bằng Sông Hồng để có sản phẩm đặc trưng của vùng, ví dụ như gạo tám, gạo nếp, nhãn lồng... Những năm gần đây sản xuất ngô ở vùng Đồng bằng sông Hồng giảm sút rất mạnh. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu? thuộc về vấn đề kỹ thuật hay vấn đề kinh tế? hoặc là sự chỉ đạo phát triển ngô ở vùng này có phần buông lỏng. Dù do nguyên nhân nào đi nữa cũng cho thấy sự phát triển ngô ở Đồng bằng sông Hồng thiếu tính bền vững trong sản xuất. Đối với kỹ thuật cũng phải tạo lập được tính bền vững. Muốn vậy khi chuyển giao tiến bộ cho nông dân nên đảm bảo các điều kiện về: - Nguồn nhân lực để thực hiện - Vật tư đầu vào của sản xuất. - Kinh phí hoặc vốn để triển khai - Phương pháp chuyển giao phù hợp - Thực hiện quản lý tốt - Thị trường đầu ra cho sản phẩm? Những điều kiện này là cơ sở cho sự bền vững của tiến bộ kỹ thuật, vận dụng rộng ra khi xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng phải đảm bảo các điều kiện đó. Hiện nay chương trình nông thôn miền núi của Bộ Khoa học và Công nghệ đang tiếp tục triển khai xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi, nếu chương trình này thu hút được nhiều viện nghiên cứu, các đơn vị chuyển giao công nghệ và các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển 12
  13. Nông thôn thì kết quả của chương trình này càng to lớn và tính hiệu quả của chương trình cũng được nâng cao. TIẾN BỘ KỸ THUẬT ĐƯA VÀO SẢN XUẤT PHẢI PHÙ HỢP Sở Khoa học và Công nghệ Hà Tĩnh Từ 1998 - 2002, được sự giúp đỡ của Bộ Khoa học và Công nghệ, tại Hà Tĩnh có 5 dự án. 1. Xây dựng mô hình ứng dụng KHCN theo hướng sản xuất hàng hóa vùng gò đồi xã Sơn Trường, Hương Sơn. 2. Xây dựng mô hình ứng dụng TBKHCN phát triển bưởi Phúc Trạch tại xã Hương Trạch huyện Hương Khê. 3. Xây dựng mô hình ứng dụng KHCN sản xuất và chế biến một số loại rau, gia vị tại huyện Đức Thọ. 4. Ứng dụng TBKT xây dựng mô hình trại sản xuất giống tôm biển tại xã Kỳ Nam - Kỳ Anh. 5. Ứng dụng TBKT xây dựng mô hình nuôi tôm trên cát vùng bãi ngang tại xã Kỳ Phương. - Các dự án khi xây dựng đã bám sát thực tiễn địa phương; các tiến bộ kỹ thuật du nhập phù hợp. Các mô hình triển khai đều là các mô hình điển hình trong việc ứng dụng chuyển giao KH&CN. Dự án hầu hết khi nghiệm thu được Bộ đánh giá cao. - Các dự án đã góp phần tích cực vào hiệu quả nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trình độ dân trí của nhân dân và cán bộ cơ sở của địa bàn thực hiện dự án thông qua việc triển khai dự án đào tạo, tập huấn, tham quan. Nhờ vậy, sau khi dự án kết thúc hầu hết mô hình khả năng nhân rộng và duy trì tốt. - Các mô hình trình diễn có hiệu quả, các TBKT&CN có sức hấp dẫn, khả năng nhân rộng tốt. Như Nuôi tôm trên cát vùng bãi ngang; Trồng lúa nước, chăn nuôi lợn, bò, phát triển cây ăn quả tại gò đồi Sơn Trường. Phát triển bưởi Phúc Trạch. - Các dự án đã thực sự tạo được điểm sáng về ứng dụng TBKT vào sản xuất, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới đã góp phần xóa đói giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt của nông thôn. Các dự án phát triển thủy sản đã góp phần phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy sản ven biển. Cho sinh sản nhân tạo thành công tôm sú giống tại Hà Tĩnh tạo bước đột phá về phát triển nghề mới về nuôi thủy sản. 13
  14. - Thông qua việc triển khai dự án đã tăng cường được cơ sở vật chất, thiết bị sản xuất trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ như: Dự án bảo tồn bưởi Phúc Trạch đã xây dựng được 2 nhà lưới lưu giữ cây mẹ sạch bệnh; các trang thiết bị chế biến rau quả của dự án chế biến rau quả Đức Thọ; các thiết bị trại sản xuất tôm giống; cơ sở nuôi tôm trên cát 3 ha. - Thông qua triển khai dự án, đã thu hút được nguồn nhân lực KH&CN của trong và ngoài tỉnh, thu hút được nguồn vốn của địa phương ( 1.466,5 triệu), dân ( 9.618,5). Tạo được mối liên kết giữa các nhà khoa học; nhà quản lý; nhà nông; doanh nghiệp. Cầu nối giữa KHCN với thực tiễn sản xuất. Góp phần xã hội hóa KH&CN. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ cũng còn 1 số tồn tại: + Tính bền vững dự án: Khả năng nhân rộng hạn chế (Do chưa giải quyết đầu ra cho nông sản; công nghệ chưa thật ổn định). + Mô hình còn manh mún, kinh phí ít (Dự án bưởi Phúc Trạch tổng 450 triệu gồm 3 mô hình; có mô hình 20 ha trồng mới gần 300 hộ tham gia, kinh phí mỗi hộ chỉ có từ 30 - 50.000đ; Dự án Sơn Trường 500 triệu, 4 mô hình, có mô hình mỗi hộ chỉ có 50 - 70.000đ). + Kinh phí cấp chậm, thời vụ không đảm bảo. + Thời gian thực hiện chưa phù hợp, dự án cây công nghiệp, cây ăn quả chỉ triển khai trong 2 năm chưa thuyết phục (như mô hình trồng mới bưởi Phúc Trạch, khi nghiệm thu bưởi mới trồng được 1 năm). Trong thời gian tới Hà Tĩnh sẽ tiếp tục triển khai xây dựng mô hình theo hướng dưới đây: 1. Lựa chọn dự án: Bám sát nhu cầu, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát huy được thế mạnh của địa phương. Công nghệ, TBKT đưa vào phải tiến bộ và phù hợp. Ưu tiên những dự án khai thác được tiềm năng của địa phương. Gắn kết dự án khoa học tạo ra sản phẩm mới với dự án phát triển vùng nguyên liệu với các doanh nghiệp để duy trì và phát triển kết quả khi dự án kết thúc. 2. Chuyển giao công nghệ: Cơ quan chuyển giao công nghệ phải có đủ năng lực, có cán bộ tâm huyết, nhiệt tình, bám địa bàn để giúp nhân dân tiếp thu những kỹ thuật mới. Công tác chuyển giao công nghệ phải đặc biệt coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhận thức, tay nghề cho người tiếp nhận, xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên, bồi dưỡng trình độ quản lý sản xuất cho cán bộ địa bàn để họ duy trì và tiếp tục phát triển kết quả dự án. 3. Kinh phí dự án: 14
  15. Huy động tổng hợp 3 nguồn: Từ SNKH của TW; SNKH của địa phương; nguồn khác (dân, vay ngân hàng, doanh nghiệp...). Tùy tính chất dự án, nguồn của Nhà nước Trung ương hỗ trợ khoảng 30%. Nguồn này nên tập trung : 1/3 cho tham quan học tập, tập huấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, thông tin tuyên truyền; 2/3 hỗ trợ mô hình trình diễn. Kinh phí nên cấp đúng tiến độ thời vụ sản xuất. Kinh phí hỗ trợ không thu hồi. Riêng đối với việc xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ chúng tôi thấy rằng: - Theo từ điển tiếng việt “Sổ tay”: Sổ nhỏ, dễ mang theo người, dùng để ghi chép những điều cần nhớ, dùng để tra cứu những chỉ dẫn cần thiết. Như vậy với tài liệu này ‘Sổ tay” có phù hợp không? - Những vấn đề khác về phương pháp luận và kỹ thuật đối với một số cây trồng vật nuôi chủ yếu được đánh giá cao bởi việc biên tập công phu, đầy đủ và sát hợp. CẦN CÓ QUY CHUẨN VỀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Nguyễn Quốc Út Sở nông nghiệp và PTNT Quảng Bình Mặc dù trong những năm qua, Quảng Bình đã có những thành tích trong phát triển kinh tế – xã hội nhưng nhìn chung Quảng Bình vẫn còn là một tỉnh nghèo trong vùng Bắc Trung Bộ. Được Bộ Khoa học và công nghệ quan tâm cho xây dựng một số mô hình chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nông thôn, miền núi. Những điển hình này đã thu được kết quả tốt và đã được Sở Khoa học và công nghệ tổng kết trong giai đoạn 1998 – 2002 nhưng ảnh hưởng và việc mở rộng mô hình này còn hạn chế. Vì vậy, vấn đề là phải tạo được tính bền vững của những mô hình đã được xây dựng và mở rộng kết quả vào sản xuất đại trà như các chương trình khuyến nông, khuyến ngư. Một trong các yếu tố để thực hiện công việc này là phải nắm vững phương pháp chuyển giao công nghệ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Do đó ở địa phương rất cần có một tài liệu chuẩn về vấn đề này. Hy vọng việc biên soạn một cuốn sổ tay được nhấn mạnh về phương pháp luận chuyển giao công nghệ và đề cập kỹ thuật một số cây trồng, vật nuôi có thể đáp ứng yêu cầu này của các tỉnh. Khi nghiên cứu dự thảo về cuốn sổ tay chúng tôi thấy phần thứ II về phương pháp luận chuyển giao công nghệ được tác giả đưa ra là rất chặt chẽ, rõ ràng và logic. Trước đây chúng tôi cho rằng phương pháp chuyển giao kỹ thuật thường là có người dân tham gia, có mô hình, có tập huấn tham quan nhưng chưa thấy toàn diện là có nhiều phương 15
  16. pháp chứ không chỉ có phương pháp người dân tham gia. Còn việc xây dựng mô hình, huấn luyện, tham quan, thông tin chỉ là cách để người người sản xuất được tiếp cận với công nghệ. Như vậy về nhận thức rõ thêm khái niệm phương pháp chuyển giao khoa học công nghệ và phương pháp để người dân tiếp cận công nghệ. Về kết cấu các phần khác của cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ vẫn để phần I nêu lên những bài học kinh nghiệm khi chuyển giao công nghệ nhưng không nên quá dài. Có ý kiến cho rằng không cần thiết phần này chỉ cần kết cấu hai phần phương pháp luận và những vấn đề kỹ thuật. Riêng về phần kỹ thuật đây là một vấn đề khó nếu đi chi tiết lại sợ rằng không thể cụ thể và chính xác cho từng địa phương nên dễ gặp phải sai lầm. Nhưng nếu đi sơ lược sợ rằng không đáp ứng được yêu cầu người sản xuất. Do đó, chúng tôi nhất trí đây là kỹ thuật đối với cây trồng, vật nuôi. Như vậy vấn đề cởi mở hơn có tác dụng như một tài liệu để tham khảo, vận dụng theo một khung kỹ thuật cho cả vùng. Không nên gọi đó là quy trình kỹ thuật bởi quy trình có tính bắt buộc thi hành theo sự quản lý của cơ quan Nhà nước, việc làm đó đã có Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh quản lý và ban hành. Tóm lại, đã đến lúc chúng ta cần có quy chuẩn về phương pháp luận và kỹ thuật để giúp cho các tỉnh vận dụng khi thực hiện chuyển giao công nghệ thuộc chương trình nông thôn. miền núi. NÔNG DÂN ĐƯỢC TRẢ LỜI 4 CÂU HỎI 16
  17. Phạm Văn Chương GĐ Viện KHKT Nông nghiệp Bắc Trung bộ Chương trình xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi được triển khai ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1998 - 2002 có mặt được mặt không được. Điều này tuy được nêu lên rất ngắn gọn trong dự thảo cuốn sổ tay chuyển giao công nghệ nhưng đầy đủ, sát hợp thể hiện tư duy tổng hợp tốt của tác giả là nhà khoa học, quản lý và bề dày kinh nghiệm. Là người trực tiếp tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân chúng tôi có nhận xét mô hình, dự án không mở rộng được chính vì khi đến với người nông dân để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho họ đã chưa mang đến cho họ những lời khuyên nên sản xuất cây con gì? sản phẩm của họ sản xuất ra sẽ được bán cho ai? Họ sẽ mua vào lúc nào và mua ở đâu? có những thông tin này người nông dân sẽ tự giải quyết lấy công việc của bản thân, của gia đình, của cộng đồng quê hương họ, đương nhiên như vậy sẽ tạo ra sự bền vững của mô hình và mô hình sẽ hữu xạ tự nhiên hương được các nơi khác học tập và làm theo. Tất nhiên, có tiến bộ kỹ thuật muốn chuyển giao cho nông dân phải có phương pháp chuyển giao công nghệ phù hợp. Vì vậy xây dựng phương pháp luận cho cán bộ kỹ thuật là nâng cao năng lực nghiệp vụ cho họ. Trong mỗi phương pháp chuyển giao công nghệ cần được minh họa bằng những ví dụ cụ thể sẽ giúp cho cán bộ kỹ thuật khi tiếp thu sẽ nắm vững hơn. Ở vùng Bắc Trung Bộ rất đa dạng cây trồng, vật nuôi. Ở đây có vùng đồi núi, có đồng bằng và dải ven biển, cho nên những vấn đề kỹ thuật cũng phải xây dựng cho sát hợp từng tiểu vùng. Khi chuyển giao công nghệ cũng từ những đặc điểm này để lựa chọn phương pháp chuyển giao công nghệ, lựa chọn tiến bộ kỹ thuật cho phù hợp. Đối với vấn đề kỹ thuật trong những năm gần đây có bước phát triển nhanh, nhất là lĩnh vực giống cây trồng và vật nuôi. Vì vậy cần phải được cập nhật những thông tin mới. Ví dụ đối với giống lúa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ không còn dùng giống C70, C71, CH133. Do bộ giống đưa vào sản xuất có thay đổi nên thời vụ gieo trồng chúng cũng phải có sự điều chỉnh cho phù hợp nên khung thời vụ trước đây sẽ có sự thay đổi như thời vụ lúa xuân muộn người ta đã gieo mạ từ 10/1 đến 20/1 chứ không còn áp dụng gieo từ 20/1 - 31/1. Tuổi mạ trong vụ mùa cũng được rút ngắn chỉ còn 15 - 17 ngày vì nếu để tuổi mạ khoảng 1 tháng là không tốt, mạ sẽ bị già. Về tổng thể, tài liệu phương pháp luận chuyển giao công nghệ và kỹ thuật một số cây trồng vật nuôi chủ yếu sẽ là 1 tài liệu quý, cần thiết và được đánh giá cao. NÊN ĐỀ CẬP THỎA ĐÁNG VỀ NUÔI TÔM CAO TRIỀU Nguyễn Văn Dũng GĐ Sở KH&CN Phú Yên Chương trình xây dựng mô hình chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được thực hiện ở Phú Yên trong giai đoạn 1998 - 2002 đạt được nhiều kết quả tốt. Nổi bật nhất là mô hình nuôi tôm trên cát còn gọi là nuôi tôm cao triều. Đây là một cách làm sáng tạo của ngư dân và với sự hỗ trợ của công nghệ mới đã nâng lên tầm cao trong nghề nuôi trồng thủy sản. Nếu đó là điển hình của dải ven biển miền Trung thì nên tổng 17
  18. kết, rút ra những kinh nghiệm về sản xuất và kỹ thuật để phổ biến ra diện rộng ở vùng này. Con tôm là vật nuôi thủy sản rất đặc trưng của dải ven biển miền Trung vì thế nên đặt vị trí của nó đúng tầm trong việc tổ chức sản xuất và chuyển giao công nghệ. Do đó, trong sổ tay chuyển giao công nghệ đề nghị tác giả cần có hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm trong đó có việc nuôi tôm cao triều. Trong khuôn khổ chương trình nông thôn miền núi lĩnh vực chuyển giao công nghệ chủ yếu đối với nông lâm ngư nghiệp mà thực chất việc chuyển giao này là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Vì thế có lẽ tên gọi chính xác cho tài liệu này là sổ tay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp. Một tài liệu như vậy, đối tượng sử dụng là cho cán bộ kỹ thuật để họ có trong tay một tài liệu dùng để trợ giúp khi tập huấn và khi chuyển giao kỹ thuật cho nông dân. Nếu vấn đề đặt ra là như vậy thì Phú Yên nhất trí với cách đặt vấn đề của Bộ là cần xây dựng cuốn sổ tay chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nó có thể đáp ứng yêu cầu của địa phương nhất là khi chúng ta đang tiếp tục triển khai giai đoạn tiếp theo của chương trình nông thôn, miền núi. Việc kết cấu 3 phần trong cuốn sổ tay này cũng chấp nhận được, tất nhiên phần đầu chỉ nên tóm tắt những vấn đề ngắn gọn để dắt dẫn sang phần 2 là phần quan trọng xây dựng một phương pháp luận đúng đắn khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Phần 3 về kỹ thuật mặc dầu không thể chính xác cho từng vùng, từng cơ sở sản xuất nhưng lại rất cần thiết vì đó là khung kỹ thuật để giúp cho các nơi vận dụng trong quá trình thực hiện thâm canh cây trồng, vật nuôi. CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT LÀ VIỆC LÀM RẤT KHÓ Trần Văn Quốc Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải NamTrung Bộ Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bên cạnh công tác nghiên cứu, trong thời gian qua đã trực tiếp tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ thấy rằng đây là 1 công việc rất khó bởi trình độ tiếp thu của nông dân, nhất là nông dân dân tộc rất chênh lệch, vùng này cũng là vùng kinh tế phát triển chậm, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, có những mô hình có sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật, có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước đã nêu được điển hình tốt trong vùng. Nhưng kết thúc sự hỗ trợ ấy điển hình không còn tồn tại nữa. Mô hình và việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thiếu tính ổn định và bền vững do yếu tố nào chi phối, có nhiều nguyên nhân và 10 giải pháp để đảm bảo tính bền vững khi chuyển giao do tác giả đưa ra là đầy đủ nhưng cần phải nhấn mạnh đến 2 yếu tố rất cơ bản sản phẩm có nguồn tiêu thụ và tiến bộ kỹ thuật phải do người sản xuất yêu cầu. Bất 18
  19. cứ sự áp đặt chủ quan nào cũng dẫn đến thất bại mặc dầu đổ vào hô hình ấy nhiều công sức, tiền của. Bài học chuyển giao giống điều ghép mà Viện chúng tôi tiến hành đã chứng minh cho điều đó. Khi người dân ở vùng này “đã mục sở thị” cây điều ghép có sức sống vượt trội so với giống điều trồng từ hạt, có khả năng thích ứng tốt trên đất nghèo dinh dưỡng và khô hạn của các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, có đầu ra của sản phẩm thì người nông dân sẵn sàng tiếp thu giống điều này, diện tích mở rộng rất nhanh. Điều đó cũng cho thấy vấn đề lựa chọn tiến bộ kỹ thuật và công nghệ cho phù hợp là rất cần thiết. Tuy vậy, phải thấy rằng việc chuyển giao tiến bộ không đơn giản cần phải nắm vững phương pháp luận mà cần có kinh nghiệm thực tiễn và nghệ thuật trong công tác chỉ đạo. Vì thế không phải người cán bộ kỹ thuật nào cũng có thể làm tốt công tác chuyển giao kỹ thuật. Có người sở trường là nghiên cứu, có người sở trường là giảng dạy, và có người sở trường là chỉ đạo. Cán bộ làm công tác chỉ đạo được bồi dưỡng phương pháp luận về chuyển giao công nghệ và kỹ thuật đó là cách tốt nhất để nâng cao năng lực cho cán bộ. Khi nghiên cứu dự thảo sổ tay chuyển giao công nghệ do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng thực hiện thấy rằng được chuẩn bị rất kỹ, có cơ cấu hợp lý, cung cấp cho người sử dụng những kiến thức hết sức cơ bản nhưng lại rất thực tế để ứng dụng vào công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trên địa bàn nông thôn ở Duyên hải Nam Trung bộ. NÊN ĐỀ CẬP VẤN ĐỀ CƠ GIỚI HOÁ NÔNG NGHIỆP Lê Ngọc Tĩnh GĐ TT Ứng dụng tiến bộ KH & CN Tây Ninh Hiện nay, bên cạnh những mô hình điển hình thành công, những nơi áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh cũng còn có nhiều mô hình thất bại, làm thiệt hại vật chất cho địa phương và nông dân hàng trăm tỷ đồng. Người được tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật đó hoang mang, mất lòng tin. Điển hình cho các vụ việc này là phong trào trồng mía đường và nuôi bò sữa ở Tây Ninh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại này nhưng nguyên nhân chủ yếu có tính chất quyết định là sự chỉ đạo có tính áp đặt và nôn nóng của cấp trên. Chúng ta chưa chuẩn bị tốt trong việc tiếp thu và chuyển giao công nghệ nuôi bò sữa lại là giống bò nhập ngoại cho nông dân nên thất bại là điều khó tránh khỏi. Bài học đắt giá này cho thấy việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật phải xuất phát từ yêu cầu của người dân và phải từ kinh nghiệm của giai đoạn 1998-2002 chương trình nông thôn miền núi rút ra những kinh nghiệm đảm bảo tính bền vững của mô hình của tiến bộ kỹ thuật khi đã được chuyển giao cho người dân. Những vấn đề này đã được đề cập trong dự thảo sổ tay chuyển giao kỹ thuật vùng Đông Nam Bộ mà những nội dung trong đó được chuẩn bị khá công phu, đầy đủ thể hiện được những lý luận cơ bản và kinh nghiệm của công tác chuyển giao kỹ thuật. Điều cần bổ sung là vấn đề cơ giới hoá trong nông nghiệp chưa được đề cập trong cuốn sổ tay này nhưng đó lại là vấn đề quan trọng với Tây Ninh bởi vì đất cây trồng cạn 19
  20. nhiều, rộng lớn và tương đối bằng phẳng thuận lợi cho cơ giới hoá. Việc này không chỉ là yêu cầu riêng đối với Tây Ninh mà còn là bức xúc của vùng Đông Nam Bộ. Vấn đề chế biến, bảo quản là một vấn đề khó, các mẫu hình hiện có chưa được tổng kết để xác định mẫu hình nào nên khuyến cáo mở rộng. Nhưng không nên cầu toàn cần phải đề cập vấn đề này thành một phần sau thu hoạch đối với một số cây trồng có nông sản hàng hoá lớn như ngô, cà phê, hồ tiêu… Trên đây là một vài vấn đề khoa học công nghệ đang đặt ra trong sản xuất ở Tây Ninh hy vọng được tham khảo khi xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ của Bộ Khoa học và Công nghệ. CẦN NÓI RÕ HƠN 8 PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KỸ THUẬT Huỳnh Ngọc Tư Sở Khoa học và Công nghệ Đăc Lắc Cũng như các tỉnh, những mô hình thuộc chương trình nông thôn miền núi được xây dựng ở Đắc Lắc khi kết thúc dự án, chương trình thì sự tồn tại của nó cũng giảm dần, ảnh hưởng của nó đến sản xuất đại trà cũng bị hạn chế. Cho nên đã đến lúc cần phải nắm thật vững phương pháp luận chuyển giao công nghệ để tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi lựa chọn phương pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho phù hợp. Tác giả đã đưa ra 8 phương pháp chuyển giao công nghệ đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và được FAO khuyến cáo với Chính Phủ và các tổ các tổ chức phi Chính phủ khi tiến hành chuyển giao công nghệ theo các dự án. Chúng tôi đề nghị khi soạn thảo, tác giả nên phân tích kỹ hơn từng phương pháp để giúp cho các tỉnh vận dụng. Trong 8 phương pháp chuyển giao công nghệ có 5 phương pháp chúng tôi được tiếp cận rất sớm và đã áp dụng trong khi chuyển giao công nghệ, đạt được những kết quả nhất định như: - Phương pháp dự án, chương trình. - Phương pháp có người dân tham gia. - Phương pháp huấn luyện và thăm quan. - Phương pháp theo chuyên ngành. - Phương pháp cùng chia sẻ phí tổn. Tuy nhiên các phương pháp chung, phương pháp theo hệ thống và phương pháp giáo dục đào tạo là những phương pháp ít được áp dụng ở Đắc Lắc, cho nên cần được bổ sung thêm về dung lượng và những thí dụ cụ thể của các phương pháp này. Về mặt kỹ thuật nên có định hướng sau khi đã tổng kết việc xây dựng mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật giai đoạn 1998 - 2002 để giúp cho địa phương yên tâm hơn khi lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật. 20
nguon tai.lieu . vn