Xem mẫu

  1. Truyền thông tương lai: Internet "ăn đứt" sách và tạp chí “Chúng ta đang đau đầu với một câu hỏi lớn: “Tương lai của báo chí sẽ ra sao?” Đó là nội dung cuộc bàn tròn về các vấn đề của truyền thông thế giới với sự tham gia của các nhà lãnh đạo truyền thông sừng sỏ được tổ chức New York tuần trước. Bob Guccione, Biên tập viên buổi thảo luận "Tương lai của truyền thông" Tôi muốn thảo luận về tương lai của truyền thông nhưng không bằng những cách đã quen thuộc, đó là sử dụng triết học, lý thuyết văn hoá cũng như ngành công nghiệp học. Hơn tất cả tôi muốn làm sáng rõ câu hỏi “tương lai truyền thông sẽ như thế nào?” Bằng thực tế, đó là các điều kiện khách quan và chủ quan, yếu tố con người. Điều đầu tiên tôi muốn đưa ra thảo luận là: “Truyền thông trong tương lai sẽ như thế nào? Nó khác gì so với hiện tại? Chúng ta có còn gọi nó bằng 2 từ “truyền thông” nữa hay sẽ xuất hiện một tên mới khác? Truyền thông sẽ xoá nhoà ranh giới văn hoá hay không? Một người bình thường có thể sở hữu một kênh truyền thông và thậm chí họ còn làm tốt hơn cả những người hoạt động truyền thông chuyên nghiệp? Và cuối cùng vẫn là câu hỏi quen thuộc: “Tương lai nào cho báo in? Và đâu là tương lai của văn hoá đọc?” Tạp chí "dễ sống" hơn sách Jane Friedman: Cựu chủ tịch và giám đốc HarperCollins
  2. Tôi đã dành cả sự nghiệp của mình trong lĩnh vực xuất bản sách nhưng không phải vì thế mà tôi khẳng định rằng những cuốn sách sẽ tồn tại mãi mãi và không có gì thay thế được chúng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được sự phát triển của một kiểu đọc sách mới, đó là đọc bằng màn hình. Chúng ta thấy rằng ngành công nhiệp sản xuất sách chủ yếu phục vụ việc đọc đơn "Tôi không khẳng định sách sẽ tồn tại mãi mãi thuần bằng mắt tiếp xúc trực và không thể thay thế được" - Jane Friedman tiếp với sách. Nhưng giờ việc đọc trên màn hình máy vi tính được coi là nhu cầu thiết yếu. Và dự kiến những loại sách đang được công bố có thể được tung lên mạng. Đó là sự khác biệt của xu hướng vi tính hoá văn hoá đọc. Tôi tin tưởng chúng ta đều sẽ đọc trên máy tính. Bởi vì chúng ta có những thế hệ tiếp nối có khả năng làm mọi thứ trên một màn hình mà không thấy khó chịu chút nào cả. Chúng tôi đặt tương quan thay đổi nhanh chóng của ngành công nghiệp sách trên thực tế đã đi theo xu hướng “cung - cầu”. Điều đó giúp ngành sách - xuất bản thế giới sẽ có nhảy vọt, “thay da đổi thịt” to lớn. Michael Wolf, cựu chủ tịch mạng MTV: Internet đã trở lên phổ biến cho tới tận bây giờ và một thời gian dài sau con người sẽ sử dụng internet như công cụ chính. Ở cùng thời điểm đó, ngành in ấn sẽ tiếp tục tồn tại. Tạp chí (đứa con của ngành in) – đặc biệt là tạp chí tiêu dùng, nhất là tạp chí Oprah Winfrey hoặc Vogue, hoặc những tạp chí mà phụ nữ thích đọc khác sẽ còn “sống” với báo giấy chỉ vì không thể diễn tả trên màn hình. Sách – trong đó sẽ có nhiều sự lựa chọn hoặc đọc sách đơn thuần hoặc đọc trực tuyến. Báo và tạp chí thương mại sẽ là đội quân tiên phong trong xu thế
  3. trực tuyến hoá. Xuất bản chuyên nghiệp và báo sẽ bị tấn công mạnh mẽ và cũng như các loại hình của phương tiện truyền thông in ấn khác cũng đang thoi thóp thở trong cơn bĩ cực. Ngành công nghiệp sản xuất sách trên thực tế sẽ thay đổi trong một cách tích cực, bởi vì, cũng như tạp chí, chúng tôi rất tốn kém để sản xuất, xuất bản và phân phối. Và tất nhiên, bạn có thể truy cập trực tuyến ngay trên mạng và tìm nó rất dễ. Việc đó sẽ tiết kiệm được một số lượng lớn chi phí về nhân công, giấy và năng lượng. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý rằng nên có tạp chí, đặc biệt là cho phụ nữ. Và tôi nghĩ rằng khách hàng thích lần giở trang giấy hơn là nhấp chuột để quay trở lại phần mình thích. Thực sự, vấn đề cho các bà nội trợ là nhấp chuột nhanh không bằng lũ nhóc. Và khả năng mang vác tạp chí vẫn rất ưu việt, thậm chí đang ngâm mình trong bồn tắm vẫn có thể nghiền ngẫm những trang giấy đầy màu sắc trên tạp chí. Friedman: Tôi nghĩ rằng các tạp chí sẽ thắng thế bởi vì nó phục vụ nhu cầu cho một số độc giả đặc biệt. Sẽ có một số tạp chí và sách vẫn đủ sức sống để tồn tại. Nhưng sau đó thì rất nhiều điều sẽ thay đổi theo thị hiếu khi chúng ta đang tạo cho công chúng những gì công chúng muốn hơn là những gì chúng ta có và đáp ứng được. Internet lên ngôi
  4. Esther Dyson, EDventure Holdings: Báo chí sẽ được chia đôi thị phần: Tạp chí với hình ảnh, và báo điện tử cập với tin tức luôn cập nhật. Báo điện tử là nơi bạn cập nhật tin tức theo ý muốn của mình. Muốn biết Obama đối đầu với McCain ở đâu, như thế nào chỉ cần nhấp chuột. Muốn biết Oprah nghĩ gì, muốn biết những gì sẽ xảy ra ở khu phố của mình... - tất cả đều có trên báo điện tử. Người ta hứng thú làm mọi việc với cái máy tính trong phòng của mình Một lần nữa phải khẳng định rằng, báo điện tử đang lên ngôi, bởi vì kinh tế đang vận hành theo quy luật phân phối, không có gì là vô lý. Roland DeSilva, đồng giám đốc DeSilva & Phillips: Tôi không đồng ý đôi chút khi nói những loạt tạp chí đang thực sự an toàn và các tạp chí không phải là báo chí thương mại. Với hàng loạt tạp chí đang tồn tại, cho dù nó được hỗ trợ bởi quảng cáo thì vẫn bị lao đao bởi kinh tế đang trong giai đoạn cùng quẫn. Nếu tăng giá bán thì các nhà quảng cáo không còn cách nào để tăng quảng cáo trên mặt báo bởi vì lợi nhuận khó có thể tăng cho cả hai “nhà sản xuất báo – toà soạn” và “nhà quảng cáo” khi giá bán ở mức cao. John Huey, Tổng biên tập The Time: Lợi nhuận của hàng loạt tạp chí thị trường vẫn còn rất mạnh mẽ. Hầu hết kinh doanh báo chí vẫn là báo giấy. Trong 10 năm, quảng cáo trên tạp chí đã tăng thêm hơn 10 tỷ USD -đó thực sự là một cuộc cách mạng bùng nổ. Vấn đề cấp bách hiện nay có lẽ là quá nhiều tạp chí, còn hơn cả các nhà xuất bản và các công ty kinh doanh báo chí - nhưng nó vẫn sống nhờ bầu sữa quảng cáo. Quảng cáo thực sự là một ngành công nghiệp của tạp chí. Thế nhưng các nhà quảng cáo lại đang tín nhiệm Internet, vì nó hứa hẹn hiệu quả cao.
  5. Chính vì lý do này mà cuộc tranh luận của các nhà truyền thông vẫn chưa có hồi kết. Tất cả đều đúng khi cho rằng Internet đã và đang lấn át thị phần tạp chí và quảng cáo trên tạp chí. Tuy nhiên đó là xu thế phát triển tất yếu của thời đại chứ không phải bước thụt lùi tạm thời của báo chí thế giới.
nguon tai.lieu . vn