Xem mẫu

  1. “Tự rò rỉ” thông tin: Phương pháp tiếp thị hiệu quả Lê Phú Hùng Hầu hết các doanh nghiệp đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tiếp thị, bởi vì nó là hạt nhân của tăng trưởng kinh doanh.
  2. N gày nay, hoạt động marketing liên tục phát triển với những công cụ khác nhau nhưng việc sử dụng các phương tiện trực tuyến hay mạng xã hội để tiếp thị luôn chiếm ưu thế áp đảo, điều này làm cho không ít doanh nghiệp bối rối khi lựa chọn kênh tiếp thị phù hợp. Trong thực tế, mỗi kênh tiếp thị có thể phát huy hiệu quả ở mức độ khác nhau. Tuy nhiên, những chương trình hoành tráng nếu làm tốt thường mang lại hiệu quả tích cực. Thường thì doanh nghiệp nhỏ tiếp cận khách hàng bằng thư điện tử, trong khi doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính dồi d ào thì tiếp thị bằng những chương trình quảng cáo rầm rộ trên báo chí, truyền hình… V ới những doanh nhân mới khởi nghiệp, tiếp thị bằng phương pháp “tự rò rỉ” thông tin vừa là sự lựa chọn thích hợp vừa mang lại hiệu quả không hề thua kém quảng cáo. Phải nói đây là một nghệ thuật để tạo sự chú ý của giới truyền thông, nó làm gia tăng sự nhận biết của thương hiệu với thị trường mục tiêu,
  3. từ đó góp phần thúc đẩy gia tăng doanh số bán hàng. N ếu chi phí cho quảng cáo luôn “hoành tráng” thì việc “tự rò rỉ” thông tin vừa ít tốn kém vừa được giới truyền thông và khách hàng dễ dàng đón nhận. Không chỉ doanh nghiệp nhỏ mới sử dụng chiêu này, mà ngay cả những doanh nghiệp lớn, sở hữu những thương hiệu toàn cầu cũng khai thác triệt để, thậm chí rất chuyên nghiệp. Chúng ta khá dễ dàng đọc được thông điệp kiểu như “rò rỉ thông tin smartphone chip 2,5GHz của…HTC” hay “Toyota Camry 2012 “lộ hàng””. Đây là kiểu cố tình rò rỉ gây ấn tượng và khá hiệu quả nếu biết cách khai thác. Nó mang lại những lợi ích dưới đây mà quảng cáo khó sánh được:
  4. 1. Dễ nhớ: Với các công cụ trực tuyến hay mạng xã hội, khách hàng dễ dàng “lướt” hoặc bỏ qua quảng cáo để đi thẳng vào nội dung. So với xem quảng cáo, người đọc sẽ dễ nhớ nội dung viết trên báo nói về bạn (hay sản phẩm của bạn) hơn. Những thông tin kiểu “rò rỉ” dễ dàng thu hút sự thắc mắc của khán, thính giả, từ đó đi vào trí nhớ của họ, trong khi tỉ lệ người bỏ qua quảng cáo khá nhiều. 2. Gia tăng sự tín nhiệm: Sự có mặt của bạn rên những vị trí trang trọng của một tờ báo hay tạp chí có uy tín hoặc trong một chương trình truyền hình “chính luận” được phát vào giờ vàng sẽ mang lại sự tín nhiệm cao hơn cho bản thân bạn so với cách quảng cáo thuần túy thương mại. 3. Có thể tái sử dụng thông tin “rò rỉ”: Với những thông tin “tự rò rỉ”, sau khi được các phương tiện truyền thông loan tải, bạn nên sử dụng lại để làm “bằng chứng”. Có thể bạn chỉ cần in lại chỉ mỗi bài báo nói về bạn (hay sản phẩm của bạn) hoặc tạo đường dẫn để giới thiệu về sự có mặt của bạn trên truyền hình lên website của công ty. Sự xuất hiện của bạn trên những chương trình này dễ dàng chiếm lấy cảm tình của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư. 4. Ít tốn kém: So với quảng cáo, cách làm này ít tốn kém chi phí mà nó chỉ tốn chút ít thời gian. Tuy nhiên, để làm được việc này, bạn phải đầu tư vào quan hệ thật tốt, những chương trình công tác xã hội hay hoạt động từ thiện luôn là mãnh đất tốt để bạn “khai phá”. Tóm lại, “tự tiết lộ” thông tin là một nghệ thuật. Sự khác biệt rõ ràng của nó và quảng cáo thể hiện ở chổ là khi quảng cáo trên báo in, internet hoặc truyền hình đương nhiên là tốn kém thời gian và tiền bạc. Còn “tự tiết lộ” thông tin
  5. vừa ít tốn thời gian, vừa tiết kiện được chi phí mà hiệu quả của nó không phải lúc nào quảng cáo cũng mang lại được.
nguon tai.lieu . vn