Xem mẫu

  1. TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Nguyễn Nhật Nam* Nguyễn Đại** Người phản biện: TS. Lê Thị Thảo Tóm tắt: Trong thực tế, các tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ngày một nhiều chủ yếu là các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại (BTTH) do vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (BHNT). Theo đó, bên kinh doanh bảo hiểm phải bồi thƣờng cho bên mua bảo hiểm một khoản tiền cụ thể nhằm khắc phục thiệt hại do vi phạm hợp đồng. Vấn đề trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng BHNT là một trƣờng hợp cụ thể của trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng, chịu sự điều chỉnh của BLDS và các văn bản luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm. Bài viết tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về hợp đồng BHNT, các điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng BHNT, qua đó chúng tôi chỉ ra các vƣớng mắc tồn tại liên quan đến của quy định pháp luật về trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng BHNT và đề xuất giải pháp khắc phục. Từ khóa: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 1. Đặt vấn đề Hợp đồng BHNT là một hình thức của hợp đồng bảo hiểm, chịu sự điều chỉnh chung của chế định hợp đồng trong BLDS và luật chuyên ngành là Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2010. Theo đó, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đƣợc hiểu là, “hợp đồng BHNT là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và bên bảo hiểm, theo đó bên bảo hiểm cam kết bảo hiểm cho tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và sự an toàn của con người thông qua việc cam kết chi trả cho người được bảo hiểm, hoặc người thụ hưởng một số tiền bảo hiểm nhất định khi có những sự kiện đã định trước xảy ra đối với người được bảo hiểm còn bên mua bảo hiểm có trách nhiệm nộp phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn cho bên bảo hiểm”245. Trong quá trình giao kết hợp đồng BHNT luôn tồn tại những rủi ro nhất định, * Sinh viên K38, trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế ** Sinh viên K38, trƣờng Đại học Luật, Đại học Huế 245 Phí Thị Quỳnh Nga (2006), Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 195
  2. đặc biệt là một trong các bên vi phạm hợp đồng gây ra thiệt hại cho bên còn lại. Theo nguyên tắc chung có thiệt hại phát sinh bên gây thiệt hại phải gánh chịu trách nhiệm BTTH do hành vi vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Trách nhiệm BTTH khác hoàn toàn với nguyên tắc bồi thƣờng bảo hiểm, trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm pháp lý, trong khi đó nguyên tắc bồi thƣờng bảo hiểm là một nguyên tắc đặc trƣng của kinh doanh bảo hiểm và nguyên tắc này không áp dụng cho BHNT. 2. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 2.1. Khái quát về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Hợp đồng BHNT mang những đặc điểm chung của một hợp đồng, trong đó yếu tố thỏa thuận và sự tự do ý chí là tính chất cơ bản nhất. Bên cạnh đó, hợp đồng BHNT mang những đặc điểm riêng biệt: Thứ nhất, đối tƣợng hƣớng đến của hợp đồng BHNT là tuổi thọ và tính mạng 246 con ngƣời , đây là đặc trƣng của hợp đồng BHNT, đối tƣợng của hợp đồng BHNT thƣờng mang tính ổn định lâu dài, do đó, hợp động BHNT là hợp đồng dài hạn ; Thứ hai, là một hợp đồng song vụ, nghĩa là các bên trong hợp đồng có quyền và nghĩa vụ tƣơng xứng với nhau, chẳng hạn nhƣ: chẳng hạn bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí theo thỏa thuận thì bên bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm. Thứ ba, hợp đồng BHNT là hợp đồng mang tính may rủi, có sự chuyển dịch rủi ro. Theo PGS.TS. Ngô Huy Cƣơng: “... hợp đồng may rủi... có đặc điểm là sự tồn tại và hiệu lực một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào một sự kiện ngẫu nhiên”. Tức là, hợp đồng BHNT đƣợc giao kết để bảo hiểm cho những sự kiện có khả năng xảy ra hoặc không – những sự kiện này là những sự kiện bảo hiểm247. Thứ tư, hợp đồng BHNT là một hợp đồng dân sự thuần túy. Bởi vì, thứ nhất, hợp đồng giao kết có một bên là chủ thể dân sự không đăng ký kinh doanh; thứ hai, mục đích giao kết không hoàn toàn là mục đích kinh doanh có lợi nhuận, “bảo hiểm” nghĩa là phòng bị, cách thức để hạn chế, tránh khỏi một rủi ro, tai nạn có thể xảy ra trong tƣơng lai. 2.2. Vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 246 Khoản 2 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm ( văn bản hợp nhất năm 2013) 247 Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm (khoản 10 điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm – văn bản hợp nhất năm 2013) 196
  3. Vi phạm hợp đồng BHNT có thể hiểu là những hành vi không thực hiện hoặc thực hiện đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng BHNT của bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Trong hợp đồng BHNT, có thể là không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền cho bên mua bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm hoặc. Vi phạm hợp đồng ở đây đƣợc hiểu một cách rộng hơn, không chỉ là vi phạm những thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng đã giao kết mà còn là hành vi vi phạm các quy định liên quan đến hợp đồng BHNT. Chẳng hạn nhƣ, theo quy định điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm: “Trách nhiệm cung cấp thông tin: 1. Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm. Các bên chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp…”. Ở đây chúng ta thấy rằng, nhà làm luật đƣa ra quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin, tình trạng của ngƣời tham gia bảo hiểm là một quy phạm về nghĩa vụ. Việc vi phạm dẫn đến hệ quả pháp lý là: một bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng và bên vi phạm phải bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên đối với vấn đề này, thực tế vẫn có hai đƣờng hƣớng xử lý khác nhau: thứ nhất, Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do cung cấp không đúng thông tin lúc giao kết, các bên trong hợp đồng trao trả cho nhau những gì đã nhận; thứ hai, bên có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng. Với hai đƣờng lối xử lý khác nhau, việc thực hiện chế tài BTTH là rất khác nhau. Nếu hợp đồng vô hiệu, các bên có thể không tiến hành BTTH theo hợp đồng vì lúc này các điều khoản hợp đồng không có hiệu lực, trừ trƣờng không thuộc khoản 4 điều 131 BLDS năm 2015 (bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường). Đối với đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng248, làm hợp đồng không thực hiện đƣợc các bên sẽ phải tiến hành BTTH nếu nhƣ có thiệt hại xảy ra, trách nhiệm BTTH dựa trên những điều khoản của hợp đồng không loại trừ điều khoản về BTTH. Do đó, cần có sự áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về xử lý việc vi phạm nghĩa vụ đăng ký thông tin ngƣời mua bảo hiểm. 3. Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 248 Xem thêm điều 428 BLDS năm 2015. 197
  4. Trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm dân sự, là trách nhiệm của người vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại 249. Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng phát sinh khi đủ các điều kiện làm phát sinh, gồm: có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, yếu tố lỗi. Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng BHNT phát sinh khhi có các điều kiện phát sinh sau: - Có hành vi vi phạm hợp đồng BHNT Căn cứ để xác định một bên có hành vi vi phạm hợp đồng đƣợc dựa trên hợp đồng hợp pháp mà các bên đã ký kết và quy định của pháp luật. Bất cứ hành vi nào không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ đƣợc xem là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Hành vi vi phạm hợp đồng BHNT đƣợc thực hiện dƣới dạng hành động hoặc không hành động, bao gồm một số biểu hiện phổ biến nhƣ: (i) bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc đóng không đúng thời hạn và phƣơng thức đã thỏa thuận; (ii) doanh nghiệp bảo hiểm không chi trả tiền bảo hiểm kịp thời khi xảy ra sự kiện bảo hiểm; (iii) hành vi cung cấp sai thông tin ngƣời mua bảo hiểm…. - Có thiệt hại xảy ra Mục đích của bồi thƣờng thiệt hại là nhằm bù đắp những lợi ích vật chất, khôi phục lại tình trạng ban đầu của bên bị thiệt hại. Tại Điều 361 BLDS năm 2015 là thiệt hại vật chất, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Trên nguyên tắc chung thiệt hại bao nhiêu bồi thƣờng bấy nhiêu, do đó, việc xác định thiệt hại khi hợp đồng BHNT bị vi phạm là việc rất quan trọng, làm cơ sở để áp dụng mức BTTH. - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng BHNT với thiệt hại xảy ra Không phải mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đều là cơ sở của trách nhiệm BTTH và không phải bất cứ thiệt hại nào xảy ra trong quan hệ hợp đồng đều do bên vi 249 Viện khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (2016), Từ điển luật học, NXB. Từ điển bách khoa và NXB. Bộ Tƣ pháp, tr. 801. 198
  5. phạm nghĩa vụ gánh chịu. Điều 360 BLDS năm 2015 quy định rằng trƣờng hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thƣờng, tức là phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra thì mới phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng. Xem xét mối quan hệ này trong việc thực hiện hợp đồng BHNT, có thể thấy rằng thiệt hại phát sinh phải là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng, và hành vi vi phạm chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại đó. Về mặt thời gian, thiệt hại phải xảy ra sau khi có hành vi vi phạm; - Bên gây thiệt hại có lỗi Khoản 2, 3 Điều 351 BLDS năm 2015 quy định rằng nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên có quyền thì bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự. Cùng với đó, Điều 363 BLDS năm 2015 cũng ghi nhận rằng trƣờng hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải BTTH tƣơng ứng với mức độ lỗi của mình. Nhƣ vậy, với những quy định trên có thể thấy rằng lỗi là một trong các yếu tố để xác định trách nhiệm BTTH khi một bên có hành vi vi phạm hợp đồng nói chung và hợp đồng BHNT nói riêng. Mức BTTH phải tƣơng ứng với mức độ lỗi, và một trong những cơ sở để xác định mức độ lỗi là tùy theo đó là lỗi cố ý hay vô ý. 4. Một số vƣớng mắc về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam Thứ nhất, văn bản luật điều chỉnh. Hợp đồng BHNT là một dạng hợp đồng đƣợc điều chỉnh bởi hai văn bản luật: một là, luật chung là BLDS (chế định về hợp đồng); hai là, luật chuyên ngành Luật kinh doanh bảo hiểm (chế định về hợp đồng BHTN). Về nguyên tắc, khi áp dụng điều chỉnh cần nhớ ƣu tiên áp dụng luật chuyên ngành, tuy nhiên có thể thấy rằng các quy định hiện hành của luật chung và luật chuyên ngành đang có sự chống chéo nhau. Chẳng hạn nhƣ, cách sử dụng thuật ngữ chƣa có sự thống nhất, điều 30 Luật kinh doanh bảo hiểm về “thời hiệu khởi kiện: thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm là ba năm, kể từ thời điểm phát sinh tranh chấp”, tƣơng tự điều 429 BLDS năm 2015 quy định thời hiệu khởi kiện hợp đồng, “thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”. 199
  6. Hoặc là, quy định về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm theo điều 18 luật kinh doanh bảo hiểm: “áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”, còn trong BLDS năm 2015 điều 362 với tên điều luật là: nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Có thể thấy rằng, nhiệm vụ của luật chuyên ngành là quy định cụ thể nhằm làm rõ hơn các quy định của luật chung, sử dụng thuật ngữ không thống nhất sẽ tạo sự khó hiểu cho ngƣời dân khi tiếp cận văn bản luật, gợi nhiều cách hiểu khác nhau. BLDS năm 2015 vừa ban hành đƣợc đánh giá là “hiến pháp của ngành luật tư”, vì vậy, Luật kinh doanh bảo hiểm cần thiết xây dựng những quy định tiếp cận phù hợp với tinh thần chung của BLDS năm 2015 mà trƣớc hết là thống nhất sử dụng khái niệm, thuật ngữu một cách đồng bộ. Thứ hai, tồn tại hai hƣớng xử lý khác nhau về cùng một hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật. Trong các tranh chấp liên quan đến hành vi này, có trƣờng hợp Tòa án xem đó là sự lừa dối và tuyên hợp đồng vô hiệu, ngƣợc lại cũng có trƣờng hợp Tòa án cho rằng đó là hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin và áp dụng hậu quả pháp lý đình chỉ hợp đồng. Một hợp đồng BHNT bị đơn phƣơng đình chỉ thƣờng sẽ có lợi hơn cho phía doanh nghiệp bảo hiểm, bởi vì lúc này doanh nghiệp bảo hiểm không phải chi trả quyền lợi bảo hiểm mà còn có quyền thu phí đến thời điểm đình chỉ (hoặc bồi thƣờng thiệt hại cho bên mua bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm, trong khi việc chứng minh thiệt hại là không dễ). Còn nếu hợp đồng bị tuyên vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, điều này dễ dẫn tới bên mua bảo hiểm có hành vi cố tình khai báo không đúng về tình trạng sức khỏe lúc giao kết hợp đồng để trục lợi tiền bảo hiểm, gây ảnh hƣởng đến lợi ích chính đáng của doanh nghiệp bảo hiểm. Trên thực tế, các Tòa án thƣờng xử lý hợp đồng vô hiệu trong trƣờng hợp này, và theo quan điểm của chúng tôi, đó là cách giải quyết phù hợp, bởi loại hành vi này mang bản chất lừa dối nhằm tiến đến giao kết hợp đồng, mà đã có sự lừa dối thì nguyên tắc hợp đồng phải vô hiệu. Thứ ba, việc xác định thiệt hại để yêu cầu bồi thƣờng khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng BHNT còn khó khăn, đặc biệt là đối với bên mua bảo hiểm. Nhiều trƣờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm trì trệ trong việc chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, khi đó bên mua bảo hiểm có thể yêu cầu thanh toán lãi chậm trả nhƣng khoản lợi mà doanh nghiệp bảo hiểm có đƣợc trong thời gian trì hoãn thậm 200
  7. chí có thể còn lớn hơn số lãi này, gây ảnh hƣởng đến quyền lợi chính đáng của bên mua bảo hiểm. Thực tế các vụ tranh chấp đã đƣa ra, Tòa án thƣờng buộc doanh nghiệp bảo hiểm trả lãi chậm trả, ngoài ra hầu nhƣ chƣa có một thiệt hại vật chất thực tế, cụ thể nào khác mà bên mua bảo hiểm đƣợc bồi thƣờng. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, giai đoạn hiện nay ký kết hợp đồng BHNT ngày một phát sinh nhiều tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều tồn tại và vƣớng mắc đặc biệt liên quan đến vấn đề BTTH. Trong thời gian tới cùng với sự ra đời của BLDS năm 2015 các quy định Luật kinh doanh bảo hiểm cần có những bƣới điều chỉnh để phù hợp nhằm nâng cao hoạt động giao lƣu dân sự cũng nhƣ việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp BTTH do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng BHNT. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc Hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, Bộ luật Dân sự năm 2015. 2. Văn phòng quốc hội, Luật kinh doanh bảo hiểm (văn bản hợp nhất năm 2013). 3. Viện khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (2016), Từ điển luật học, NXB. Từ điển bách khoa và NXB. Bộ Tƣ pháp, Hà Nội 4. Phí Thị Quỳnh Nga (2006), Pháp luật về giao dịch bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. ThS. Trần Vũ Hải (2008), Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, truy cập đƣờng link: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/09/04/1614/. 201
nguon tai.lieu . vn