Xem mẫu

  1. Warren Buffett - thiên tài trong kinh doanh cổ phiếu Có ''máu me'' kinh doanh từ nhỏ, lại chịu ảnh hưởng của các chuyên gia bậc thầy trong giới đầu tư, Warren Buffett đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi và ngày nay đã trở thành một ''thế lực lớn'' trên thị trường chứng khoán. Tài năng bộc lộ
  2. Sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, tiểu bang Nebnaska (Mỹ), Warren Buffett bộc lộ tài năng kinh doanh ngay từ khi còn rất trẻ. Mới 6 tuổi, Buffett đã biết mua lại một giỏ 6 lon Coca-Cola với giá 25 xu, rồi chia ra bán lẻ từng lon với giá 5 xu/lon. Ngay cả khi bị bệnh, nằm trên giường Warren Buffett cũng nghĩ cách làm giàu. Khỏi bệnh, Warren Buffett rủ rê bạn bè tham gia những trò kiếm tiền mà cậu vừa nghĩ ra. Warren Buffett đi tìm những quả bóng golf bị mất, đóng gói chúng lại rồi đem bán. Warren Buffett cũng trở thành một trong những chuyên viên mách nước đua ngựa trẻ nhất nước Mỹ khi cậu xuất bản tờ tin Stable Boy Selections cung cấp thông tin về những chú ngựa có hy vọng thắng giải. Không biết Warren Buffett đã bao nhiêu lần chọn đúng ngựa thắng, nhưng nếu đạt kết quả như biệt tài chọn cổ phiếu sau này, có lẽ cậu đã giúp khối người đặt cược thắng đậm. Khi Warren Buffett 12 tuổi, cha cậu là Howard Buffett đắc cử vào Quốc hội và chuyển gia đình lên Washington D.C. Ban đầu, Warren không chịu đi cùng và phản ứng bằng cách bỏ nhà đi. Tuy nhiên, cậu đổi ý sau khi nhận ra tiềm năng thương mại ở thủ đô. Tại đó, cậu nhận phát báo đến 5 vòng cùng một lúc, mỗi buổi sáng phát được đến 500 tờ báo, và kiếm được số tiền bằng với mức lương làm toàn thời gian là 175 USD. Mới 14 tuổi, cậu đã kiếm được 1.200 USD, đủ để mua 40 mẫu Anh đất trang trại ở Nebraska, và cho người khác mướn để canh tác. Năm học lớp 12, sau khi thử sức kinh doanh với việc đặt trò chơi điện tử trong các tiệm hớt tóc, Buffett quyết định theo học kinh doanh một cách chính quy. Buffett được nhận vào học tại trường Tài chính và Thương mại Wharton lừng danh của Đại học Pennsylvania. Đó là một thời điểm quan trọng đối với
  3. Warren Buffett. Nếu miệt mài theo đuổi khoá học đến cùng, có lẽ Warren Buffett đã không thành lập Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway. Buffett bỏ học nửa chừng vì thấy lý thuyết kinh doanh quá nhàm chán. Về sau, Buffett tốt nghiệp kinh doanh và kinh tế ở Đại học Nebraska. Trong thời gian học, Buffett cũng tranh thủ tổ chức phát hành báo cho tờ Lincoln Journal. Năm 19 tuổi, Warren Buffett nộp đơn xin vào trường Quản trị Kinh doanh của Đại học Harvard nhưng không được tuyển. Sau đó, anh được nhận vào trường Quản trị Kinh doanh của Đại học Columbia, tại đó Buffett học tài chính với Ben Graham, chuyên gia đầu ngành về đầu tư. Phát huy sở trường Chính khi nghiên cứu về thị trường chứng khoán, Buffett mới phát hiện đúng sở trường của mình. Thử thách đầu tư cổ phiếu của Buffett là lúc mới 11 tuổi (được bố là nhà môi giới cổ phiếu giúp). Buffett mua ba cổ phần của Cities Service với giá 38 USD/cổ phần. Sau đó, cổ phiếu này nhanh chóng rớt giá xuống còn 27 USD. Khi giá tăng lại lên đến 40 USD, cậu bán và thu được một khoản lợi nhỏ. Sau đó, cổ phiếu này tăng giá đến 200 USD, khiến cậu hết sức tiếc rẻ. Đây là bài học đầu tiên về giá trị của đầu tư dài hạn đối với Buffett. Quyết chí kiếm sống bằng nghề đầu tư, Buffett dồn hết sức lực và toàn bộ tiền tiết kiệm để đổ vào thị trường chứng khoán. Năm 1951 đến 1956, Buffett biến 9.800 USD thành 140.000 USD. Thị trường râm ran bàn tán về thiên tài đầu tư trẻ tuổi mới xuất hiện, và ngày càng có nhiều người nhờ Buffett đầu tư giùm cho họ. Lúc đầu Buffett chỉ giúp bạn bè, sau đó giúp rất nhiều người và chẳng mấy chốc Buffett thành lập những công ty hợp danh hữu hạn, và hưởng 25% trên bất cứ khoản lợi tức nào cao trên 4%.
  4. Sau khi lấy đầu tư làm sự nghiệp, Buffett xây dựng chiến lược đầu tư của riêng mình. Buffett chịu ảnh hưởng lớn của Ben Graham, thầy cũ ở Đại học Columbia và là đồng tác giả của tác phẩm kinh điển về đầu tư ''Phân tích chứng khoán'' năm 1934. Buffett phát triển những chiến lược đầu tư của Graham thêm một bước nữa bằng cách chọn những cổ phiếu có tiềm năng nhưng giá khá rẻ, rồi nắm giữ chúng trong thời gian dài... Phương pháp này đòi hỏi phải đánh giá những tài sản vô hình của công ty, như giá trị thương hiệu chẳng hạn. Về mặt này, Buffett đã đi trước thời đại. Tài sản vô hình hiện nay là đề tài ngày càng được giới chuyên môn quan tâm, nhưng vào thập niên 1950, chẳng mấy ai để ý tới. Từ năm 1957 đến 1966, công ty hợp danh đầu tư của Buffett đạt mức lợi nhuận đáng nể là 1.156%, trong khi chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chỉ tăng 122,9% trong cùng thời gian đó. Một khoản đầu tư 10.000 USD của một người hợp danh sẽ sinh lợi thành 80.420 USD, sau khi trừ phần chia cho Buffett. Buffett tiếp tục đạt hiệu quả cao hơn thị trường, có mức sinh lời 36% vào năm 1967 và 59% vào năm 1968 trong một thị trường đầu cơ (vốn không hợp với chiến lược đầu tư của Buffett). Tầm nhìn chiến lược Năm 1969, trước sự ngạc nhiên của ban giám đốc, Buffett chấm dứt hãng đầu tư hợp danh vì lo ngại không thể tiếp tục đạt hiệu quả cao trong một môi trường đầu tư không thích hợp. Từ năm 1969, Buffett tập trung hoàn toàn vào Công ty Đầu tư Berkshire Hathaway. Thị trường lúc xuống lúc lên, nhưng Buffett luôn đạt kết quả ổn định cho cổ đông của mình. Biệt tài của Buffett trong việc đầu tư cổ phiếu đã khiến ông được mệnh danh là ''Nhà hiền triết xứ Ohama''. Một khoản đầu tư
  5. 10.000 USD vào Berkshire Hathaway vào năm 1965 sẽ đáng giá hơn 50 triệu USD vào cuối năm 2000. Những ai đầu tư vào chỉ số S&P 500 cũng chỉ tích luỹ được khoảng 500.000 USD. Trong thời gian đó, Buffett đã chọn những cổ phiếu như Coca-Cola và American Express khi chúng còn trong giai đoạn khốn khó. Trái lại ông đã không bị cuốn vào những đợt giá cổ phiếu bong bóng do báo chí khuyếch trương, chẳng hạn như đợt bùng nổ cổ phiếu Internet cuối thập niên 1990. Là một người khiêm tốn, Buffett ít khi sắm sửa những thứ đồ xa xỉ, ngoại trừ một chiếc máy bay cho công ty (mà cũng chỉ là một chiếc nhỏ đã xài rồi). Theo xếp hạng của tạp chí Forbes năm 2003, với tài sản 30,5 tỷ USD, ông là người giàu thứ hai thế giới (Sau Bill Gates). Buffett sống trong một căn nhà bình thường ở Ohama, vẫn lái một chiếc xe cũ, và chỉ có một văn phòng khá nhỏ với một vài nhân viên. Thú vui duy nhất của ông dường như là đọc các bản báo cáo công ty với một niềm say mê lạ thường dù ông đã đọc hàng ngàn bản như thế.
nguon tai.lieu . vn