Xem mẫu

  1. VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ LÂN CẬN CẢNG HÀNG KHÔNG TRONG VIỆC PHỐI HỢP ĐẢM BẢO AN NINH HÀNG KHÔNG TS. Nguyễn Hải ĐẶT VẤN ĐỀ: Để góp phần vào việc đảm bảo an ninh hàng không cho sân bay vai trò các cơ quan, đơn vị và nhân dân khu vực lân cận cảng Hàng Không có vị trí hết sức quan trọng. Bác Hồ chúng ta đã từng nói “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Để thấy vị trí của nhân dân quan trọng như thế nào. Ngoài vấn đề bảo đảm an ninh an toàn trong sân bay là chủ yếu, vai trò của các cơ quan, đơn vị và nhân dân xung quanh sân bay có vị trí đặc biệt trong cả ba mặt: Phòng chống và giải quyết hậu quả nếu khi có sự cố mất an toàn xảy ra gây ảnh hưởng đến Cảng Hàng Không sân bay. Chính vì thế mà chúng ta cần phải nghiên cứu, bàn bạc và cùng hợp tác, giải quyết vấn đề quan trọng này. Đó là: “Vai trò các cơ quan đơn vị và nhân dân trong việc phối hợp đảm bảo an ninh Hàng không” cho sân bay trước, trong và sau khi xảy ra sự cố, mất an ninh Hàng không nếu có xảy ra. Đánh giá vai trò các cơ quan đơn vị và nhân dân sống lân cận Cảng Hàng Không trong việc phối hợp đảm bảo an ninh hàng không nhằm chủ động giải quyết các vấn đề nếu sự cố xảy ra cũng như cần phòng ngừa một cách thường xuyên. 1. MỤC TIÊU Nhằm phòng, chống và giải quyết tốt nhất việc phối hợp tổ chức thực hiện để góp phần đảm bảo an ninh tuyệt đối cho Hoạt động Hàng không của Cảng Hàng không. 2. YÊU CẦU Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nặng nề và cấp bách thường xuyên, vì thế đòi hỏi mỗi tổ chức cá nhân, đơn vị và nhân dân vùng lân cận cảng Hàng không cần có nhận thức thật đầy đủ, thông suốt, phải thấy đây là trách nhiệm đóng góp, sống còn cho họat động đảm bảo an ninh hàng không cho dân cư các vùng cận cảng Hàng không sân bay trên cả ba phương diện: phòng, chống và giải quyết hậu quả khi có sự cố xảy ra mất an ninh. 508
  2. Vấn đề này phải được tập huấn và thao tác thuần thục, có cơ chế chặt chẽ và có phương pháp khoa học mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả thiết thực. Trong nội dung bài này trọng tâm mà chúng ta cần bàn tới đó là: Vai trò của các cơ quan, đơn vị và nhân dân lân cận cảng Hàng Không phối hợp thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh Hàng không như thế nào cho thật tốt. Phải nói đây là một khu vực rộng lớn, vùng chung quanh cảng Hàng Không bao quanh sân bay. Trong khu vực này có một khối lượng tài sản hết sức to lớn cả cơ sở vật chất được xây dựng từ lâu, lại có nhiều tài liệu, của cải quý giá. Đây là đầu vào, đầu ra của mọi hoạt động của Cảng Hàng không, có cả phương tiện, hàng hóa, hành khách, hoạt động thường xuyên liên tục đi về khắp mọi miền đât nước và nhiều nước trên thế giới. Giả thiết nếu để xảy ra sự cố mất an ninh hàng không thì không chỉ nhà nước, sân bay hàng không thiệt hại mà chính các cơ quan, đơn vị và nhân dân sống cạnh sân bay thiệt hại to lớn đầu tiên. Tình trạng không chỉ gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của từng đơn vị cá nhân mà còn có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân và nhân dân các vùng khác, ảnh hưởng không chỉ trước mắt mà cả thời gian lâu dài, khó khắc phục và nếu có khắc phục thì cũng không thể khắc phục hết được. Chính vì thế mà nhận thức thật đầy đủ vấn đề này để có kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. PHẦN I. VỀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ Vấn đề an ninh Hàng không đối với các địa phương vùng lân cận các sân bay là hết sức quan trọng, trong nghị định an ninh Hàng không dân dụng của Chính phủ số 81/2010/NĐ- CP ngày 14/7/2010 có ghi rõ tại điều 27. Trách nhiệm của địa phương (trang 14): “Chính quyền địa phương nơi có cảng Hàng không, sân bay, nơi lắp đặt các trang thiết bị phục vụ hàng không dân dụng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan đơn vị liên quan để bảo vệ tài sản, bảo vệ tĩnh không, cấm việc thả các vật thể bay trong không trung, duy trì trật tự công cộng và tuyên truyền vận động nhân dân tuân thủ các quy định về bảo đảm an ninh hàng không dân dụng, triển khai thực hiện các phương án khẩn nguy đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi trách nhiệm thẩm quyền của mình”. Từ quy định trách nhiệm trên đây cho thấy vai trò địa phương gần cảng Hàng Không là hết sức quan trọng trong việc đảm bảo an ninh hàng không, trong đó có: 1. Bảo vệ tài sản cảng hàng không dân dụng; 2. Cấm thả các vật thể bay trong không trung (gồm thả diều sáo, bóng bay, đốt rơm rạ, khói nhà máy, xưởng máy, chim bồ câu, sóng điện tử, từ trường ảnh hưởng đến khu vực hàng không sân bay. 3. Duy trì trật tự công cộng: ngăn ngừa các cuộc tụ họp tập trung đông người, xe cộ cản trở giao thông ra vào khu vực sân bay. 4. Tuyên truyền vận động nhân dân tuân thủ các quy định về an ninh hàng không dân dụng Việt Nam. 5. Triển khai các phương án cứu nguy khẩn cấp đối với hành vi bất hợp pháp ảnh hưởng đến an ninh hàng không, bố trí lực lượng tại chỗ, dự kiến các loại cứu nguy có thể xảy ra, 509
  3. tìm cách chống đỡ thế nào đảm bảo an ninh hàng không lúc xảy ra xem cách thức phối hợp ra sao. Các điểm nổi bật tóm tắt trên đây cho thấy vai trò địa phương đối với an ninh hàng không là hết sức quan trọng và cần thiết. Để thực hiện các nội dung thiết yếu nêu trên cần có một kế hoạch chuẩn bị hết sức chi tiết đến từng tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động an ninh hàng không trong cả khu vực. Trong đó có các đơn vị, tổ chức và cá nhân người phụ trách của từng đơn vị, cả các cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ về an ninh có liên quan. Cần có cả các đơn vị gia đình hộ dân gần khu vực cần bảo đảm an ninh một cách cụ thể, chi tiết. 1. Chính quyền các cấp, quận, phường, huyện, xã 2. Lực lượng công an các cấp trực tiếp các đơn vị địa phương nơi cần đến. 3. Lực lượng dân quân tự vệ trong khu vực dân cư gần sân bay 4. Lực lượng thanh niên 5. Lực lượng phụ nữ 6. Lực lượng cựu chiến binh 7. Lực lượng dân phòng, cứu hỏa, cứu hộ y tế các cấp và các tổ chức đoàn thể khác (nếu có) đặc biệt là các hộ dân sống cạnh các sân bay nơi cần bảo đảm an ninh hàng không (dọc bờ rào, cổng ra vào khu vực tiếp giáp sân bay) Sau khi có được lực lượng có liên quan đến an ninh hàng không của khu vực lân cận cảng hàng không (kể cả lãnh đạo các cấp, đến các thành viên dự kiến theo yêu cầu nêu trên) cần có buổi tiếp xúc làm việc với Lãnh đạo và lực lượng an ninh cảng Hàng không nơi cần bảo đảm an ninh. Kế hoạch phối hợp giữa sân bay với các địa phương cạnh sân bay sẽ phải bàn bạc cụ thể về chương trình phối hợp hành động. 1. Lúc bình thường 2. Lúc xảy ra sự cố (nếu có) 3. Lúc thực sự xảy ra cần phải tổ chức phối hợp hành động ra sao Ngoài việc soạn thảo kế hoạch có chi tiết nhiệm vụ của người điều khiển trên cùng, người lãnh đạo từng tổ chức vai trò các cá nhân trong tổ chức có liên quan. Nêu rõ nội dung phối hợp cách thức thực hiện, vai trò nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức, cá nhân phải làm nhiệm vụ gì đến đâu, ra sao. Nếu phối hợp thì phối hợp với ai, thời gian, địa điểm cụ thể. Trong đó cần cụ thể hóa các yêu cầu về lực lượng, phương tiện trang th iết bị cần có đến đâu, ai là người cung cấp nếu thiếu đủ ra sao ai giải quyết, lúc nào thì có, lúc giải quyết xong công việc thì hoàn trả lại ra sao. Kế hoạch càng chi tiết bao nhiêu, càng đáp ứng yêu cầu, nội dung chất lượng và hiệu quả hoạt động bấy nhiêu. Sau khi có tình huống có yêu cầu cụ thể cần tổ chức tập huấn, tập dượt, đánh giá kết quả hiệu quả của việc tập dượt ra sao. Nếu xảy ra cần đảm bảo đạt thực tế bao nhiêu %. 510
  4. Chi phí cho các hoạt động nêu trên sẽ lấy ở đâu, bao nhiêu phải có phương án rõ ràng, cụ thể, không để ảnh hưởng được. Trong chỉ thị của Thủ tướng chính phủ đã quy định rất rõ vai trò của lãnh đạo các ngành các cấp đến đâu và phải làm gì rất cụ thể, chi tiết. Các cấp các ngành tùy trách nhiệm của mình phải làm, nếu không thì cơ sở sẽ không có kế hoạch thực hiện cụ thể được. Như vậy việc phối hợp các cơ quan đơn vị lúc này là hết sức cụ thể và khẩn trương mới làm tốt vấn đề này. PHẦN II. VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ LÂN CẬN CẢNG HÀNG KHÔNG TRONG VIỆC PHỐI HỢP ĐẢM BẢO AN NINH HÀNG KHÔNG I. PHÒNG NGỪA LÀ BƯỚC QUAN TRỌNG ĐẦU TIÊN “CHÚNG TA KHÔNG THỂ ĐỂ MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG” - Như vậy là các cơ quan đơn vị và nhân dân cạnh cảng Hàng Không phải chủ động phối hợp như thế nào để phòng chống mất an ninh một cách hiệu quả. - Đây là một câu hỏi rất khó? Vì hoạt động của các tổ chức, cá nhân, đơn vị và nhân dân hết sức đa dạng, đủ các ngành nghề, đủ mọi phương diện và rất nhiều lĩnh vực khác nhau (không hề giống nhau một cách hoàn toàn).Vì thế khó nói một cách đầy đủ bằng một cụm từ bao quát được. Vấn đề nhận thức đầy đủ vẫn chưa được, mà cần phải kiểm tra, đánh giá phát hiện xem xét một cách tỉ mỉ, toàn diện ở mọi hoạt động của các cơ quan, đơn vị và nhân dân trong vùng, có những hoạt động gì có gây ảnh hưởng đến mất an ninh an toàn hàng không cho sân bay hay không. 511
  5. Ví dụ khói bụi bốc lên che kín cả một khu vực rộng lớn làm ảnh hưởng đến đường lên xuống của máy bay. + Rác thải, nước ngập cả một khu vực gây mất an ninh cho cư dân, hành khách và hoạt động của sân bay vào mùa mưa bão. + Sử dụng các phương tiện vận chuyển quá khổ, quá tải đi lại gây ách tắc ảnh hưởng dến hoạt động của khu vực sân bay. Có thể chủ động khắc phục ra sao? Đây mới nói một vài ví dụ trực tiếp có thể nhìn thấy được. Còn nhiều vấn đề khác có thể phải phát hiện từ xa, hết sức chi tiết, tỉ mỉ về mọi hành động gian lận nhỏ nhất là trộm cắp hàng hóa, hành lý, lớn hơn là các hành động tinh xảo khác, gian lận về mọi thứ, các chi tiết hoạt động của những kẻ gian dối chỉ có cơ quan, đơn vị, dân cư sống chung quanh mới có thể phát hiện được và những hoạt động này chỉ diễn ra một vài lần mà không thường xuyên, khắp mọi nơi, hễ sơ hở là có thể xảy ra. Như vậy là vai trò chủ động phòng tránh các hoạt động xét thấy có ảnh hưởng gây ra mất an ninh hàng không là việc làm chủ động, thường xuyên của chính các cơ quan, đơn vị, cá nhân, dân cư sống cạnh cảng Hàng Không mới có thể làm tốt được. Quy tụ lại an ninh và hoạt động gây mất an toàn cho hoạt động Hàng không là có thể phát hiện và khắc phục được nếu mình rà soát kỹ ở mọi khu vực, mọi nơi chung quanh cảng Hàng không. II. VAI TRÒ CÁC CƠ QUAN ĐƠN VỊ VÀ NHÂN DÂN TRONG VIỆC CHỦ ĐỘNG PHỐI HỢP VỚI SÂN BAY CHỐNG MẤT AN NINH HÀNG KHÔNG, LÀM GIẢM THIỆT HẠI DO VIỆC MẤT AN NINH ĐẾN MỨC TỐI ĐA Để góp phần phối hợp, chủ động phối hợp chúng ta phải làm gì? Vấn đề này Đảng và Nhà nước đã có chủ trương 4 tại chỗ: 1. Lãnh đạo tại chỗ 2. Nhân lực tại chỗ 3. Phương tiện tại chỗ 4. Hậu cần tại chỗ. Tất cả những vấn đề này nói thì dễ, làm là hết sức khó, nếu chúng ta không chủ động chuẩn bị phối hợp với nhau trong một tổ chức chặt chẽ thì khó có thể thực hiện mang lại hiệu quả cao được. Đây là ta đang nói khi xảy ra sự cố mất an ninh hàng không khu cơ quan, đơn vị khu dân cư cạnh cảng hàng không phải làm gì - Mọi việc xảy ra trong sân bay và các hoạt động chuyên môn chống cháy, cấp cứu v.v. đã có cơ quan chuyên môn, chuyên trách lo giải quyết khi có sự cố xảy ra. 512
  6. - Khi xảy ra sự cố mất an ninh hàng không ảnh hưởng đến cơ quan, đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh cho phát sinh ra tự khu dân cư có ảnh hưởng đến an ninh Hàng không đòi hỏi phải tự khắc phục. Nếu không tự khắc phục được phải nhờ cơ quan nhà nước, ngành chuyên môn xử lý cao nhất là pháp luật tham gia giải quyết. 1. Vai trò lãnh đạo ở đây cũng cần có sự thống nhất người điều khiển chương trình hành động và đánh giá kết quả tham gia Vai trò chủ tịch các quận huyện xã phường, giám đốc các cơ quan xí nghiệp Hợp tác xã khu dân cư trưởng các tổ chức đoàn thể phối hợp bằng một chương trình có chuẩn bị trước, thì công tác lãnh đạo mới thông suốt, hiệu quả, thiết thực. 2. Nhân lực tại chỗ Đây đang nói đến xảy ra vấn đề mất an ninh hàng không có ảnh hưởng đến cơ quan đơn vị tổ chức xã hội và nhân dân trong khu dân cư khi cần huy động nhân lực, nhân lực có chuyên môn đều phải có sự chuẩn bị sẵn và có sự phân công cụ thể và kế hoạch rõ ràng mới mang lại hiệu quả cao. Bài học chống dịch vừa qua cho thấy chúng ta rất có kinh nghiệm trong công tác sử dụng nhân lực giải quyết sự cố mất an ninh lớn này trên toàn xã hội. Nếu có sự cố cụ thể trong khu cơ sở cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu dân cư, chúng ta đều phải có sự phối hợp, có chương trình chuẩn bị từ xa mới hiệu quả. Nhân lực tại chỗ ở đây không chỉ nói về nhân lực không chuyên môn mà ngay cả nhân lực có chuyên môn sâu cũng cần được tập hợp khai thác chủ động phối hợp hỗ trợ giải quyết mặt an ninh mới mang lại kết quả thiết thực. Vai trò lãnh đạo điều hành ở khâu này mang yếu tố quyết định mọi thành công của việc hỗ trợ khắc phục mất an ninh Hàng không. 3. Vật tư, thiết bị tại chỗ Đây là một kinh nghiệm hết sức quý báu trong việc xử lý mọi sự cố trong khu dân cư và cả trong các cảng Hàng không sân bay. Các phương tiện thiết bị tại chỗ có sẵn tại địa phương trong từng cơ quan đơn vị doanh nghiệp xí nghiệp công trình và nhân dân. Lúc có sự cố xảy ra việc hỗ trợ chủ động khai thác sử dụng là hết sức cấp thiết và hiệu quả. Chú ý phải lấy ra sử dụng và tổ chức khai thác, hợp lý lúc có yêu cầu cấp bách trong hỗ trợ, chủ động phục vụ khắc phục sự cố, vấn đề này phải được chuẩn bị bằng một kế hoạch dự phòng từ trước. Việc thống kê các phương tiện thiết bị vận chuyển, chuyên chở, cần cẩu, xe cấp cứu, xe khách, vv. trong khu vực ở các cơ quan, xí nghiệp đều phải có chương trình kế hoạch, liên lạc, tổ chức vận hành, sắp xếp đường lối đi lại chống ách tắc khi xảy ra sự cố, không thể chờ khi có sự cố mới chuẩn bị mà phải có sẵn trong tay các tài liệu cơ sở vật chất loại hình tác dụng người vận hành sử dụng vào vừa giữ trong việc chủ động hỗ trợ giải quyết an toàn mới có hiệu quả. Nếu không hình dung trước thì hoạt động sẽ chẳng mang lại hiệu quả. Có 513
  7. thể nói, có sự thiết bị phương tiện, nhưng phải có kế hoạch khai thác sử dụng mới mang lại hiệu quả. Ở chỗ này khâu tổ chức phối hợp khai thác phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mọi việc đều phải hình dung ra và chuẩn bị sẵn từ trước mới mang lại kết quả. 4. Hậu cần tại chỗ Việc tổ chức hoạt động phục vụ cứu trợ, cấp cứu, chống cháy nổ, các tệ nạn khác hậu cần tại chỗ là hết sức quan trọng trong mọi sự cố về an ninh hàng không là rất ít,nếu có xảy ra sẽ hết sức thảm khốc cho nên khâu chuẩn bị hậu cần tại chỗ trong khu dân cư lân cận các cảng hàng không là hết sức cần thiết. Đây cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, hết sức khó khăn, nhưng có chuẩn bị từ trước bằng một kế hoạch phối hợp liên hoàn mới thành công. Hậu cần tại chỗ trong khu dân cư cạnh các cảng Hàng không không chỉ để phục vụ và chủ động hỗ trợ cho cảng Hàng không mà chính là phục vụ sự an ninh cho khu dân cư trong mọi sự cố nếu xảy ra. Vấn đề lựa chọn người đứng đầu về chuyên môn phối hợp chặt chẽ với cơ quan lãnh đạo và cảng vụ hàng không mới có được kết quả lúc cần đến. Chủ động phối hợp giải quyết hậu quả khi đã xảy ra sự cố mất an ninh hàng không bên cạnh khu vực các cảng Hàng không là hết sức cần thiết. Vai trò, vị trí và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nhà máy, Hợp tác xã, các đoàn thể xã hội và nhân dân quanh cảng Hàng không có nhiệm vụ, trách nhiệm gì và đóng góp ra sao? Trong chúng ta ngồi đây không ai mong muốn có sự cố mất an toàn hàng không xảy ra trong các cảng Hàng không và quanh các cảng Hàng không (khu dân cư lân cận cảng Hàng không). Tuy nhiên, sự cố mất an ninh hàng không là hiện tượng có thật và đã xảy ra. Chúng ta không chỉ xảy ra sự cố rồi mới lo chuẩn bị khắc phục mà phải tự suy nghĩ kế hoạch dự phòng sẵn. Khi có sự cố cần phải chủ động phối hợp giữa ngành hàng không với lực lượng dân cư các cơ quan, xí nghiệp nhà máy, các đoàn thể xã hội là rất đông đảo đóng trên một khu đất rộng lớn chung quanh cảng hàng không. Khi một sự cố mất an ninh có thể xảy ra, hoặc đã xảy ra ở các nơi khác đòi hỏi phải khảo sát nghiên cứu tìm cách khắc phục. Khu cơ quan đơn vị nhà máy xí nghiệp và nhân dân lân cận các cảng Hàng không là lực lượng nhân lực, thiết bị, phương tiện hậu cần phục vụ tại chỗ to lớn. Khi có sự cố, có sự chuẩn bị liên hệ sẵn từ trước thì mọi tổn thất sẽ được hạn chế đến mức thấp nhất. Hoạt động Hàng không có ảnh hưởng lớn đến đời sống các khu dân cư bên cạnh cảng Hàng không ví dụ như khói bụi, tiếng ồn, ách tắc đường đi lại. Nếu có xảy ra quá ngưỡng cho phép theo điều tra tính toán của cơ quan chuyên môn về môi trường đều phải được đưa ra kế hoạch khắc phục triệt để. Để cho cơ quan, đơn vị khu dân cư được an toàn tuyệt đối. Ngược lại mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp các ngành nghề sản xuất có gây độc hại khói bụi, ảnh hưởng đến hoạt động hàng không phải 514
  8. được thống kê, đánh giá một cách chặt chẽ, thận trọng để có kế hoạch khắc phục tận gốc. Vấn đề xử lý môi trường khói bụi sản xuất công nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động hàng không là có thực và cần khắc phục triệt để. Nếu gây sự cố ảnh hưởng đến đường cất cánh hạ cánh cần được tổ chức khắc phục xử lý, nếu ảnh hưởng lâu dài cần phải di dời khỏi khu vực cạnh sân bay. 515
  9. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Vai trò của các cơ quan đơn vị và nhân dân lân cận các cảng Hàng không có vị trí và trách nhiệm hết sức to lớn trong việc chủ động phối hợp hỗ trợ giải quyết an ninh hàng không cho các cảng Hàng không sân bay và các khu cơ quan, đơn vị, nhà máy xí nghiệp công trường và nhân dân lân cận các cảng Hàng không sân bay. Trước hết phải nói về nhận thức phải coi đây là một trong những vấn dề đặc biệt quan trọng, và cấp bách hiện nay. Phối hợp hỗ trợ giải quyết an ninh hàng không chỉ là nhiệm vụ các cảng vụ hàng không mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm to lớn quan trọng của các cơ quan đơn vị khu dân cư lân cận các cảng Hàng không chỉ trước mắt mà cả một thời gian dài của quá trình phát triển. Về hành động cần khẩn trương chủ động phối hợp hỗ trợ giải quyết các sự cố mất an ninh hàng không xảy ra do hoạt động hàng không cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp khu dân cư chung quanh các cảng Hàng không sân bay. Các ảnh hưởng xấu có xảy ra không chỉ làm giảm khả năng phát triển nhanh chóng của ngành Hàng không, ảnh hưởng đến sức phát triển cạnh tranh, đóng góp cho xã hội mà còn gây ảnh hưởng đến đời sống dân cư lâu dài, sống cạnh các cảng Hàng không sân bay, gây tổn thất cho nền kinh tế đất nước. Mối quan hệ biện chứng, chế ngự lẫn nhau giữa phát triển và tổn thất môi trường là hiện tượng có thật cần được nhìn nhận đánh giá đúng đắn, từng bước có kế hoạch khắc phục triệt để. Ảnh hưởng giữa hoạt động Hàng không giữ các sân bay và hoạt động ở các cơ quan, đơn vị nhà máy xí nghiệp khu dân cư gần các cảng hàng không lâu nay đã và đang diễn ra chưa được đánh giá đầy đủ, chính xác và chưa có kế hoạch từng bước khắc phục một cách triệt để. Tác hại cho hoạt động kinh doanh Hàng không và đời sống dân cư do mối quan hệ tương tác này là một thực tế chưa có kế hoạch khắc phục triệt để. Các hiện tượng ảnh hưởng qua lại giữa các cảng Hàng không và các khu vực cơ sở kinh doanh sản xuất nhà máy công trường khu dân cư cận các cảng Hàng không là thực tế có thật và chưa được khắc phục. Các ảnh hưởng mất an ninh do các cảng Hàng không gây ra cho các khu dân cư chủ yếu là tiếng ồn, khói bụi, ách tắc đường sá khi các lối ra vào chưa được xử lý triệt để. Ảnh hưởng các cơ sở sản xuất nhà máy khói bụi gây khó khăn cho việc lên xuống các máy bay, ách tắc đường ngập nước.vv. ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động Hàng không, chậm chuyến, bỏ chuyến thường xảy ra hàng ngày. 516
  10. Bên cạnh các ảnh hưởng có thể nhìn thấy, còn có các ảnh hưởng quan trọng khác chỉ có trong nhận thức, đánh giá về chất lượng hoạt động cũng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển Hàng không Việt Nam Để góp phần thúc đẩy ngành Hàng không phát triển mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao trong thời gian tới. Vấn đề xác định vai trò của các cơ quan đơn vị và dân cư lân cận, các cảng Hàng không sân bay chủ động phối hợp trong việc đảm bảo an ninh Hàng Không là một trong số các vấn đề đang đặt ra và cần giải quyết kịp thời. Để làm tốt vấn đề này chúng ta cần phải: 1. Điều tra, đánh giá thực trạng và kiến nghị giải pháp hỗ trợ phát triển an ninh hàng không Việt Nam một cách chặt chẽ, có căn cứ khoa học và có tính khả thi cao đối với từng khu vực quanh sân bay. Để hỗ trợ phối hợp giải quyết các tồn tại ảnh hưởng của hoạt động hàng không về tiếng ồn ô nhiễm khói bụi đến các khu dân cư và hoạt động sản xuất kinh doanh do các nhà máy về khói bụi ảnh hưởng đến cất cánh, hạ cánh, đường vào ra ách tắc đường băng, ngập nước về mùa mưa, thiếu chỗ đỗ máy bay. Ngoài ra còn có các loại rác thải chất rắn chưa được xử lý triệt để ở các cảng Hàng không sân bay. 2. Vai trò, vị trí và trách nhiệm của các cơ quan đơn vị nhà máy xí nghiệp công trường khu dân cư cạnh các cảng Hàng không có vị trí quan trọng trong việc giải quyết giảm thiểu mất an ninh hàng không về các sự cố xảy ra hàng ngày quanh các cảng Hàng không sân bay. 3. Để góp phần khắc phục tồn tại, sớm mang lại hiệu quả thiết thực chúng ta cần phải: a)Phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa lãnh đạo các cơ quan chính quyền Quận, Phường, các giám đốc các cơ quan xí nghiệp nhà máy lãnh đạo khu dân cư trong nhận thức cũng như hoạt động giải quyết các dấu hiệu mất an ninh hàng không trên các cảng hàng không và trên các khu vực đơn vị nhà máy xí nghiệp khu dân cư. b) Tổ chức khai thác nhân lực các cảng Hàng không phối hợp với các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp nhà máy khu dân cư góp phần giải quyết các tồn tại đã xảy ra và khắc phục trong thời gian ngắn nhất. c) Tổ chức tập hợp nhân lực, cán bộ kỹ thuật, hệ thống các thiết bị công nghệ có trong các khu dân cư nhà máy xí nghiệp lân cận cảng Hàng Không sân bay phục vụ phối hợp hợp tác giải quyết các ảnh hưởng mất an ninh hàng không do các bên gây ra. d) Khai thác hậu cần tại chỗ giữa các cơ quan đơn vị các cảng Hàng không và các cơ quan xí nghiệp nhà máy HTX các khu dân cư góp phần vào việc giải quyết các ảnh hưởng mất an ninh hàng không xảy ra thời gian qua và hạn chế sẽ xảy ra trong thời gian tới. Để giải quyết các vấn đề nêu trên cần có nhận thức đầy đủ, hành động quyết liệt và kế hoạch chặt chẽ rõ ràng nhằm đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu cụ thể. 517
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật số 61/2014/QH13 của quốc hội ban hành sửa đổi một số điểm về Hàng không dân dụng Việt Nam. 2. Luật số 61/2006/QH11 của Quốc hội ban hành luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006. 3. Nghị định số 81/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 về an ninh Hàng không dân dụng. 4. Nghị định số 51/2012 về sửa đổi bổ sung một số điểm của nghị định số 81/2010/NĐ- CP ngày 14/7/2020 của chính phủ về an ninh hàng không dân dụng v.v... 518
nguon tai.lieu . vn