Xem mẫu

TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU

Tổng luận phân tích

VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH
LÃNH THỔ
Người biên soạn : PTS. Phạm Xuân Trường

HÀ NỘI – 1996

TRUNG TÂM KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU

Tổng luận phân tích

VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH
LÃNH THỔ
Người biên soạn : PTS. Phạm Xuân Trường

HÀ NỘI – 1996

VỀ CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH LÃNH THỔ
PTS. Phạm Xuân Trường
Viện Địa lý

MỞ ĐẦU
Hệ thống kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội của mỗi nƣớc bao gồm 3 khía cạnh
chủ yếu:
* Trƣớc hết đó là khía cạnh nền kinh tế quốc dân bao gồm một tổng thể tổng hợp
thống nhất của cả nƣớc.
* Thứ hai là: các ngành có đối tƣợng kế hoạch hoa là các ngành và các tổng thể liên
ngành.
* Thứ ba là: các khía cạnh lãnh thổ bao gồm mặt cắt lãnh thổ của kế hoạch ngành, kế
hoạch phân bố lực lƣợng sản xuất và xí nghiệp, kế hoạch hóa các tỉnh và vùng chủ yếu, kế
hoạch hoa lãnh thổ.
Theo Pap-len-cô thì khía cạnh lãnh thổ của việc lập kế hoạch là một khái niệm rộng
hơn khái niệm kế hoạch "theo chiều ngang". Nhƣ vậy kế hoạch hóa lãnh thổ bao hàm một
lãnh thổ xác định [1, 2, 3].
Theo Nê-cơ-ra-xốp N. [4] kế hoạch hóa lãnh thổ là quá trình soạn thảo một hệ thống
thống nhất các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Các kế hoạch đó bao trùm các vùng, tiểu vùng,
nhóm tỉnh và tỉnh nhƣ một đem vị lãnh thổ trọn vẹn. Mục tiêu của kế hoạch hóa lãnh thổ là
chuyên sâu sản xuất của nền kinh tế các lãnh thổ, tác động tƣơng hỗ

1

có hiệu quả kinh tế toàn bộ nền kinh tế của một lãnh thổ xác định, giải quyết đƣợc các nhiệm
vụ tiến bộ xã hội.
Thực chất bình diện lãnh thổ của kế hoạch là kết quả của kế hoạch hóa lãnh thổ tổng
hợp. Trong bình diện lãnh thổ thì qui hoạch lãnh thổ là nội dung chủ yếu liên quan trực tiếp
đến việc ứng dụng kết quả nghiên cứu địa lý kinh tế nói chung cũng nhƣ khoa học địa lý vào
thực tiễn. Cơ sở toàn diện và đầy đủ nhất cho kế hoạch hóa lãnh thổ và qui hoạch lãnh thổ là
cơ sở khoa học địa lý.
Nhu cầu phát triển xã hội làm nẩy sinh các vấn đề phân vùng kinh tế, quy hoạch vùng,
phát triển các thể lãnh thổ tổng hợp, hệ thống năng lƣợng liên vùng, trong vùng các nút công
nghiệp, các vùng phân bố và chuyên môn hóa nông nghiệp [5]. Ngày nay nhiều bài toán, vấn
đề thực tế đặt ra trƣớc khoa học địa lý ngày càng trở nên cấp thiết. Phân bố các cơ sở dịch vụ
dân cƣ (lƣới thƣơng nghiệp, xây dựng thành phố, quy hoạch thành phố), phân bố mạng lƣới
đƣờng ống, tổ chức lƣới đƣờng trục, hoạt động lao động đƣờng bộ... không thể thực hiện
đƣợc nếu thiếu các thông tin địa lý ở tầm vĩ mô cũng nhƣ vi mô.
Các kết quả đánh giá kinh tế tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên, nghiên cứu
dân cƣ - lao động, các ngành kinh tế, xây dựng thành phố, phát triển tiềm năng nhân văn là vô
cùng quan trọng trong bất kỳ cơ sở kế hoạch và kế hoạch phát triển của bất kỳ vùng nào,
ngành nào cũng nhƣ của toàn bộ nền kinh tế ở bất cứ thời đoạn, tình huống nào.
Trong khoa học địa lý mà nhất là địa lý kinh tế từ trƣớc đến nay hội nhập đƣợc đầy đủ
nhất toàn bộ những yếu tố chủ yếu cần thiết cho qui hoạch lãnh thổ. Các yếu tố đó từ cự
nhiên nói chung và tài nguyên thiên nhiên nói riêng, dân cƣ nhƣ nguồn tiêu thụ sản phẩm và
cung cấp lao động, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội.
Chính những ý nghĩa lý luận, thực tiễn to lớn của địa lý mà từ trƣớc đến nay và nhất
là hiện nay, các nghiên cứu cơ sở địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ luôn là đề tài đƣợc đề cập
ngày càng thƣờng xuyên và rộng rãi.

2

I. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊA LÝ PHỤC VỤ QUY HOẠCH
1. Trên thế giới:
Nhìn chung các nghiên cứu địa lý mà nhất là địa lý kinh tế liên quan trƣớc hết đến
lĩnh vực ứng dụng lớn nhất của địa lý - kế hoạch hóa theo lãnh thổ. Các nghiên cứu trên đƣợc
tiến hành ở các bộ phận của đối tƣợng nghiên cứu của địa lý (tài nguyên, dân cƣ lao động, các
ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, các vùng kinh tế, các vấn đề địa lý kinh tế, các lợi thế, hạn
chế về mặt địa lý ) cũng nhƣ ở những nghiên cứu bao gộp toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nghiên cứu địa lý phục vụ qui hoạch lãnh thổ có thể đƣợc xem xét thông qua nghiên
cứu địa lý kinh tế là bộ phận địa lý, gắn kết với thực tế chặt chẽ nhất. Ở đây có thể nói thêm
rằng bộ phận này của địa lý (địa lý kinh tế) càng phát triển bao nhiêu thì địa lý phục vụ qui
hoạch lãnh thổ càng phát triển bấy nhiêu.
Địa lý kinh tế trong nhiều thập kỷ gần đây và nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai
đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Một phần điều này đƣợc thể hiện trong các hƣớng phát triển
của địa lý Xô Viết (Liên Xô cũ). Trƣớc địa lý Xô Viết những mầm mống địa lý kinh tế có thể
tìm thấy trong " sách địa lý" của nhà địa lý La Mã Xtrabon. ở đây "phần lớn địa lý thuộc về
đối tƣợng của đời sống chính trị" [Bot].
Trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, các công trình liên quan trực tiếp đến sự phát triển
địa lý kinh tế chƣa từng thấy ở Nga đã xuất hiện. Đó là kế hoạch phân bố công nghiệp của
Lênin, kế hoạch điện khí hóa nƣớc Nga, dự án phân vùng kinh tế những năm 20. Các công
trình trên đã đặt nền móng cho hai quá trình tổng hợp và phân hóa sâu sắc trong địa lý kinh tế
Xô Viết.

3

nguon tai.lieu . vn