Xem mẫu

RETRODUCING SPACES OF CHINESE URBANISATION: NEW CITY-BASED AND LAND CENTERED URBAN TRANSFORMATION Xây dựng không gian đô thị hóa ở Trung Quốc: chuyển dạng trên cơ sở đô thị mới và lấy đất làm trung tâm George C. S. Lin Tóm tắt Hầu hết không gian dành cho đô thị hóa ở Trung Quốc vào những năm 1980 và 1990 đã bị chiếm dụng cho mục tiêu công nghiệp hóa và phát triển khu phố. Kể từ giữa những năm 1990, không gian đô thị của Trung Quốc đã bị tái tạo thông qua quá trình đô thị hóa trên cơ sở khu đô thị mới và lấy đất làm trung tâm trong đó các thành phố lớn đã thành công trong việc tái khẳng định vị thế dẫn đầu của họ trong một nền kinh tế ngày càng có tính cạnh tranh, quốc tế hóa và đô thị hóa. Nghiên cứu này phân tích những thay đổi đối với đất vi nông nghiệp của Trung Quốc trong mối quan hệ với sự tăng trưởng và những thay đổi về cơ cấu tại các thành phố Trung Quốc. Môt phân tích hệ thống về 3 nhóm thông tin chỉ ra mức độ day đặc và sự không đồng đều lớn của sử dụng đất phi nông nghiệp tại đất nwóc này. Trung quốc có 29,5 triệu hecta đất phi nông nghiệp vào năm 1996, chỉ chiếm 3% diện tích đất toàn quốc. Hơn 80% lượng tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp là kết quả của sự mở rộng định cư ở thành thị và nông thôn, công nghiệp hóa và rất nhiều “khu phát triển”, đã đóng góp vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cùng lúc, công nghiệp hóa nông thôn và sự bùng nổ nhà ở đã làm tăng các dạng phát triển đất phi nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Với tác động lan tỏa của động lực tiếp tục đô thị hóa và toàn cầu hóa, nỗ lực của nhà nước nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp sẽ không đảo ngược xu hướng sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, nhưng có thể làm chậm tốc độ chuyển đổi đất. Những bằng chứng giai thoại kiểu “nhà ma” và đất không sử dụng tại rất nhiều “khu vực phát triển” bị khoanh vùng đã chỉ ra rằng có rất nhiều cách để Trung Quốc có thế sử dụng đất phi nông nghiệp của mình hiệu quả và kinh tế hơn từ trước tới nay. Giới thiệu Một trong những quá trình thay đổi thường thấy tại những quốc gia đang phát triển trải qua công nghiệp hóa và đô thị hóa là việc chuyển đổi kỳ lạ từ sản xuất nông nghiệp thành phát triển công nghiệp và đô thị (Healey và Barrett, 1990; Healey, 1991; Guy và Henneberry, 2000). Hầu hết mọi người đều tin rằng đô thị hóa có cả tác động trực tiếp và gián tiếp lên chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mở rộng đô thị là một trong những tác động dễ nhận biết nhất của đô thị hóa lên sử dụng đất. Ít rõ ràng hơn, nhưng cũng quan trọng không kém là sự khác biệt trong lối sống của một xã hội được đô thị hóa, nơi tạo ra rất nhiều nhu cầu thị trường đối với việc lấy đất nông nghiệp sử dụng cho việc phát triển cơ sở vật chất công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở và khu giải trí (Heilig, 1994 và 1997; Smil, 1999). Các địa điểm trung tâm, nơi có mật độ dân số cao và tập trung kinh tế điển hình của việc định cư tại đô thị, làm tăng giá trị sử dụng đất và cho thuê đất hơn rất nhiều so với đất ở khu vực nông thôn và tạo ra sự khác biệt thành thị- nông thôn, đủ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông thôn thành thành thị vì lý do lợi nhuận. (Ingram, 1998; Harvey và Jowsey, 2004; Zhou và Ma, 2000; Ding, 2004; Ho và Lin, 2004). Trong khi mối quan hệ giữa đô thị hóa và mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp dường như rõ ràng, mắc độ đo thị hóa tác động tới sử dụng đất phi nông nghiệp và cách thức chúng tương tác nhằm tạo ra rất nhiều dạng không gian (spatial) trong các bối cảnh chính trị và địa lý vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ. Trung Quốc, một trong những nước đang phát triển lớn nhất đang trải qua những dịch chuyển kinh tế và không gian, đã chứng kiến sự đô thị hóa ngày càng nhanh sau kinh tế có cải tổ và tăng trưởng ổn định từ những năm 1980. Tài liệu về đô thị hóa của Trung quốc do đó tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng và phân phối dân cư của Trung Quốc. Những nỗ lực quan trọng đã được thực hiện nhằm làm rõ cách Trung Quốc định nghĩa “dân cư đô thị”, phán đoán mức độ thực sự của đô thị hóa và làm rõ các dạng di cư phức tạp từ nông thôn ra đô thị (Ma và Cui, 1987; Goldstein, 1990; Zang và Zhao, 1998; Zhou và Ma, 2003, Chan và Hu, 2003; Pannell, 1990 và 2002; Ma, 2002; Solinger, 1999; Fan, 2003). Mặc dù có sự phát triển đất đai mạnh mẽ xuất phát từ mở rộng đô thị và đô thị hóa nông thôn, tài liệu về quy mô và các nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tại quôc gia đang công nghiệp hóa một cách nhanh chóng này lại rất ít ỏi. Mặt khác, những nghiên cứu hiện nay về sử dụng đất tại Trung Quốc vào những năm gần đây chủ yếu chỉ quan tâm hoặc sự mất đi của đất trồng trọt để có đất làm thị trường (tái cơ cấu nông nghiệp), xây dựng, những đe dọa tự nhiên tại nông thôn hay cải cách nhà ở và thương mại hóa quyền sử dụng đất tại rất nhiều thành phố tại Trung Quốc (Ngân hàng Thế giới, 1993; Wu, 1996; Yeh và Wu 1996; Wang và Murie, 1999; Xie và các cộng sự, 2002; Zhu, 2002 và 2005; Ding, 2004). Người ta tương đối ít hiểu biết về tác động của phát triển đô thị và đô thị hóa lên sử dụng đất một phần do thiết số liệu cần thiết và một phần do bản chất phức tạp của đối tượng. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang ngành phi công nghiệp nhằm phục vụ phát triển đô thị và công nghiệp thường đóng vài trò quan trọng đối với quốc gia và quốc tế. Trong khi những vấn đề liên quan tới số liệu sử dụng đất của Trung Quốc (như thiếu báo cáo về các khu vực canh tác và ít hoặc không có thông tin về sử dụng đất ph nông nghiệp) đã khiến việc tính toán chính xác thay đổi về sử dụng đất trở nên khó khăn, bằng chứng có sẵn thực sự chỉ ra sự phát triển to lớn về đất đô thị và công nghiệp thay vào vị trí đất nông nghiệp. Các thống kê chính thức của Trung Quốc chỉ ra rằng, từ năm 1978 đến 1995, tổng đất trồng trọt đã giảm nhanh chóng từ 99,39 xuống còn 94,97 triệu hectá trong khi tổng dân số tiếp tục tăng từ 962,59 triệu lên 1,21 tỷ người (CSSB, 1996, trang 69 và 335; Lin và Ho, 2003, trang 88). Sự sụt giảm diện tích đất trồng trọt đã đạt đỉnh điểm vào những năm 1980 khi trong 3 năm (1984- 86), Trung Quốc thông báo mất ròng 2,1 triệu hecta đất trồng trọt. Trong khi hầu hết số đất mất đi cần phải được hỗ trợ cho những thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp (như chuyển từ đất trồng trọt thành rừng, đồng cỏ, vườn quả và hồ cá), hầu hết sự chuyển đổi là chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp (Heilig, 1997; Ash và Edmonds, 1998, trang 847- 848; Smil, 1999, trang 425- 426; Ho và Lin, 2004a, trang 102). Những bức ảnh từ trên không và các hình ảnh vệ tinh chụp từ những năm 1980 và 1990 cho thấy sự mở rộng nhanh chóng trong các khu vực xây dựng, định cư, đường phố và các khu phát triển công nghiệp (Y.Li, 2000; Yeh và Li, 1997; Lo, 2002; Weng và Wei, 2003; Xie và Fan, 2003). Sự mất đi hàng loạt của đất nông nghiệp vì mục đích sử dụng phi nông nghiệp đã khiến quốc tế lo ngại về khả năng Trung Quốc cung cấp thực phẩm cho nhân dân của họ và dẫn tới một “cuộc điện thoại báo thức” về an ninh lương thực đối với “hành tinh nhỏ” của chúng ta (Brown, 1995). Điều này nguy hiểm tới mức Hội đồng Nhà nước và Ủy ban Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tuyên bố vào tháng 5 năm 1997 tạm ngừng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp trong vòng 1 năm, sau đó được kéo dài tới năm 1999. Nghiên cứu này đánh giá mức độ và loại hình thay đổi trong sử dụng đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc trong thập niên vừa qua với việc tham chiếu đặc biệt tới tăng trưởng của các thành phố trong khu vực duyên hải, nơi đô thị hóa và thay đổi sử dụng đất là mạnh mẽ nhất. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định dạng cấu trúc và không gian của thay đổi gần đây đối với sử dụng đất phi nông nghiệp tại Trung Quốc và nhằm đánh giá một cách chặt chẽ hơn tác động của đô thị hóa lên chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp. Đặc biệt, nghiên cứu này nỗ lực tìm hiểu một số câu hỏi nghiên cứu dường như đơn giản, không lắt léo và cơ bản nhưng lại tương đối quan trọng. Trung Quốc có bao nhiêu đất cho các mục đích phi nông nghiệp khác nhau? Các mảnh đất này ở những địa điểm nào và có sự khác biệt giữa các địa điểm hay không? Số đất này đã thay đổi thế nào qua thời gian và tại sao? Đâu là xu hướng thay đổi sử dụng đất phi nông nghiệp trong thập kỷ qua dưới tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng? Các nhân tố nào đã đóng góp vào sự chuyển đổi đất từ mục đích nông nghiệp sang phi nông nghiệp? Sự mở rộng của các thành phố lớn nhỏ đã tác động thế nào tới chuyển đổi đất? Mối quan hệ giữa đô thị hóa ở Trung Quốc và sự tăng trưởng đất phi nông nghiệp là gì? Cuối cùng, những chúng ta có được những bài học nào từ đánh giá tiên nghiệm nhằm quản lý và quy hoạch sử dụng đất tốt hơn tại quốc gia đông dân này, nơi mà cạnh tranh đất đai đã trở nên ngày càng căng thẳng? Những câu hỏi này có vai trò quan trọng không chỉ nhằm hiểu hơn về mặt lý thuyết về sự linh hoạt của thay đổi mục đích sử dụng đất trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và đô thị hóa mà còn quan trọng đối với việc xây dựng các chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững. Các định nghĩa, Số liệu, và Phương pháp luận Trước khi nghiên cứu tiếp tục được tiến hành, có rất nhiều khái niệm cần được làm rõ. Đối với mục đích phân tích số liệu, nghiên cứu này tuân theo kết hoạch phân loại đất chính thức của Trung Quốc trong đó toàn bộ đất được phân thành 3 loại theo mục đích sử dụng- được gọi là “đất nông nghiệp” (có nghĩa là đất sử dụng cho việc canh tác, vườn quả, vườn nho, đất trồng cây, trồng rau, rừng, đồng cỏ…), “đất xây dựng” (đất được sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp) và “đất không sử dụng” (đất không phải là đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp) (Trung Quốc, 1998, điều 4: Lin và Ho, 2005). Đất phi nông nghiệp do đó tương đương với “đất xây dựng” có nghĩa là đất được sử dụng cho việc định cư tại đô thị (các thành phố được công nhận chính thức và các khu phố được chỉ định), định cư ở nông thôn (các khu phố và làng không được chỉ định), giao thong (đường sắt, đường cao tốc, sân bay, cảng và đường nông thôn), các khu công nghiệp tách biệt (các khu công nghiệp và khu phát triển kinh tế bên ngoài khu vực dân cư) và các mục tiêu khác (đồng muối, nghĩa trang, khu quân sự…) (Y.Li, 2000; Ho và Lin, 2004a và 2004b). Đô thị hóa được định nghĩa là sự tăng tỷ lệ dân cư đô thị đối với tổng dân số. Tuy nhiên, định nghĩa liên tục thay đổi của Trung Quốc về dân cư đo thị đã dẫn tới việc mất phương hướng trầm trọng và các cuộc tranh cãi liên tục trong giới học thuật về việc cái gì chính xác là dân cư đô thị của Trung quốc và cách thức tính toán mức độ thự sự của đô thị hóa ở Trung Quốc. (Zhang và Zhao, 1998; Zhou và ma, 2003). Nhằm giảm thiểu sự bóp méo do những thay đổi hành chính tùy tiện, nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ dân cư phi nông nghiệp (shiqu fei-nongye renkou) và khu xây dựng đô thị tại các khu phố ở đô thị (shiqu Jiangchengqu) như hai chỉ số cơ bản nhằm phân tích sự mở rộng của định cư tại thành thị và nhằm đánh giá tác động của việc định cư lên sử dụng đất phi nông nghiệp2. Định cư tại thành thị ở Trung Quốc bao gồm các thành phố và các khu phố được chỉ định chính thức3. Do thiếu số liệu có hệ thống về các khu phố được chỉ định, nghiên cứu này sẻ tập trung vào sự mở rộng của ác thành phố được công nhận một cách chính thức. Việc đánh giá thay đổi cấu trúc tại các thành phố Trung Quốc sẽ dựa trên một phương pháp đánh giá theo đó các nhóm ở tất cả các tahnhf phố trong 4 nhóm theo quy mô của dân số phi nông nghiệp tại khu phố thành thị, gọi là “rất lớn” (từ 1 triệu người trở lên), “lớn” 0,5- 1 triệu người), trung bình (từ 0,2 đến -,5) và nhỏ (dưới 0.2 triệu người). Thay đổi dạng không gian sẽ được phân tích trên khung địa lý thường được sử dụng, trong đó chia Trung Quốc thành 3 khu vực, được gọi là miền Đông, miền Trung và miền Tây.4 Ba hệ thống số liệu được phân tích trong nghiên cứu này. Hệ thống đầu tiên được lấy ra từ khảo sát đất toàn quốc được thực hiện ở cấp độ hạt trong giai đoạn 81- 96, là khảo sát đầu tiên của dạng khảo sát này được thực hiện kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Trung Hoa (Y. Li, 2000; K. Ma 2000; Lin và ho, 2003). Số liệu có được từ khảo sát đất đai năm 1996 là số liệu có hệ thống nhất được tạo ra bởi các nhà chức trách về thống kê ở Trung Quốc cho tới nay. Họ xây dựng cơ sở thong tin quan trọng cho việc phân tích thành tố cấu trúc và sự phân bổ không gian của đất phi nông nghiệp Trung Quốc cũng như những thay đổi trong thập niên trước. Hệ thống số liệu thứ hai được thu thập từ niên giám thống kê về thanh thị của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1985, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc đã xuất bản số liệu thống kê về thành thị hang năm đối với tất cả các thành phố được chính thức công nhận là đô thị (CSSB, 1985). Những số liệu về đô thị được xuất bản chính thức này không phải hoàn toàn nhất quán và không có lỗi. Trên thực tế, chúng cần được sử dụng với sự thận trọng tối đa và cần kiểm tra chéo với các nguồn thong tin khác, Tuy nhiên, những thống kê đô thị này cung cấp một nguồn hữu dụng nhằm giúp hiểu đwọc không chỉ sự mở rộng về đất đai và dân cư của các thành phố hiện có mà con là sự bổ sung hoặc loại bỏ những thành phố theo thời gian và qua không gian (Fan, 1999; Lin 2002). Hệ thống số liệu cuối cùng bắt nguồn từ quá trình xử lý của chúng tôi đối với các hình ảnh vệ tinh được chụp đối với một số địa điểm vào hai thời điểm khác nhau. Chúng tôi đã chọn Quảng Châu để là nghiên cứu điển hình đối với thay đổi trong sử dụng đất tại một thành phố rất lớn (chaoda chengshi) đang diễn ra quá trình đô thị hóa và toàn cầu hóa. Chúng tôi cũng lựa chọn Hefei làm ví dụ cho thành phố rất lớn (teda) tại một tỉnh tương đối nghèo ở Anhui và khu vực thành phố Wuxi làm ví dụ cho khu vực đang đô thị hóa nhanh chóng của những khu định cư đô thị nhỏ hơn. Các hình ảnh vệ tinh được xử lý và phân tích được chụp vào mùa đông những năm 1980 và năm 2000 (xem Phụ lục). Cần lưu ý ngay từ đầu răng những phân tích đối với những ví dụ được lựa chọn này không phải nhằm mục đích rút ra bất kỳ ứng dụng chung chung nào cho tất cả các thành phố của Trung Quốc. Mục đích chỉ đơn giản là hiểu cụ thể hơn cách thức trong đó đo thị hóa đã tác động tới những thay đổi trong sử dụng đất nông nghiệp tại các khu vực địa lý khác nhau. Bằng việc tập trung vào các ví dụ ở duyên hải miền Đông, nơi tác động của toàn cầu hóa có thể được cảm nhận rõ ràng hơn ở bất kỳ đâu khác, chúng tôi hy vọng rằng nghiên cứu này có thể tạo ra những cái nhìn sâu sắc quan trọng đói với sự tác động lẫn nhau giữa các lực lượng đô thị hóa, toàn cầu hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Phần còn lại của tài liệu này được chia làm 3 phần. Bắt đầu với phân tích phê bình đối với các tài liệu hiện thời về đô thị hóa ở Trung Quốc, với việc tham chiếu đặc biệt tới những nghiên cứu trước đó về “đô thị hóa nhìn từ dưới” và tác phẩm gần đây hơn về chính trị tại đô thị mới trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm. Phần tiếp theo của tài liệu là nghiên cứu tiên nghiệm đối với 3 bộ số liệu được xác định trước đó, bao gồm viẹc đánh giá các đặc điểm về cấu trúc và không gian của sử dụng đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc cũng như xu hướng thay đổi của nó, một nghiên cứu thận trọng về sự tăng trưởng của dân số phi nông nghiệp và khu vực xây dựng đô thị trong hệ thống thành phố của Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ 1984 tới 1996 khi có sẵn số liệu có thể so sánh5, và phân tích số liệu của chúng tôi có được từ việc xử lý các hình ảnh vệ tinh được lấy từ 3 thành phố được lựa chọn từ những năm 1980 đến năm 2000. Tài liệu được kết thúc bởi tổng kết những phát hiện của nghiên cứu và thảo luận ý nghĩa của nó đối với việc hoạch định chính sách. Hiểu về đô thị hóa ở Trung Quốc: Hướng tới cấu trúc trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm đối với chính sách đô thị mới Ngày nay, người ta đều hiểu rằng kể từ giữa những năm 1980, Trung Quốc đã lao vào con đường kiên định và tăng cường đô thị hóa sau những cải cách thị trường và sự gắn kết ngày càng cao với các nguồn lực toàn cầu hóa. Cuộc điều tra dân số quốc gia gần đây nhất được thực hiện vào năm 2000 đã cho thấy một dạng tăng tốc độ đô thị hóa ở một quy mô và tốc độ chưa từng có tại quốc gia này và không giống với bất kỳ nơi nào trên trái đất (Pannell, 2002; Lin, 2002; Zhou và Ma, 2003). Cùng với rất nhiều yếu tố khác, cuộc điều tra đã xác định tổng dân số đô thị là 456 triệu và một mức độ đô thị hóa 36%. Mặc dù những thay đổi liên tục về định nghĩa chính thức của việc định cư ở đô thị đã khiên việc đưa ra tính toán chính xác về quy mô đô thị hóa, những tính toán khoa học nghiêm túc đã đưa ra tính toán chính thức là “một con số hợp lý” không quá xa rời so với thực tiễn (Zhou và Ma, 2003, trang 176; Chan và Hu, 2003, trang 64). Nếu điều này là đúng, tốc độ tăng dân số thành thị của Trung Quốc gần như là bấp ba và mức độ đô thị hóa gần gấp đôi6. Điều này tương phản mạnh mẽ với dạng liên quan tới đô thị (urban involution) hay công nghiệp hóa mạnh mẽ song song với đô thị hóa có kiểm soát đặc trưng cho giai đoạn tiền cải cách ở Trung Quốc khi mức độ đô thị hóa tăng nhẹ từ 11% lên 18% trong vòng 30 năm. Trong khi dạng đô thị hóa nhanh chóng này được chứng minh bởi Trung Quốc hậu cải cách dường như là hiển hiên và được thừa nhận rộng rãi, những quá trình đằng sau nó vẫn còn mơ hồ và khó nắm bắt, một phần bởi “mục tiêu di động” liên tục thay đổi một cách thường xuyên ở tóc độ cao khiến việc nắm bắt trở nên khó khăn và một phần vì Trung Quốc có tính “lai” và phụ thuộc vào đường lối trong đó không có mô hình lý thuyết được chấp nhận rộng rãi nào có mối quan hệ trực tiếp. Tăng trưởng và những thay đổi cơ cấu cảu “thành phố Trung Quốc mới” đã được nghiên cứu một cách rộng rãi (Logan, 2002; Ma và Wu, 2005). Thông qua việc so sánh, tương đối ít điều được viết ra nhằm làm ssáng tỏ những quá trình bên trong của đô thị hóa. Tuy nhiên, những nỗ lực quan trọng gần đây đã được thực hiện nhằm đánh giá những thay đổi về dân cư đô thị và đô thị hóa, sự tăng di cư từ nông thôn ra thành thị và những tác động của công nghiệp hóa nông thôn, phát triển khu phố, tái cơ cấu nhà nước (state reconfiguration) và toàn cầu hóa ở Trung Quốc lên quá trình đô thị hóa (Pannell, 2002; L. Ma, 2002; Zhou và Ma, 2003; Chan, 1994; Fan, 1999 và 2003; Lin, 1998 và 2001; Ma và Cui, 2002; Shen và các cộng sự, 2002). Những nỗ lực đáng khen ngợi này phải được hiểu và đánh giá trong bối cảnh thực tiến đô thị thay đổi nhanh chóng tại Trung Quốc. Những cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu tại nông thôn vào năm 1978. Những quá trình mới bao gồm việc tái cơ cấu không gian và ngành của dân cư nông thôn theo sau những cải cách kinh tế nông thôn ngay lập tức đã hấp dẫn sự chú ý của các học giả quan tâm tới đô thị hóa ở Trung Quốc. Việc áp dụng hệ thống trách nhiệm sản xuất hộ gia định nông thôn gắn liền với đầu ra đã thúc đẩy nhiệt tình sản xuát của nông dân một cách đáng kể và làm tăng sản lượng. Một trong những kết quả của tăng sản lượng là sự nổi lên của một lực lượng lao động nông thôn giàu có không cần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nữa và cần phải được chuyển đổi thành các ngành phi nông nghiệp và có thể là dân cư đô thị. Chính quyền hậu cải cách đã đáp ứng tình hình mới này với việc thả lỏng một phần sự điều chỉnh đối với di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong khi việc di cư ra các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, di cư ra một số khu phố nhỏ lân cận đã khả thi kể từ năm 1984 khi nhà nước cho phép các nông dân vào các khu phố để định cư ới điều kiện họ sẽ tự thỏa mãn những nhu cầu của mình đối với gạo và các phúc lợi khác và không tạo ra gánh nặng cho nhà nước. Kết quả là đã có hiện tượng đô thị hóa nhanh chóng không dựa quá nhiều vào các thành phố hoặc các thành phố lớn mà dựa vào rất nhiều khu phố nhỏ nằm rải rác tại các khu vực nông thôn rộng lớn. Trong lúc đó, các doanh nghiệp làng và phố tại nền kinh tế nông thôn đã phát triển nhanh chóng để trở thành đại lý chính cung cấp nơi ở cho lực lượng lao động nông thôn. Kết quả kết hợp của đô thị hóa dựa trên cơ sở phố này và đo thị hóa tại nông thôn đã trở thành đô thị hóa ở cấp độ cơ bản nhất, giúp tăng ý niệm về đô thị hóa từ dưới lên (Ma và Lin, 1993; Ma và Fan, 1994; Ma và Cui, 2002). Do những khu phố này tiếp tục phát triển, rất nhiều trong số đó đã đạt hoặc vượt qua ngưỡng chính thức để được coi là một thành phố và thự sữ đã được nâng cấp thành thành phố nhỏ. Điều này dẫn tới việc tái cơ cấu hệ thống đô thị Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng của các thành phố nhỏ và khu phố. Dựa trên cuộc điều tra thực hiện vào năm 1987, rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra những con phố đã twngf là điểu đến quan trọng nhất cho việc di cư nông thôn- thành thị, chấp nhận 41% lượng di cư từ nông thôn ra than thị trong giai đoạn 1982- 1987, cao hơn con số được chấp nhận bởi các thành phố (33%) và vùng quê (26%) (Ma và Lin, 1993, trang 595). Điều tra này tập trung quá nhiều vào việc nghiên cứu về kinh tế và dân số và ít quan tâm tới vấn đề đất đai với vai trò là một phần không thể thiếu trong sự nổi lên của đô thị hóa từ dưới lên. Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1990, một làn sóng đô thị hóa mới, hay chính xác hơn, một cuộc cách mạng thành thị trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm, đã dần diễn ra qua đó các thnh phố, đặc biệt là các thành phố lớn, đã thành công nhanh chóng trong việc nâng cấp và mở rộng môi trường xây dựng đô thị như một công cụ tái khẳng định vị thế trung tâm của họ trong nền kinh tế Trung Quốc đô thị hóa và quocó tế hóa nhanh chóng. Một hướng nghiên cứu và các ấn phẩm đã được tung ra nhằm dẫn chứng bằng tài liệu khía cạnh mới này của đô thị hóa và giải thích tầm quan trọng của nó. Trong xu hướng ấn phẩm này, sự nổi lên của Thượng Hải như “đầu con rồng” của Trung Quốc đã nhận được sự chú ý rộng khắp, mặc dù sự tăng trưởng và chuyển đổi ngoạn mục của các thành phố lớn khác như Bắc Kinh và Quảng Châu cũng được nhắc đến một cách rộng rãi (Gaubatz, 1999; Wu và Yeh, 1999; F. Wu, 2000 và 2003; Yusuf và Wu, 2002; W. Wu, 2004; Lin, 2004). Mặc dù có những biến đổi lớn trong quá trình phát triển của địa phương, một đặc điểm chung được xác định đối với quá trình đô thị hóa ở các thành phố là sự áp dung chiến lược “tạo ra không gian” và “xúc tiến không gian” trong đó phát triển đô thị hóa thông qua việc nâng cấp và mở rộng môi trường xây dựng đô thị được nhìn nhận và sử dụng như một phương pháp nhằm đáp ứng cạnh tranh gay gắt trên khu vực và thế giới (F. Wu, 2000 và 2003; Yusuf và Wu, 2002; Han và Wang, 2003; Zhu, 2002 và 2005). Trung tâm của theo đuổi đô thị hóa ở thành phố dưới dạng “tạo ra không gian” và “xúc tiễn không gian” là sự tận dụng đất đô thị như một nguồn tạo vốn (Xu và Yeh, 2005; Hsing, 2006; Lin, 2007). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, như một kết quả của cả việc phi tập trung hóa tài khóa và những thay đổi về thể chế đối với thị trường đất, các chính quyền thành phố không còn phụ thuộc vào phân bổ ngân sách nhằm phục vụ cho các dự án phát triển đô thị và phải cấp vốn trên đất đai mà họ có quyền trưng thu, phân bổ và/hoặc chuyển đổi mục đích (Wong và Zhao, 1999; Zhu 2002; Ho và Lin, 2003; Yeh, 2005). Đây không phải là điều ngạc nhiên vì đất, không giống tài chính và lao động, là tài sản cố định duy nhất nằm dưới sự điều chỉnh của chính quyền thành phố. Hơn thế, chiến lược hiện nay về thương mại hóa một phần đối với đất đai trong đó các tài sản còn lại từ thời phân bổ đất miến phí dưới dạng hành chính cùng tồn tại với cơ chế thị trường mới được đưa ra về mua bán chuyển nhwọng quyền sử dụng đất đã tạo ra bất đối xứng lợi ích (profitable asymmetry) và các cơ hội lợi nhận cho các chính quyền thành phố khai thác (Yeh và Wu, 1996; Lin và Ho, 2005; Smart và tang, 2005). Người ta đã thấy rằng ở rất nhiều thành phố, việc bán đất, hay chính xác hơn là việc cho thuê quyền sử dụng đất, đã đóng góp từ 30 đến 70% doanh số của thành phố và do đó đã trở thành nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho phát triển đô thị (Ho và Lin, 2003; zhu, 2005). Chính sách “đô thị dựa trên cơ sở đất đai” này đã được xác định một cách chính xác bởi rất nhiều nhà nghiên cứu đô thị như một trong những động lực quan trọng vận hành đằng sau sự mở rộng ngoạn mục của các thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, và sự nổi lên của các đô thị làm hình thành các thành phố mới kể từ giữ những năm 1990. Trong khi bản chất phức tạp và luôn thay đổi của các quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã được hiểu rõ hơn nhờ có những nghiên cứu liên tục, rất nhiều vấn đề về lý thuyết và thực tiễn vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống. Tài liệu trước đây về đô thị hóa nông thôn tập trung vào việc hấp thụ và di chuyển của lực lượng lao động nông thôn dư thừa và không đề cập đến vấn đề đất đai- mặc dù thực tế là đất đai, cùng với vốn và lao động, luôn là một trong những nhân tố quan trọng của sản xuất. Mặt khác. Ngheien cứu gần đây về chính sách đô thị dựa tren cơ sở đất đai và đô thị hóa ở thành phố đã được đưa ra chủ yếu trên cơ sở những nghiên cứu điển hình và phỏng vấn có lựa chọn mà không đưa ra bức tranh toàn cảnh trên quy mô quốc gia một cách có hệ thống. Hơn thế phương pháp tiếp cận được áp dụng là phân tích thực trạng tại một thời điểm mà không so sánh cần thiết giữa các giai đoạn do những khó khăn trong việc thu thập số liệu thống nhất và có thể so sánh. Về mặt địa lý, hầu hết những quá trình nghiên cứu gần đây về đô thị hóa lấy đất làm trung tâm và trên cơ sở thành phố tập trung vào thị trường đất đô thị và chưa quan tâm đủ đến quy mô và cáchc thức trong đó đất được chuyển từ quỹ nông thôn thành các tài sản phát triển đô thị giá trị. Do đất thành thị và đất nông thôn có mối quan hệ với nhau, sẽ không thể hiểu được các quá trình đo thị hóa mà không xem xét tính năng động của chuyển đổi đất một ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn