Xem mẫu

  1. 82 Vận dụng phƣơng pháp dạy học tình huống vào giáo dục pháp luật cho sinh viên trƣờng CĐSP Hòa Bình thông qua môn học Pháp luật đại cƣơng Tác giả: Trịnh Thị Hồng Đơn vị: Phòng Tổ chức- Thanh tra Tóm tắt: Trong quá trình dạy học chúng ta không chỉ quan tâm đến vấn đề dạy học cái gì, mà cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề dạy học như thế nào, nhất là học bằng cách nào cho hiệu nghiệm. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: "Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học... Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề...". Như vậy, việc nghiên cứu phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học có tầm quan trọng đặc biệt. Thiết nghĩ, phương pháp dạy học tình huống không phải là phương pháp mới nhưng những hiệu quả mà phương pháp này mang lại trong quá trình dạy học rất cao, làm tăng tính thực tiễn môn học, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung cũng như chất lượng giáo dục pháp luật nói riêng. Sau khi đưa ra những cơ sở lý thuyết, tác giả đã vận dụng lý thuyết đó vào soạn giảng một tiết dạy học của môn Pháp luật đại cương. Việc dạy học theo hướng vận dụng phương pháp tình huống đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên và tạo ra được hứng thú học tập đối với môn học. Từ đó góp phần nhằm giáo dục pháp luật cho sinh viên nói riêng và nâng cao chất lượng dạy học nói chung. I. Đặt vấn đề Giáo dục và đào tạo (GDĐT) luôn được coi là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Như vậy, xuất phát từ yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nói chung và giáo dục pháp luật nói riêng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai
  2. 83 đoạn hiện nay, việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là rất cần thiết đặc biệt đối với môn pháp luật đại cương. Mặt khác môn học pháp luật đại cương trình bày về những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật; Giới thiệu cho sinh viên những nội dung cơ bản về các ngành luật: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự và tố tụng hình sự, Luật Dân sự và tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động và bảo hiểm xã hội, Luật Phòng chống tham nhũng và Luật pháp Quốc tế. Mục tiêu của môn học hướng tới là giúp người học hiểu và nêu được các khái niệm về những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước và pháp luật như bản chất, nguồn gốc, đặc trưng, vai trò… Đồng thời nắm rõ và phân biệt được các quy phạm cơ bản nhất của các ngành luật nói trên. Qua đây nhằm tuyên truyền pháp luật, góp phần hình thành, phát triển nhân cách, định hướng, giáo dục hành vi pháp luật đúng đắn cho sinh viên. Đặc biệt trong điều kiện phát triển xã hội chủ yếu dựa trên nền kinh tế tri thức, cùng với trình độ phát triển cao của hoạt động dạy và học trên thế giới thì việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực (trong đó phương pháp dạy học tình huống) là việc cần thiết đối với giáo viên giảng dạy môn Pháp luật đại cương. Những điều này, góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn năng động sáng tạo hiểu biết pháp luật, tuân thủ pháp luật, biết vận dụng pháp luật vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những tình huống pháp luật được đưa ra từ thực tế, hay hư cấu có nội dung gắn với lý thuyết nhưng cũng rất hấp dẫn và đầy kịch tính, gần gũi với đời sống của học sinh, sinh viên. Hiện nay, trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình đã và đang áp dụng học theo tín chỉ, một trong những yêu cầu đối với sinh viên khi học hình thức tín chỉ là phải tự học, tự nghiên cứu tài liệu. Ở đây cũng phát huy tính tích cực của sinh viên. Vì thế, học theo hình thức tín chỉ cũng phù hợp với việc áp dụng phương pháp mới, nhất là các phương pháp giảng dạy tích cực. Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn Pháp luật đại cương trong trường CĐSP Hòa Bình hiện nay còn hạn chế về cả nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức dạy học. Đặc thù môn học Pháp luật đại cương, kiến thức khó hiểu, khô khan. Do vậy, làm thế nào để sinh viên dễ hiểu, “mềm hóa” kiến thức luôn là trăn trở, băn khoăn của các thầy cô giảng dạy môn này. Làm sao phải phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của sinh viên, khơi gợi được hứng thú học tập. Muốn làm được điều này thì phương pháp truyền thụ của giáo viên rất quan trọng, có vai trò rất lớn đến thành công của bài giảng. Phương
  3. 84 pháp dạy học bằng tình huống là một phương pháp dạy học tích cực với nhiều ưu điểm nội trội, nó giúp việc dạy học mang lại hiệu quả cao, làm tăng tính thực tiễn của môn học, giúp sinh viên hình thành năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn, tăng hứng thú học tập cho sinh viên Với những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, mong muốn góp phần vào nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như là hình thành nhân cách, rèn ý thức tôn trọng pháp luật, hình thành tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi xử sự phù hợp cho sinh viên, bài viết xin đề cập đến vấn đề: “Vận dụng phương pháp dạy học tình huống vào giáo dục pháp luật cho sinh viên trường CĐSP Hòa Bình thông qua môn học Pháp luật đại cương”. II. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết, phương pháp nghiên cứu lịch sử 2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tác giả sử dụng các phương pháp quan sát, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm III: Kết quả 1.1. Quan niệm về phƣơng pháp dạy học tình huống 1.1.1.Quan niệm tình huống Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, toàn thể những sự việc xảy ra tại một nơi, trong một thời gian hoặc thời điểm, có chứa đựng những mâu thuẫn xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án giải quyết khác nhau. Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện, có nhân vật, có chứa đựng những xung đột, có tính phức hợp được viết ra để minh chứng một vấn đề hay một số vấn đề thực tế cuộc sống. Tình huống dạy học là những tình huống thực tế hoặc mô phỏng theo tình huống thực được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạy học. 1.1.2. Quan niệm phương pháp dạy học tình huống Phương pháp dạy học tình huống là phương pháp dạy học tích cực mà trong đó giáo viên đặt học sinh vào một tình huống thực tiễn hoặc bối cảnh gắn với thực tiễn để giải quyết các vấn đề mà tình huống đặt ra. Phương pháp này yêu cầu sinh viên khi gặp mâu thuẫn khách quan của bản thân nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, sinh viên phát huy năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.
  4. 85 Dạy học theo tình huống là việc dạy học được tổ chức theo những chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tế của cuộc sống và nghề nghiệp, 1.1.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học tình huống Qua thực tiễn xây dựng tình huống và sử dụng tình huống trong môn học Pháp luật đại cương nhằm nâng cao ý thức giáo dục pháp luật cho sinh viên trường CĐSP Hòa Bình, tôi đưa ra những ưu và nhược điểm của phương pháp này như sau: * Ưu điểm: Thứ nhất, nâng cao tính thực tiễn của môn học Pháp luật đại cương, cùng với những kiến thức lý thuyết, thông qua việc xử lý tình huống, sinh viên sẽ vận dụng linh hoạt để giải quyết các tình huống khác. Việc này giúp sinh viên khắc sâu được kiến thức và nhớ sẽ lâu hơn. Thứ hai, nâng cao tính chủ động, sáng tạo và sự hứng thú của sinh viên trong quá trình học bởi vì khi được giao các bài tập tình huống, sinh viên muốn tìm ra đáp án thì phải chủ động tư duy, thảo luận, tranh luận với các bạn hoặc với giáo viên. Sự tham gia tích cực của sinh viên vào quá trình đó, góp phần tạo ra hứng thú và say mê học tập của sinh viên. Đây cũng là hoạt động mà rèn luyện cho sinh viên kỹ năng làm việc nhóm, phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình và bảo vệ ý kiến của mình trước mọi người. Thứ ba, tình huống được sử dụng trong bài giảng đa phần là tình huống phức tạp, để giải quyết được nó thì sinh viên cần vận dụng những kiến thức đã có trước đó. Như vậy, nó giúp sinh viên xâu chuỗi và ôn lại kiến thức có hệ thống hơn. Đây là các bài tập tư duy nhằm hình thành năng lực phân tích, ra quyết định xử lý của người học. Việc kết hợp các tình huống với công cụ mô phỏng sẽ làm tăng tính thuyết phục và đẩy nhanh tốc độ hình thành năng lực nghề nghiệp của người học, giúp người học có cảm giác “trải nghiệm” nghề nghiệp ngay tại nhà trường và có khả năng thích ứng với công việc sau khi ra trường. * Về nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm, có thể kể đến một số tồn tại khi sử dụng phương pháp dạy học tình huống trong giảng dạy: Thứ nhất, sử dụng tình huống trong giảng dạy đòi hỏi phải có sự chủ động từ phía sinh viên, sinh viên cần làm việc một cách nghiêm túc khi chuẩn bị tài liệu, nghiên cứu trước những nội dung lý thuyết liên quan. Nếu không làm tốt việc này, việc sử dụng tình huống sẽ không phát huy được tác dụng của nó. Thực tế có khá nhiều sinh viên không
  5. 86 quen với phương pháp dạy học tình huống, không có kỹ năng làm việc nhóm, thụ động, ỷ lại, từ đó làm giảm hiệu quả của phương pháp dạy học tình huống. Thứ hai, về phía giáo viên, đòi hỏi thực hiện những kỹ năng khá phức tạp trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích người học tranh luận, dẫn dắt mạch thảo luận, nhận xét, phản biện. Đây thật sự là những thách thức lớn đối với giảng viên trong quá trình sử dụng tình huống để giảng dạy. Trước khi lên lớp, giảng viên cần phải chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, công phu hơn rất nhiều so với phương pháp thuyết trình đơn thuần. Phương pháp dạy học tình huống làm gia tăng khối lượng công việc của giáo viên. Để có những bài tập tình huống thực tế, giáo viên phải đầu tư thời gian và trí tuệ để tiếp cận các nguồn thông tin khác nhau và xây dựng tình huống sát với nội dung bài học. Việc này đòi hỏi người giáo viên phải có nhân cách, có tâm huyết với nghề, có động cơ và nhu cầu đúng đắn đối với mục tiêu đổi mới giáo dục, có ý thức gắn tri thức với thực tiễn đời sống Thứ ba, nếu chỉ sử dụng tình huống là phương pháp duy nhất thì khó chuyển tải hết toàn bộ nội dung lý thuyết. Vì phương pháp này mất nhiều thời gian, mà quỹ thời trên lớp có hạn nên cần có sự kết hợp với một số phương pháp khác như thuyết trình…để giải quyết các vấn đề về kiến thức bài học. 1.2. Cách thức xây dựng tình huống dạy học Trước khi tiến hành, giảng viên cần phải xác định nội dung kiến thức lý thuyết về nghiên cứu trước, có thể là giáo viên chuẩn bị và đưa cho sinh viên nghiên cứu hoặc giáo viên chỉ đưa ra các đề mục cần nghiên cứu, sau đó giới thiệu sinh viên các nguồn để sinh viên tự tìm và nghiên cứu tài liệu. Bước 1: Giới thiệu tình huống, tình huống có thể được thể hiện bằng một trong số các cách như là viết sẵn trên giấy khổ lớn, trình chiếu, phô tô tài liệu cho từng sinh viên hoặc do người học được phân công đóng vai trước lớp. Giáo viên cần mô tả kỹ tình huống, đặt ra câu hỏi định hướng về vấn đề cần giải quyết. Bước 2: Sinh viên nghiên cứu tình huống và tìm giải pháp cho tình huống. Phân chia lớp thành các nhóm sinh viên để làm việc theo nhóm. Các nhóm tiến hành nghiên cứu tình huống để đưa ra được các tình tiết trong tình huống, mô tả được các vấn đề cần giải quyết, phân tích được nguyên nhân của vấn đề. Từ đó, các nhóm căn cứ vào các câu hỏi được đặt ra trong tình huống và cùng nhau thảo luận để tìm ra hướng giải quyết. Ở phần này, giáo viên cần theo sát các nhóm, bao quát , xuống tận nơi xem các nhóm làm việc,
  6. 87 hướng dẫn, gợi ý nếu cần. Điều này giúp thúc đẩy không khí làm việc nhóm tốt hơn, tránh được việc một số thành viên không làm việc nhóm, chỉ làm việc riêng hoặc nói chuyện riêng. Bước 3: Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, kết quả thảo luận nhóm được viết trên giấy khổ lớn và dán lên bảng. Đại diện các nhóm lên trình bày nội dung của nhóm thảo luận. Sau đó, các thành viên khác trong nhóm có thể bổ sung và các nhóm khác có thể đặt câu hỏi trao đổi với nhóm báo cáo để làm rõ hơn các nội dung và tạo được sự liên kết giữa các nhóm và tăng sự hứng thú cho sinh viên. Bước 4: Giảng viên tổng kết và đưa ra bài học từ tình huống. Giảng viên tổng kết và cùng tập thể lớp chọn phương án khả thi nhất đồng thời kết luận các giải pháp có liên quan đến nội dung lý thuyết môn học. Giáo viên đánh giá tinh thần làm việc của các nhóm, chỗ nào tốt, chỗ nào còn chưa tốt. Điều quan trọng nữa là giáo viên và sinh viên cùng nhau rút ra được bài học kinh nghiệm từ tình huống pháp luật được đưa ra .1.3. Vận dụng phƣơng pháp dạy học tình huống trong một tiết dạy học môn Pháp luật đại cƣơng. CHƢƠNG VI LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ * Tiết theo chương trình: 21 A. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: - Một số vấn đề chung của Luật hình sự 2015: Khái niệm Luật Hình sự, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh. - Sinh viên nắm được khái niệm Tội phạm và những yếu tố cấu thành tội phạm. 2. Kỹ năng: - Sinh viên có khả năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề cuộc sống - Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam 3.Thái độ: - Tôn trọng Pháp luật Việt Nam - Nâng cao ý thức, trách nhiệm học tập và tuân thủ những quy định pháp luật hình sự của nhà nước cho sinh viên. B. Tài liệu: * Tài liệu học tập: - Giáo trình pháp luật đại cương. Ts Lê Minh Toàn (chủ biên) Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội 2010. - Giáo trình Pháp luật đại cương, Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb Đại học sư phạm, 2014 - Luật Hình sự năm 2015
  7. 88 C. Nội dung. Hoạt động của GV và SV Nội dung bài giảng I. Một số vấn đề chung của Luật hình sự 1.1. Khái niệm luật hình sự GV: Đàm thoại và thuyết trình Luật hình sự là một ngành luật trong hệ Các quy phạm pháp luật hình sự được thống pháp luật của Nhà nước cộng hoà xã chia làm hai loại: hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm một hệ + Phần chung quy định những nguyên tắc, thống những quy phạm pháp luật do Nhà nhiệm vụ của luật hình sự, những vấn đề nước ban hành, xác định những hành vi về tội phạm và hình phạt. nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm, + Phần các tội phạm: quy định những dấu đồng thời quy định hình phạt đối với những hiệu pháp lý của những tội phạm cụ thể, tội phạm ấy loại hình phạt và mức hình phạt có thể áp dụng đối với các tội phạm GV: Đối tượng điều chỉnh của Luật hình 1.2. Đối tƣợng điều chỉnh sự là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hình sự Việt SV: Trả lời Nam là những quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi người này thực hiện một hành vi mà Nhà GV: Phương pháp điều chỉnh của Luật nước quy định là tội phạm. Hình sự là phương pháp nào? SV: Suy nghĩ, trả lời GV: Thuyết trình và lấy ví dụ 1.3. Phƣơng pháp điều chỉnh Phương pháp điều chỉnh của luật hình sự Việt Nam là phương pháp quyền uy. Đó là phương pháp sử dụng quyền lực nhà nước GV: Tội phạm là gì? trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp luật SV: Trả lời GV: Phân tích và lấy ví dụ hình sự giữa nhà nước và người phạm tội. VD: Tội giết người (Điều 93); Tội trộm 1.4 cắp tài sản (Điều 138); Tội nhận hối lộ (Điều 279)... . Tội phạm Điều 8 Bộ luật hình sự nước CHXHCNVN năm 2015, đã định nghĩa tội phạm như sau: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế GV đưa ra tình huống: Nguyễn Văn Nam,
  8. 89 27 tuổi, do ghen tuông, nghi ngờ vợ mình độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ngoại tình nên đã bỏ thuốc độc vào đồ ăn ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích của chị Hạnh (vợ Nam) và gây ra cái chết hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền cho chị Hạnh. Dựa vào tình huống trên, con người, quyền, lợi ích hợp pháp của hãy chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của tội công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác giết người. của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý nhóm hãy chỉ ra: hình sự. Nhóm 1: chỉ ra tính nguy hiểm cho xã hội Nhóm 2: Chỉ ra tính có lỗi *Các dấu hiệu cơ bản của tội phạm: Nhóm 3: Chỉ ra tính trái pháp luật hình sự Nhóm 4: Chỉ ra tính phải chịu hình phạt - Tính nguy hiểm cho xã hội SV: Nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và đưa ra câu trả lời - Tính có lỗi GV: Nhận xét và đánh giá GV: So sánh tội phạm với các loại vi - Tính trái pháp luật hình sự phạm pháp luật khác? SV: Suy nghĩ, Trả lời - Tính phải chịu hình phạt GV: chuyển ý *Điểm giống và khác giữa tội phạm với GV đưa ra tình huống và yêu cầu sinh các loại vi phạm pháp luật khác viên chỉ ra những yếu tố cấu thành tội - Giống nhau: phạm trong ví dụ trên. VD: Phạm Minh Tuấn (21 tuổi) là người + Đều thể hiện bằng hành vi làm thuê cho anh Thành, được anh Thành tin tưởng nên thỉnh thoảng nhờ Tuấn đón + Đều xâm hại các quan hệ xã hội được con trai tên Đạt (5 tuổi, học mầm non). quy định trong PL và được PL bảo vệ Khi phát hiện Tuấn cờ bạc và trộm cắp tài sản của mình, anh Thành đuổi việc Tuấn. + Có lỗi Do bị các con bạc khác đòi nợ và đe dọa, Tuấn quẫn trí đã đến trường mầm non nói + Người thực hiện hành vi có năng lực với gia đình cô giáo là gia đình nhờ đón trách nhiệm pháp lý Đạt nên cô giáo cho Tuấn đón Đạt về. Tuấn đã chở Đạt đến ngôi nhà hoang và -Khác nhau: nhốt Đạt ở đó; đồng thời nhắn tin cho anh Thành buộc anh phải đưa cho Tuấn 500 Tội phạm VPPL khác triệu đồng, nếu không Tuấn sẽ giết Đạt. Tính chất, Cao hơn Thấp hơn Hành vi này của Tuấn đã phạm phải tội mức độ bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo điều nguy hiểm 134BLHS. QHXH Được LHS Các bộ luật GV: Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu: bảo vệ khác bảo vệ Nhóm 1: Hãy chỉ ra mặt khách thể của tội Mức độ Lớn hơn Nhỏ hơn phạm . thiệt hại Nóm 2: Hãy chỉ ra mặt khách quan của tội Hình phạt Nghiêm Nhẹ hơn phạm. được áp khắc hơn Nhóm 3: Hãy chỉ ra mặt chủ quan của tội dụng phạm Nhóm 4: Hãy chỉ ra mặt chủ thể của tội
  9. 90 phạm SV: Nghiên cứu, trao đổi và trả lời 1.5 Cấu thành tội phạm GV: Tổng kết và nhận xét Các yếu tố cấu Các dấu hiệu trong * Mặt khách thể của tội phạm thành tội phạm vụ án trên Khách thể của tội - Quyền sở hữu tài * Mặt khách quan của tội phạm phạm ản của anh Thành - Quyền tự do thân *Mặt chủ quan của tội phạm thể, tính mạng, sức khỏe của cháu Đạt * Mặt chủ thể của tội phạm Mặt khách quan - Hành vi Tuấn bắt Các yếu tố cấu thành tội phạm là cơ sở để của tội phạm cóc Đạt, nhốt ở phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm ngôi nhà hoang khác. - Hành vi uy hiếp tinh thần anh Thành, làm anh Thành sợ mà phải giao tiền cho Tuấn Mặt chủ quan của -Tuấn cố ý thực tội phạm hiện hành vi chiếm đoạt tài sản - Tuấn mong muốn chiếm đoạt Tính nguy hiểm cho xã hội được tài sản của anh Thành Mặt chủ thể của - Tuấn có khả tội phạm năng nhận thức và điểu khiển hành vi của mình nên có năng lực trách nhiệm hình sự - Tuấn đã 21 tuổi nên đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự D. Củng cố bài học - Củng cố lại những kiến thức đã học - Chuẩn bị bài mới Bài tập củng cố: Cho tình huống sau: A sinh ngày 1.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân, vào lúc 22H00 ngày 15.10.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật. Anh (chị), hãy phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm trong tình huống trên. IV. Thảo luận Với những nội dung tôi đưa ra trong bài viết, tôi đã soạn giảng một tiết dạy của môn Pháp luật đại cương để minh chứng cho điều này. Trong bài giảng của tôi, tôi đã xác định
  10. 91 được mục tiêu bài học, những trọng tâm của bài để phân bố thời gian hợp lý trong quá trình lên lớp. Và với việc áp dụng những phương pháp linh hoạt, đặc biệt sử dụng phương pháp tình huống đã phát huy được tính tích cực của sinh viên, sinh viên là người chủ động nắm bắt những kiến thức trên lớp. Sinh viên hứng thú học bài và hiểu bài nhanh hơn, khắc sâu kiến thức hơn. Với những điều này, tôi thiết nghĩ các giáo viên rất nên vận dụng để bài giảng thành công, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. V. Kết luận Giảng dạy luôn là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất của mỗi một giảng viên, vì thế bản thân giáo viên luôn tìm tòi, học hỏi, trau dồi cũng như áp dụng những phương pháp dạy học để phát huy tính tính cực của người học, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức sẽ dễ dàng, dễ hiểu và có thể vận dụng những kiến thức để giải quyết những tình huống trong thực tế cuộc sống. Phương pháp dạy học bằng tình huống không phải là phương pháp mới nhưng với những đặc điểm nổi trội của phương pháp này, làm cho sinh viên hiểu bài nhanh hơn, kiến thức được khắc sâu hơn và quan trọng là sinh viên biết vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những tình huống trong thực tiễn. Với việc vận dụng lí luận và thực tiễn trong giảng dạy, tôi mong rằng sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Pháp luật đại cương giúp sinh viên đạt được kết quả cao nhất. Tuy nhiên, đây chỉ là những kinh nghiệm của bản thân, chắc chắn sẽ còn những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của các đồng nghiệp để bài viết hoàn thiện hơn. VI. Tài liệu tham khảo 1. Cẩm nang phương pháp sư phạm, Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng, Ths. Phạm Thị Thúy, NXB. Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, tr. 70. 2. Giáo trình phương pháp giảng dạy tích cực, Trường ĐK Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Biên soạn GS.TS. Đinh Văn Tiến, Ths. Nguyễn Thị Minh Phượng. 3. Phương pháp sử dụng tình huống pháp luật trong giảng dạy các môn Luật, Lê Thị Thu Hà, 13/2/2011, http://cdcdlaocai.edu.vn.
nguon tai.lieu . vn