Xem mẫu

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ LỜI NÓI ĐẦU Sơn La là tỉnh miền núi nằm ở phía Tây bắc của Việt Nam, diện tích tự nhiên là 14.125 km2. Phía tây có 250 Km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình; phía Bắc giáp tỉnh Điện Biên, Lào Cai.Dân số toàn tỉnh khoảng 1.086.000 người, mật độ dân số trung bình: 76 người/km2, có 10 huyện, 01 Thành phố; 206 xã, phường, thị trấn, trong đó có 86 xã đặc biệt khó khăn; 3.174 bản và tổ dân phố; 09 đồn biên phòng; 02 cửa khẩu; 17 xã biên giới với 248 bản biên giới; có 12 dân tộc cùng sinh sống, dân số thành thị chiếm 12,76 %, nông thôn chiếm 87,24%. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều, trình độ dân trí còn hạn chế so với mặt bằng chung của cả nước, thu nhập bình quân đầu người là: 258 USD/người/năm. Sơn La vẫn là 1 trong 7 tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước, trên 80% ngân sách dựa vào trợ cấp của Trung ương. Hết năm 2009 Sơn La vẫn còn 33% số hộ nghèo, còn 5/11 huyện, Thành phố có trên 50% hộ nghèo. Tuy nhiên trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội thì tình hình tội phạm và tệ nạn ma tuý cũng diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc trong đời sống xã hội tại địa phương. ­ Sơn La có địa hình phức tạp, chia cắt, đường biên giới dài, gần vùng “Tam giác vàng” ma tuý xâm nhập từ biên giới vào nội địa ngày càng đa dạng, phức tạp và khó kiểm soát đã tạo ra lượng cung ma tuý lớn không chỉ cho Sơn La mà cho cả các tỉnh khác. Thủ đoạn buôn bán ngày càng tinh vi đặc biệt là hình thức bán lẻ dẫn đến công tác đấu tranh triệt xoá các điểm, tụ điểm tệ nạn ma tuý ngày càng khó khăn. ­ Phần lớn người nghiện ma tuý có trình độ văn hoá thấp, không có nghề nghiệp, không có việc làm ổn định. Sự đa dạng về chủng loại, có nhiều loại ma tuý tổng hợp dễ gây nghiện nhưng lại rất khó cai. Các địa bàn chưa được làm sạch do vậy sau khi được hỗ trợ cai nghiện trở về cộng đồng rất dễ bị kẻ xấu lôi kéo sa ngã, tái nghiện lại. ­ Người nghiện ma tuý có tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS khá cao, nhiều người có tiền án, tiền sự, ý thức tổ chức kỷ luật có nhiều mặt hạn chế. Những định kiến đối với người nghiện ma tuý vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận dân cư cùng với sự mặc cảm của người nghiện sau cai dẫn đến việc tái hoà nhập cộng đồng gặp nhiều khó khăn. ­ Ma túy là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại tội phạm, những vụ án do người nghiện ma tuý gây ra chiếm đến 75% tổng số các vụ án trên địa bàn toàn tỉnh, có đến 93% số người bị nhiễm HIV/AIDS nghiện ma tuý, mà phần lớn đang trong độ tuổi lao động, số lượng người mắc nghiện ma tuý ngày càng tăng cao. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, ảnh hưởng đến giống nòi. Với chức năng, nhiệm vụ của Ban chỉ đạo 50 UBND tỉnh tham mưu, giúp việc cho Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chỉ đạo xây dựng chiến lược, chương ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN TRỌNG HẢI ­ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOÁ 31 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ trình, kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống AIDS; phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm trên địa bàn tỉnh Sơn La. Vì vậy tôi chọn bài tập tình huống “Xử lý tình huống phát sinh có nhiều nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh Sơn La”. PHẦN I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Trước năm 2006, công tác phòng chống ma tuý của tỉnh Sơn La đã được quan tâm, nỗ lực cố gắng triển khai thực hiện Chỉ thị số 06­CT/TW ngày 30/11/1996 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng chống kiểm soát ma tuý; Luật phòng chống ma tuý năm 2000; Tuy nhiên các văn bản hướng dẫn của các bô, ngành Trung ương và của tỉnh còn thiếu cụ thể, không sát với tình hình thực tiễn, một số nội dung trong công tác phòng chống ma tuý chưa có văn bản hướng dẫn. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác phòng chống ma tuý tại các địa phương không thống nhất, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, còn lúng túng và thiếu tính khả thi. Về công tác xoá bỏ cây thuốc phiện: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xoá bỏ cây thuốc phiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã chỉ đạo xoá bỏ được toàn bộ: 1.804 ha cây thuốc phiện được trồng trước khi có lệnh cấm và 1.660 lượt ha cây thuốc phiện tái trồng, chiếm 99,5% diện tích tái trồng. Bên cạnh việc xoá bỏ cây thuốc phiện và đã kiên trì hướng dẫn nhân dân chuyển hướng sản xuất nuôi, trồng mới các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao thay thế cây thuốc phiện. Đến cuối năm 2009 Sơn La chỉ còn 4.700 m2 tái trồng cây thuốc phiện, tuy nằm ở các địa bàn khó kiểm soát, đi lại rất khó khăn nhưng đã kịp thời được phá bỏ trước khi thu hoạch. Công tác đấu tranh triệt xoá các điểm tụ điểm và tội phạm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán ma tuý: Tỉnh Sơn La được xác định là địa bàn trọng điểm về buôn bán, vận chuyển trái phép các chất ma tuý. Cuối năm 2005, toàn tỉnh có 173/203 xã, phường, thị trấn (85,2%); 1.074 tổ bản/ 3.142 bản, tiểu khu, tổ dân phố (35,6%) có điểm mua bán ma tuý. Được sự chỉ đạo và giúp đỡ của Bộ Công an, Bộ Tư lệnh biên phòng, các đường dây buôn bán ma tuý lớn từng bước được bóc gỡ; công tác hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin với các tỉnh Bắc Lào đã được duy trì thường xuyên và thu được những kết quả khá tốt. Trong 12 năm (1997­2009) toàn tỉnh đã triệt phá 6.264 vụ và bắt giữ 8.264 đối tượng phạm tội ma tuý; tang vật thu được gồm 235,64 kg heroin (không kể 6.068 liều gói heroin bán lẻ); 731,76 kg nhựa thuốc phiện; 37.617 viên ma tuý tổng hợp; 29 khẩu súng quân dụng, 132 viên đạn, 07 lựu đạn, 142.804 USD; 2.292,4 triệu VND; 149 điện thoại di động; 18 xe ô tô; 259 xe máy và nhiều tang vật khác. Tuy nhiên công tác triệt xoá các điểm bán lẻ, chứa chấp, tổ chức sử dụng trái phép các chất ma ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN TRỌNG HẢI ­ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOÁ 31 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ túy còn thiếu các giải pháp đồng bộ, qua số liệu thống kê, số vụ phạm tội về ma tuý được phát hiện, lượng ma tuý thu được ngày càng tăng. Công tác cai nghiện ma tuý: Từ lâu đời một số đồng bào dân tộc của tỉnh Sơn La có thói quen trồng và hút thuốc phiện, lúc đầu số người sử dụng ít, phần lớn là những người cao tuổi. Tuy nhiên do không có sự quản lý chặt chẽ, việc sử dụng thuốc phiện đã trở nên phổ biến ở nhiều độ tuổi khác nhau đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nên đã gây ra hậu quả khôn lường cho mỗi gia đình và xã hội. Theo thống kê năm 1992 cả tỉnh có gần 5.000 người nghiện ma tuý, tuy nhiên phần lớn là sử dụng nhựa thuốc phiện. Năm 1996 toàn tỉnh phát hiện 5.360 người nghiện ma tuý, tháng 5.2001 có 6.514 người nghiện, tháng 12.2005 có 9.478 người nghiện ma tuý; Trong giai đoạn từ năm 1996­2005 tội phạm ma tuý tăng mạnh, diễn biến phức tạp, người nghiện ma tuý bị phân biệt, kỳ thị, số người được cai nghiện thấp, tỷ lệ tái nghiện và phát sinh người nghiện mới rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế ­ xã hội của toàn tỉnh, nghiêm trọng hơn, nghiện ma tuý là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các loại tội phạm; tiêm chích ma tuý là nguyên nhân cơ bản dẫn đến lây nhiễm HIV/AIDS (có 70 ­ 75% các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh liên quan đến ma tuý và có đến 93% số người bị nhiễm HIV/AIDS nghiện ma tuý), gây lo lắng trong nhân dân. Những người mắc nghiện ma tuý được tỉnh tạo điều kiện cho cai nghiện, song cơ sở vật chất, phương tiện, kinh phí, cán bộ phục vụ cho công tác cai nghiện tập trung còn thiếu và yếu nên số lượt người được hỗ trợ cắt cơn, cai nghiện đạt thấp. Việc tạo môi trường để người sau cai nghiện phục hồi chức năng, hoà nhập cộng đồng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là tạo việc làm cho người không tái nghiện. Đặc biệt là công tác quản lý, thực hiện các chính sách hỗ trợ sau cai đối với người nghiên ma tuý sau thời gian cai nghiện tập trung chưa chặt chẽ, đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở, chính vì vậy mặc dù đã có những nỗ lực trong công tác cai nghiện ma tuý nhưng hiệu quả đạt thấp, tỷ lệ tái nghiện rất cao (có thể nói là 100% tái nghiện), đặc biệt là tình trạng người nghiện mới gia tăng nhanh chóng. Trước thực trạng trên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã có Kết luận số 03­ KL/TU ngày 07.01.2006 về tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt trong công tác phòng chống ma tuý giai đoạn 2006­2010. Trên cơ sở Kết luận của Ban Chấp hành đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ tỉnh uỷ, HĐND­UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, có nhiều giải pháp thực hiện quyết liệt công tác phòng chống ma tuý với tư tưởng chỉ đạo "Tập trung, thống nhất, toàn dân, toàn diện, kiên trì phòng chống ma tuý" vì hạnh phúc của mỗi gia đình và an sinh xã hội; phương châm hành động "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", huy động cả hệ thống chính trị và toàn dân vào cuộc. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN TRỌNG HẢI ­ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOÁ 31 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Đến năm 2010, toàn tỉnh đã triển khai tổ chức phát động nhiều đợt tố giác, phát giác, kết quả đã có 26.308 người bị phát giác là nghi nghiện và nghiện ma tuý; qua công tác rà soát, tư vấn số người tự nhận nghiện ma tuý và xét nghiệm đã kết luận có 18.252 người nghiện ma tuý. Người nghiện ma tuý có ở tất cả các dân tộc, hầu hết các lứa tuổi (trong đó lứa tuổi từ 18 đến 35 chiếm gần 65%), có trong các thành phần kinh tế, trong cán bộ, công chức, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và một số ít đảng viên. Hình thức sử dụng đa dạng hơn như: hút thuốc phiện, hít Heroin, chích ma tuý, ma tuý viên tổng hợp ... gây thiệt hại lớn về kinh tế cho gia đình và xã hội. Để giải quyết vấn đề này không còn cách nào khác là cần phải tập trung tổ chức cai nghiện triệt để, đồng loạt đối với toàn bộ trên mười tám ngàn người đã kết luận nghiện ma túy của tỉnh. PHẦN II MỤC TIÊU XỬ LÝ 1. Tổ chức điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện, cai nghiện triệt để cho tất cả những người nghiện ma tuý, người tái nghiện ma tuý trên địa bàn tỉnh. Đưa người nghiện sau hỗ trợ cắt cơn trở lại với gia đình và cộng đồng, lấy lại nhân cách, tinh thần, vật chất và tình cảm cho người sau hỗ trợ cắt cơn nghiện, phòng tránh tái nghiện. Giảm tỷ lệ tái nghiện sau hỗ trợ cắt cơn xuống mức thấp nhất và không để phát sinh người nghiện ma tuý mới. 2. Kịp thời động viên, khuyến khích, hỗ trợ, giúp đỡ các đối tượng đã hoàn thành quy trình cai nghiện ma tuý, quản lý chặt chẽ, tạo việc làm sớm ổn định cuộc sống, hoà nhập cộng đồng và phát triển kinh tế. 3. Đấu tranh, triệt xoá tất cả các điểm tệ nạn ma tuý, các đường dây mua, bán, vận chuyển, buôn bán ma tuý trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn nguồn ma tuý từ ngoài vào hoặc trung chuyển qua địa bàn tỉnh; không để tái phát các điểm tệ nạn ma tuý. Xây dựng cơ quan, đơn vị, đoàn thể; xã, phường, thị trấn; bản, tiểu khu, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn không có ma tuý. PHẦN III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ 1. Nguyên nhân: ­ Một số địa phương, đơn vị chưa chú trọng đúng mức đến công tác quán triệt, tuyên truyền chủ trương, chính sách, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, chưa nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng chống tệ nạn ma tuý. Chưa xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và cá nhân mình trong công tác phối hợp chỉ đạo thực hiện. ­ Công tác đấu tranh triệt xoá các điểm tệ nạn ma tuý vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác quản lý địa bàn chưa thực sự sát sao, vẫn còn đối tượng bán lẻ ma tuý hoạt động. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN TRỌNG HẢI ­ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOÁ 31 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH CÓ NHIỀU NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­ Công tác phối hợp quản lý người sau cai nghiện ma tuý từ Trung tâm Giáo dục Lao động và trại cải tạo trở về địa phương chưa chặt chẽ nên tỷ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao. Công tác giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho người sau cai nghiện còn lúng túng. * Nguyên nhân khách quan: ­ Với địa hình đi lại khó khăn, địa bàn rộng, với 250km đường biên với nước bạn Lào. Sơn La là địa bàn trung chuyển ma tuý lớn từ nước ngoài vào, trong khi lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng chống ma tuý của tỉnh và các huyện còn rất mỏng; hơn nữa hoạt động của tội phạm về ma tuý trong nước câu kết với tội phạm ma tuý nước ngoài đã tạo ra diễn biến phức tạp về buôn bán ma tuý. Trang bị phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống, kiểm soát ma tuý còn rất thiếu thốn, sơ sài. ­ Tội phạm ma tuý hoạt động với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn, khép kín, bí mật, các đối tượng phạm tội liên quan đến ma tuý luôn mang theo vũ khí nóng để sẵn sàng chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện hoặc tận dụng chính sách nhân đạo của Việt Nam để đối phó với sự phát hiện, xử lý của cơ quan chức năng. * Nguyên nhân chủ quan: ­ Hệ thống bộ máy hoạt động thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý, chưa được kiện toàn thành hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. Năng lực của một số cán bộ còn yếu; chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, nhất là việc áp dụng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh vào thực tiễn công tác tại cơ sở. ­ Chưa có giải pháp đồng bộ để giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện, do vậy công tác quản lý sau cai nghiện vẫn khó khăn. Nhiều đơn vị chưa duy trì đúng quy trình quản lý người sau hỗ trợ cắt cơn nghiện nên việc phát hiện và giải quyết người tái nghiện ma tuý chưa kịp thời. 2. Hậu quả: ­ Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ của nhân loại, gây nhiều tác hại cho toàn xã hội, nhất là huỷ hoại nguồn nhân lực, huỷ hoại sức khoẻ của con người, là một trong những nguyên nhân lây truyền, phát triển dịch HIV/AIDS; là nguyên nhân làm phát sinh gia tăng tội phạm và các hành vi bạo lực, làm suy thoái nhân cách, phẩm giá con người, làm xói mòn đạo đức truyền thống văn hoá tốt đẹp của cả dân tộc và phá hoại cuộc sống yên vui hạnh phúc gia đình. Đặc biệt khi ma tuý xâm nhập vào thế hệ trẻ, tác động xấu đến đạo đức, lối sống, sức khoẻ, tri thức của lực lượng thanh, thiếu niên làm suy yếu nòi giống và sức mạnh của dân tộc. ­ Toàn tỉnh có 18.252 người nghiện ma tuý chỉ tính trung bình mỗi người phải sử dụng 50.000đ/ngày để tiêm chích, hút, hít thì mỗi ngày tỉnh Sơn La đã thiệt hại gần 01 tỷ đồng, chưa tính đến việc phần lớn người nghiện ma túy không lao động sản xuất, không làm ra của cải vật chất cho xã hội mà còn gây ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ NGUYỄN TRỌNG HẢI ­ LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHOÁ 31 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn