Xem mẫu

  1. TRANH CHẤP QUYỀN NUÔI CON KHI LY HÔN Phan Lê Khánh Trang, Trần Bích Phượng, Nguyễn Nhật Phượng Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Ở nước ta, hiện đang có tỷ lệ ly hôn so với kết hôn là 25% và có xu hướng tăng mạnh từ cuối năm 2019 kéo dài đến nay để lại những hệ lụy tiêu cực ảnh hưởng đến tâm sinh lý của đứa con, trở thành vấn nạn của Nhà nước và xã hội. Khi giải quyết các vụ ly hôn có xuất hiện tranh chấp về quyền và nghĩa vụ nuôi con luôn khiến Tòa án phải gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian để có thể ban hành quyết định đúng đắn và đảm bảo được quyền lợi của trẻ. Bài viết tập trung tìm hiểu các điều kiện để giành quyền nuôi con và hướng giải quyết tranh chấp đó để đảm bảo quyền lợi tối đa cho những đứa trẻ. Từ khóa: hệ lụy, ly hôn, nhân thân, tranh chấp, vấn nạn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trẻ em luôn được Nhà nước dành sự quan tâm lớn chính vì thế đối với những vụ án ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con luôn phải dành một khoảng thời gian dài để Tòa án quyết định ai mới có đủ điều kiện giao quyền trực tiếp nuôi con. Mặc dù, cả hai bên tranh chấp để giành quyền thuộc về mình nhưng không có nghĩa là quyền và nghĩa vụ đối với con cái của bên còn lại sẽ bị chấm dứt, điều này được quy định rõ trong khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (LHN&GĐ 2014) “Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”, có thể hiểu quyền và nghĩa vụ này không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của bố mẹ. Cả hai bên đều có quyền, không chấm dứt nhưng có sự thay đổi, khi ly hôn Tòa án sẽ giao cho một bên có quyền trực tiếp nuôi con và người này phải cam kết cho những đứa trẻ được lớn lên và phát triển toàn diện. Nhưng thực tế để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em sau cuộc hôn nhân là điều không dễ dàng vì có thể trong quá trình tranh chấp quyền nuôi con, người làm cha hoặc mẹ đã có sự gian dối hay không thực hiện đúng với những điều mà bản thân đã cam kết trước đó. 1888
  2. 2 NỘI DUNG 2.1 Các điều kiện để vợ hoặc chồng có thể giành được quyền nuôi con Không phải cặp vợ chồng nào cũng thống nhất được với nhau về việc ai sẽ là người nuôi con sau ly hôn, vì vậy khi họ không thể thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và căn cứ vào các điều kiện tốt nhất để chỉ định quyền nuôi con. - Ở nước ta luôn đặt nguyên tắc đảm bảo quyền lợi, lợi ích của con lên hàng đầu, vì vậy khi con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ được Tòa xem xét ý kiến, nguyện vọng của con muốn sống với ai (khoản 2 Điều 81 LHN&GĐ 2014). Con dưới 36 tháng tuổi sẽ trực tiếp giao cho người mẹ nuôi trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện chăm sóc con ( khoản 3 Điều 81 Luật HN&GĐ 2014). - Ngoài những điều kiện trên pháp luật còn xem xét những điều kiện về mặt kinh tế, tài chính và tinh thần đảm bảo con có môi trường sống tốt nhất. Xét về mặt kinh tế, phải chứng minh được công việc ổn định, thu nhập hàng tháng, nơi ở, nhà cửa, tài sản và đặc biệt là phải chứng minh được kinh tế của mình có điều kiện hơn đối phương. - Theo nhóm nghiên cứu, tìm hiểu trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ, nếu như người mẹ lại không có việc làm và điều kiện kinh tế không bằng cha, thì người mẹ phải chứng minh được khả năng kinh tế của mình bằng tài sản hiện có hoặc đất đai, nhà cửa thuộc quyền sở hữu của mình để có thể cho con cuộc sống đầy đủ. - Bên cạnh đó, yếu tố về mặt tinh thần cũng vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng đến tâm lý, tính cách và cách sống của đứa trẻ sau này. Muốn giành được quyền nuôi con trước hết phải chứng minh được mình có đủ thời gian ở bên, chăm sóc, lo lắng cho con để con cái có thể cảm nhận được sự ân cần yêu thương của cha mẹ mình. Một căn cứ để nắm chắc quyền nuôi con chính là chứng minh đối phương không đủ điều kiện về tinh thần, không đủ thời gian ở bên con hoặc đưa ra chứng cứ về việc đối phương có hành vi bạo lực, giáo dục con trái với đạo đức xã hội,… làm ảnh hưởng đến việc phát triển của con. - Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không được ai cản trở (khoản 3 Điều 82 LHN&GĐ 2014), nếu đối phương có thái độ hoặc hành động cản trở thì đây cũng là một chứng cứ không thể bỏ qua trong việc giành lại quyền nuôi con. - Trường hợp mẹ hoặc cha không có năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên sẽ mất quyền nuôi con. Pháp luật Việt Nam có quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau: bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con bao gồm phá tài sản của con, có lối sống đồi trụy, xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội (khoản 1 Điều 85 LHN&GĐ 2014). Nếu đối phương đã có một trong những hành vi trên thì đây là một chứng cứ rất quan trọng và góp phần khá lớn trong việc giành lại quyền nuôi con. Pháp luật Việt 1889
  3. Nam luôn vì lợi ích, quyền lợi của con cái, luôn vì sự sinh trưởng và phát triển trong môi trường đầy đủ của con mà căn cứ vào những điều kiện của cha hoặc mẹ để chỉ định ra người có quyền nuôi con tốt nhất. 2.2 Quyền nuôi con khi thuận tình ly hôn Theo như điều 55 LHN&GĐ 2014 là trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận về mọi mặt và sau 15 ngày không kháng cáo, kháng nghị thì quyết định của tòa sẽ có hiệu lực thi hành, không bắt buộc phải có bước hòa giải nếu cả hai có lý do chính đáng, việc thỏa thuận này có điều kiện nhưng trên nguyên tắc phải bảo đảm quyền chính đáng của vợ và con, và được Tòa công nhận thuận tình ly hôn. Theo đó việc xác định thuận tình phải dựa trên các cơ sở sau: - Chủ thể phải hoàn toàn tự nguyện ký vào đơn ly hôn, không thuộc trường hợp ly hôn giả tạo quy định tại khoản 15 Điều 5 LHN&GĐ 2014. - Khi ly hôn cả hai đã thỏa thuận và hoàn tất việc phân chia tài sản hoặc chưa thỏa thuận nhưng không yêu cầu Tòa giải quyết. - Cả hai bên đã thống nhất được về việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái, sự thỏa thuận phải đảm bảo được cho quyền lợi các bên, đặc biệt là con cái. Nếu ly hôn thiếu một trong các yếu tố trên thì không được xem là thuận tình ly hôn, mà trở thành ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong quá trình nuôi con, bên có quyền trực tiếp nuôi con lại không đảm bảo được quyền lợi của con thì một bên còn lại có quyền khởi kiện để giành lại quyền nuôi con, điều này làm phát sinh một vụ án mới liên quan đến thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được quy định tại điều 84 LHN&GĐ 2014. Điển hình như vụ ly hôn của Nhật Kim Anh là thuận tình ly hôn đã thống nhất để bố là người trực tiếp nuôi dưỡng nhưng trong quá trình nuôi dưỡng, người bố đã có hành vi cản trở bà Anh thực hiện quyền và nghĩa vụ và không thực sự đảm bảo được cuộc sống của con. Vì thế, bà đã khởi kiện để thay đổi người trực tiếp nuôi con, giành lại quyền nuôi con cho mình. Như đã nói ở phần đặt vấn đề, việc giải quyết tranh chấp quyền nuôi con là điều không dễ dàng vì vậy Tòa án không thể lập tức chấp nhận mà yêu cầu bà Anh phải tìm được tất cả những căn cứ, chứng minh bà đủ điều kiện và điều bà nói là đúng, bên cạnh đó còn phải cam kết với tòa bằng cách tạm ngưng hoạt động nghệ thuật để tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con. Bà Anh phải mất hơn 2 năm để Tòa án xem xét xem quyền lợi của con rồi mới ban hành quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con cho bà Nhật Kim Anh. [6] 2.3 Quyền nuôi con khi ly hôn theo yêu cầu của một bên Việc ly hôn theo yêu cầu của một bên, tất cả quyền và nghĩa vụ hoàn toàn không có sự thỏa thuận, vì vậy sẽ do Tòa án quyết định. Đối với một hay nhiều con đều phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho con và dựa trên ý chí của con để Tòa định hướng giải quyết vụ án ly hôn liên quan đến chia quyền nuôi con. - Con dưới 36 tháng tuổi mặc nhiên trực tiếp giao cho mẹ vì đứa bé dưới 3 tuổi chưa thể tự lo cho mình nên luôn cần sự hỗ trợ, chăm sóc từ mẹ. Nhưng với điều kiện người mẹ phải chứng minh được công việc ổn định đủ để chu cấp sinh hoạt ăn uống, bồi dưỡng sức 1890
  4. khỏe cho con cái và có thời gian chăm sóc con cái. Tuy nhiên, nếu người mẹ chỉ là nội trợ không có công việc thì điều kiện ít nhất phải có nhà ở ổn định hoặc tài sản, đất đai thuộc quyền sở hữu để chứng minh rằng mình đủ điều kiện để nuôi con. Lưu ý, về vấn đề thường xuyên ở bên chăm sóc con là yếu tố quan trọng nhất khi con ở tuổi này. Nếu người mẹ có điều kiện kinh tế nhưng không có thời gian chăm nom con mà phải nhờ ông bà là lý do không được chấp nhận và xem như mất quyền lợi một phần quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 81 LHN&GĐ 2014. Dựa vào bản án 26/2018/HNGĐ-PT ngày 03/10/2018 về tranh chấp nuôi con, theo nhận định của Tòa án, mặc dù con chung là cháu Trần Thị L chưa tròn 36 tháng tuổi theo pháp luật đương nhiên sẽ giao cho người mẹ nuôi, nhưng bà X là mẹ của L đã bỏ nhà chồng ra đi khi con 11 tháng tuổi, mặc dù bà X có thỉnh thoảng về thăm. ng P là cha của L đã cung cấp chứng cứ được xác nhận r ràng, ông đã nuôi cháu L trong thời gian dài và hiện sức khỏe của cháu phát triển bình thường và đang được đi học. Lý do trên bà X đã hoàn toàn mất quyền lợi về việc nuôi con, vì đảm bảo quyền cho cháu L để cuộc sống của cháu không bị xáo trộn về mặt tâm lý do thay đổi môi trường sống Tòa đã ra quyết định giao quyền nuôi con cho ông P đến khi cháu L trưởng thành. Và bà X vẫn có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu như ông P không đủ điều kiện hoặc không hoàn thành nghĩa vụ chăm sóc con như luật định. - Con từ đủ 7 tuổi trở lên sẽ được Tòa thỏa thuận và thăm hỏi ý kiến, nguyện vọng của con để giảm bớt phần nào về sự ảnh hưởng tâm lý của con. Luôn đảm bảo quyền lợi cho con là nguyên tắc quan trọng nhất của pháp luật Việt Nam. Lúc này đứa trẻ đã có tư duy và đang ở độ tuổi cần được sự giáo dục tốt nhất. Khi giải quyết vấn đề này Tòa phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức trưởng thành, khả năng nhận thức và việc lấy ý kiến phải được giữ bí mật cá nhân căn cứ tại khoản 2 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. - -Trường hợp cha hoặc mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đương nhiên cũng sẽ mất luôn quyền nuôi con. Họ không có lợi trong điều kiện kinh tế lẫn về điều kiện tinh thần có thể sẽ làm chậm sự phát triển hoặc gây áp lực lên con cái, không thể đảm bảo cho con cái một môi trường sống hoàn thiện. Nếu có chứng cứ chứng minh được cha hoặc mẹ có hành vi bạo lực, phá hoại tài sản và xúi giục con làm những chuyện sai trái pháp luật, đạo đức xã hội thì việc giành quyền nuôi con trở nên dễ dàng hơn vì Nhà nước cho rằng, hành vi đấy có thể ảnh hưởng đến lối sống của con sau này. Một câu chuyện thực tế đến từ bản án ly hôn số 27/2018/HNGĐ-ST ngày 11/07/2018 bà P là mẹ và ông H là cha tranh giành quyền nuôi con là 2 cháu Hồ Thị A sinh ngày 16/08/2001 và cháu Hồ Thị Quỳnh D sinh ngày 17/12/2012. Theo như kết quả xác minh thu thập chứng cứ của Tòa án thì ông H có những hành vi trái với đạo đức xã hội, có xu hướng bạo lực, rượu chè, chửi mắng, sỉ nhục vợ, thường đánh P và gây thương tích cho các con. Nếu để các con sống chung với ông H thì sự phát triển về mặt tâm lý và nhân cách của các con sau này sẽ như thế nào Nhà nước luôn đặt lợi ích trẻ em lên hàng đầu vì thế dựa vào các yếu tố trên và theo nguyện vọng của cháu Hồ Thị A (trên 7 tuổi) mong muốn ở với mẹ, còn cháu Hồ Thị 1891
  5. Quỳnh D (6 tuổi) là con gái vì vậy mẹ sẽ chăm sóc dễ dàng hơn cha nên Tòa đã ban hành quyết định giao cho bà P là người trực tiếp nuôi con. 2.4 Vấn đề cấp dưỡng cho con đối với bên không trực tiếp nuôi dưỡng Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ áp dụng cho bên không được giao quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn theo quy định tại điều 110 LHN&GĐ 2014 “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sẩn để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng”. Quy định về mức cấp dưỡng cho con sẽ được thay đổi cho phù hợp theo từng thời kỳ (hàng tháng, hàng quý,…) nhưng vẫn dựa trên hai nguyên tắc cơ bản là ưu tiên sự thỏa thuận của cha, mẹ và Tòa án sẽ đưa ra phán quyết nếu không thể thỏa thuận. Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng là bao nhiêu, thông thường trong thực tế thì Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng dao động từ 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng (giả sử thu nhập 6.000.000 vnđ thì mức cấp dưỡng sẽ từ 900.000 – 1.800.000 vnđ); trường hợp không xác định được mức thu nhập thì Tòa sẽ căn cứ vào mức lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó để giải quyết.[8] Việc cấp dưỡng nuôi con là nghĩa vụ bắt buộc người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện. Nếu như bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ kể cả khi có đủ điều kiện, lúc này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con thì người phía bên có quyền trực tiếp nuôi con có thể yêu cầu cơ quan thi hành án có thẩm quyền buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ. Trong Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung 2014 tại Điều 45 có quy định thời gian là 10 ngày để tự nguyện thực hiện, nếu đến hết hạn nhưng vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ mặc dù đủ điều kiện sẽ bị cưỡng chế thi hành án, sự can thiệp của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Cưỡng chế thi hành án để bắt buộc người cấp dưỡng thực hiện nghĩa vụ của mình tuy là rất cần thiết nhưng trong thực tế để làm được điều này rất khó khăn cho các bên cơ quan có thẩm quyền. Cấp dưỡng nuôi con đa số là loại việc thi hành theo giai đoạn, định kỳ và mức tiền cấp dưỡng thông thường cũng chỉ là vài triệu, nó là con số rất ít so với giá trị tài sản kê biên, gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi đưa ra quyết định dùng các tài sản lớn (xe, nhà, đất,…) của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để khấu trừ hết một lần số tiền cần thiết và hơn hết để thực hiện cưỡng chế phải tốn rất nhiều thời gian và công sức mới có thể kết thúc được một vụ thi hành án về cấp dưỡng nuôi con. Vẫn có các trường hợp người cấp dưỡng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình vì vấn đề khách quan, bất khả kháng như gặp tai nạn, lâm vào bệnh tật hay không còn đủ khả năng để cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp này, người cấp dưỡng có thể yêu cầu phía người trực tiếp nuôi con cùng thỏa thuận lại phương thức cấp dưỡng hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng trong một thời gian. Bên cạnh các biện pháp dân sự mềm mỏng chỉ mang tính cảnh cáo thì pháp luật còn đưa ra nhiều chế tài nhằm cưỡng chế thực hiện trách nhiệm và bổn phận mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng cần làm. Việc trốn tránh trách nhiệm, từ chối nghĩa vụ có thể bị phạt tiền cảnh cáo từ 1892
  6. 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Việc không thực hiện nghĩa vụ có chủ ý có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu vẫn không chấp hành, mức phạt cho trường hợp này có thể là phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm và nếu có hành vi chống đối, thủ đoạn có thể bị từ 2 đến 5 năm tù, kèm theo mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Căn cứ theo Điều 380 Bộ luật Hình sự 2015). [1] Tất cả những chế tài mà pháp luật đặt ra đều nhắm đến bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và bắt buộc bên có nghĩa vụ phải nghiêm chỉnh hoàn thành nghĩa vụ của mình. Các biện pháp này cũng thể hiện được tầm quan trọng của việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn và sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi con trẻ. 3 CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN Việc ly hôn có thể trở thành vấn đề tâm lý với những đứa trẻ vì chúng chính là người cuối cùng phải lãnh những hậu quả từ việc thực thi bản án ly hôn của bố mẹ. Đối với những đứa trẻ từ 7 tuổi, độ tuổi mà pháp luật Việt Nam cho rằng chủ thể đã đủ hiểu để có quyền tự lựa chọn người mà chúng muốn sống cùng việc này được Tòa án lấy ý kiến trên tinh thần thân thiện và phù hợp với độ tuổi, nhưng thực tế điều này hoàn toàn rất khó, vì trẻ nhỏ đến cả các khái niệm ly hôn còn chưa thể hiểu thì không thể nào suy nghĩ về cái lợi và tương lai sau này; nhiều khi sự lựa chọn này lại chính là quyền định hoặc sự sắp đặt của bố mẹ và chính chúng còn không biết quyết định này đã khiến cho bố hoặc mẹ bị tước quyền trực tiếp nuôi dưỡng. Đấy chính là một vấn đề bất cập mà Nhà nước ta chưa thể can thiệp kịp thời. Đối với gia đình có nhiều con việc chia con khiến cho những đứa trẻ dần mất sự liên kết, khi sống với hai bên khác nhau thường cha mẹ sẽ có xu hướng phân biệt đối xử với những đứa con mặc dù tại khoản 4 Điều 69 LHN&GĐ 2014 đã quy định “không được phân biệt đối xử với con theo tình trạng hôn nhân của bố mẹ”, thực tế nó phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người và Nhà nước rất khó để kiểm soát. Điều này dẫn tới những mâu thuẫn nảy sinh bên trong những đứa trẻ khiến tính cách, lối sống, suy nghĩ khác biệt và có thể chúng sẽ trở nên xa lạ và thậm chí trở thành kẻ thù chỉ sau một thời gian ngắn. Điều đáng nói trong một số trường hợp bên có quyền nuôi con cố gắng làm xấu đi hình tượng người bố, người mẹ trong mắt chúng, dẫn tới tính cách chúng càng lớn càng trở nên cọc cằn, thiếu lễ phép, tôn trọng đối với bên không trực tiếp nuôi dưỡng và tội tệ hơn là khi chúng trưởng thành có thể sẽ cắt đứt liên lạc với bên kia. Tâm lý của những đứa trẻ có bố mẹ ly hôn thường có chiều hướng tiêu cực, khi trưởng thành chúng có xu hướng rơi vào các tệ nạn xã hội nhiều hơn so với những đứa trẻ khác. Hậu ly hôn còn dẫn tới rất nhiều hệ lụy mà pháp luật không thể nào lường trước để có quy định sát sao cụ thể để tránh đi nỗi đau tinh thần cho những đứa trẻ khi trưởng thành.[5] Để có thể điều chỉnh, ổn định phần nào tinh thần của con thì ngay từ khi chuẩn bị ly hôn cha mẹ cần cho con hiểu được lý do của việc ly hôn này không phải là điều mà ai mong muốn, nó có thể là cách cuối cùng để con có tương lai tốt hơn và điều này không xuất phát từ lỗi của con. Mặc dù, nó rất khó để cho một đứa trẻ hiểu nhưng bố mẹ nên kiên nhẫn và dành 1893
  7. nhiều thời gian để xoa dịu nỗi đau về mặt tinh thần cho đứa trẻ, tránh đi những cảm xúc tiêu cực cho trẻ trong tương lai. Bố mẹ không nên tham lam giành quyền lợi về mình mà phải học cách tôn trọng ý kiến của con, không nên can thiệp vào sự lựa chọn và mong muốn của con, phải nhìn một cách khách quan, lý trí xem xét ai mới là người có thể hoàn thành trách nhiệm nuôi con tốt hơn để hạn chế sự mất kiểm soát trong quá trình phát triển tâm lý sau này của trẻ. Đối với các gia đình phải chia con phải đảm bảo cho các con vẫn gần gũi, thân thiết, không thiên vị và khẳng định cho chúng hiểu việc ly hôn không làm thay đổi việc bọn chúng là anh chị em. Đây là những điều xuất phát từ đạo đức và nhân phẩm của người làm cha, làm mẹ. Một yếu tố khác đến từ trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức xã hội cần thường xuyên tuyên truyền và nhắc nhở về việc đảm bảo quyền lợi của trẻ em, phổ cập những kiến thức cần thiết về những thứ mà trẻ cần bao gồm vật chất lẫn tinh thần để giúp người làm cha mẹ biết cách để cùng con vượt qua hậu ly hôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Hữu Phước (2020). Ly hôn gặp khó biết hỏi ai – Ask whom when facing difficulties in divorce, NXB. Tổng hợp, TP.HCM. [2] Quốc Hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. [3] Quốc Hội (2015), Bộ luật Hình sự 2015. [4] https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/quyen-nuoi-con-khi-ly-hon-va-cac-quy-dinh- cua-phap-luat [5] https://olympiclaw.vn/dieu-kien-de-ly-hon-va-suy-nghi-ve-noi-dau-cua-nhung-dua-con- khi-cha-me-ly-hon/ [6] https://plo.vn/phap-luat/bat-ngo-vu-ca-si-nhat-kim-anh-kien-gianh-quyen-nuoicon- 964360.html [7] https://www.phunuonline.com.vn/6-dieu-cha-me-can-lam-voi-con-truoc-khi-ly-hon- a127806.html [8] https://luattrinam.vn/muc-cap-duong-nuoi-con-toi-thieu-hang-thang 1894
nguon tai.lieu . vn