Xem mẫu

  1. THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TPHCM: MỘT GÓC NHÌN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nguyễn Ngọc Anh Thư Viện Nghiên cứu Phát triển TP. HCM Tóm tắt: Thương mại điện tử Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng đang ở trong giai đoạn vàng rực rỡ. Cùng với sức hấp dẫn từ thị trường là những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí, hoạch định chính sách có liên quan. Một cách đơn giản để phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển thương mại điện tử hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế là đặt thương mại điện tử và các chỉ số trong mối tương quan với năng lực cạnh tranh và các chỉ số của phát triển, đặc biệt xem xét trong mối quan hệ với toàn cầu hóa. Qua đó, có thể xem xét các giải pháp khả thi để tác động và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển một cách bền vững. Kết quả cho thấy thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế (đặc biệt là du lịch) trên địa bàn TPHCM có mối quan hệ chặt chẽ gắn bó qua lại với nhau, đồng thời cũng cho thấy vai trò quan trọng của TPHCM trong phát triển hạ tầng thông tin của cả nước, từ đó bài viết đề xuất một số giải pháp tạo điều kiện phát triển đồng thời cả ba khía cạnh này của tăng trưởng kinh tế và phát huy vai trò đầu tàu của TPHCM. Từ khoá: thương mại điện tử TPHCM, năng lực cạnh tranh và TMĐT, hội nhập quốc tế 1. Dẫn luận Thương mại điện tử Việt Nam đang ở trong giai đoạn “bình minh rực rỡ”. Theo dự đoán, thương mại điện tử Việt Nam sẽ phát triển 30-50% mỗi năm. Năm 2017, Việt Nam có 53,86 triệu người sử dụng Internet. Các dự đoán cho biết con số này đạt đến gần 60 triệu trong vòng 4 năm tới.8 Hiện quy mô thị trường TMĐT Việt Nam đạt khoảng 5 tỷ USD. Trong 4 năm tới, con số này được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD. 9 Cùng với sức hấp dẫn từ thị trường là những vấn đề phát sinh trong quá trình quản lí, hoạch định chính sách có liên quan. Một cách đơn giản để phân tích các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển thương mại điện tử hướng tới mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế là đặt thương mại điện tử và các chỉ số trong mối tương quan với năng lực cạnh tranh và các chỉ số của phát triển, đặc biệt xem xét trong mối quan hệ với toàn cầu hóa. Qua đó, có thể xem xét các giải pháp khả thi để tác động và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển một cách bền vững. 2. Mối quan hệ giữa hội nhập và thương mại điện tử Toàn cầu hoá, hay hội nhập quốc tế, vừa là mục tiêu vừa là động lực của thương mại điện tử. Trong bối cảnh toàn cầu hoá hay hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động thương mại điện tử để khai phá những mô hình kinh doanh tạo giá trị thặng dư, dịch vụ mới, phát triển những chiến lược thương mại điện tử để phát 8 VNExpress lược dịch từ Forbes, “Thương mại điện tử Việt Nam đang ở bình minh rực rỡ”, tin ngày 2/4/2018 9 V V, “Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD trong 10 năm tới”, tin ngày 06/04/2018 183
  2. triển doanh nghiệp, tham gia vào mối quan hệ qua mạng với những công ty có thể trở thành khách hàng, nhà cung ứng hay đối tác tiềm năng (Savrula et al, 2014). Trong qua trình hội nhập, các cơ chế giải quyết tranh chấp, quản lí thông thường dựa trên tính địa phương hoá sẽ là không phù hợp. Trong quá trình đó, 3 quá trình phù hợp là việc giải quyết tranh chấp qua mạng ( DR); nguyên tắc quản trị doanh nghiệp trên internet; và khái niệm đồng quản lí. ( ntonisPatrikios, 2008). Thương mại điện tử và hội nhập quốc tế có tác động tương hỗ qua lại. Trong điều kiện toàn cầu hoá, các quá trình kinh doanh của các công ty khác nhau cần được tích hợp với nhau để phù hợp với điều kiện thay đổi thường xuyên của môi trường, và để trở nên thực sự cạnh tranh trong môi trường quốc tế. Ngày càng nhiều nghiên cứu, tiêu chuẩn kinh doanh và qui định để thúc đẩy các quá trình kinh doanh thành những quá trình kinh doanh kết nối với nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển. (Liu C et al, 2009) Thương mại điện tử cũng vừa tạo động lực vừa là chất xúc tác của hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực môi giới bán lẻ, thương mại điện tử khiến cho các công ty này ngày càng tham gia sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá. Bằng cách phân tích sâu hơn những thành phần khác nhau của chuỗi cung ứng, ta có thể phân tích được những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ thông tin – truyền thông (ICT) trong mỗi phân khúc của chuỗi cung ứng. Những đổi mới sáng tạo trong thương mại điện tử thúc đẩy đồng thời cả việc đồng bộ hoá và đa dạng hoá trong cùng một ngành công nghiệp (Globerman, S., Roehl, T. & Standifird, 2001) 3. Mối quan hệ giữa toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và TMĐT TPHCM qua phân tích các chỉ số a. Các đại lượng được phân tích Các đại lượng và giá trị được phân tích bao gồm chỉ số phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam (IDI), chỉ số thương mại điện tử Việt Nam, chỉ số TMĐT TPHCM và các chỉ số thành phần, xếp hạng năng lực cạnh tranh của TPHCM, doanh thu của toàn ngành du lịch TPHCM và FDI luỹ kế của TPHCM. Các chỉ tiêu đại diện cho toàn cầu hoá tại TPHCM bao gồm FDI thành phố, doanh thu ngành du lịch thành phố. Trong đó, du lịch được lựa chọn làm một trong những chỉ tiêu đại diện cho toàn cầu hoá hay hội nhập thành phố do du lịch là một trong những dấu ấn đặc trưng của toàn cầu hoá ( ppadurai (1996), Moriarty M (2015)). Hoạt động du lịch vừa là nguyên nhân vừa là hiệu quả của quá trình tăng tốc toàn cầu hoá (Fayos-Solà, E, 2002). Các chỉ số đại diện cho thương mại điện tử bao gồm chỉ số thương mại điện tử và các chỉ số thành phần (B2B, B2C, B2G) đo lường tại báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VEC M). Các chỉ số đại diện cho mức độ phát triển của nền kinh tế bao gồm thứ hạng năng lực cạnh tranh, chỉ số phát triển CNTT và truyền thông, chỉ số nhân lực hạ tầng công nghệ thông tin. Các đại lượng phân tích và giá trị phân tích như bên dưới: Tên biến Tên chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015 Chỉ số phát triển CNTT và truyền thôngViệt IDI Nam 3,65 3,8 3,94 4,09 4,28 TMDT_VN chỉ số TMDT VN 55,7 56,5 TMDT_TP chỉ số TMDT TP.HCM 64,5 68,4 72,5 184
  3. NLHT_TP chỉ số nhân lực, hạ tầng CNTT Tp.HCM 71 73,9 77,6 80,3 B2B_TP chỉ số B2B Tp.HCM 68,4 71,7 76,8 67,8 B2G_TP chỉ số B2G Tp.HCM 68 72,1 72,8 77,8 B2C_TP chỉ số B2C Tp.HCM 53,8 58,9 64,7 70,2 NLCT_TP Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Tp.HCM 20 13 10 4 Doanh thu của toàn ngành du lịch TP.HCM (tỉ DL_TP đồng) 16939 19083 20737 22739 25809 FDI_TP FDI lũy kế của TP HCM (triệu USD) 2824 541 1125 3476 3041 Nguồn số liệu: Tác giả xử lý từ số liệu của Cục thống kê TP và VECOM b. Kết quả phân tích tương quan Bảng 1. Tương quan giữa các chỉ số về TMĐT, toàn cầu hóa và năng lực cạnh tranh TPHCM TMDT_ NLHT_ B2B_ B2G_ B2C_ TP TP TP TP TP FDI_TP NLCT_TP10 DL_TP TMDT_TP Pearson 1 .998* .994 .920 1.000* .949 -.985 .999* Correlation Sig. (2-tailed) .035 .069 .256 .014 .204 .112 .026 N 3 3 3 3 3 3 3 3 * * ** NLHT_TP Pearson .998 1 .144 .950 .999 .913 -.993 .984* Correlation Sig. (2-tailed) .035 .856 .050 .001 .087 .077 .016 N 3 4 4 4 4 4 3 4 B2B_TP Pearson .994 .144 1 -.079 .098 .473 -.998* -.035 Correlation Sig. (2-tailed) .069 .856 .921 .902 .527 .043 .965 N 3 4 4 4 4 4 3 4 B2G_TP Pearson .920 .950* -.079 1 .963* .744 -.837 .974* Correlation Sig. (2-tailed) .256 .050 .921 .037 .256 .368 .026 N 3 4 4 4 4 4 3 4 B2C_TP Pearson 1.000* .999** .098 .963* 1 .892 -.988 .991** Correlation Sig. (2-tailed) .014 .001 .902 .037 .108 .097 .009 N 3 4 4 4 4 4 3 4 FDI_TP Pearson .949 .913 .473 .744 .892 1 -.179 .410 Correlation Sig. (2-tailed) .204 .087 .527 .256 .108 .821 .493 N 3 4 4 4 4 5 4 5 NLCT_TP Pearson -.985 -.993 -.998* -.837 -.988 -.179 1 -.995** Correlation Sig. (2-tailed) .112 .077 .043 .368 .097 .821 .005 N 3 3 3 3 3 4 4 4 * * * ** DL_TP Pearson .999 .984 -.035 .974 .991 .410 -.995** 1 Correlation Sig. (2-tailed) .026 .016 .965 .026 .009 .493 .005 N 3 4 4 4 4 5 4 5 * Quan hệ ý nghĩa ở mức 5% (2-tailed). **. Quan hệ ý nghĩa ở mức 1% (2-tailed). 10 Biến NLCT_TP đo bằng thứ hạng của thành phố so với các tỉnh thành về năng lực cạnh tranh. Tương quan âm thể hiện càng tăng các chỉ số tương quan thì thứ hạng càng cao. 185
  4. Nguồn số liệu: Tác giả xử lý ết quả phân tích tại bảng 1 cho thấy chỉ số thương mại điện tử TPHCM có mối quan hệ cùng chiều ở mức ý nghĩa 5% với chỉ số về nhân lực – hạ tầng TPHCM, chỉ số thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng B2C và doanh thu của ngành du lịch TPHCM. Trong đó, chỉ số nhân lực – hạ tầng TPHCM lại có mối quan hệ ở mức ý nghĩa 10% với tổng giá trị FDI luỹ kế của TPHCM. Điều này cho thấy mối quan hệ gắn bó, tích cực giữa thương mại điện tử và hội nhập hay toàn cầu hoá tại TPHCM. Hai quá trình này là hai quá trình cần được tiến hành song song, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển với mối quan hệ tương hỗ. ết quả cũng cho thấy mối quan hệ tương hỗ, với dấu dương giữa chỉ số B2G (thương mại điện tử doanh nghiệp – chính phủ) và B2C (thương mại điện tử doanh nghiệp – người tiêu dùng) với chỉ số nhân lực – hạ tầng TPHCM cũng như doanh thu của ngành du lịch thành phố. Qua đó, cho thấy tầm quan trọng của chính sách phát triển kinh tế và hội nhập trong việc tạo mối dây liên kết về thương mại, kinh tế giữa 3 bên (người dân – doanh nghiệp – chính phủ). Về chính sách phát triển kinh tế, kết quả cho thấy thứ hạng của TPHCM trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các tỉnh thành càng cao khi doanh thu du lịch càng cao (mức ý nghĩa 1%) hoặc chỉ số thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp – doanh nghiệp) càng cao (mức ý nghĩa 5%). Điều này cho thấy mối quan hệ giữa 3 vấn đề: phát triển kinh tế hay nâng cao năng lực cạnh tranh của TPHCM, hội nhập quốc tế hay toàn cầu hoá và việc tạo môi trường kinh doanh TMĐT thông thoáng cho các doanh nghiệp phát triển sôi động. Theo đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế và thương mại điện tử có mối liên hệ tích cực, tương hỗ, tạo động lực để cùng nhau phát triển. 4. Mối quan hệ giữa thương mại điện tử TpHCM và chỉ số phát triển hạ tầng thông tin Việt Nam 186
  5. Bảng 2. Tương quan giữa các chỉ số TMĐT TP.HCM với chỉ số IDI của Việt Nam TMDT_TP NLHT_TP B2B_TP B2G_TP NLCT_TP11 IDI TMDT_TP Pearson 1 .998* .994 .920 -.985 1.000** Correlation Sig. (2-tailed) .035 .069 .256 .112 .003 N 3 3 3 3 3 3 NLHT_TP Pearson .998* 1 .144 .950* -.993 .994 ** Correlation Sig. (2-tailed) .035 .856 .050 .077 .006 N 3 4 4 4 3 4 B2B_TP Pearson .994 .144 1 -.079 -.998* .033 Correlation Sig. (2-tailed) .069 .856 .921 .043 .967 N 3 4 4 4 3 4 B2G_TP Pearson .920 .950* -.079 1 -.837 .973* Correlation Sig. (2-tailed) .256 .050 .921 .368 .027 N 3 4 4 4 3 4 NLCT_TP Pearson -.985 -.993 -.998* -.837 1 -.992** Correlation Sig. (2-tailed) .112 .077 .043 .368 .008 N 3 3 3 3 4 4 IDI Pearson 1.000** .994** .033 .973* -.992** 1 Correlation Sig. (2-tailed) .003 .006 .967 .027 .008 N 3 4 4 4 4 5 *. Quan hệ có ý nghĩa ở mức 5% (2-tailed). **. Quan hệ có ý nghĩa ở mức 1% (2-tailed). Nguồn số liệu: Tác giả xử lý ết quả phân tích bảng 2 cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa nâng cao năng lực cạnh tranh TPHCM (NLCT_TP), phát triển thương mại điện tử và ứng dụng CNTT trong dịch vụ công (TMDT_TP, B2G_TP), nâng cao chất lượng nhân lực, hạ tầng TP (NLHT_TP) với chỉ số phát triển hạ tầng thông tin Việt Nam (IDI). Điều này cho thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa nâng cao năng lực cạnh tranh của TPHCM, phát triển nguồn nhân lực – hạ tầng của TPHCM việc thúc đẩy phát triển hạ tầng thông tin Việt Nam nói chung. Suy rộng ra, có thể thấy vai trò quan trọng của TPHCM trong việc thúc đẩy phát triển hạ tầng thông tin của cả nước nói chung, với việc càng củng cố các nguồn lực của TPHCM thì chất lượng hạ tầng thông tin cả nước nói chung càng được củng cố. Qua đó, cũng cho thấy mối liên hệ chặt chẽ và tầm ảnh hưởng giữa chất lượng phát triển và năng lực cạnh tranh của TPHCM đối với cả nước. Đồng thời, có thể thấy ý nghĩa của việc tập trung nguồn lực cho thành phố Hồ Chí Minh đối với việc phát triển hạ tầng thông tin của cả nước nói chung. 5. Thảo luận và hàm ý chính sách Các kết quả cho thấy mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa hội nhập quốc tế, thương mại điện tử và nâng cao năng lực cạnh tranh của TPHCM. Điều này cho thấy 11 Biến NLCT_TP đo bằng thứ hạng của thành phố so với các tỉnh thành về năng lực cạnh tranh. Tương quan âm thể hiện càng tăng các chỉ số tương quan thì thứ hạng cạnh tranh cấp tỉnh càng cao. 187
  6. để thương mại điện tử TPHCM phát triển một cách bền vững, cần có chính sách tác động đồng thời đến cả 3 mặt của việc phát triển TMĐT là thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh của TPHCM. Một số giải pháp có thể đề xuất như sau: - Tích cực thực hiện cải cách hành chính: Cải cách thủ tục hành chính, thay đổi nhận thức về cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh, xác định qui mô hoạt động phù hợp với năng lực quản trị và xây dựng mô hình quản lí chuyên nghiệp. Tích cực thực hiện cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch quá trình xử lý giải quyết hồ sơ và các thông tin cần thiết cho người dân, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đến với người dân về thành phần hồ sơ, mức phí/lệ phí, qui trình và thời hạn giải quyết thủ tục hành chính. ây dựng kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, giải pháp tích hợp vào hệ thống đô thị thông minh. - Tích cực thực hiện liên kết vùng, liên kết quốc tế và thúc đẩy hình thành các định chế phối hợp liên kết vùng, liên kết quốc tế cùng phát triển. - Cần nâng cao khả năng quản trị DN thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”. - Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân. - Chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam cần phối hợp với các thành viên PEC hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế PEC nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực; tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế PEC có thể hỗ trợ các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới… - Cần có đánh giá đúng đắn hơn nữa về vai trò, ý nghĩa của ngành du lịch đối với TPHCM. Qua các phân tích tương quan cho thấy doanh thu của ngành du lịch có tác dụng tích cực hỗ trợ việc nâng cao thứ hạng năng lực cạnh tranh của TP trên bảng xếp hạng cả nước, thúc đẩy phát triển các chỉ số con của thương mại điện tử và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại điện tử phát triển. Phát triển các mô hình kinh tế số, ứng dụng thương mại điện tử trong ngành du lịch cũng là một trong những điểm mới và đi theo xu thế chung của thời đại. 188
  7. - Các kết quả cũng cho thấy vai trò đầy ý nghĩa của TPHCM trong việc là đầu tàu thúc đẩy chất lượng hạ tầng thông tin của cả nước nói chung. Điều này cho thấy, ở tầm chính sách quốc gia về thương mại điện tử nói riêng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin nói chung, cần có qui hoạch và định hướng phát triển theo mô hình “đàn sếu bay” đối với các địa phương, theo đó có những thành phố trực thuộc Trung ương được tạo điều kiện thu hút nguồn lực, phát triển thành những mũi nhọn để đột phá trong tăng trưởng kinh tế, từ đó cũng có tác dụng lan toả, phát triển những vùng, địa phương xung quanh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Máiréad Moriarty (2015), Globalizing Language Policy and Planning, chapter 7, University of Limerick, Ireland 2. Fayos-Solà, E. (2002). GLOBALIZATION, TOURISM POLICY AND TOURISM EDUCATION. Acta Turistica, 14(1), 5-12 3. Globerman, S., Roehl, T. & Standifird (2001), S. J Int Bus Stud (2001) 32: 749 4. Chengfei Liu, Qing Li, Xiaohui Zhao (2009), Challenges and opportunities in collaborative business process management: Overview of recent advances and introduction to the special issue, Information system Frontiers, 7/2009, Vol.11 (3) 5. AntonisPatrikios (2008), The role of transnational online arbitration in regulating cross – border ebusiness, Computer Law & Security Review, Volume 24, Issue 1, 2008, Pages 66-76 6. Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2012, 2013, 2014, 2015 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VEC M) 7. Báo cáo của Cục thống kê TPHCM, 2016 8. VNExpress lược dịch từ Forbes, “Thương mại điện tử Việt Nam đang ở bình minh rực rỡ”, tin ngày 2/4/2018 9. V V, “Thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD trong 10 năm tới”, tin ngày 06/04/2018 10. Trần nh Thư & Lương Thị Minh Phương, “Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số”, Tạp chí tài chính ngày 08/04/2018. 189
nguon tai.lieu . vn