Xem mẫu

  1. •% BAN BIÊN TẬP Dự THẲO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 'Í MỘT SỐ VẤN ĐỂ C(T BẢN CỦA ■ HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (S ách chuyên khảo)
  2. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Một sô' vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên th ế giới : Sách chuyên khảo. - 2 0 1 3 . - H, : Chính trị quôc gia,. - 452tr. ; 24cm 1. Hiến pháp 2. Thế giới 3. Sách chuyên khảo 342.02 - d cl4 C T K 0024P-C IP 3-1(N)0l Mã s ố : --------------- CIQG-2013
  3. BAN BIÊN TẬP Dự THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NẢM 1992 MỘT SỐ VẨN ĐỂ C(r BẢN CỦA m HIẾN PHÁP CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Sách chuyên khảo) NHÀ XƯẤT BẲN CHÍNH TRỊ QUốC GIA - sự THẬT HÀ NỘI - 2013
  4. CHÚ BIÊN: - GS.TS. Phan Trung Lý, úy viôn ủy ban thường V\1 Quốc hôi, Chú nhicm ủy ban pháp luât của Quôc hôi, úy viên úy ban dự tháo sửa đổi Hiêh pháp nãm 1992, Trướng ban bi ôn tập dư tháo sửa đối Hiến pháp năm 1992; - ThS. Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm ủy ban kinh tế của Quốc hội, Phó TrưíVng ban biên tâp dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; - TS. Nguyễn Sĩ Dững, Phó Chú nhiệm Văn phòng Quốc hội, thành VIGĨÌ Ban biên tâp dự tháo sửa đối Hiến pháp năm 1992. BIÊN TẬP: ’ Nguyễn Văn Phúc, - Hoàng Minh Hiếu, - Nguyễn Đức Lam, - Dương Thùy Dimg. THAM GIA BIÊN SOẠN: - GS.TS. Nguyễn Đảng Dimg, Khoa Luât, Đại học quôcgia Hà Nôi (Mục V, Chuơng V); - ThS. Dương Thùy Dung, Vụ kừih tể, Văn phòng Quốc hội {Chiiưng p/; Mục ĨX, Chương V); - ThS. Đặng Minh Đạo, Viện Nghiên cứu lập pháp {Mục ĩ l Chĩwmg ỉì; Mục ỉỉi Vỉl Chương V); - TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội {Chitưng ///); - ThS. Hoàng Minh Hiếu, Trung tâm thông tin, thư viên và nghiên cứu khoa hcx:, Văn phòng Quốc hội (Mục /, Chiwmg ĩỉ); - TS. Tô Văn Hòa, Đại học Luật Hà NỘI {Mục V7, Chương V); - ThS. Nguyễn E>ức Lam, Tmng tâm bổi dưỡng đai biểu dân cử, Văn phòng Quốc hôi (Mục //, Miíc V, Chiiưn;^ V; Chương Vỉỉ); - PGS.TS. Trương Đắc LinK Đại hoc Luật Thành phố Hổ Chí Minh (Chương Vỉ): - TS. Vũ Văn Nhiêm, Đai hoc Luât Thành phố Hồ Chí Minh (Mục ỉĩỉ, ChươTĩị^ ĩĩ, Mục /X, Chương V); - CN» Trần Thị Nmh, Tmng tâm thông tin, thư viên và nghiên cứu khoa hoc, Văn phòng Qiiôc hội {Mục ÌV, Chitxmg V); - TS. Đặng Minh Tuấn, Khoa Luât Đại học quốc gia Hà Nôi {Mỉic V ỉỉl Chương V); - NCS. Bùi Ngọc Sơn, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội {Chương ỉ); - PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, Đại học Luật Hà Nội (Mục l Chương V); - PGS.TS. Nguyễn Cửu Việt Đại học Luật Thành phô' Hổ Chí Minh (Chương Vỉ).
  5. MỤC LỤC Trang Chú dân của Nhà xuất bản 11 Lòi nói đẩu 13 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HlẾN PHÁP CÁC NƯỚC TRÊN THỂ GIỚI 17 ĩ. Q UA N NIỆM VỂ HIẾN PH Á P 17 1. Định nghĩa hiến pháp 17 2. Chức năng cùa hiến pháp 19 3. Các giai đoạn phát triển của hiêh pháp 20 4. Phân loại hiến pháp 22 5. Mô hình hiến pháp 25 II. CH Ủ NGHĨA H Ợ P HIẾN 27 1. Khái niệm 27 2. Sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa hợp hiến 29 3. Các yêu tô' câu thành cùa chủ nghĩa hợp hiên hiện đại 30 III, CÁC NỘI DUNG CH ÍN H CỦ A MỘT BẢN HIẾN PH Á P 31 1. Tô’ chức quyền lực nhà nước 31 2. Quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân 35 3. Những giá trị căn bản của một cộng đổng 37 4. Các chính sách kinh tê'- văn hóa - xã hội 38 5. Về đảng chính trị và các tổ chức xã hội 40
  6. 6, Chê'độ bảo vệ hiến pháp 41 7. Sửa đổi hiêh pháp 45 IV. KỸ THUẬT LẬ P HIẾN 47 V. M ỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA HIẾN PH ÁP 54 C H Ư Ơ N G II CH Ủ Q U Y ỀN N H ÂN D ÂN VÀ CÁ C H ÌN H TH Ứ C NHÂN DÂN TRựC TlẾP THựC HIỆN QUYỂN L ự c NHÀ N Ư Ớ C 57 I. C H Ủ Q U YỂN N H Â N DÂN VÀ VIỆC TU YÊN B ố C H Ù Q U YỂN N H Â N DÂN TRONG HIẾN PH Á P 57 1. Khái niệm chù quyền nhân dân 57 2. Quy định về chù quyền nhân dân trong hiến pháp 61 II. TRƯNG C Ầ U Ý DÂN 67 1. Khái niệm 67 2. Các loại trưng cầu ý dân 71 3. Những vấn đê' đưa ra trưng cầu ý dân 72 4. Các câp trưng cầu ý dân 73 III. HỆ THỐNGBẦU CỬTHEOHIẾN PHÁP MỘT số NƯỚC 77 1. Khái quát về bầu cử 77 2. Quy định về bầu cử trong hiến pháp một sô' nước 82 CHƯƠNG III QUYỂN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA v ụ c ơ BẢN C Ủ A CÔ N G D ÂN 86 I. KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỂ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ C ơ BẢN CỦA CÔNG DÂN 86 1, C ác khái niệm cơ bản 86 2. Nghĩa vụ và những yêu cầu trong viêc bảo đảm quyền con người của Nhà nước 92 II. MỐI QUAN HỆ GIỮA HIẾN PH Á P VÀ Q UYỂN CON NGƯỜI 98
  7. 1. Quyền con người là cằu phần cơ bản, không thể thiếu trong hiến pháp 98 2. Hiến pháp là công cụ pháp lý cơ bản để bảo vệ quyền con ngưòi ở các quôc gia 101 III. QUY ĐỊN H VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, Q U YỀN CÔNG DÂN TRONG HIẾN PH ÁP TRÊN THÊ'GIỚI 102 1. Cách thức hiến định quyền con người, quyền công dân 102 2. Vị trí của chế định quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp 103 3. Câu trúc chế định quyền con người, quyền công dân 103 4. Khuôn khổ các quyền được hiêh định 104 5. Một sô' quy định khác trong chế định quyền con người> quyền công dân của hiến pháp các nước trên th ế giới 106 3.6 Cách thức xác lập quyền 113 CHƯƠNG IV CÁC VẤN ĐỂ KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, MÔI TRƯỜNG, QUỐC PHÒNG, AN NINH, Đ ố l NGOẠI 115 ỉ. CÁC V Ấ N ĐÊ' VỂ KINH TÊ' XẢ HỘI, VẰN HÓA, GIÁO DỤC, KH OA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG 115 1. Kinh tế (bao gồm cả các vấn đề về tài chính, ngân sách) 115 2. Xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, cống nghệ và môi trường 126 n CÁCVẤNĐỂ VỀ QUỐC PHÒNG, ANNINHVÀĐỐI NGOẠI 131 1 Quốc phòng, an ninh 132 2 Đôì ngoại 142 CHƯƠNG V TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG 145 I- MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUYỂN Lực NHÀ NƯỚC 145 1. Các mô hình chính thể 145
  8. 2. Mô hình cấu trúc nhà nước 154 II. CÁC NGUYÊN TẮC Tổ CHỨC QUYỂN L ự c NHÀ NƯỚC THEO CÁC MÔ HÌNH T ồ CHỨC NHÀ N ư ớ c 156 1. Phân chia quyền lực trong sự thông nhâ't 157 2. Tập trung quyền lực 166 III. NGUYÊN THỦ QUỐC GIA 168 1. Nguyên thủ quốc gia trong chính thể quân chủ 169 2. Nguyên thủ quôc gia trong chính thể cộng hòa 170 IV. MÔ H ÌN H C ơ Q UA N T H ự C HIỆN Q U Y ỂN L Ậ P P H Á P 174 1. Các chức năng, thẩm quyền cùa cơ quan lập pháp 174 2. Các mô hình tổ chức nghị viện 190 3. Hệ thôhg ủy ban trong nghị viện một sô'nước 197 4. Môl quan hệ giữa nghị sĩ với cừ tri 204 5. Quy định về đặc quyền của nghị sĩ 205 V. MÔ HÌNH Cơ QUAN THựC HIỆN QUYỀN HÀNH PHÁP 206 1. Khái niệm hành pháp, chính phủ 206 2. Chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ 209 3. Cách thức hình thành chính phủ 210 4. Thành phần, cơ cấu chính phủ 212 5. Mô hình tổ chức, hoạt động 214 6. Kiểm soát quyền lực cùa hành pháp 217 VI. MÔHÌNH Cơ QUAN THựC HIỆN QUYỀN TƯ PHÁP 228 1. Khái niệm về quyền tư pháp 228 2. Hệ thôhg các cơ quan thực Kiện quyền tư pháp theo nghĩa rộng 229 3. Cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo nghĩa hẹp và quy định tương ứng trong hiến pháp các nước 230 4. Mô hình cơ quan tư pháp trong hiến pháp một sô' quô'c gia ASEAN 235 8
  9. 5. M ô hình cơ quan tư pháp trong hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa 249 VII. MÔHÌNH Cơ QUAN CÔNGTố 251 1. Cơ quan công tô' ở một sô' nước theo hệ thông pháp luật châu Âu lục địa 251 2. Cơ quan công tô' ờ một số nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ 253 3. Cơ quan công tố của một số nước châu Á 254 4. Cơ quan công tô' (kiểm sát) ờ một số nước có nền kinh tế chuyển đổi 256 5. Một sô' nhận xét 257 VIII. MÔ HÌNH Cơ QUAN BẢO VỆ HIẾN PHÁP 258 1. Khái niệm bảo vệ hiến pháp 258 2. Các mô hình cơ quan bảo vệ hiến pháp 259 IX. MÔ HÌNH TỔ CHỨC CÁC c ơ QUAN HIẾN ĐỊNH ĐỘC LẬ P 272 1. Kiểm toán nhà nước 274 2. Ngân hàng trung ương 284 3. Cơ quan bầu cừ quôc gia 292 C H Ư Ơ N G VI C H ÍN H Q U YỂN Đ ỊA PH Ư Ơ N G 303 I. KH ÁI Q U Á T C H U N G 303 1. Cách thức quy định về chính quyển địa phương trong hiêh pháp 30 3 2. Tên chương của hiêh pháp về chính quyền địa phương 308 II. C Á C NG UYÊN TẮC PH Â N CH IA ĐƠN VỊ H À N H CHÍNH - LÃNH THỔ 310 1. Các nguyên tắc phân chia đơn vị hành chính - lãnh thổ 310 2. Quy định về đơn vị hành chính - lãnh thổ và thẫrn quyền, thủ tục thay đổi đơn vị hành chính - lãnh thổ 314
  10. III. CÁC N G U YÊN TẮC T ổ C H Ứ C C H ÍN H Q U Y Ể N ĐỊA PH ƯƠNG VÀ CÁC MÔ HÌNH T ổ C H Ứ C C H ÍN H Q U Y Ề N ĐỊA PH Ư Ơ N G 319 1. Các nguyên tắc tổ chức chính quyền địa phương 319 2. Các mô hình tổ chức chính quyền địa phương 329 IV. KIỂM TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI C H ÍN H Q U Y ỂN ĐỊA PH ƯƠNG 358 1. Kiểm tra, giám sát cùa cử tri 358 2. Kiểm tra, giám sát của chính quyền trung ương 360 3. Kiểm tra, giám sát của tòa án 363 4. Kiểm sát chung 363 V. TÀI SẢN, NGÂN SÁCH CỦA CHÍNH Q UYỂN ĐỊA PHƯƠNG 364 C H Ư Ơ N G VII Q U Y TR ÌN H LẬ P H IẾN 367 I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC NG UYÊN TẮ C C H U N G 367 1. Khái niệm 367 2. Các nguyên tắc chung 368 II. CÁC C H Ù T H Ế THAM GIA 372 III. PH ƯƠNG PH Á P SỬA ĐỔI, BỔ SUNG H IẾN P H Á P 376 IV. CÁC BƯỚC TRONG Q UY TRÌNH SỬ A ĐỒI, B ổ SUN G HIẾN PH Á P 379 PH Ụ LỤC I. CÁC PH Ụ LỤ C CỦA CHƯƠNG I 383 II. CÁC PH Ụ LỤ C CÙA CH Ư Ơ N G II 391 III. C Á C PH Ụ LỤ C CỦA CH Ư Ơ N G III 411 IV. C Á C PH Ụ LỤ C CỦA CH Ư Ơ N G IV 428 V. CÁC PHỤ LỤC CỬA CHƯƠNG V 436 10
  11. C H Ú D Ẫ N CỦA NHÀ X ư Ấ T bản Đ ại hội đại biểu toàn quô'c lần thứ XI của Đ ảng đã nêu rõ; "Tiêp tục đ ẩy m ạnh việc xây dự ng và hoàn thiện Nhà nư ớc pháp quyền xã hội chù nghĩa, bảo đ ảm Nhà nước ta thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội; giải quyê't đúng môi quan hệ giữa Nhà n ư ớ c với các tổ ch ứ c khác trong hệ thông chính trị, với nhân dân, với thị trư ờ n g. N ân g cao năng lực quản iý và điều hành của Nhà nư ớc theo pháp luật, tăng cư ờ n g pháp c h ế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cư ơ n g. N hà n ư óc chăm lo, phục vụ nhân dân, bảo đảm quyển, lọi ích chính đ án g củ a m ọi ngư ời dân. Nghiên cứu xây dự ng, bổ sung các th ể ch ê'v à cơ ch ê'v ận hành cụ thê’ đ ể bảo đàm nguyên tắc tâ't cả quyền lực nhà n ư óc th u ộ c v ề nhân dân và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thông nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan tron g việc th ự c hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. N âng cao vai trò và hiệu lự c quàn lý kinh tế cùa N hà nư ớc phù họp với yêu cầu p h át triển kinh t ế thị trường định hướng xã hội chù nghĩa. Tiêp tục hoàn thiện hệ th ôn g pháp luật, cơ chê' chính sách đê’ vận hành có hiệu quá nền kinh tê' và thực hiện tô't các catn kết quô'c tê', bảo vệ lợi ích quô'c gia, dân tộc. Khấn trư a n g nghiên cứu, sửa đổi, b ổ sung H iến pháp năm 1992 (đã đ ư ợ c sửa đổi, bổ su n g năm 2001) phù hợp với tình hình m ới. Tiếp tục xây dựng, từ ng b ư ớc hoàn thiện cơ chê' kiểm tra, giám sát tính hợp 11
  12. hiêh, hợp pháp tron g các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền'’^ Quán triệt chủ trương, đường lôì do Đại hội Đảng đã đề ra, hiện nay, Đ ảng và Nhà nưóc ta đang khẩn trương triến khai thực hiện các bước đ ể bảo đảm cho việc sửa đổi, bổ sung Hiêh pháp năm 1992 đạt ' được kêìt quả cao. Việc sửa đổi Hiêh pháp là m ột sinh hoạt m ang ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng bởi Hiêh pháp là luật tổ chức cơ bản của quôc gia, thiết lập các thiêìt ch ê'và bộ m áy chính quyền, xác định phạm vi quyền lực của chính quyền và bảo đảm các quyền và tự do của công dân. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nội dung các cách thức quy định những vân đ ề cơ bản trong hiêh pháp các nưóc đ ể so sánh, tham khảo trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp nư óc ta là m ột việc làm cần thiê't. N hằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của bạn đọc về nội dung, phạm vi, thể thức, kỹ th u ậ t quy trình ban hành m ột bản hiến pháp, N hà xuâ't bản Chính trị quôc gia - Sự thật phôi hợp với Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiêh pháp năm 1992 (Văn phòng Quốc hội) tái bản cuôn sách Một số v ấ n đ ể c ơ bản củ a h iến p h á p cắ c n ư ớ c trên th ê'giớ i (Sách ch u y ên khảo), Xin trân trọng giới thiệu cuôh sách với bạn đọc. Tháng 4 năm 2013 N H À XU Ấ T BẢN CH ÍN H TRỊ Q UỐ C GIA - sự THẬT 1. Đảng Cộng sản Việt Nam; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quôc lần thứ Xỉ, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.246-247. 12
  13. LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình xây dựng các bản hiến pháp của nước ta, việc nghiên cih i, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập hiến của các nước trên thế giới luôn được chú trọng. Từ bản H iến pháp đầu tiên năm 1946 cho đến bản H iến pháp năm 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đều ghi nhận những giá trị chung, tiến bộ của nhân loại. Tờ trình sô ll/T T r-U B T V Q H 13 ngày 02 tháng 8 năm 2011 của ủ y ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội về việc triển khai thực hiện chủ trương nghiên cứu sửa đổi, bô’ sung H iến pháp năm 1992 đã nêu lên sự cần thiết tham khảo kinh nghiệm lập hiến của các nước trên thế giới về quy trình, cách thể hiện, kỹ thuật trình bày hiến pháp. Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực ủ y ban dự thảo sửa đổi H iêh pháp năm 1992, Ban biên tập dự thảo sửa đổi H iến pháp năm 1992 tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn sách chuyên khảo về hiến pháp các nước trên thế giới. M ục đích chủ yếu của cuốn sách là giới thiệu nội dung và cách thức quy định những vâh đề cơ bản trong hiến pháp các nước để có thể so sánh, tham khảo trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung H iến pháp của nước ta. N ội dung của cuốn sách này không đề cập toàn bộ các vâh đề của hiến pháp và môn hiến pháp học, không đi theo bố cục thông thường của các bản hiến pháp mà đề cập những vâh đề 13
  14. đang được ủ y ban dự thảo sửa đổi H iến pháp năm 1992 cũng như các cơ quan, tổ chức và các chuyên gia nghiên cứu, sửa đổi hiến pháp quan tâm. Đó là những vâh đề về chủ quyền nhân dân và các hình thức nhân dân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước; về quyền con người; về mức độ và cách thức quy định các nội dung kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại trong hiến pháp; về mô hình và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở trung ương và chính quyền địa phương; về kỹ thuật lập hiến và cách thức sửa đổi hiến pháp. Trong từng nội dung này, các tác giả đã bám sát các quy định của hiến pháp các nước, trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, so sánh để rút ra những xu hướng chung và những điểm đặc thù trong râì: nhiều bản hiến pháp được nghiên cứu. Để làm rõ thêm những quy định vổh khái quát, cô đọng và có tính nguyên tắc của hiến pháp, ở một số nội dung, các tác giả cũng đã viện dẫn các luật và sử dụng các tài liệu nghiên cih i có liên quan. Với cách tiếp cận như vậy, đây là tài liệu chuyên khảo có giá trị lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hiến pháp. H y vọng rằng, cùng với râ't nhiều tài liệu nghiên cứu mang tính lý luận đã được các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học xuâ't bản trong thời gian gần đây, cuốn sách này sẽ phục vụ một cách hữu hiệu ủ y ban dự thảo sửa đổi H iến pháp năm 1992, các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng hiến pháp của các nước trên thế giới. Ban biên tập xin trân trọng cảm ơn các v ị đại biểu Quốc hội, các đổng chí lãnh đạo, các nhà quản lý, các giáo sư, các chuyên gia đã dành thời gian đọc và góp ý cho cuốn sách này, cảm ơn sự hỗ trợ của Dự án tăng cường năng lực cho các 14
  15. cơ quan đại diện ở V iệt Nam do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (U N D P) tài trợ trong việc tổ chức cuộc hội thảo lây ý kiến về bản thảo của cuốn sách. Những ý kiến đóng góp của quý v ị đã làm cho cuốn sách được hoàn thiện và đầy đủ hơn. Ban biên tập cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, chuyên viên V ụ pháp luật, V ụ kin h tế, Trung tâm thông tin, thư viện và nghiên cứu khoa học thuộc Văn phòng Quốc hội đã dành nhiều thời gian để hỗ trợ về các công tác hành chính và biên tập. Mặc dù Ban biên tập dự thảo sửa đổi H iến pháp năm 1992 đã cổ gắng râ't nhiều trong việc tổ chức nghiên cứu và biên soạn nhưng do hạn chế về mặt thời gian và do số lượng các bản hiến pháp cần phải nghiên cứu khá lớn nên công tác biên soạn không tránh khỏi sai sót, kính mong bạn đọc thông cảm và đóng góp ý kiến để cuốn sách được tiếp tục hoàn thiện trong lần xuâ't bản sau. G S.TS. PH A N TR U N G LÝ ủ y viên ủ y ban thường vụ Quôc hội, Chủ nhiệm ủ y ban pháp luật của Quốc hội, ủ y viên ủ y ban dự thảo sửa đổi H iến pháp năm 1992, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi H iêh pháp năm 1992 15
  16. cnư ơ N G I T Ổ N G QUAN VỀ H IẾN ph áp CÁC N Ư ỚC TRÊN T H Ế G IỚ I I. Q UAN N IỆM VỀ H IẾ N PHÁP 1. Đ ịn h nghĩa hiến pháp Theo cách định nghĩa hiện đại và phô’ biến được diễn đạt trong cuốn từ điển luật danh tiếng "B lack's Law D ictionary", h iê h p h á p là lu ậ t tô ’ c h ứ c c ơ b ả n củ a m ộ t q u ô c g ia h a y m ộ t n h à n ư ớ c t h iế t lậ p c á c t h ể c h ế v à b ộ m á y c ủ a c h ín h q u y ề n , x á c đ ịn h p h ạ m v i q u y ề n lự c c ủ a c h ín h q u y ề n , v à b ả o đ ả m c á c q u y ề n v à tự d o củ a côn g dân\ Có thể chỉ ra một số dâu hiệu đặc trưng sau đây của hiến pháp: T h ứ n h ấ t , hiến pháp là l u ậ t t ô ’ c h ứ c (organic law ): H iến pháp xác lập các quy tắc tổ chức và vận hành các cơ quan cơ bản trong bộ máy nhà nước, như cơ quan lập pháp (quốc hội hay nghị viện), cơ quan hành pháp (chính phủ), và cơ quan tư pháp (tòa án). T h ứ h a i, hiến pháp là lu ậ t c ơ b ả n (basic law), vì: (1) H iến pháp là nền tảng pháp lý của sự tồn tại và vận hành của toàn bộ hệ 1. Bryan A. Garner (ed): Black's Law Dictionary, Ninth Edition, U.S.A: Thomson Reuters, 2009, p.353. 17
  17. thông chính trị; (2) H iến pháp là nền tảng của toàn bộ hệ thông pháp luật; (3) H iêh pháp bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của con người và của công dân^ T h ứ ba, hiêh pháp là l u ậ t tô ỉ c a o (highest ỉaw): Hiến pháp có hiệu ỉực pháp lý cao nhất; tất cả các văn bảĩì pháp luật khác phải phù hợp với hiến pháp. Cơ sở của tính tối cao của hiến pháp so với các văn bản ỉuật ở chỗ hiến pháp là văn bản phản ánh một cách toàn vẹn nhâ't chủ quyền nhân dân, do nhân dân lập ra, trong khi luật thì do nghị viện (là cơ quan đại diện của nhân dân được nhân dân ủy quyền) làm ra l 1. Mahendra tr.Singh (ed): Comparative Constitutional Laio, Lucknow: Eastern Book Company, 2011, p.34. 2. Học thuyết về tính tối cao của hiến pháp được nêu ra lần đầu tiên vào năm 1788 ở Hoa Kỳ bởi nhà lập hiến Al&hxanđơ Hamintơn (Alexander Hamilton) và sau đó được củng cố và phát triển bởi Chánh án Giôn Mácsan (John Marshall) trong phán quyết của vụ án nổi tiêhg "Mabury V. Madison” (1803). Nguyên tắc về tính tốỉ cao của hiến pháp được học giả hiến pháp học ngưòi Áo - Han Kensen (Hans Kelsen) coi như một sự bảo đảm khách quan đôl với hiến pháp và cũng được xem như một xu hướng phô biến của chủ nghĩa họp hiến hiện đại, đặc biệt là các hiến pháp của châu Mỹ Latinh và châu Phi. Châu Âu mài tận đến thế kỷ XX mới châp nhận thuyết hiến pháp tối cao. Sự châp nhận của châu Âu diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ nhâ't, chủ yếu phản ánh hệ thống hiến pháp được Kensen thiết chê'cho riêng quôc gia của ông, nước Áo, và ở Séc và Xlôvakia. Những năm sau đó, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thôhg hiến pháp tôì cao và chế độ tài phán hiến pháp của Áo dược châp nhận ở Đức và Italia, và thông qua sự ảnh hưởng của nó, ở nhiều quốc gia châu Âu khác. Xem: Allan R.Brewer - Carías: Ịudicial Revieio iĩĩ Comparative hao, Cambridge and Nevv York: Cambridge University Press, 1989, p.l03. 18
  18. 2. Chức năng của hiến pháp H iến pháp có các chức năng sau đây: Thứ n h ấ t, hiến pháp trao quyển cho các cơ quan nhà nước. C ụ thể, hiến pháp trao quyền lập pháp cho quốc hội hay nghị viện, quyền hành pháp cho chính phủ, và quyền tư pháp cho tòa án. Như vậy, hiêh pháp là nguồn hình thành nên các quyền lực chính đáng của các cơ quan cơ bản của Nhà nước. T h ứ h a i, hiêh pháp giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước. Cùng với việc trao quyền, hiến pháp xác định các giới hạn pháp lý của việc sử dụng quyền lực để tránh việc lạm quyền. Chức năng giới hạn quyền lực của hiến pháp góp phần hình thành nên chủ nghĩa hợp hiến (constitutíonalism ) trong một quốc gia. T h ứ ba, hiến pháp bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân. Hiêh pháp thừa nhận, tôn trọng, và xác lập các cơ chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân, giới hạn quyền lực nhà nước để ngăn ngừa khả năng lạm dụng quyền lực xâm phạm quyền con người, quyền công dân. Alếchxanđơ Hamintơn (Alexander Ham ilton) khẳng định; " H iê h p h á p , b ả n th ân n ó, v ớ i ý n g h ĩ a t h ự c s ự v à m ụ c đ í c h h ữ u d ụ n g t h ự c s ự , c h í n h là m ộ t đ ạ o l u ậ t v ề c á c q u y ề n ." ' T h ứ tư , hiến pháp củng cô' tính chính đáng (legitim acy) và tính ổn định của chính quyền. M ột chính quyền sẽ củng cô' 1. Jame Madison, Alexander Hamilton, John Jay; The Pederalist Papers, U.S.A: Penguin Group, 1987, p.477. 19
  19. tính chính đáng của mình trong xã hội khi được tổ chức trên cơ sở và vận hành theo khuôn khổ và giới hạn do hiến pháp xác lập. Ngoài ra, việc tổ chức và vận hành dựa trên hiến pháp cũng bảo đảm sự ổn định trong quá trình phát triển của chính quyền. Thứ năm, hiến pháp ỉà hình thức để tuyên bố các giá trị được thừa nhận chung của cộng đồng’. T hứ sáu , hiến pháp là một hình thức để tuyên bố các định hướng cơ bản của sự phát triển đâ't nước. Chức năng này của hiến pháp đặc biệt thể hiện rõ trong các nhà nước xã hội chủ nghĩa và các nước chuyển đổi. 3. Các giai đoạn phát triển của hiến pháp Quá trình phát triển hiến pháp trên thế giới có thể được xem như trải qua bảy giai đoạn sau^: - G i a i đoạn thứ n h ấ t bắt đầu từ cuối thế kỷ thứ XVIII. Từ năm 1780 đến năm 1791, các hiến pháp thành văn bắt đầu được xây dựng ở Hoa Kỳ (các bang và Liên bang), Ba Lan, Pháp. - Giai đoạn thứ hai diễn ra ngay sau các cuộc cách mạng vào năm 1848 ở châu Âu. Nhiều nước đã thông qua hiến pháp mới nhưng các hiến pháp nàỹ lại thường bị thay thế bằng các hiến pháp được ban hành bởi các lực lượng phản cách mạng tồn tại trong một thời gian ngắn. - Giai đoạn thứ ba diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. 1. Xem thêm Mục 3.II Chương I. 2. Jon Elster: Porces and Mechanisms in the Cũnstitution-Making Process, Duke Law Journal (45 (364), 1995), p, 368-369. 20
nguon tai.lieu . vn