Xem mẫu

  1. TRÍ THỨC HÓA GIAI CẤP CÔNG NHÂN NƯỚC TA HIỆN NAY Cù Thị Hậu * * Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam http://www.tapchicongsan.org.vn/so_01/bai_1_07.asp • Đội ngũ công nhân được trí thức hóa (công nhân tri thức) đã giữ một vị trí hết sức quan trọng. Tại các nước trong Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển quốc tế (OECD), công nhân trí thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Một số nước tiến tiến có đội ngũ công nhân trí thức chiếm đến 80% lực lượng lao động. • Chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ mới sẽ tác động đến sự biến đổi về số lượng, cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề, điều kiện lao động, điều kiện sống của giai cấp công nhân và người lao động nước ta…. trí thức hóa đội ngũ công nhân nước ta. Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nặng nề, vừa có tính cấp bách, vừa có tính cơ bản lâu dài, được tiến hành thường xuyên và liên tục. • không biết chữ 0,23%; trình độ văn hóa tiểu học 4,12%; trình độ văn hóa trung học cơ sở 27,24%; trình độ văn hóa trung học phổ thông 62,22%. • Công nhân kỹ thuật đã qua đào tạo là 2618746 người. Số có bằng trung cấp chuyên nghiệp là 1870136 người; số người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trên đại học là 1503541 người. Về trình độ bậc thợ: lao động giản đơn: 6,73%; bậc 2: 9,44%; bậc 3: 16,63%; bậc 4: 12,77%; bậc 5: 11,10%; bậc 6: 6,04%; bậc 7: 2,38%. • Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh (theo điều tra của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và điều tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố năm 1998 - 2000 tại 400 doanh nghiệp) các doanh nghiệp này đang thiếu khoảng 27% chuyên gia kỹ thuật, khoảng 32% công nhân kỹ thuật…..(riêng doanh nghiệp nhà nước thừa 30%)…Điều đáng chú ý là nhiều công ty, xí nghiệp đang từng bước hiện đại hóa dây chuyền sản xuất và công nghệ quản lý nhưng lại thiếu thợ bậc cao, thiếu công nhân lành nghề. Lao động lành nghề ít, lao động thủ công nhiều là một trong những nguyên nhân đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao • gần 76% công nhân được điều tra đang làm những công việc không phù hợp với ngành nghề đào tạo • Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Coi trọng phát triển về số lượng và chất lượng, nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, thực hiện trí thức hóa công nhân, nâng cao năng lực ứng dụng và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả ngày càng cao VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2001-2010 VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005 Trần Xuân Giá * * Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư http://www.tapchicongsan.org.vn/so_01/bai_1_06.asp 1
  2. • Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là một công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò then chốt trong một số ngành, lĩnh vực và cơ sở công nghiệp quan trọng. Thực hiện việc cơ cấu lại (sắp xếp lại, cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê tài sản, phá sản...) và cải tiến quản lý doanh nghiệp nhà nước. • Mục tiêu của kế hoạch được xác định là : Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ; cải thiện đời sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH ĐỂ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC SỰ TRỞ THÀNH NỀN TẢNG VÀ ĐỘNG LỰC CỦA SỰ PHÁT TRIỂN Chu Tuấn Nhạ * * GS. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường http://www.tapchicongsan.org.vn/so_01/bai_3_03.asp • Nhờ đi theo con đường công nghiệp hóa dựa hẳn vào KH và CN, một số quốc gia đã rút ngắn được thời gian cần thiết để làm tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người. Nếu như nước Anh phải mất 58 năm, Hoa Kỳ 47 năm, Nhật Bản 34 năm, thì gần đây Bra-xin đã tăng gấp đôi thu nhập đầu người chỉ trong 18 năm, Hàn Quốc 11 năm và Trung Quốc chỉ trong 10 năm. Giữa những năm 60, Xin-ga-po đã khởi đầu quá trình công nghiệp hóa từ một nước rất nghèo, hầu như không có tài nguyên thiên nhiên, với một lực lượng lao động phần lớn là thủ công, không lành nghề. Đất nước này đã quyết định phát triển bằng cách thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài, đầu tư mạnh mẽ vào đào tạo nhân lực phục vụ cho các ngành kỹ thuật cao, vào các ngành công nghệ thông tin, viễn thông. Ngày nay, sau 35 năm, từ một nước chậm phát triển, Xin-ga-po đã gia nhập nhóm các nước phát triển với mức thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới. • Sự sáng tạo của Đảng trong chính sách khoán áp dụng cho nông nghiệp những năm 80 là một ví dụ điển hình cho thấy vai trò của chính sách trong việc tạo ra mức tăng trưởng sản lượng kỷ lục về lương thực mà không một yếu tố sản xuất nào thông thường trước đó như vốn, lao động, vật tư có thể mang lại • Công ty chế biến sữa VINAMILK nhờ đi thẳng vào công nghệ hiện đại mà từ tình trạng vô cùng khó khăn đã vươn lên sản xuất ra những sản phẩm cạnh tranh được với hàng nhập ngoại • Rõ ràng, quan niệm về vai trò nền tảng và động lực phát triển của KH và CN vừa có cơ sở thực tiễn trong nước, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới, khi lợi thế tương đối của các yếu tố lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên đang chuyển dần sang các yếu tố tri thức KH và CN • Chỉ tính từ 1997 đến nay, nhân lực KH và CN của cả nước đã tăng gấp 1,5 lần. Cán bộ KH và CN có trình độ đại học đạt xấp xỉ 1,3 triệu và hằng năm bổ sung thêm khoảng 180 000 người. Cán bộ có trình độ tiến sĩ đã tăng lên gần 13 000 vào năm 2000….. Trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu cơ bản hiện ở vị trí trung bình tiên tiến trong khu vực 2
  3. • Trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, năm 2000 là năm đầu tiên ngân sách nhà nước đầu tư cho KH và CN đã đạt 2% tổng chi ngân sách nhà nước. Đặc biệt nhờ thực hiện chủ trương xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn đầu tư, tỷ trọng kinh phí huy động được từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước đã tăng lên đáng kể, chiếm đến 30 - 35% tổng kinh phí trong nước đầu tư cho KH và CN • Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nông nghiệp, KH và CN đã góp phần tạo ra ít nhất 30% mức tăng sản lượng lương thực từ 30,6 triệu tấn năm 1997 lên 34,7 triệu tấn năm 2000. KH và CN đã nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống và nuôi tôm sú nước mặn nước lợ và cả nước ngọt, năng suất từ vài trăm kilôgam/ha đã tăng lên 2 - 3 tấn/ha. KH và CN đã góp phần quan trọng làm tăng nhanh cả sản lượng và chất lượng thủy sản từ 1,3 triệu tấn giá trị kim ngạch xuất khẩu 670 triệu USD năm 1997 lên 2 triệu tấn và giá trị xuất khẩu 1 475 triệu USD năm 2000, đưa thủy sản lên vị trí một trong 3 ngành có doanh thu xuất khẩu lớn nhất nước ta những năm gần đây. • Tuy nhiên, hoạt động KH và CN thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chưa thực sự đóng vai trò động lực và nền tảng cho phát triển. 1. Tiềm lực KH và CN vẫn còn ở mức thấp so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của nhu cầu phát triển Việc sắp xếp lại các cơ quan KH và CN vẫn còn lúng túng khiến cho việc sử dụng đội ngũ hiện có còn lãng phí. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu KH và CN trong nước, nhất là về phòng thí nghiệm, thông tin KH và CN còn thấp xa so với nhu cầu. 2. Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực sự tạo gắn kết các hoạt động KH và CN với kinh tế - xã hội, tạo động lực thực sự và nguồn lực dồi dào cho hoạt động KH và CN phát triển 3. Một số tổng công ty lớn của nhà nước còn được bao cấp thông qua độc quyền, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh đúng, những yếu kém về năng lực và trình độ công nghệ bị che lấp. Đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo lập môi trường kinh tế - xã hội theo hướng vừa tạo điều kiện, vừa khuyến khích vừa ràng buộc các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ, đổi mới và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và ngoài nước. TẠO DỰNG NGUỒN LỰC CHO SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐÂT NƯỚC Nguyễn Trọng Chuẩn* * GS, TS, Viện trưởng Viện Triết học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia http://www.tapchicongsan.org.vn/so_01/bai_3_04.asp • Sau hơn 15 năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, nhờ những thành tựu to lớn và rất cơ bản mà nhân dân ta đạt được trên tất cả các lĩnh vực, chúng ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội khá nặng nề và kéo dài, đồng thời công cuộc xây 3
  4. dựng và phát triển đất nước cũng đã chuyển sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập quốc tế. • Để thực hiện được mục tiêu này chắc chắn chúng ta không có cách nào khác hơn là phải dựa vào nội lực là chính, phải huy động và sử dụng một cách có hiệu quả nhất mọi nguồn lực sẵn có của đất nước, phải tranh thủ tất cả những nguồn lực bên ngoài nào có thể tranh thủ được, đồng thời ra sức tạo dựng thêm những nguồn lực mới. • Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước công nghiệp mới châu Á, cho thấy rằng, không chỉ tất cả các nguồn lực đều có vai trò hết sức quan trọng, kể từ các nguồn lực tự nhiên cho đến các nguồn vốn và nguồn lực con người, mà ngay cả việc kết hợp các nguồn lực đó một cách khoa học cũng có vai trò hết sức quan trọng. • Chính vì vậy mà có nước rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, nhưng do biết cách đầu tư vào nguồn lực quan trọng nhất là con người mà đã tạo được bước phát triển thần kỳ và trở thành nước công nghiệp mới trong một khoảng thời gian không dài lắm. Trái lại, có những nước rất giàu tài nguyên thiên nhiên nhưng là những nước có tốc độ phát triển lại hết sức chậm chạp (biểu hiện rõ nhất là nhiều nước ở châu Phi). • thì nguồn lực lâu bền nhất và quan trọng nhất đối với sự phát triển của mọi quốc gia chỉ có thể là nguồn lực con người • "lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững"(3) của đất nước. • Thế mạnh đó thể hiện trên các mặt như dân số đông, trẻ về độ tuổi, trình độ học vấn phổ thông tương đối khá, siêng năng, cần cù, ham học hỏi, tư chất thông minh, có ý chí vượt khó, tiếp thu nhanh, • Trong thời gian qua, chúng ta đào tạo người lao động chưa được nhiều (mới chỉ có 7% dân số và 14,3% tổng số lao động cả nước qua đào tạo ở các trình độ khác nhau) nhưng lại đang lãng phí trí tuệ quá lớn (chỉ có 70% số người được đào tạo làm đúng ngành nghề) • Đáng tiếc là, ngay cả hiện nay, không ít người có trình độ thật sự nhưng không được sử dụng đúng chỗ, không được tạo điều kiện thuận lợi để làm việc. Đây là sự lãng phí nặng nề và đáng tiếc nhất, bởi vì lãng phí đến hai lần • "một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận"(4), nghĩa là không thể thiếu trí tuệ ở trình độ cao. (1) Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Tạp chí Cộng sản số 9-2001, tr 2 (2) Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ (khóa VII). Hà Nội, 1994, tr 30 (3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 85 (4) C. Mác và Ph. Ăngghen : Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t 20, tr 489 TIẾP TỤC THỰC HIỆN LUẬT DOANH NGHIỆP, KHẨN TRƯƠNG THÁO GỠ NHỮNG TRỞ NGẠI 4
  5. TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH, PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH KẾ HOẠCH NĂM 2001 Phát biểu của Thủ tướng Phan Văn Khải kết thúc Hội nghị gặp doanh nghiệp ngày 13 - 14-9-2001 tại Hà Nội http://www.tapchicongsan.org.vn/so_03/m1_b02.asp • Hiện nay, có ý kiến cho rằng Luật Doanh nghiệp quá thông thoáng, gây ra khó khăn cho quản lý, chỉ nên “quản lý đến đâu thì mở ra đến đấy” ; một số bộ, ngành chưa ban hành những quy định về điều kiện kinh doanh như Luật Doanh nghiệp đã quy định, lại có một số hiện tượng muốn quay về cơ chế xin - cho. Về phía doanh nghiệp, cũng có những hiện tượng không tốt như một số doanh nghiệp “mất tích”, một số lợi dụng buôn bán hóa đơn ; một số chưa báo cáo tài chính theo quy định và một số có những hoạt động tiêu cực, v.v. .. 1. Một là, Luật Doanh nghiệp đặt những vấn đề rất mới trong quản lý, trong khi cơ chế quản lý kinh tế đang trong quá trình hình thành, hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, thị trường chưa đồng bộ, thậm chí có lúc bị méo mó,tư duy “xin - cho” vẫn còn dai dẳng ; tư duy quản lý và hoạt động của bộ máy nhà nước chưa chuyển kịp với yêu cầu mới. Nhiều cơ quan, công chức thực sự lúng túng không rõ là công việc “quản lý nhà nước” của mình từ nay phải làm những gì và làm như thế nào ; trong đó không ít người cho rằng như vậy là đã “buông lỏng sự quản lý” của Nhà nước. 2. Hai là, Cũng phải công nhận rằng chúng ta chưa có nhiều thực tế, những khiếm khuyết của bản thân văn bản Luật Doanh nghiệp cũng như trong việc thi hành Luật là khó tránh khỏi. Trong tình huống như vậy, phần lớn doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, đúng pháp luật, nhưng cũng không ít người lợi dụng kiếm chác ; đang có tình trạng tốt và xấu lẫn lộn, hiện tượng và bản chất đan xen, phải đi sâu vào bản chất sự việc, phân tích thấu đáo, mới có thể rút ra kết luận đúng đắn, bổ ích để thực hiện đầy đủ Luật. • Cuối cùng là vấn đề bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ doanh nhân tương xứng với yêu cầu trong giai đoạn hiện nay ; tôn vinh những doanh nhân kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật. Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quan tâm tham gia thực hiện việc này với sự hỗ trợ của Chính phủ, chú trọng các kiến thức cho doanh nhân ngay từ khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp và tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân về nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp ở trình độ cao hơn, kể cả trình độ ngoại ngữ. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ* Đoàn Duy Thành ** http://www.tapchicongsan.org.vn/so_03/m1_b03.asp 5
  6. • Việc thực thi Luật Doanh nghiệp nói riêng và luật pháp nói chung chỉ có thể thành công trên cơ sở phải đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính cả về thể chế, bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước • tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra quá cao, như về thuế là 88% ; về quản lý thị trường là 48%, về lao động là 36%, về môi trường là 26%... • phần lớn các doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 77%) không đồng ý hoặc không đồng ý hoàn toàn với kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra. Như vậy tác dụng giáo dục của các cuộc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp rất thấp. • mật độ thanh tra, kiểm tra mặc dù có giảm đi cùng với việc thực hiện Nghị định 61/ CP song vẫn quá dầy. Trong 3 năm gần đây, mỗi doanh nghiệp phải tiếp 14,4 lần thanh tra, kiểm tra của 7 cơ quan nhà nước khác nhau. • Tồn tại nhiều chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan, các cấp thanh tra, kiểm tra khác nhau về cùng một nội dung, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và danh tiếng của đơn vị (trên 20% số cuộc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp là trùng lặp về nội dung). • nhưng theo kết quả điều tra chỉ có 84% doanh nghiệp trong điều tra trả lời là có nhận được thông tin về hội nhập, còn 16% doanh nghiệp chưa có hiểu biết chung về quá trình hội nhập, trong đó 24% không có thông tin về lịch trình giảm thuế trong khuôn khổ AFTA, APEC, 34% không có thông tin về hội nhập WTO, 50% không có thông tin về các bước chuẩn bị thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ • Theo kết quả điều tra về khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì chỉ có 23,8% doanh nghiệp có hàng hóa xuất khẩu, 13,7% doanh nghiệp có triển vọng xuất khẩu và 62,5% doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu. • Tính chung từ 1996 đến nay chi phí đầu vào tăng 32,43% trong khi tỷ lệ tăng giá đầu ra là 22,82% làm cho tỷ suất doanh lợi bình quân của doanh nghiệp từ 16,8% giảm xuống còn 6,2% thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với các nước trong khu vực và hơn 3 lần so với châu Âu. Vấn đề giá nông sản thấp, thu nhập của nông dân ngày càng thu hẹp, một mặt do giá đầu ra giảm sút, thị trường tiêu thụ khó khăn ; mặt khác các chi phí đầu vào về điện, xăng dầu, phân bón, thủy lợi, cày bừa... lại quá cao • Doanh nghiệp và doanh nhân là lực lượng nòng cốt tạo ra của cải vật chất, tạo việc làm, tăng trưởng GDP và góp phần tạo nên hình ảnh của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, trong thực tế, vai trò, vị trí của doanh nghiệp, doanh nhân chưa được nhìn nhận một cách tương xứng trong xã hội. Giám đốc doanh nghiệp còn bị dư luận xã hội và cả một số quan chức nhìn nhận như những kẻ “xài tiền như rác”, “ăn chơi xả láng” hoặc trốn thuế, lậu thuế, chụp giật, lừa đảo... Doanh nghiệp vẫn còn là đối tượng bị hạch sách, coi thường, kỳ thị và hình sự hóa của không ít các cơ quan nhà nước, nhất là doanh nghiệp khu vực tư nhân. NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ IX VỀ TIẾP TỤC SẮP XẾP, ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC T/M BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG 6
  7. TỔNG BÍ THƯ Nông Đức Mạnh http://www.tapchicongsan.org.vn/so_03/m2_b01.asp Doanh nghiệp nhà nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài ; là lực lượng quan trọng trong thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp nhà nước ngày càng thích ứng với cơ chế thị trường ; năng lực sản xuất tiếp tục tăng ; cơ cấu ngày càng hợp lý hơn ; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ ; hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước được nâng lên ; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện. Doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém, có mặt rất nghiêm trọng như : quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt ; nhìn chung, trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh ; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước ; hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc làm và dôi dư còn lớn. Những hạn chế, yếu kém của doanh nghiệp nhà nước có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân chủ quan : chưa có sự thống nhất cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, về yêu cầu và giải pháp sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước ; nhiều vấn đề chưa rõ, còn ý kiến khác nhau nhưng chưa được tổng kết thực tiễn để kết luận. Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước còn nhiều yếu kém, vướng mắc ; cải cách hành chính chậm. Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, còn nhiều điểm chưa phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chưa tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ và người lao động trong doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh ; một bộ phận cán bộ doanh nghiệp nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực và phẩm chất. Sự lãnh đạo của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nhiệm vụ quan trọng và phức tạp này. Tổ chức và phương thức hoạt động của Đảng tại doanh nghiệp nhà nước chậm được đổi mới. Đại bộ phận doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, công nghệ tiên tiến ; một bộ phận cần thiết có quy mô nhỏ để kinh doanh những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu, nhất là ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chuyển doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo chế độ công ty ; đẩy mạnh cổ phần hóa những doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn, xem đó là khâu quan trọng để tạo chuyển biến cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý để doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệp, hợp tác và cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo pháp luật Nhiệm vụ 5 năm 2001 - 2005. Hoàn thành cơ bản việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu doanh nghiệp nhà nước hiện có : cổ phần hóa những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn ; sáp nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả ; giao bán, khoán kinh doanh, cho thuê các doanh nghiệp quy mô nhỏ, không cổ phần hóa được và Nhà nước không cần nắm giữ. - Những giải pháp lớn 7
  8. Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc giữ 100% vốn đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh trong các ngành và lĩnh vực ; bán buôn lương thực, bán buôn xăng dầu, sản xuất điện, khai thác các khoáng sản quan trọng, sản xuất một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin, sản xuất kim loại đen, kim loại màu, sản xuất hóa chất cơ bản, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, sản xuất xi măng, công nghiệp xây dựng, sản xuất một số hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm quan trọng…. Về cán bộ quản lý doanh nghiệp : doanh nghiệp chủ động lựa chọn và bố trí cán bộ quản lý theo hướng chủ yếu là thi tuyển ; cơ quan nhà nước và tổ chức có thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp. Nhà nước có cơ chế khuyến khích vật chất, tinh thần, đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý doanh nghiệp. THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC LÀ ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG ĐỂ KINH TẾ TĂNG TRƯỞNG NHANH VÀ BỀN VỮNG Nguyễn Đình Bích * * Chuyên viên kinh tế, Bộ Thương mại (1) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr 223 http://www.tapchicongsan.org.vn/so_03/m3_b04.asp Từ năm 1996, trạng thái dư thừa hàng hóa đã bắt đầu xuất hiện, tình trạng giảm phát diễn biến theo xu hướng ngày càng bất lợi cho nền kinh tế…. phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường trong nước, trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng Thực trạng thị trường thời kỳ 1991 - 2000. Qua các số liệu thống kê, sự phát triển của thị trường nước ta thể hiện trên hai mặt : Một là, xuất khẩu năm 2000 đạt 14,308 tỉ USD, tăng gấp 5,95 lần so với 2,404 tỉ USD năm 1990, bình quân tăng 19,52%/năm ; nếu so với mức tăng gấp 2,07 lần GDP trong cùng kỳ (tính theo giá so sánh năm 1994, GDP năm 1990 là 131 968 tỉ đồng, năm 2000 ước đạt 273 439 tỉ đồng), thì xuất khẩu tăng nhanh gấp 2,87 lần. Hai là, ở thị trường trong nước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong cùng kỳ còn tăng cao hơn rất nhiều, năm 2000 ước đạt 219 400 tỉ đồng, tăng gấp 11,53 lần so với 19 031 tỉ đồng năm 1990, hay tăng bình quân 27,70%/năm. Như vậy, so với mức tăng 2,07 lần của GDP, thì tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước còn tăng nhanh hơn, gấp 5,57 lần. Nhìn các số liệu trên, không thể phủ nhận vai trò động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển của thị trường ngoài nước, nhưng để có nhịp độ tăng trưởng đó, thị trường trong nước có vai trò mạnh hơn gấp bội. Các số liệu thống kê cho thấy, biên độ dao động của nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu là rất lớn : “rơi xuống điểm đáy” lần thứ nhất (-13,2%) năm 1991 do cuộc khủng hoảng của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây, leo lên mức trung bình trong hai năm 1992 - 1993 (23,7% và 15,7%) và liên tục vươn lên đỉnh cao 35,8% năm 1994, 34,4% năm 1995 và 33,2% năm 1996, sau đó giảm khá mạnh xuống 26,6% năm 1997, để rồi lại “rơi xuống điểm đáy” lần thứ hai (1,9%) năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, còn từ năm 1999 đến nay đã nhanh chóng phục hồi trở lại (năm 1999 đạt 23,3%, năm 2000 đạt 23,9%). 8
  9. Trong khi đó, chỉ tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở thị trường trong nước hầu như vẫn còn đang trên đà “trượt dốc không phanh”, liên tục giảm rất nhanh từ 75,5% năm 1991 xuống chỉ còn 11,0% năm 1997, năm 1998 nhích lên 14,6%, rồi rơi xuống “điểm đáy” 4,8% trong năm 1999 và năm 2000 cũng chỉ nhích lên được khoảng 12,8%. • Theo tính toán của các tổ chức quốc tế, muốn tăng trưởng kinh tế 1% thì thương mại phải tăng khoảng 2,2 - 2,3% • cấu hàng xuất khẩu của nước ta chủ yếu là hàng thô, hàng sơ chế (chiếm tỷ trọng khoảng 60%) ; trong cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu vẫn chiếm tỷ trọng khoảng 65 - 70% như trong nhiều năm gần đây. • cần đẩy mạnh sản xuất nguyên liệu trong nước để hạn chế nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu của nước ngoài • Các ngành công nghiệp chế biến cần đẩy mạnh để tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến xuất khẩu, nhất là hàng chế biến xuất khẩu từ các nguồn nguyên liệu sản xuất trong nước ; hạn chế tình trạng lắp ráp đơn giản, thậm chí chỉ làm nhiệm vụ gia công đơn thuần, hiệu quả rất thấp cho các doanh nghiệp nước ngoài đang tồn tại trong nền kinh tế nước ta. • suy yếu của thị trường trong nước là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong 5 năm qua. Do đó, cùng với việc phát triển tối đa tới mức có thể được của thị trường ngoài nước, cần gấp rút củng cố thị trường trong nước 9
nguon tai.lieu . vn