Xem mẫu

  1. Truyền thông tài chính lên ngôi Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã mở ra một chương mới trong giao tiếp kinh doanh, đánh dấu thống trị của truyền thông tài chính. Việc tất cả chỉ tập trung vào các bản báo cáo kinh doanh chỉ đơn thuần bao gồm các số liệu tài chính đã cho thấy một bước đi lệch hướng. Kinh doanh, không đơn thuần chỉ được mô tả bởi các bảng cân đối tài chính và tính toán tỉ lệ phần trăm. Một công ty, hay thậm chí nền kinh tế của một quốc gia, bao gồm nhiều hơn những gì được viết trong bảng cân đối tài chính, nó còn bao gồm những thứ khác ngoài tỉ lệ thị trường hay bảng xếp hạng tổng sản phẩm quốc nội. Tăng trưởng mạnh về việc làm trong ngành công nghiệp và dịch vụ không chỉ là động lực đẩy doanh thu lên cao mà còn đem lại những hiệu quả tích cực khác: Đó còn là những giá trị khác mà họ tìm kiếm được trong lĩnh vực của mình, như bản sắc riêng và giá trị, sự tự thỏa mãn và thành công. Đây là những điều không thể tìm được thông qua các con số. Để có thể thay đổi và đưa ra những thay đổi theo đúng hướng, đầu tiên cần phải có một phương thuốc giúp thay đổi thị trường vốn đang đi theo quan điểm sai lầm của báo chí trong suốt 30 năm qua và đang ngày càng lún sâu hơn. Đầu tiên, đó là việc giao dịch chứng khoán và pháp luật được xây dựng ngày càng phụ thuộc nhiều vào các bản báo cáo đầy những số liệu. Các điều luật quy định chặt chẽ của Mỹ trong giao dịch cổ phiếu được mô phỏng lại tại
  2. châu Âu. Chẳng hạn ở Đức, Luật phát triển Thị trường tài chính và Luật tăng cường bảo vệ nhà đầu tư khiến các nhà đầu tư lầm tưởng rằng, với sự chi tiết của các con số, vị trí thật sự của công ty sẽ bộc lộ ra. Còn tại Mỹ, Ủy ban chứng khoán và giao dịch (SEC), thì khiến cho chúng ta tin rằng tất cả các công ty Mỹ trên sàn niêm yết đều được kiểm định một cách chặt chẽ và chính xác. Báo cáo bắt buộc hàng quý, buộc các công ty phải sửa chữa một loạt số liệu hàng tháng khiến các nhà quản lý phải quan tâm đến những số liệu cập nhật liên tục hơn là tìm ra phương pháp chiến lược thúc đẩy sự phát triển của công ty. Những báo cáo quý này còn trở thành cơ sở cho hàng trăm nhà phân tích và báo chí đưa ra những dự đoán phát triển của một công ty hay cả một đất nước. Mặc dù vậy, với sự tập trung hoàn toàn vào những số liệu khô khan này, chúng ta đã mất đi khả năng quan sát tình hình và vị trí thực tế của các công ty. Việc hình thành một thị trường mới cách đây khoảng 10 năm cũng là nguyên nhân khiến mọi người đặt niềm tin vào các con số: hàng loạt phương tiện truyền thông và truyền hình đã coi thị trường chứng khoán như một đấu trường, nơi cạnh tranh giữa các bản báo cáo. Việc khẳng định một vấn đề trở nên rất đơn giản: Mọi chuyện khả quan khi bản báo cáo tốt đẹp, và tiêu cực khi bản báo cáo tồi tệ. Quá trình đơn giản hóa quá mức này, đã mang lại những ảnh hưởng tiêu cực. Những thông tin trên truyền hình vẫn lấy nguồn chủ yếu từ các sàn giao
  3. dịch. Borse im Ersten, kênh truyền hình chuyên về thị trường của Đức, thường chỉ lấy thông tin từ những bản báo cáo của doanh nghiệp, hay dựa vào nhận định của các nhà phân tích, theo những nghiên cứu của bản thân họ hay các kinh nghiệm cá nhân. Còn các đài phát thanh thì vẫn tìm tới các chuyên gia từ các ngân hàng khác nhau để phỏng vấn qua điện thoại, để cùng thảo luận các vấn đề kinh tế hiện nay - thay vì tự đưa ra định hướng cho riêng mình. Các cơ quan chuyên xếp hạng tín dụng cũng dựa vào việc thống kê những con số để đưa ra đánh giá. Sự mê mẩn vào các số liệu ngày càng tăng cao dần khiến nó dần được chấp nhận như một quy định kế toán mới trên thế giới. Trước đây, Bộ luật Thương mại Đức có quy định việc công nhận bảng cân đối tài sản trong giá trị mua lại. Việc tăng hay giảm của giá cổ phiếu chỉ được phản ảnh trung bình trên bảng cân đối. Nhưng với việc chuyển đổi các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế cách đây vài năm. (Hiện tại là: "Những tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế - IFRS"), các quy định cần phải được đánh giá một cách chặt chẽ hơn. Những yếu tố này có thể dẫn đến những khoản lợi nhuận hay những tổn thất kế toán khổng lồ.
nguon tai.lieu . vn