Xem mẫu

  1. Chương 1 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic Ð ể học hỏi Visual Basic một cách hữu hiệu, bạn cần phải biết xử dụng những  phương thức cơ bản để viết ứng dụng Visual Basic.Trong chương này sẽ trình bày cho  các bạn những phương thức cơ bản đó. Sau đây là những phần mà chúng tôi sẽ giới  thiệu cùng các bạn :  Viết một ứng dụng cơ bản cho người xử dụng.           Danh sách những nhu liệu cần thiết để hoàn thành ứng dụng Visual Basic.           Xử dụng những phương thức sửa chữa lổi trong ứng dụng Visual Basic.           Xử lý những lổi trong ứng dụng Visual Basic.           Chương 1 _ Phần 1 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic  Phương cách phát triển ứng dụng Visual Basic  Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến cùng các bạn những bước cơ bản cần  thiết để viết một Visual Basic ứng dụng đơn giản. Ðó là :  Event­Driven là gì ?  Làm thế nào để viết một ứng dụng Visual Basic đơn giản.           Những nhu liệu trong ứng dụng Visual Basic đồ án.           Chọn một ứng dụng Visual Basic đồ án đã có sẳn.           Làm thế nào để tìm hiểu những điều mà các bạn không biết.           Chương 1 _ Phần 1 _ Ðoạn 1 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic  Event­Driven là gì ? 
  2. Ðể viết một lập trình ứng dụng, các bạn cần một cấu trúc ngôn ngữ ( a structured  programming language ). Event­Driven là một trong những cấu trúc ngôn ngữ (event­ driven programming model). Thí dụ điển hình là khi các bạn uống nước, động tác nhất  định phải làm là đưa nước vào miệng, nhưng các bạn có thể dùng tay trái hoặc tay  phải, hoặc ống hút để đưa nước vào miệng.  Ứng dụng Visual Basic cũng vậy, thí dụ như để giử hồ sơ của những người làm việc  trong công ty, công chuyện nhất định phải làm là lưu trữ các chi tiết của nhân viên (từ  chuyên nghiệp gọi là procedure), nhưng các bạn có thể làm việc đó bằng nhiều cách  khác nhau (từ chuyên nghiệp gọi là event­driven), chẳng hạn như bấm một nút nào đó  trong lập trình ứng dụng(command button), hay là bấm một hàng nào đó trong bản  danh sách của lập trình ứng dụng (menu).  Ðây là hình dẩn giải event­driven là gì :  Chương 1 _ Phần 1 _ Ðoạn 2 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic  Viết một ứng dụng Visual Basic đơn giản.  Ðây là những bước căn bản để viết ứng dụng Visual Basic :  1.      Thành lập user interface cho ứng dụng.User interface là cách sắp đặc những chi  tiết (thí dụ như label,text box. còn gọi là components, command button, menu.)  trên màn ảnh cho người xử dụng xài một cách dể dàng.  2.      Viết code cho những chi tiết mà các bạn đã thành lập ở bước thứ nhất. Code là  nhũng hàng chữ mà nó có thể làm theo ý của bạn muốn khi bạn thành lập những  event­driven.  3.      Thành lập các components như label, text box, list box, combo box, tab. theo sự  sắp xếp của các bạn ở phần thứ nhất.  4.      Xài thử ứng dụng mà bạn vừa mới thành lập. 
  3. 5.      Chuyển dạng ứng dụng cho người xử dụng.  Chương 1 _ Phần 1 _ Ðoạn 3 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic  Các nhu liệu trong Visual Basic Khi các bạn viết lập trình ứng dụng, bạn cần phải biết cách xử dụng các nhu liệu trong  Visual Basic Programming để thành lập ứng dụng Visual Basic một cách hữu hiệu.  Một đồ án có thể bao gồm các nhu liệu sau đây :  Group Project File (.vbg)         Danh sách những nhu liệu có cùng trong một đồ án.  Project File (.vbp)         Danh sách những nhu liệu và các chi tiết trong cùng một đồ án mà các bạn đã và  đang viết, sau mỗi lần cập nhật hóa đồ án, project file (.vbp) sẽ giử lại tất cả các  dữ kiện mà bạn viết.  Form Module (.frm)         Một trong những nhu liệu quan trọng trong Visual Basic. Form Module chứa đựng  các chú thích về những chi tiết được thành lập ở phần User interface. Form module  bao gồm bước tiến triển của công thức ( declarations of constants, variables and  external procedures, event procedures, and general procedures).  Form Data File (.frx)         Nhu liệu này được tự động thành lập và giử các nhu liệu phụ trội khác như Pictures  (hình ảnh), Icons (ký hiệu bằng hình ảnh).cho mỗi Form Module.  Class Module (.cls)         Tương tự như Form Module nhưng Class Module không thấy user interface.  Standard Module (.bas)         Bao gồm các công thức tổng quát để cho các bạn xử dụng khi cần đến.  User Control (.ctl) and Property Page Modules (.pag)        
  4. Tương tự như Form nhưng để hình thành nhu liệu ActiveX Control.         ActiveX Controls (.ocx)  Là một ứng dụng nhỏ trong đồ án để việc viết đồ án thêm dể dàng.         ActiveX Documents (.dob)  Tương tự như Form nhưng có thể trình bày trên hệ thống viễn thông.         Active Designer File (.dsr)  Nhu liệu này giử các tài liệu về designers mà các bạn có thể thêm vào đồ án của  các bạn. Nhu liệu này không thể sửa đổi và tự động hình thành cho bất cứ  designer nào trong ứng dụng.         Resource File (.res)  Bao gồm các tài liệu mà các bạn có thể thêm vào hoặc bớt đi nhưng không cần phải  thay đổi code trong đồ án của bạn. Chương 1 _ Phần 1 _ Ðoạn 4 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic  Chọn một ứng dụng Visual Basic đồ án đã có sẳn  Visual Basic làm sẳn một số đồ án với những đặc thái riêng biệt mà tùy theo yêu cầu  của các bạn để viết đồ án. Sau đây là những đồ án mà các bạn có thể chọn :           Standard EXE  Ðây là một ứng dụng cơ bản không liên hệ đến những dữ kiện khác.                Data Project  Ðồ án này có liên hệ đến Database.               ActiveX EXE/ ActiveX DLL  Vừa có thể xử dụng như một ứng dụng và vừa có thể là một phần trong các đồ án  khác.             ActiveX Control 
  5. Bao gồm User Control object để trở thành một yếu tố trong đồ án của bạn.             ActiveX Document EXE / ActiveX Document DLL  Bao gồm UserDocument để có thể trình bày trên Web site.       DHTML Application  Các bạn viết Web application về phía Client cho Server thì xử dụng đồ án này.               IIS Aplication  Các bạn viết Web application về phía Server cho Client thì xử dụng đồ án này. Ðây là cách chọn đồ án : 1.      Mở Visual Basic ra. 2.      Bấm trên File, rồi chọn New Project. 3.      Chọn đồ án mà bạn muốn, rồi bấm trên Ok. Chương 1 _ Phần 1 _ Ðoạn 5 : Những yếu tố cần thiết trong Visual Basic  Làm thế nào để tìm tài liệu mà các bạn muốn biết Visual Basic có thể giúp các bạn tìm những tư liệu mà các bạn muốn tìm bằng nhiều  cách khác nhau tùy theo sở thích hoặc sở trường của các bạn.  Cách đầu tiên và đơn giản nhất là bấm trên nút Contents trong Help menu. Rồi sau  đó tìm những dữ kiện mà bạn muốn biết.  Cách kế tiếp là xử dụng Context­Sensitive Help (tìm tài liệu một cách nhanh chóng).  Ðó là dùng mouse bấm trên một tool control mà bạn muốn tìm hiểu, rồi nhấn nút F1,  bạn sẽ tìm thấy tài liệu nói về tool control đó ngay. Cách khác nữa là xử dụng Code Editor trong Code windows . Khi bạn viết code, theo  sau dấu chấm sẽ là những hàng code khác nhắc nhở các bạn các chi tiết cần thiết tiếp  theo mà bạn phải thêm vào.  Sau đây là thí dụ điển hình về Code Editor 
  6.    Xem ứng dụng mẩu bằng cách tìm trong dĩa MSDN ở chổ MSDN\Disk1\Sample folder.  Sau cùng là các bạn có thể tìm tài liệu ở các Web site sau đây :  http : // msdn.microsoft.com/vbasic/  http : // msdn.microsoft.com/support/  Chương 1 ­ Phần 2 : Viết một ứng dụng Bước đầu tiên trong viết Visual Basic ứng dụng là xắp xếp các user interface (những  màn ảnh chứa đựng các chi tiết mà người xử dụng sẽ phải gặp trong quá trình xài ứng  dụng). Kế đến là viết các forms, thêm vào các controls và code để form và controls  hoạt động.  Nên nhớ một chuyện là người xử dụng chỉ thích các ứng dụng dể dàng xử dụng và học  hỏi để thích ứng với công việc của họ nhanh chóng. Do đó, khi xắp xếp các chi tiết  trong ứng dụng như forms, controls, code.các bạn nên cẩn thận để thích ứng với nhu  cầu của người xử dụng.  Trong phần này, các bạn sẽ được giới thiệu làm thế nào để :  Xử dụng controls         Xắp đặt properties         Viết Procedure         Xử dụng Variables và constants        
  7. Xử dụng components         Viết menu         Một lần nữa, xin nhắc lại là user interface rất là quan trọng trong viết ứng dụng Visual  Basic cho nên muốn biết thêm chi tiết, bạn có thể tìm thấy ở trong The Windows  Interface Guidelines for Software Design.  Chương 1 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 1 : Viết một ứng dụng  Xử dụng Controls ( các công cụ điều khiển)  Ðể thành lập user interface bạn phải xử dụng Toolbox. Bạn chỉ có thể xử dụng  Toolbox lúc bạn xắp xếp lập trình ứng dụng mà thôi. Các controls (công cụ điều khiển)  có ở trong Toolbox.  Ðây là hình ảnh của Toolbox và các control cơ bản :  Bạn có thể dấu Toolbox đi để rộng chổ trên màn ảnh mà làm việc bằng cách bấm dấu  [X] trên Toolbox, khi bạn muốn xử dụng thì bấm Toolbox ở trong View của Menu,  Toolbox sẽ xuất hiện trở lại.  Thêm công cụ điều khiển vào trong Toolbox  1.      Bấm Components trong Project Menu, Visual Basic sẽ trình bày danh sách các  controls mà bạn cần. 
  8. 2.      Ở tấm thẻ (tab) Control, bấm control mà bạn muốn xử dụng. Visual basic sẽ thêm  control đó vào trong Toolbox cho bạn xử dụng.  Thêm Control vào trong form, viết code cho control đó. Ðây là phần quan trọng trong  cách xử dụng Controls. Sau đây là các bước để thực hiện việc làm trên :  1.      Bấm 2 lần vào control ở trong Toolbox mà bạn muốn xử dụng, control đó sẽ xuất  hiện trên form của các bạn. Hoặc là bấm một lần vào control mà bạn muốn xử  dụng, rồi kéo nó trên form , chổ mà bạn muốn đặt control lên. Bạn đã có visual  interface (chi tiết thấy được)  2.      Bạn có thể xử dụng Format menu để trang trí control của bạn.  3.      Ðặt tên cho control của bạn trong Properties windows. Ðây cũng là một phần  quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến phần viết code sau đó. Chúng tôi sẽ nói về  properties windows ở phần kế tiếp.  Chương 1 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 2 : Viết một ứng dụng Sắp đặt Properties Sắp đặt properties được chia làm 2 phần : Design time và Run time. Khi một control  được dựng lên trong form, nó sẽ trở thành một bộ phận trong form, còn gọi là object.  Và chúng ta phải sắp đặc cho nó một property. Như vậy properties có nghĩa là những  tính chất, hoạt tính, hành vi.gồm có trong object.  Sắp đặt properties lúc design time : Một số properties có thể sắp đặt trong  properties windows. Sau đây là hình ảnh của properties windows 
  9. Sau khi bạn để control vào trong form, bước kế tiếp là sắp đặt properties cho control  đó.Thí dụ như là tên của control đó (CmdEnter, frmMemberEntry.), một số format  (trang trí) cơ bản như font (chữ), bold(đậm), italic(nghiêng), Enabled(khả năng hoạt  động), Visible(thấy được).Các bạn có thể sắp đặt những chuyện đó trong Properties  Windows. Sắp đặt properties lúc Run time : Bạn có thể viết code để sắp đặt properties cho  control của bạn. Thí dụ như là  TxtData.Font.Bold = True  (Là lúc này bạn để cho text ở trong textbox tên là TxtData có kiểu chữ in đậm)  TxtData.Text = "Hello World"  (Là khi ứng dụng chạy thì textbox có tên là TxtData sẽ hiện lên chữ Hello  World)  Hoặc là bạn có thể xữ dụng a variable (thay thế) để sắp đặt properties  Thí dụ như là : Dim sName As string  SName = txtName.Text Chương 1 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 3 : Viết một ứng dụng Viết Procedures
  10. Procedure như đã giải thích ở phần trên (những tiến trình sẽ xảy ra trong Visual Basic  ứng dụng) được chia làm 2 loại : event procedure và general procedure.  Event procedures là những tiến trình biệt lập xảy ra trong lập trình ứng dụng. Visual  Basic sẽ tự động nối liền từ những bộ phận của máy computer như mouse, key  board.để điều khiển những controls mà các bạn đã viết ở trong code và form.rồi sau  đó hoàn thành các công việc mà bạn muốn ứng dụng của bạn thực hiện.  Thí dụ như Click event procedure. Sau khi bạn đặt command button vào trong form và  viết code cho command button đó để nó làm theo ý của bạn muốn.Bạn đã viết xong  một event procedure. Click event là công việc dùng mouse bấm vào nút command  button. Visual Basic sẽ tự động hoàn thành công việc đó cho bạn.  Ðể viết code cho event procedure, bạn có thể bấm 2 lần liên tiếp vào control mà bạn  đã đặt vào trong form. Hay là bấm phần Code ở trong View menu. Hay là chọn lấy  event của control đó trong danh sách ở phần code window  General Procedures là Sub hay Function mà các bạn viết để hoàn thành một tiến trình  đặt biệt cho ứng dụng của bạn. Sub hay Function là gì ? Chúng tôi sẽ giải thích sau  nhưng tạm thời cứ hiểu là những tiến trình mà các bạn có thể xử dụng nó để hoàn  thành event procedure của bạn.  Sau đây là thí dụ về Sub và Function :     Sub ProcessStudent()  Dim bResult As Boolean  ' call CheckID function to validate an ID  bResult = CheckID(3)  If bResult = True Then MsgBox "Student has been Processed successfully."  End If  End Sub Function CheckID(iID As Integer) As Boolean  ' if ID is less than 0, it is invalid  If iID 
  11. CheckID = False  Else ' all other IDs are valid  ' return true  CheckID = True End If  End Function  Declairing Arguments for a Procedure theo nghĩa thông thường là tuyên bố một lý  lẻ cho một tiến trình. Nhưng theo nghĩa của Computer thì các bạn nên hiểu là một tiến  trình (procedure) cần nhiều chi tiết và tài liệu được chỉ định (declaire) bằng cách thay  thế (variable).Chi tiết và tài liệu đó được gọi là arguments. Một tiến trình (procedure)  có thể yêu cầu tài liệu (arguments) được cung cấp bởi value (giá trị) hay là reference  (trích dẩn).  Nếu bạn làm arguments bằng value thì từ chuyên nghiệp là ByVal (để viết trong  code). Tiến trình (procedure) không thể thay đổi được giá trị (value) của sự thế  (variable).  Nếu bạn làm arguments bằng reference thì từ chuyên nghiệp là ByRef (để viết trong  code). Và tiến trình này có thể thay đổi được sự thay thế.  Nếu bạn làm một argument mà không xử dụng ByVal hay ByRef thì Visual Basic sẽ  cung cấp arguments (tư liệu) theo dự trình đã có sẳn (default program).  Scope of procedure (Phạm vi của tiến trình) : Phạm vi của tiến trình rất là rộng , tiêu  chuẩn code có thể cất giử trong forms, class modules.Các bạn có thể viết Public (công  cộng) hay Private (cá nhân) procedure trong forms, standard code module, hoặc class  modules.  Private procedure chỉ có thể xử dụng trong forms, code modules hay class.  Public procedure trở thành phương pháp (methodes of the form) có thể xử dụng mọi  nơi trong ứng dụng. Chỉ cần đặt cho public procedure một tên riêng biệt, rồi thì gọi nó  khi cần đến khắp nơi trong ứng dụng. Các bạn có thể viết public procedure ở trong  standard code module hay là class module.
  12. Control Structures (Cấu trúc của bộ phận điều khiển)  Visual Basic là tổng hợp ngôn ngữ để viết looping (một động tác lập đi lập lại nhiều  lần), decision making (quyết định vấn đề) và phát triển lập trình một cách hữu hiệu.  Sau đây là những cấu trúc cơ bản :  For.Next  Do.Loop  Select.Case  With.End With  If.Then.Else  Chương 1 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 4 : Viết một ứng dụng Xử dụng Variables và Control constants  Các bạn xử dụng Variables để giử những tư liệu giá trị một cách tạm thời ở trong ứng  dụng. Constants giử những tư liệu giá trị mà đã được lựa chọn và không thay đổi trong  suốt quá trình hình thành của ứng dụng. Variables  Ðể hình thành một variable, các bạn có thể xử dụng những từ chuyên nghiệp sau đây :  Dim : còn gọi là Dim statement, bước cơ bản này chỉ hửu hiệu trong procedure thôi.         Private : cách thay thế này hửu hiệu trong tất cả procedure trong module.         Public : cách thay thế này được xử dụng trong module và hửu hiệu trong toàn         project  Static : giống như Dim statement nhưng dư liệu giá trị của nó thì hửu hiệu trong suốt         project.  Khi các bạn hình thành một variable nhưng các bạn không cho nó một Data type, thì  variable đó sẽ là Variant data types. Chúng tôi sẽ giải thích nhiều ở phần sau. Ðể  tránh trường hợp không thể tìm ra variable statement, các bạn nên xử dụng Option  Explicit statement. 
  13. Constants Ðể hình thành một constant, bạn xử dụng Const statement. Constant giống như  variable vậy, nó có thể là Private hay là Public.  Private : Private statement hửu hiệu trong tất cả procedures của module.         Public : Public statement phải được hình thành bằng standard code module và hửu         hiệu trong toàn ứng dụng.  Sau đây là thí dụ thành lập một constant : {Public|Private]Const name [As type] = expression  Chương 1 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 4 : Viết một ứng dụng Using Components ( Xử dụng cơ cấu)  Ngày xưa, những người viết chương trình, họ phải viết những đoạn code dài và liên tục  để thực hiện ứng dụng cho người xử dụng. Sau đó, người viết chương trình đã biết  tách ra những đoạn code dài ra thành nhiều đoạn ngắn và có thể xử dụng bất cứ ở  đâu trong ứng dụng.  Một câu chuyện cổ tích Việt Nam có thể giải thích sự việc này như sau : Cây Tre trăm  đốt. Trên thế gian không có cây Tre trăm đốt, nhưng nếu có thì không thể di chuyển  nó một cách dể dàng. Nhưng với 100 mắt Tre rời ra, bạn có thể di chuyển nó một cách  dể dàng và ráp chúng lại để thành cây Tre trăm đốt.  Những đoạn ngắn trong ứng dụng còn gọi là Components, chúng tôi tạm gọi là cơ  cấu vì nó là bộ phận nhỏ để tạo thành ứng dụng hoàn chỉnh. Khi bạn thành lập một  component, bạn thành lập một class hoặc blueprint (bản sao) cho một object. Class  và object là gì ? Khi các bạn làm việc với Class và object, các bạn sẽ biết class và  object là gì.  Làm việc với Objects và Classes.  Object là sự tổng hợp giửa Data (tài liệu) và chức năng của nó, được xử dụng như là  một phần tử trong ứng dụng. Chẳng hạn như control ở trong form, một nhóm code mà  nó không có user interface như Err handling.  Class là bản chức năng đã có sẳn cho một object. Do đó Class được xử dụng như là  một object nhưng với những chức năng mà bạn đã hình thành theo ý muốn của bạn. 
  14. Hình thành References Trong ứng dụng của bạn, để xử dụng classes như là object, bạn phải thêm vào trong  kho (library) của các bạn những trích đoạn (references). Bởi vì muốn viết code bạn  cần một số .dll files (Dynamic link library), cho nên bạn phải thêm vào .dll kho những  trích đoạn (references) các classes, objects.thì bạn sẽ có thể viết những code mà bạn  muốn. References là một số components đã có sẳn, để thêm vào trong kho của bạn  những references, sau đây là các bước phải làm :  1.      Ở project menu, bấm trên references. Visual Basic sẽ cho bạn thấy danh sách  những references hiện có để bạn chọn.  2.      Chọn lấy reference mà bạn muốn thêm vào rồi thì bấm trên Ok. Vậy là bạn đã có  thêm một reference nữa trong kho .dll file của bạn.  Xử dụng properties và phương pháp (methods) của object.  Properties của object là những giá trị mà các bạn dùng để hình thành đặc tính, cách  xuất hiện và cách tiến hành cho object đó. Methods là procedure (tiến trình) của  object. Thí dụ như một form có show method. Method này có đặt tính là làm cho form  xuất hiện trên màn ảnh máy điện toán của bạn.  Lợi ích của việc xử dụng object đã có sẳn là các bạn không cần phải viết code, các  bạn chỉ cần thêm chi tiết vào trong properties và methods cho object đó mà thôi.  Xử dụng Collections  Collections là một object mà nó chứa đựng chính nó hay nhiều object khác có liên hệ  với nó. Mỗi object có trong collection đều có properties và methods riêng và tập trung  lại với nhau thành một nhóm. Và nhóm này tự nó đã có properties và methods cho  riêng nó để các bạn xử dụng khi cần đến.  Visual Basic làm sẳn cho các bạn một số collections như Forms collections, Controls  collections.Các bạn vẫn có thể làm riêng cho các bạn những collection khác nhau  bằng các phương pháp như sau :  Add thêm một bộ phận (thông thường là object) vào trong collection  Remove bớt đi một bộ phận ra khỏi collection  Item trả lại một bộ phận cho collection 
  15. Count Tìm xem có bao nhiêu bộ phận trong collection.  Trong trường hợp xử dụng collection, để viết loop (procedure được lập đi lập lại nhiều  lần) các bạn nên viết For Each.Next statement control structure. Sau đây là thí dụ  một đoạn code viết về việc thêm object vào trong collection, thí dụ này dùng để trình  bày danh sách những nhân viên trong công ty.  Private Sub cmdUseCollection_Click()     ' declare and instantiate the collection  Dim colEmployees As Collection  Set colEmployees = New Collection  ' declare and instantiate the employee object  Dim empCurrent As CEmployee  Set empCurrent = New CEmployee  ' create and add an employee  empCurrent.iID = 1  empCurrent.dSalary = 30000  empCurrent.sName = "John Doe"  colEmployees.Add empCurrent  Set empCurrent = Nothing  ' create and add an employee  Set empCurrent = New CEmployee  empCurrent.iID = 2  empCurrent.dSalary = 35000  empCurrent.sName = "Jane Smith"  colEmployees.Add empCurrent  Set empCurrent = Nothing  ' add all the employees in the collection  ' to the list box on the form  For Each empCurrent In colEmployees  lstEmployees.AddItem empCurrent.sName  Next empCurrent     End Sub     Chương 1 ­ Phần 2 ­ Ðoạn 6 : Viết một ứng dụng
  16. Làm thế nào để có Menu trong ứng dụng ?  Menu là một bộ phận trong user interface, rất là hữu dụng cho người xử dụng khi họ  có thể chọn một trong nhiều cách để mở ứng dụng ra mà làm việc. Thông thường  Menu ở ngay phần trên của màn ảnh máy vi tính của bạn. Visual Basic có thể giúp  các bạn làm một Menu bằng Menu Editor (Control­Tool, một trong những công cụ  làm nên các bộ phận trong ứng dụng).  Sau đây là cách làm sao để xử dụng Menu Editor :  1.      Bấm Tools menu ngay trên phần cao nhất trên màn ảnh máy vi tính của bạn,  bạn sẽ thấy danh sách những việc làm khác nhau, hãy chọn Menu Editor  2.      Viết cho menu của bạn bằng cách điền vào ô trống Caption, tên này sẽ là một  trong danh sách menu của bạn sẽ được nhìn thấy trên màn ảnh.  3.      Ðặt cho menu của bạn một cái tên bằng cách điền vào ô trống Name, lưu ý là  tên này thích hợp với công việc mà menu của bạn sẽ làm, như vậy sẽ dể dàng  cho bạn sau này.  4.      Dùng mủi tên để di chuyển menu trong danh sách các việc làm trong ứng dụng  của bạn, thông thường nên viết các danh sách của bạn trong 2 ngăn mà thôi,  không nên nhiều hơn 2 vì như vậy sẽ dể dàng hơn cho người xử dụng.  5.      Viết code cho menu đó trong viewcode windows .      Chương 1 – Phần 3 : Debugging and Error Handling Tất cả các nhà viết chương trình đều không tránh khỏi những lổi trong khi viết ứng  dụng, cho nên việc xử dụng debugging and error handling tools rất là quan trọng.  Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn làm thế nào để : • Xử dụng công cụ Debugging • Xử lý Run­time Errors • Lựa chọn phương pháp xử lý Errors Chương 1 – Phần 3 – Đoạn 1 : Tools for Debugging Xử dụng công cụ Debugging Visual Basic đã chuẩn bị sẵn cho các bạn một số công cụ để xử lý bug hay error. Bạn  dể dàng tìm thấy trong Debug menu hay Debug toolbar. Công cụ Debug bao gồm :
  17. • Breakpoints hay expressions : Là một điểm mà bạn muốn ứng dụng của bạn  ngừng lại để kiểm soát. Các bạn có thể dùng mouse bấm ngoài ven bên cạnh  hàng code mà bạn muốn ứng dụng của bạn ngừng ngay đó. Bạn cũng có thể  xử dụng Toggle breakpoint mà ký hiệu là bàn tay để làm dấu chổ ngừng cho  ứng dụng của bạn. • Watch expressions : để xử lý một variable (như đã nói ở phần trên – variable là  thay thế), người ta dùng watch expressions. Bấm trên Debug, rồi Add Watch,  bạn sẽ thấy AddWatch windows, điền các chi tiết vào trong Add watch windows  như tên variable, procedure, module...sau đó bấm Ok. • Step options : step into và step over. Công cụ này dùng để xử lý cho một  statement hay là procedure (tiến trình) khi nó có bug. • Call Stack : Dùng call stack để nhìn thấy tất cả các tiến trình (procedure) • Immediate window : Công cụ này dùng để thử statement hoặc code. Bấm View,  rồi immediate window, bạn sẽ có immediate window. Điền vào đó statement  hoặc code của bạn, rồi bấm Enter, Visual Basic sẽ chạy ngay lập tức để thử  chuyện đó cho bạn. • Local Window : Công cụ này dùng để thấy tất cả các variable trong procedure  hiện tại mà bạn đang viết cùng với các giá trị của nó. Bấm View, rồi local  window, bạn sẽ có local window. Chương 1 – Phần 3 – Đoạn 2 : Handling Runtime Error Giải quyết trắc trở khi xử dụng ứng dụng Cho dù các bạn cố gắng thế nào đi nữa, vẫn không tránh khỏi những trắc trở khi xử  dụng ứng dụng. Thí dụ như người xử dụng quên bỏ đỉa vào trong máy vi tính, hồ sơ  cần thiết cho ứng dụng tìm không thấy, người xử dụng điền chi tiết vào trong ô trống  quá số lượng ấn định...thì ứng dụng sẽ ngừng lại không chạy nữa. Vì thế chuyện giải  quyết trắc trở khi xử dụng ứng dụng rất là cần thiết. Quá trình của error­handling 1. Đặt một lối thoát (từ chuyên nghiệp gọi là error trap) vào ngay statement  (statement có thể là một nhóm if...then...end if, hay là with...end with) hay code  nơi mà xảy ra trắc trở để ứng dụng có thể tiếp tục chạy. 2. Viết error handling code cho lối thoát (error trap). Thông thường là On Error  GoTo và Resume (sàn lọc trở lại) Next statement 3. Ra khỏi error trap và tiếp tục chạy program.
  18. Sau đây là thí dụ cơ bản về On error goto và Resume : Private sub CmdRunApp_Click() On Error GoTo ChechError Dim AppName as String AppName = InputBox (“Enter application name”) Shell AppName Exit Sub CheckError : ‘handle error ... Resume Next End Sub Resume Options (Các phương pháp sàn­lọc trở ngại) Statement Dẩn giải Resume Trở lại statement nơi xảy ra trở ngại. Resume Next Tiếp tục statement kế tiếp. Resume line hay label Trở lại hay tiếp tục line hay label nhất định nào đó. Lưu ý : Nếu không có Resume statement, tiến trình (procedure) sẽ thoát ra và ứng  dụng sẽ ngưng hoạt động. Error Object (Chi tiết về bộ phận Error trong ứng dụng) Visual basic dùng chỉ số (number) để nói cho các bạn biết trở ngại (bugs from Error)  từ đâu mà ra. Những chỉ số này (Number), được nối liền (String) với DAO (Data  Access Object) và Visual Basic sẽ nói cho các bạn biết vì sao mà ứng dụng ngưng  hoạt động. Thí dụ như là : Err.Raise 53 dùng để chỉ cho các bạn biết ‘File not found error Visual basic còn dùng tư liệu (source) để nói cho các bạn biết trở ngại (bugs from  Error) từ đâu mà ra. Thí dụ như khi bạn mở Microsoft Excel, nếu gặp trở ngại,  Microsoft Excel sẽ tạo một Err.Number và nối liền (string) với tư liệu (source) rồi sau 
  19. đó trình bày cho các bạn error message (bugs từ đâu ?). Tiến trình như thế này : Gặp trở ngại ==> Err.Number ==> Err.Source ==> Specific application ==> Display  error Message Hãy đọc “Error Object” trong Visual Basic help để biết thêm chi tiết. Chương 1 _ Phần 3 _ Đoạn 3 : Error _ Handling Options Lựa chọn cách xử lý Bug Thật là khó khăn khi sửa chửa lổi (debug) nếu công cụ xử lý trở ngại không hoạt động  (Error handling disabled), cho nên Visual Basic có một số cách xử lý error cho các bạn  chọn. Làm sao để lựa chọn cách xử lý trở ngại, bạn hãy theo 2 bước sau đây : 1. Trên Tools menu, bấm Options 2. Trên tấm thẻ General (General tab), dưới phần Error trapping, bấm trên cách  thức (options) mà bạn muốn chọn, rồi bấm trên OK. Cách thức Dẩn giải Nếu bạn chọn cách này, Visual Basic sẽ nhận tất cả On  Break on All Errors Error statement và thêm vào break mode khi ứng dụng  gặp trở ngại. Bạn chọn cách này khi bạn xử dụng cơ cấu COM (COM  Break in Class Module components). Visual Basic sẽ thêm vào break mode khắp nơi Break on Unhandled Errors  trong ứng dụng của bạn, ngay cả khi bạn không có viết  bất cứ hàng code nào cho trở ngại (bug) đó. Hãy đọc “Using Break on Error in Components” trong Visual Basic help để biết thêm  chi tiết.
nguon tai.lieu . vn