Xem mẫu

  1. Tổng quan về internet và thương mại điện tử 1 mở đầu 1.1 Lịch sử phát triển internet: Vào cuối những năm 60, Bộ Quốc Phòng Mỹ đã tài trợ cho m ột nhóm sinh viên từ nhiều trường Đại học và Viện nghiên cứu của Mỹ để tham gia chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới. Kết quả nghiên c ứu là s ự ra đ ời của mạng ARPA (The Advanced Research Project Agency – tên c ủa t ổ ch ức tài tr ợ chi phí nghiên cứu cho chương trình này). Sau đó, mạng này đ ược các tr ường Đ ại học cùng nhau phát triển để trở thành một mạng chung cho các trường Đại học, gọi là ARPAnet ông tổ của Internet ngày nay. Ban đầu, mạng này được các tr ường Đ ại học sử dụng, sau đó Quân đội cũng bắt đầu tận dụng, và cuối cùng Chính ph ủ M ỹ quyết định mở rộng việc sử dụng mạng cho mục đích thương m ại và c ộng đ ồng. Mạng Internet ngày nay đã trở thành một m ạng liên k ết các m ạng máy tính n ội b ộ và các máy tính cá nhân trên khắp toàn cầu . Cho đến ngày nay, mọi người đều công nhận rằng sự phát minh ra Internet là m ột trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân lo ại trong th ế k ỷ XX và s ự phát minh này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế toàn c ầu. Sự ảnh hưởng của Internet lên nền kinh tế thế giới, lên cuộc sống của mỗi người trên th ế gi ới sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới, đặc biệt là ở các nước đang và chưa phát tri ển. World Wide Weblà một hệ thống siêu văn bản có thể liên kết nhiều loại văn bản ở nhiều nguồn khác nhau. World Wide Web được một kỹ sư người Anh là Tim Berners – Lee phát minh và hoàn thiện vào năm 1991. Xu ất phát t ừ nhu c ầu h ệ thống lại những ghi chép lộn xộn của mình, nhanh chóng tìm ra và liên k ết đ ược với những tài liệu tham khảo tại bất cứ chỗ nào trên một văn b ản, Tim Berners-Lee đã phát minh ra một phần mềm trên một giao diện văn bản có thể tạo ra các liên kết với các file dữ liệu trong máy tính của mình, sau đó phát tri ển tính năng này có thể liên kết với bất cứ file dữ liệu nào trong các máy tính trên m ạng Internet. T ừ đó ra đời khái niệm trang Web là một loại siêu văn bản có địa ch ỉ c ụ th ể và duy nh ất, trên trang web có thể đặt các liên kết tới các trang web khác m ột cách đ ơn gi ản và tiện lợi. Tập hợp các trang web ở khắp nơi trên thế giới thông qua m ạng Internet tạo thành World Wide Web. World Wide Web đã nhanh chóng phát tri ển và có th ể nói nó đã tr ở thành linh h ồn cho mạng Internet. Trên web không những chuyển tải được các văn b ản mà còn các thông tin đa phương tiện khác như hình ảnh, âm thanh, phim, …vì vậy chẳng những nó mang lại một nguồn thông tin khổng lồ mà còn mang đ ến rất nhi ều ứng d ụng trong đời sống của con người như giải trí (chơi trò chơi, xem phim, nghe nh ạc…), mua sắm, học tập, kết bạn, làm việc, … Trang 1
  2. 1.2 Nền tảng phat triển internet: Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản lý dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California, Los Angeles, Đại học Utah và Đại học California, Santa Barbara . Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng. Thuật ngữ "Internet" xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính n ối v ới ARPANET ph ải s ử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia ra thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên c ứu và phát tri ển; phần th ứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự. Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các điểm mạnh của nó, quan trọng nh ất là khả năng liên kết các mạng khác với nhau một cách dễ dàng. Chính đi ều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các m ạng dùng cho nghiên c ứu và thương mại kết nối được với ARPANET, thúc đẩy vi ệc tạo ra m ột siêu m ạng (SuperNetwork). Năm 1980, ARPANET được đánh giá là mạng trụ cột của Internet. Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào gi ữa thập niên 1980 khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hi ệu qu ả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990. Sự hình thành mạng xương sống của NSFNET và những m ạng vùng khác đã t ạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của Internet. Tới năm 1995, NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet thì vẫn tiếp tục phát triển. Với khả năng kết nối mở như vậy, Internet đã trở thành một m ạng lớn nh ất trên thế giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hoá, xã hội... Cũng từ đó, các dịch vụ trên Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. 1.3 Phân biệt internet va intranet: Đọc các định nghĩa cũ về Intranet từ cách đây vài năm thì không th ể nào đ ầy đ ủ được. Intranet nói chung là mạng nội bộ. Nó có thể là ngu ồn chia s ẻ thông tin d ựa trên môi trường web, nó cũng có thể chỉ là sự liên kết gi ữa các máy tính đ ể chia s ẻ d ữ Trang 2
  3. liệu (copy files và in ấn). Việc gán ghép khái ni ệm "web" ngay khi nói đ ến "Intranet" là không còn chính xác nữa. Intranet cũng sử dụng giao thức TCP/IP như Internet và có th ể h ỗ tr ợ m ọi d ịch v ụ như những gì có trên Internet (trừ kho tàng dữ li ệu kh ổng l ồ đ ược chia s ẻ trên Internet), nhưng theo mặc định thì tách biệt với Internet. Có th ể cài đ ặt đ ể m ột mạng Intranet sử dụng được Internet, nhưng đấy lại là chuyện khác. Đi kèm với khái niệm "Intranet" ngày nay, còn có khái ni ệm "Extranet", là m ột sự mở rộng của Intranet. 2. Các thành phần cấu thành internet : 2.1 Giao thức TCP/IP: Giao thức TCP/IP được phát triển từ mạng ARPANET và Internet và đ ược dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP (Internet Protocol) là giao th ức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Họ giao thức TCP/IP hiện nay là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng. Hiện nay các máy tính của hầu hết các mạng có thể sử d ụng giao th ức TCP/IP để liên kết với nhau thông qua nhiều hệ thống mạng với kỹ thuật khác nhau. Giao thức TCP/IP thực chất là một họ giao thức cho phép các h ệ th ống m ạng cùng làm việc với nhau thông qua việc cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng. • Giao thức IP: Tổng quát Nhiệm vụ chính của giao thức IP là cung cấp khả năng kết n ối các m ạng con thành liên kết mạng để truyền dữ liệu, vai trò c ủa IP là vai trò c ủa giao th ức t ầng mạng trong mô hình OSI. Giao thức IP là m ột giao th ức ki ểu không liên k ết (connectionlees) có nghĩa là không cần có giai đo ạn thi ết lập liên k ết tr ước khi truyền dữ liệu. Sơ đồ địa chỉ hóa để định danh các trạm (host) trong liên m ạng đ ược g ọi là đ ịa chỉ IP 32 bits (32 bit IP address). Mỗi giao di ện trong 1 máy có h ỗ tr ợ giao th ức IP đều phải được gán 1 địa chỉ IP (một máy tính có thể gắn với nhiều mạng do vậy có thể có nhiều địa chỉ IP). Địa chỉ IP gồm 2 phần: địa chỉ m ạng (netid) và đ ịa ch ỉ máy (hostid). Mỗi địa chỉ IP có độ dài 32 bits được tách thành 4 vùng (m ỗi vùng 1 byte), có thể biểu thị dưới dạng thập phân, bát phân, thập lục phân hay nh ị phân. Cách Trang 3
  4. viết phổ biến nhất là dùng ký pháp thập phân có dấu chấm (dotted decimal notation) để tách các vùng. Mục đích của địa chỉ IP là để định danh duy nhất cho một máy tính bất kỳ trên liên mạng. Do tổ chức và độ lớn của các mạng con (subnet) c ủa liên mạng có th ể khác nhau, người ta chia các địa chỉ IP thành 5 lớp, ký hiệu là A, B, C, D và E. Trong l ớp A, B, C chứa địa chỉ có thể gán được. Lớp D dành riêng cho lớp k ỹ thu ật multicasting. Lớp E được dành những ứng dụng trong tương lai. Netid trong địa chỉ mạng dùng để nhận dạng từng m ạng riêng bi ệt. Các m ạng liên kết phải có địa chỉ mạng (netid) riêng cho m ỗi m ạng. Ở đây các bit đ ầu tiên của byte đầu tiên được dùng để định danh lớp địa chỉ (0 - l ớp A, 10 - l ớp B, 110 - lớp C, 1110 - lớp D và 11110 - lớp E). Ơû đây ta xét cấu trúc của các lớp địa chỉ có thể gán được là lớp A, lớp B, lớp C Cấu trúc của các địa chỉ IP như sau: Mạng lớp A: địa chỉ mạng (netid) là 1 Byte và địa chỉ host (hostid) là 3 byte. Mạng lớp B: địa chỉ mạng (netid) là 2 Byte và địa chỉ host (hostid) là 2 byte. Mạng lớp C: địa chỉ mạng (netid) là 3 Byte và địa chỉ host (hostid) là 1 byte. Lớp A cho phép định danh tới 126 mạng, với tối đa 16 tri ệu host trên m ỗi m ạng. Lớp này được dùng cho các mạng có số trạm cực lớn. Lớp B cho phép định danh tới 16384 mạng, với tối đa 65534 host trên mỗi mạng. Lớp C cho phép định danh tới 2 triệu mạng, với tối đa 254 host trên m ỗi m ạng. Lớp này được dùng cho các mạng có ít trạm. Hình 7.1: Cấu trúc các lớp địa chỉ IP Một số địa chỉ có tính chất đặc biệt : Một địa chỉ có hostid = 0 được dùng để hướng tới mạng định danh bởi vùng netid. Ngược lại, m ột đ ịa ch ỉ có vùng hostid Trang 4
  5. gồm toàn số 1 được dùng để hướng tới tất cả các host n ối vào m ạng netid, và n ếu vùng netid cũng gồm toàn số 1 thì nó hướng tới tất cả các host trong liên mạng Hình 7.2: Ví dụ cấu trúc các lớp địa chỉ IP Cần lưu ý rằng các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và m ạng ở t ầng mạng của mô hình OSI, và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa ch ỉ MAC) của các trạm trên đó một mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring.). Trong nhiều trường hợp, một mạng có thể được chia thành nhiều mạng con (subnet), lúc đó có thể đưa thêm các vùng subnetid đ ể đ ịnh danh các m ạng con. Vùng subnetid được lấy từ vùng hostid, cụ thể đối với lớp A, B, C như ví dụ sau: Hình 7.3: Ví dụ địa chỉ khi bổ sung vùng subnetid Đơn vị dữ liệu dùng trong IP được gọi là gói tin (datagram), có khuôn dạng Trang 5
  6. Hình 7.4: Dạng thức của gói tin IP Ý nghĩa của thông số như sau: VER (4 bits): chỉ version hiện hành của giao thức IP hi ện đ ược cài đ ặt, Vi ệc có chỉ số version cho phép có các trao đổi giữa các hệ thống sử dụng version cũ và h ệ thống sử dụng version mới. IHL (4 bits): chỉ độ dài phần đầu (Internet header Length) của gói tin datagram, tính theo đơn vị từ ( 32 bits). Trường này bắt buột phải có vì ph ần đ ầu IP có th ể có độ dài thay đổi tùy ý. Độ dài tối thiểu là 5 từ (20 bytes), độ dài tối đa là 15 từ hay là 60 bytes. Type of service (8 bits): đặc tả các tham số về dịch vụ nhằm thông báo cho m ạng biết dịch vụ nào mà gói tin muốn được sử dụng, chẳng hạn ưu tiên, th ời hạn ch ậm trễ, năng suất truyền và độ tin cậy. Hình sau cho biết ý nghĩ của trường 8 bits này. Precedence (3 bit): chỉ thị về quyền ưu tiên gửi datagram, nó có giá tr ị t ừ 0 (gói tin bình thường) đến 7 (gói tin kiểm soát mạng). D (Delay) (1 bit): chỉ độ trễ yêu cầu trong đó D = 0 gói tin có độ trễ bình thường D = 1 gói tin độ trễ thấp T (Throughput) (1 bit): chỉ độ thông lượng yêu cầu sử dụng để truyền gói tin v ới lựa chọn truyền trên đường thông suất thấp hay đường thông suất cao. T = 0 thông lượng bình thường và T = 1 thông lượng cao R (Reliability) (1 bit): chỉ độ tin cậy yêu cầu R = 0 độ tin cậy bình thường R = 1 độ tin cậy cao Total Length (16 bits): chỉ độ dài toàn bộ gói tin, kể c ả phần đầu tính theo đ ơn v ị byte với chiều dài tối đa là 65535 bytes. Hiện nay gi ới hạn trên là rất l ớn nh ưng Trang 6
  7. trong tương lai với những mạng Gigabit thì các gói tin có kích th ước l ớn là c ần thiết. Identification (16 bits): cùng với các tham số khác (như Source Address và Destination Address) tham số này dùng để định danh duy nhất cho một datagram trong khoảng thời gian nó vẫn còn trên liên mạng. Flags (3 bits): liên quan đến sự phân đoạn (fragment) các datagram, Các gói tin khi đi trên đường đi có thể bị phân thành nhiều gói tin nhỏ, trong tr ường h ợp b ị phân đoạn thì trường Flags được dùng điều khiển phân đoạn và tái lắp ghép bó d ữ liệu. Tùy theo giá trị của Flags sẽ có ý nghĩa là gói tin sẽ không phân đo ạn, có th ể phân đoạn hay là gói tin phân đoạn cuối cùng. Trường Fragment Offset cho biết vị trí dữ liệu thuộc phân đoạn tương ứng với đoạn bắt đầu của gói dữ li ệu gốc. Ý nghĩa cụ thể của trường Flags là: bit 0: reserved - chưa sử dụng, luôn lấy giá trị 0. bit 1: (DF) = 0 (May Fragment) = 1 (Don't Fragment) bit 2: (MF) = 0 (Last Fragment) = 1 (More Fragments) Fragment Offset (13 bits): chỉ vị trí của đoạn (fragment) ở trong datagram tính theo đơn vị 8 bytes, có nghĩa là phần dữ liệu mỗi gói tin (tr ừ gói tin cu ối cùng) ph ải chứa một vùng dữ liệu có độ dài là bội số của 8 bytes. Điều này có ý nghĩa là ph ải nhân giá trị của Fragment offset với 8 để tính ra độ lệch byte. Time to Live (8 bits): qui định thời gian tồn tại (tính bằng giây) c ủa gói tin trong mạng để tránh tình trạng một gói tin bị quẩn trên mạng. Th ời gian này đ ược cho bởi trạm gửi và được giảm đi (thường qui ước là 1 đơn vị) khi datagram đi qua m ỗi router của liên mạng. Thời lượng này giảm xuống tại m ỗi router v ới m ục đích gi ới hạn thời gian tồn tại của các gói tin và kết thúc những lần lặp l ại vô h ạn trên mạng. Sau đây là 1 số điều cần lưu ý về trường Time To Live: Trang 7
  8. Nút trung gian của mạng không được gởi 1 gói tin mà trường này có giá trị= 0. Một giao thức có thể ấn định Time To Live để thực hiện cuộc ra tìm tài nguyên trên mạng trong phạm vi mở rộng. Một giá trị cố định tối thiểu phải đủ lớn cho mạng hoạt động tốt. Protocol (8 bits): chỉ giao thức tầng trên kế tiếp sẽ nhận vùng dữ liệu ở trạm đích (hiện tại thường là TCP hoặc UDP được cài đặt trên IP). Ví d ụ: TCP có giá trị trường Protocol là 6, UDP có giá trị trường Protocol là 17 Header Checksum (16 bits): Mã kiểm soát lỗi của header gói tin IP. Source Address (32 bits): Địa chỉ của máy nguồn. Destination Address (32 bits): địa chỉ của máy đích Options (độ dài thay đổi): khai báo các lựa chọn do người gửi yêu cầu (tuỳ theo từng chương trình). Padding (độ dài thay đổi) : Vùng đệm, được dùng để đảm bảo cho phần header luôn kết thúc ở một mốc 32 bits. Data (độ dài thay đổi): Trên một mạng cục bộ như vậy, hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý c ủa nhau. Nh ư v ậy vấn đ ề đ ặt ra là ph ải thực hiện ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa chỉ vật lý (48 bits) của một trạm. • Các giao thức trong mạng IP Để mạng với giao thức IP hoạt động được tốt người ta cần m ột số giao th ức b ổ sung, các giao thức này đều không phải là bộ phận của giao th ức IP và giao th ức IP sẽ dùng đến chúng khi cần. Giao thức ARP (Address Resolution Protocol): Ở đây cần lưu ý rằng các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và m ạng ở tầng m ạng c ủa mô hình OSI, và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các tr ạm trên đó m ột mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring.). Trên một mạng c ục bộ hai tr ạm ch ỉ có th ể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau. Như vậy vấn đề đặt ra là phải tìm được ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa chỉ vật lý c ủa một trạm. Giao thức ARP đã được xây dựng để tìm địa chỉ vật lý từ địa chỉ IP khi cần thiết. Giao thức RARP (Reverse Address Resolution Protocol) : Là giao thức ngược với giao thức ARP. Giao thức RARP được dùng để tìm địa chỉ IP từ địa chỉ vật lý. Trang 8
  9. Giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol): Giao thức này thực hiện truyền các thông báo điều khiển (báo cáo về các tình trạng các lỗi trên m ạng.) gi ữa các gateway hoặc một nút của liên mạng. Tình trạng lỗi có th ể là: m ột gói tin IP không thể tới đích của nó, hoặc một router không đủ bộ nhớ đệm để lưu và chuyển một gói tin IP, Một thông báo ICMP được tạo và chuyển cho IP. IP s ẽ "b ọc" (encapsulate) thông báo đó với một IP header và truyền đến cho router ho ặc tr ạm đích. • các bước hoạt động của giao thức IP: Khi giao thức IP được khởi động nó trở thành m ột thực thể tồn t ại trong máy tính và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình, lúc đó thực thể IP là c ấu thành của tầng mạng, nhận yêu cầu từ các tầng trên nó và g ửi yêu c ầu xu ống các tầng dưới nó. Đối với thực thể IP ở máy nguồn, khi nhận được một yêu c ầu gửi từ tầng trên, nó thực hiện các bước sau đây: Tạo một IP datagram dựa trên tham số nhận được. Tính checksum và ghép vào header của gói tin. Ra quyết định chọn đường: hoặc là trạm đích n ằm trên cùng m ạng ho ặc m ột gateway sẽ được chọn cho chặng tiếp theo. Chuyển gói tin xuống tầng dưới để truyền qua mạng. Đối với router, khi nhận được một gói tin đi qua, nó thực hiện các động tác sau: 1) Tính chesksum, nếu sai thì loại bỏ gói tin. 2) Giảm giá trị tham số Time - to Live. nếu thời gian đã hết thì loại bỏ gói tin. 3) Ra quyết định chọn đường. 4) Phân đoạn gói tin, nếu cần. 5) Kiến tạo lại IP header, bao gồm giá trị mới của các vùng Time - to -Live, Fragmentation và Checksum. 6) Chuyển datagram xuống tầng dưới để chuyển qua mạng. Cuối cùng khi một datagram nhận bởi một thực thể IP ở trạm đích, nó sẽ thực hiện bởi các công việc sau: 1) Tính checksum. Nếu sai thì loại bỏ gói tin. 2) Tập hợp các đoạn của gói tin (nếu có phân đoạn) Trang 9
  10. 3) Chuyển dữ liệu và các tham số điều khiển lên tầng trên. • Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP TCP là một giao thức "có liên kết" (connection - oriented), nghĩa là c ần ph ải thi ết lập liên kết giữa hai thực thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ li ệu v ới nhau. M ột tiến trình ứng dụng trong một máy tính truy nhập vào các d ịch v ụ c ủa giao th ức TCP thông qua một cổng (port) của TCP. Số hiệu c ổng TCP đ ược th ể hi ện b ởi 2 bytes. Hình 7.5: Cổng truy nhập dịch vụ TCP Một cổng TCP kết hợp với địa chỉ IP tạo thành m ột đầu n ối TCP/IP (socket) duy nhất trong liên mạng. Dịch vụ TCP được cung c ấp nh ờ m ột liên k ết logic gi ữa m ột cặp đầu nối TCP/IP. Một đầu nối TCP/IP có thể tham gia nhi ều liên k ết v ới các đầu nối TCP/IP ở xa khác nhau. Trước khi truyền dữ li ệu gi ữa 2 tr ạm c ần ph ải thiết lập một liên kết TCP giữa chúng và khi không còn nhu cầu truyền d ữ liệu thì liên kết đó sẽ được giải phóng. Các thực thể của tầng trên sử dụng giao thức TCP thông qua các hàm gọi (function calls) trong đó có các hàm yêu cầu để yêu cầu, để trả lời. Trong m ỗi hàm còn có các tham số dành cho việc trao đổi dữ liệu. Các bước thực hiện để thiết lập một liên kết TCP/IP : Thiết lập một liên kết mới có thể được mở theo một trong 2 phương thức: chủ động (active) ho ặc bị động (passive). Trang 10
  11. Phương thức bị động, người sử dụng yêu cầu TCP chờ đ ợi m ột yêu c ầu liên k ết gửi đến từ xa thông qua một đầu nối TCP/IP (tại chỗ). Người sử dụng dùng hàm passive Open có khai báo cổng TCP và các thông số khác (mức ưu tiên, mức an toàn) Với phương thức chủ động, người sử dụng yêu cầu TCP mở m ột liên kết với một một đầu nối TCP/IP ở xa. Liên kết sẽ được xác lập nếu có m ột hàm Passive Open tương ứng đã được thực hiện tại đầu nối TCP/IP ở xa đó. Bảng liệt kê một vài cổng TCP phổ biến. Số hiệu Mô tả cổng 0 Reserved 5 Remote job entry 7 Echo 9 Discard 11 Systat 13 Daytime 15 Nestat 17 Quotd (quote odd day 20 ftp-data 21 ftp (control) 23 Telnet 25 SMTP 37 Time 53 Name Server 102 ISO - TSAP 103 X.400 104 X.400 Sending 111 Sun RPC 139 Net BIOS Session source 160 - 223 Reserved Khi người sử dụng gửi đi một yêu cầu mở liên kết sẽ được nhận hai thông s ố trả lời từ TCP. Thông số Open ID được TCP trả lời ngay lập tức để gán cho m ột liên k ết c ục bộ (local connection name) cho liên kết được yêu cầu. Thông số này về sau đ ược dùng để tham chiếu tới liên kết đó. (Trong trường hợp nếu TCP không thể thiết lập được liên kết yêu cầu thì nó phải gửi tham số Open Failure để thông báo.) Trang 11
  12. Khi TCP thiết lập được liên kết yêu cầu nó gửi tham số Open Sucsess đ ược dùng để thông báo liên kết đã được thiết lập thành công. Thông báo này d ược chuyển đến trong cả hai trường hợp bị động và chủ động. Sau khi m ột liên k ết được mở, việc truyền dữ liệu trên liên kết có thể được thực hiện. Các bước thực hiện khi truyền và nhận dữ liệu: Sau khi xác lập được liên kết người sữ dụng gửi và nhận dữ liệu. Việc gửi và nhận dữ li ệu thông qua các hàm Send và receive. Hàm Send: Dữ liệu được gửi xuống TCP theo các khối (block). Khi nhận đ ược một khối dữ liệu, TCP sẽ lưu trữ trong bộ đệm (buffer). Nếu c ờ PUSH đ ược d ựng thì toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm được gửi, kể cả khối dữ liệu mới đến sẽ được gửi đi. Ngược lại cờ PUSH không được dựng thì dữ liệu được gi ữ lại trong b ộ đệm và sẽ gửi đi khi có cơ hội thích hợp (chẳng hạn chờ thêm d ữ li ệu n ữa để gữi đi với hiệu quả hơn). Hàm reveive: Ở trạm đích dữ liệu sẽ được TCP lưu trong bộ đệm gắn với m ỗi liên kết. Nếu dữ liệu được đánh dấu với một cờ PUSH thì toàn bộ dữ li ệu trong b ộ đệm (kể cả các dữ liệu được lưu từ trước) sẽ được chuyển lên cho người sữ dụng. Còn nếu dữ liệu đến không được đánh dấu với cờ PUSH thì TCP ch ờ t ới khi thích hợp mới chuyển dữ liệu với mục tiêu tăng hiệu quả hệ thống. Nói chung việc nhận và giao dữ liệu cho người sử dụng đích của TCP phụ thuộc vào việc cài đặt cụ thể. Trường hợp cần chuyển gấp dữ liệu cho người sử dụng thì có thể dùng cờ URGENT và đánh dấu dữ li ệu bằng bit URG đ ể báo cho ng ười sử dụng cần phải sử lý khẩn cấp dữ liệu đó. Các bước thực hiện khi đóng một liên kết: Việc đóng một liên kết khi không cần thiết được thực hiên theo một trong hai cách: dùng hàm Close hoặc dùng hàm Abort. Hàm Close: yêu cầu đóng liên kết một cách bình thường. Có nghĩa là vi ệc truy ền dữ liệu trên liên kết đó đã hoàn tất. Khi nhận được m ột hàm Close TCP sẽ truyền đi tất cả dữ liệu còn trong bộ đệm thông báo rằng nó đóng liên kết. Lưu ý r ằng khi một người sử dụng đã gửi đi một hàm Close thì nó vẫn phải tiếp tục nhận dữ liệu đến trên liên kết đó cho đến khi TCP đã báo cho phía bên kia bi ết v ề vi ệc đóng liên kết và chuyển giao hết tất cả dữ liệu cho người sử dụng của mình. Trang 12
  13. Hàm Abort: Người sử dụng có thể đóng một liên kết bất và sẽ không chấp nh ận dữ liệu qua liên kết đó nữa. Do vậy dữ liệu có thể bị mất đi khi đang được truyền đi. TCP báo cho TCP ở xa biết rằng liên kết đã được hủy bỏ và TCP ở xa sẽ thông báo cho người sử dụng cũa mình. Một số hàm khác của TCP: Hàm Status: cho phép người sử dụng yêu cầu cho bi ết trạng thái c ủa m ột liên kết cụ thể, khi đó TCP cung cấp thông tin cho người sử dụng. Hàm Error: thông báo cho người sử dụng TCP về các yêu c ầu d ịch v ụ b ất h ợp lệ liên quan đến một liên kết có tên cho trước hoặc về các lỗi liên quan đến môi trường. Đơn vị dữ liệu sử dụng trong TCP được gọi là segment (đoạn dữ liệu), có các tham số với ý nghĩa như sau: Hình 7.5: Dạng thức của segment TCP Source Por (16 bits): Số hiệu cổng TCP của trạm nguồn. Destination Port (16 bit): Số hiệu cổng TCP của trạm đích. Sequence Number (32 bit): số hiệu của byte đầu tiên của segment trừ khi bit SYN được thiết lập. Nếy bit SYN được thiết lập thì Sequence Number là số hiệu tuần tự khởi đầu (ISN) và byte dữ liệu đầu tiên là ISN+1. Acknowledgment Number (32 bit): số hiệu của segment ti ếp theo mà tr ạm ngu ồn đang chờ để nhận. Ngầm ý báo nhận tốt (các) segment mà tr ạm đích đã g ửi cho trạm nguồn. Trang 13
  14. Data offset (4 bit): số lượng bội của 32 bit (32 bit words) trong TCP header (tham số này chỉ ra vị trí bắt đầu của nguồn dữ liệu). Reserved (6 bit): dành để dùng trong tương lai Control bit (các bit điều khiển): URG: Vùng con trỏ khẩn (Ucgent Poiter) có hiệu lực. ACK: Vùng báo nhận (ACK number) có hiệu lực. PSH: Chức năng PUSH. RST: Khởi động lại (reset) liên kết. SYN: Đồng bộ hóa số hiệu tuần tự (sequence number). FIN: Không còn dữ liệu từ trạm nguồn. Window (16 bit): cấp phát credit để kiểm soát nguồn dữ li ệu (c ơ chế c ửa sổ). Đây chính là số lượng các byte dữ liệu, bắt đầu từ byte được chỉ ra trong vùng ACK number, mà trạm nguồn đã saün sàng để nhận. Checksum (16 bit): mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment (header + data) Urgemt Poiter (16 bit): con trỏ này trỏ tới số hiệu tu ần t ự c ủa byte đi theo sau d ữ liệu khẩn. Vùng này chỉ có hiệu lực khi bit URG được thiết lập. Options (độ dài thay đổi): khai báo các option của TCP, trong đó có đ ộ dài t ối đa của vùng TCP data trong một segment. Paddinh (độ dài thay đổi): phần chèn thêm vào header để đảm bảo ph ần header luôn kết thúc ở một mốc 32 bit. Phần thêm này gồm toàn số 0. TCP data (độ dài thay đổi): chứa dữ liệu của tầng trên, có độ dài t ối đa ng ầm định là 536 byte. Giá trị này có thể điều chỉnh bằng cách khai báo trong vùng options. Trang 14
  15. Hình 7.8: Mô hình quan hệ họ giao thức TCP/IP 2.2 Client:web-browser? Web browser: Trình duyệt web, là một phần mềm ứng dụng dùng để định vị và hiển thị các trang web.Có 2 loại web browser: trình duyệt d ựa trên văn b ản, ch ỉ hi ển thị các thông tin dưới dạng văn bản như Lynx; trình duyệt đ ồ h ọa, h ỗ tr ợ hypermedia như âm thanh, hình ảnh, video... các web browser đồ họa thông d ụng hiện nay: Microsoft Internet Explorer, Netscape Navigator, Mozilla Firefox, Opera... Web browser còn gọi là web client. 2.3  Client­server là gì    ?    MôhìnhWebclient/server : Thuật ngữ server được dùng cho những chương trình thi hành như m ột d ịch v ụ trên toàn mạng. Các chương trình server này chấp nhận tất cả các yêu c ầu h ợp l ệ đến từ mọi nơi trên mạng, sau đó nó thi hành dịch vụ và trả kết quả về máy yêu cầu. Một chương trình được coi là client khi nó gửi các yêu c ầu tới máy có ch ương trình server và chờ đợi câu trả lời từ server. Chương trình server và client nói Trang 15
  16. chuyện với nhau bằng các thông điệp (messages) thông qua m ột c ổng truyền thông liên tác IPC (Interprocess Communication). Để một chương trình server và m ột chương trình client có thể giao tiếp được với nhau thì gi ữa chúng phải có m ột chuẩn để nói chuyện, chuẩn này được gọi là giao th ức. N ếu m ột ch ương trình client nào đó muốn yêu cầu lấy thông tin từ server thì nó phải tuân theo giao th ức mà server đó đưa ra. Bản thân chúng ta khi c ần xây dựng m ột mô hình client/server cụ thể thì ta cũng có thể tự tạo ra một giao thức riêng nhưng th ường chúng ta ch ỉ làm được điều này ở tầng ứng dụng của mạng. Với sự phát tri ển m ạng nh ư hi ện này thì có rất nhiều giao thức chuẩn trên m ạng ra đời nh ằm đáp ứng nhu c ầu phát triển này. Các giao thức chuẩn (ở tầng mạng và vận chuyển) được sử dụng r ộng rãi nhất hiện nay như: giao thức TCP/IP, giao thức SNA c ủa IBM, OSI, ISDN, X.25 hoặc giao thức LAN-to-LAN NetBIOS. Một máy tính ch ứa ch ương trình server được coi là một máy chủ hay máy phục vụ (server) và máy ch ứa ch ương trình client được coi là máy tớ (client). Mô hình mạng trên đó có các máy chủ và máy tớ giao tiếp với nhau theo 1 hoặc nhiều dịch vụ được gọi là mô hình client/server. Thực tế thì mô hình client/server là sự mở rộng tự nhiên và tiện lợi cho vi ệc truyền thông liên tiến trình trên các máy tính cá nhân. Mô hình này cho phép xây dựng các chương trình client/server một cách dễ dàng và sử dụng chúng để liên tác v ới nhau đ ể đạt hiệu quả hơn. Mô hình client/server như sau: Client/Server là mô hình tổng quát nh ất, trên th ực tế thì một server có thể được nối tới nhiều server khác nhằm làm vi ệc hi ệu quả và nhanh hơn. Khi nhận được 1 yêu c ầu từ client, server này có th ể g ửi ti ếp yêu c ầu vừa nhận được cho server khác ví dụ như database server vì bản thân nó không th ể xử lý yêu cầu này được. Máy server có thể thi hành các nhiệm vụ đơn gi ản hoặc phức tạp. Ví dụ như một máy chủ trả lời thời gian hiện tại trong ngày, khi một máy client yêu cầu lấy thông tin về thời gian nó sẽ phải gửi m ột yêu c ầu theo m ột tiêu chuẩn do server định ra, nếu yêu cầu được chấp nhận thì máy server s ẽ tr ả v ề thông tin mà client yêu cầu. Có rất nhi ều các d ịch v ụ server trên m ạng nh ưng nó đều hoạt động theo nguyên lý là nhận các yêu cầu từ client sau đó xử lý và trả k ết quả cho client yêu cầu. Thông thường chương trình server và client đ ược thi hành trên hai máy khác nhau. Cho dù lúc nào server cũng ở trạng thái sẵn sàng ch ờ nh ận yêu cầu từ client nhưng trên thực tế một tiến trình liên tác qua lại (interaction) gi ữa client và server lại bắt đầu ở phía client, khi mà client gửi tín hi ệu yêu c ầu t ới server. Các chương trình server thường đều thi hành ở mức ứng d ụng (t ầng ứng dụng của mạng). Sự thuận lợi của phương pháp này là nó có thể làm vi ệc trên bất cứ một mạng máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông chuẩn c ụ th ể ở đây là giao thức TCP/IP. Với các giao thức chuẩn này cũng giúp cho các nhà s ản xu ất có thể tích hợp nhiều sản phẩm khác nhau của họ lên mạng mà không gặp ph ải khó khăn gì. Với các chuẩn này thì các chương trình server cho m ột dịch v ụ nào đ ấy có thể thi hành trên một hệ thống chia sẻ thời gian (timesharing system) v ới nhi ều chương trình và dịch vụ khác hoặc nó có thể chạy trên chính m ột máy tính các nhân bình thường. Có thể có nhiều chương server cùng làm một dịch vụ, chúng có th ể nằm trên nhiều máy tính hoặc một máy tính. Với mô hình trên chúng ta nh ận th ấy rằng mô hình client/server chỉ mang đặc điểm của ph ần m ềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy server phải qu ản lý rất nhi ều các yêu c ầu t ừ các Trang 16
  17. clients khác nhau trên mạng. Ưu và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm ki ếm thông tin, ...) với nhiều dịch vụ đa dạng mà mô hình cũ không thể làm đ ược. Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích h ợp các k ỹ thu ật hi ện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, h ệ thông tin đ ịa lý (GIS) ... Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở 2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng b ị l ộ. Client Trong mô hình client/server, người ta còn đ ịnh nghĩa c ụ th ể cho m ột máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng v ới đ ể mu ốn th ể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình th ường như Win9x, DOS, OS/2... Bản thân mỗi một client cũng đã được tích h ợp nhi ều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một m ạng LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (c ụ thể là các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu c ầu lấy d ữ li ệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó... Thực tế trong các ứng dụng c ủa mô hình client/server, các chức năng hoạt động chính là sự kết hợp gi ữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu trên cả 2 máy Vai trò c ủa client Trong mô hình client/server, client được coi như là người sử dụng các dịch v ụ trên m ạng do m ột hoặc nhiều máy chủ cung cấp và server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các clients. Điều quan trọng là ph ải hi ểu đ ược vai trò ho ạt động của nó trong một mô hình cụ thể, một máy client trong mô hình này l ại có th ể là server trong một mô hình khác. Ví dụ c ụ thể như m ột máy tr ạm làm vi ệc nh ư một client bình thường trong mạng LAN nhưng đ ồng th ời nó có th ể đóng vai trò như một máy in chủ (printer server) cung cấp dịch v ụ in ấn t ừ xa cho nhi ều ng ười khác (clients) sử dụng. Client được hiểu như là bề n ổi của các d ịch v ụ trên m ạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì chúng sẽ được hiển th ị trên máy client. Server Server còn được định nghĩa như là m ột máy tính nhi ều người s ử d ụng (multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhi ều yêu c ầu t ừ các client trên mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành c ủa nó là đa nhi ệm v ới các tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ đi ều hành UNIX, WINDOWS... Server cung cấp và điều khiển các ti ến trình truy c ập vào tài nguyên của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau đ ể m ột l ỗi của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác. Tính đa nhi ệm đ ảm b ảo m ột tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống. Vai trò c ủa server. Nh ư chúng ta đã bàn ở trên, server như là m ột nhà cung c ấp d ịch v ụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in ấn, truyền file, h ệ th ống... Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính ch ức năng đ ể h ỗ tr ợ cho các ho ạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC. Để đảm bảo tính an toàn trên m ạng cho nên server này còn có vai trò như là một nhà quản lý toàn bộ quyền truy c ập d ữ li ệu của các máy clients, nói cách khác đó là vai trò quản tr ị mạng. Có rất nhi ều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu quả, một trong những cách đang đ ược s ử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu Trang 17
  18. 2.4 ISP ISP là viết tắt của Internet Service Provider, có nghĩa là nhà cung c ấp d ịch v ụ Internet. ISP là nơi bạn đăng ký để có quyền gia nh ập vào Internet và s ử d ụng những dịch vụ mà ISP đó cung cấp như e-mail, Web… Ở nước ta thì có các ISP lớn như là : FPT, Viettel, VNPT. 2.5 Search Engine: Search Engines :Máy tìm kiếm , là chương trình tìm kiếm các tư liệu trên WWW dựa và các từ khóa và trả về danh sách các tư li ệu phù hợp v ới t ừ khóa. Các máy tìm kiếm họat động dựa vào các Spider (con nhện) để có thể thu thập các tư liệu cần thiết, một số máy tìm kiếm khác sử dụng Indexer (người lập mục lục) dựa trên các từ chứa trong các tư liệu. 2.6 Các server tiện ích: • MỘT SỐ WEBSITE HỮU ÍCH. Tra cứu thông tin • Các Search Engine: Google (http://www.google.com, http://scholar.google.com), • AltaVista (http://www.altavista.com), • Yahoo (http://www.yahoo.com), • VNSeek (http://www.vnseek.vn). • Tự điển trực tuyến : Wikipedia (http://www.wikipedia.com) • Webopedia (http://www.webopedia.com Thư viện phần mềm • ZDNet (www.zdnet.com), Cnet(http://download.cnet.com) Nghiên cứu, khoa học, giáo dục • Codeguru (http://www.codeguru.com), MSDN (http://msdn.microsoft.com) • http://cntt.dhsph.edu.vn: Khoa CNTT Trường ĐHSP Hà Nội • http://www.is-edu.hcmuns.edu.vn, Khoa CNTT Trường ĐH KHTN-ĐHQG tp HCM 3 : Kết nối máy PC vào mạng internet: 3.1 kết nối dùng model: Dial-up networking là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong k ết n ối máy tính tới Internet. Cuối năm 2000, trên ¼ tỷ người đã quay số vào Internet - nhi ều g ấp 4 lần số các user truy cập thông qua giao thức khác như: DSL, cáp quang, ISDN modem. Sau đây là một số các đặc trưng về Dial-up networking: • Dial-up networking sử dụng một modem, như giao di ện gi ữa m ột máy tính PC với một mạng (chẳng hạn như Internet). Tốc độ kết nối có thể lên tới 56 kbps. Trang 18
  19. • Quay số với một modem vẫn là phương pháp rẻ nhất và sẵn dùng đ ể k ết n ối Internet. • Tốc độ lớn nhất khi bạn tải dữ liệu sử dụng công dial-up networiking đ ược giới hạn bởi băng thông của hệ thống điện thoại, chất lượng đường truyền, và giao vận trên mạng Internet. • Tốc độ kết nối qua khi sử dụng phương pháp quay số • Dial-up networking luôn sử dụng truyền thông v ới ISP s ử d ụng theo giao th ức điểm nối điểm. Trong khi các dịch vụ băng thông khác như DSL, modem cáp, và Internet truy ền qua vệ tinh đang trở nên sẵn có trên nhiều quốc gia, dial-up networking vẫn ti ếp tục phát triển. Nhiều người ước tính rằng, các kết nối dạng không dây sẽ là đ ối th ủ chính trong việc cung cấp dịch vụ cho người sử dụng truy c ập Internet trong t ương lai gần. Nhưng theo thống kê chỉ ra rằng, cuối năm 2001, vẫn có nhiều hơn 2 lần số người sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng dial-up networking so v ới s ử d ụng các d ịch v ụ băng thông kết nối Internet khác. Cơ chế bắt tay là gì? Dial-up networking là phương thức đơn giản nhất để kết n ối tới Internet: b ạn ch ỉ kết nối qua đường điện thoại sử dụng modem của bạn, ban đầu b ạn sẽ l ựa ch ọn một nhà cung cấp dịch vụ ISP, và phần mềm quay số đã có sẵn trong h ệ đi ều hành Windows với giao diện sử dụng đơn giản. Với mỗi người sử dụng, khi quay số đòi hỏi một account truy cập với tên sử dụng và mật khẩu truy c ập dịch v ụ t ới nhà cung cấp ISP. Sau khi thiết lập các thao tác đó xong, m ỗi lần truy c ập sau, khách hàng chỉ cần thực hiện kết nối bằng cách nháy kép chu ột trên bi ểu t ượng dial-up. Khi bạn bắt đầu sử dụng dịch vụ, dial-up networking sẽ sử dụng modem đ ể quay số tới nhà cung cấp số dịch vụ ISP, n ơi sẽ có m ột modem khác tr ả l ời. Ch ỉ sau m ột vài giây, các modem sẽ sử các tín hiệu điều khiển để xem xem các modem có th ể kết nối với tốc độ tối đa là bao nhiêu. Tiếng kêu của modem khi b ắt đ ầu k ết n ối là khi modem bạn và của nhà cung cấp dịch vụ đang ước định tốc độ và thi ết l ập k ết nối sử dụng. Khi kết nối đã được thiết lập, modem của bạn sẽ trở lại trạng thái im lặng, và dial- up networking sẽ gửi tên truy cập và mật khẩu c ủa bạn t ới nhà cung c ấp ISP theo phương thức gọi là CHAP -- challenge handshake authentication protocol. Tại đ ầu cuối ISP, một máy tính sẽ kiểm tra tên và mật khẩu truy c ập c ủa bạn d ựa trên m ột cơ sở dữ liệu các khách hàng được quyền sử dụng dịch vụ. Sau khi đã ki ểm tra chứng thực này, của sổ trạng thái dial-up networking biến mất, và bạn có th ể duyệt thông tin các website, gửi email, download các file, ... Quá trình xử lý này luôn đ ược thực hiện ở bất cứ đâu chỉ trong khoảng thời gian từ 30 giây đ ến 2 phút. Giao thức điểm nối điểm (PPP): Chậm hơn nhưng chịu lỗi t ốt h ơn Dial-up networking cũng cắt dữ liệu của bạn thành các gói tin, mã hoá và gói d ữ liệu trước khi gửi đi. Dial-up networking sử dụng giao thức PPP (Point to Point Protocol) để gói dữ li ệu truyền tin qua đường điện thoại. Với mạng ethernet, các gói dữ liệu PPP, thường được gọi là một frame, bao gồm một vài phần, có các cờ bắt đ ầu và k ết thúc (đ ược gọi “wrappers”) được gắn cho mỗi gói tin. Giống như các gói tin ethernet, các frame PPP chứa các cờ wrapper. Các wrapper giúp dữ liệu trong các gói tin tới đ ược n ơi Trang 19
  20. đến dù sử dụng các giao thức khác, như TCP/IP, và cũng ki ểm tra ki ểu dữ liệu nén được sử dụng trong gói tin. Sự khác biệt quan trọng giữa các frame PP và các gói tin ethernet là kh ả năng các gói tin PPP bị nguy hiểm được phục hồi sử dụng m ột chu trình gói tin g ửi đi. M ỗi gói tin đôi khi bị mất hay hỏng dữ liệu khi truyền trên đường truyền; khi đến, theo cơ chế xác thực sẽ có yêu cầu đến PC đòi hỏi gửi lại gói tin đó. Đi ều này gây mất thời gian nhiều hơn so với truyền theo dạng băng thông khác. Trong kiến trúc, mỗi PPP wrapper chứa một tập các định v ị d ữ li ệu đ ược gọi là giá trị xác thực, mà được kiểm tra tại nơi đến. Khi có một PPP frame nguy hiểm, nó sẽ dựa vào tập định vị này để lấy lại đúng gói tin đã b ị m ất mà không c ần g ửi l ại toàn bộ dữ liệu. Trong khi quá trình này lưu thời gian ước định mà sẽ dùng nó đ ể g ửi l ại các gói tin bị nguy hiểm khi truyền, các chức năng khắc phục lỗi làm cho giao th ức đi ểm nối điểm chạy ít lỗi hơn so với các giao thức đơn giản hơn. Mà Internet là m ột n ơi truyền tin không đảm bảo độ tin cậy cao, do vậy PPP rất thích h ợp khi sử d ụng v ới Internet và ngày càng phát triển. 3.2 Kết nối dung adsl ADSL là một cách kết nối tốc độ cao tới Internet, v ới t ốc đ ộ có th ể nhanh h ơn vài chục đến cả trăm lần modem quay số hiện nay chúng ta đang dùng. Công nghệ kết nối hứa hẹn cho chúng ta để có thể "lướt" trên Internet và thưởng thức nhiều d ịch v ụ không dành cho kết nối "rùa bò". * Căn bản về công nghệ ADSL ADSL là một thành viên của họ công nghệ kết nối modem tốc độ cao hay còn gọi là DSL, viết tắt của Digital Subscriber Line. DSL tận dụng hệ thống cáp đi ện tho ại b ằng đồng có sẵn để truyền tải dữ liệu ở tốc độ cao, ti ết ki ệm kinh phí l ắp đ ặt cáp quang (fibre-optic) đắt tiền hơn. Tất cả các dạng DSL ho ạt động d ựa trên th ực t ế là truy ền âm thanh qua đường cáp điện thoại đồng chỉ chiếm một phần băng thông rất nh ỏ. DSL tách băng thông trên đường cáp điện thoại thành hai: m ột phần nh ỏ dành cho truyền âm, phần lớn dành cho truyền tải dữ liệu ở tốc đ ộ cao. Trên đường dây điện thoại thì thực tế chỉ dùng một khoảng tần số rất nhỏ từ 0KHz đến 20KHz để truyền dữ liệu âm thanh (điện thoại). Công nghệ DSL tận dụng đặc điểm này để truyền dữ liệu trên cùng đường dây, nhưng ở tần số 25.875 KHz đ ến 1.104 MHz * ADSL và Internet trên băng thông rộng ADSL là một trong những kết nối Internet phổ biến cung c ấp băng thông l ớn cho việc truyền tải dữ liệu (tiếng Anh gọi là broadband Internet). Broadband Internet so với kết nối bằng modem quay số truyền thống là một cuộc cách m ạng lớn v ề t ốc đ ộ, chất lượng và nội dung, cũng giống như so sánh Nvidia GeForce 4 TI4600 v ới S3 Trio 1MB PCI vậy. Với tốc độ kết nối gấp hàng chục đến hàng trăm l ần modem quay s ố, ADSL – một ứng dụng của broadband Internet - sẽ giúp bạn th ực sự th ưởng th ức th ế giới kĩ thuật số trên mạng toàn cầu. A. Đối với người dùng Về cơ bản, ADSL sẽ giúp bạn làm những vi ệc quen thuộc trên Internet nh ư dùng th ư điện tử, duyệt websites, duyệt diễn đàn, tải file..v.v.. nhưng nhanh hơn trước rất nhiều lần và bạn có thể làm những việc đó đồng thời thay vì phải làm lần lượt từng thứ m ột như trước đây. Bạn có thể thoải mái thưởng thức Internet do không phải dài c ổ đ ợi Trang 20
nguon tai.lieu . vn