Xem mẫu

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 1705 – 85 ĐỘNG CƠ Ô TÔ - TRỤC KHUỶU - YÊU CẦU KỸ THUẬT Automobile engines cranshaft - Technical requirements Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 1705 – 75 Tiêu chuẩn này áp dụng cho các trục khuỷu bằng thép của động cơ ô tô. 1. YÊU CẦU KỸ THUẬT 1.1 Trục khuỷu phải được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này và các bản vẽ, tài liệu kỹ thuật đã được xét duyệt theo thủ tục qui định. 1.2 Trục khuỷu phải được chế tạo bằng thép C45, 45 Mn2, 50-CrVA, 40Cr, 40 CrNi, 40 CrNiMoA hay các loại thép khác có cơ lý tính tương đương. 1.3 Phôi trục khuỷu rèn phải được gia công nhiệt thường hóa (còn trục khuỷu bằng thép hợp kim thì tôi và ram), đạt độ cứng 163 – 269 HB, chênh lệch độ cứng của trục khuỷu rèn không được lớn hơn 50 HB. 1.4 Cổ trục chính và cổ thanh truyền phải được tôi bề mặt (chiều sâu lớp thấm tôi phải đạt trên 3 mm, đạt độ cứng 52 – 62 HRC, ở các vùng khác được chỉ dẫn trên bản vẽ). 1.5 Tổ chức kim loại của lớp tôi các cổ trục phải có dạng mactenxit hình kim nhỏ hoặc vừa, được chuyển sang dạng Trutro mactenxit. 1.6 Sau khi mài cổ trục chính và cổ thanh truyền với kích thước sữa chữa cuối cùng thì chiều sâu lớp tôi không được nhỏ hơn 1 mm. Chiều sâu lớp tôi được xác định bằng chiều dày lớp tôi từ mặt đã gia công của cổ trục đến chỗ xuất hiện pherit. 1.7 Không cho phép có các góc vuông, góc nhọn ở các vị trí tiếp xúc bề mặt ngoài của cổ trục khuỷu và các rãnh dầu. Bề mặt vát làm tròn phải nhãn, không được có ba via, vết xước. 1.8 Bề mặt không gia công của trục phải sạch, không được có vết nứt, phân tầng, vẩy sắt, nhăn, sẹo. Cho phép sữa chữa các khuyết tật trên ( trừ vết nứt rạn) bằng cách gọt lớp bề mặt ấy đi. Nhưng chiều dày lớp kim loại bị gọt đi không được lớn hơn 1 mm. 1.9 Trên mặt góc lượn và cổ trục không cho phép có vết rạn, nứt, rỗ, ngậm xỉ mà mắt thường trông thấy được. Các khuyết tật cho phép và sự phân bố chúng trên các cổ trục và góc lượn được phát hiện bằng máy dò kiểu từ tính và được nói rõ trên bản vẽ. Trên các bề mặt đã tôi của cổ trục, không cho phép có những vết cháy xém mà mắt thường thấy được. Trên bề mặt gia công không làm việc của trục thì cho phép sữa chữa các khuyết tật nhưng phải đảm bảo kích thước trong giới hạn dung sai. 1.10 Không cho phép gò, tán, hàn, vá để khử các khuyết tật của trục khuỷu, cho phép nắn trước khi mài tinh. 1.11 Thông số nhám Ra theo TCVN 2511 – 78 không được lớn hơn 0,2 m đối với cổ trục chính và cổ thanh truyền; 0,8 m đối với các góc lượn. 1.12 Sai lệch độ trụ của trục chính và cổ thanh truyền không được lớn hơn 0,008 mm. 1.13 Sai lệch độ song song của các cổ trục chính cổ thanh truyền không được vượt quá 0,03 mm trên 100 mm chiều dài, đo khi đặt chúng lên giá đỡ 2 đầu trục của trục khuỷu. 1.14 Mặt mút của mặt bích dùng để lắp bánh đà phải phẳng. Sai lệch độ phẳng và độ vuông góc đường tâm trục khuỷu không được vượt quá 0,1 mm, cho phép mặt đó lõm nhưng không được lồi. 1.15 Sai lệch góc của đường trục rãnh then so với đường trục của cổ thanh truyền thứ nhất không được quá ± 30’. 1.16 Mỗi trục khuỷu sau khi gia công xong phải được kiểm tra vết nứt bằng từ tính, kiểm tra xong phải khử từ. 1.17 Mỗi trục khuỷu phải được cân bằng động. Trị số cho phép của độ không cân bằng phải theo qui định của bản vẽ. 2. PHƯƠNG PHÁP THỬ 2.1 Mỗi trục khuỷu phải được bộ phận kiểm tra chất lượng của cơ sở sản xuất nghiệm thu. Cơ sở sản xuất phải đảm bảo tất cả các trục khuỷu đã được chế tạo phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn này. 2.2 Khách hàng có quyền kiểm tra lại chất lượng của sản phẩm theo qui định dưới đây. 2.3 Số lượng trục khuỷu được lấy ra để kiểm tra là 1% của lô nhưng không ít hơn 3 chiếc. 2.4 Phải kiểm tra độ cứng của cổ trục sau khi tôi và trước khi mài. Chế độ mài cổ trục chính và cổ thanh truyền phải đảm bảo độ cứng trong giới hạn qui định của bản vẽ. 2.5 Kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì tiến hành kiểm tra lại với số lượng gấp đôi cũng lấy ra từ lô đó. Kết quả kiểm tra lần thứ hai là kết quả cuối cùng. 3. GHI NHÃN, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN. 3.1 Trên mỗi trục khuỷu phải ghi : a) Dấu hiệu hàng hóa hay tên cơ sở sản xuất ; b) Số hiệu trục khuỷu theo bản kê mẫu hàng. Vị trí, kích thước và phương pháp ghi nhãn phải qui định trên bản vẽ với điều kiện nó không bị mất đi trong thời gian sử dụng. 3.2 Mỗi trục khuỷu trước khi bao gói phải được bôi mỡ chống gỉ và gói bằng giấy không thấm nước. 3.3 Trục khuỷu phải đặt trong hòm gỗ chắc chắn có giấy không thấm nước, đồng thời trong hòm phải có vật liệu xốp đệm để giữ cho trục khuỷu không bị biến dạng khi vận chuyển và bảo quản. 3.4 Trong hòm cần đặt giấy chứng nhận của bộ phận kiểm tra kỹ thuật và có chữ ký của bộ phận bao gói. 3.5 Bao gói cần đảm bảo trục khuỷu không bị hư hỏng khi vận chuyển. 3.6 Trên hòm phải viết bằng sơn bền màu: a) Dấu hiệu hàng hóa hay tên cơ sở sản xuất; b) Số lượng trục khuỷu theo bảng kê mẫu hàng; c) Ngày xuất xưởng; d) Số liệu của tiêu chuẩn này. 3.7 Mỗi lô trục khuỷu khi xuất xưởng phải kèm theo giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này và gồm : a) Dấu hiệu hàng hóa hay tên cơ sở sản xuất; b) Số lượng trục khuỷu; c) Kết quả kiểm tra; d) Số hiệu trục khuỷu theo bản kê mẫu hàng; e) Ngày xuất xưởng; g) Số hiệu của tiêu chuẩn này. 3.8 Việc chống gỉ và bao gói cần đảm bảo trục khuỷu trong thời gian 12 tháng kể từ ngày xuất xưởng, với điều kiện bảo quản chúng ở nơi khô ráo và kín. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn