Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG E-COMMERCE IN VIETNAM- SITUATION AND ORIENTATIONS PGS. TS. Đặng Văn Mỹ, ThS. Phan Thị Nhung Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Email: dvanmy@gmail.com Tóm tắt Nghiên cứu này nhằm mục đích tổng hợp tình hình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Thông qua việc tiếp cận các nghiên cứu, các báo cáo kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và tổng hợp tình hình của các tổ chức quản lý hoạt động thương mại điện tử cho phép thực hiện các phân tích và tổng hợp để nhìn nhận quá trình phát triển và ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thương mại điện tử đã hội nhập và phát triển nhanh chóng trong gần 1 thập niên qua, hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp đều có quá trình hội nhập thương mại điện tử để triển khai hoạt động và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố tác động và cản trở sự phát triển bền vững của thương mại điện tử. Từ khóa: Thương mại điện tử, mô hình, kinh doanh, khách hàng Abstract This research aims to synthesize the development and application of e-commerce in Vietnam. Through access to research, business reports from the business community, and an overview of the situation of e- commerce management organizations, it is possible to conduct analyzes and synthesize them for perception. development and application of e-commerce in Vietnam. Research results show that e-commerce has been integrated and developed rapidly for nearly a decade. Most organizations and enterprises have e-commerce integration process in order to carry out their activities. Support your business. However, there are many factors that affect and impede the sustainable development of e-commerce. Keywords: ecommerce, modele, business, customers 1. Lời mở đầu Thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành yếu tố cần thiết của chiến lược kinh doanh và là chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế. TMĐT không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới mà bản thân TMĐT thực sự là một phương thức kinh doanh mới - Phương thức kinh doanh điện tử. TMĐT ngày càng khẳng định được vai trò trong việc mang lại hiệu quả kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp nói chung. Nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào các mục tiêu cụ thể sau, nhấn mạnh xu thế tất yếu phải tham gia vào thương mại điện tử qua vài nét phác họa về tình hình phát triển thương mại điện tử trên thế giới, một số khu vực kinh tế và một số nước điển hình; phân tích tình hình phát triển ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam dưới các hình thức khác nhau. Qua đó, đưa ra một vài đánh giá sơ bộ về thực trạng áp dụng thương mại điện tử ở Việt Nam liên quan đến các mặt như: điều kiện ứng dụng TMĐT tại Việt Nam, mức độ sẵn sàng của các chủ thể, tình hình ứng dụng TMĐT dưới các hình thức khác nhau; Cuối cùng, trên cơ sở phân tích đánh giá, đưa ra một số phương hướng phát triển ứng dụng thương mại điện tử ở Việt Nam, đồng thời đề cập đến một số giải pháp về phía chính phủ và về phía bản thân các doanh nghiệp để có thể phát triển hơn nữa ứng dụng thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trước tiên là cách thức tiếp cận các nghiên cứu và báo cáo về thương mại điện tử phổ cập trên các phương tiện thông tin, nhất là các tài liệu nghiên cứu của các tổ chức 15
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 chuyên môn, các bài báo khoa học, việc sử dụng cho nghiên cứu này chủ yếu là sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để đánh giá kết quả giữa thực trạng và lý thuyết. Đồng thời, để cung cấp thông tin được chính xác, cập nhật, nghiên cứu có sử dụng một số công trình nghiên cứu và các bài báo về các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên Internet cập nhập. 3. Nội dung nghiên cứu 3.1. Những vấn đề cơ bản về Thương mại điện tử TMĐT là hình thức mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua hệ thống internet và mạng máy tính toàn cầu. “Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thương mại cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.” TMĐT bao gồm các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. TMĐT được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo). TMĐT đang trở thành một cuộc cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người. Trong TMĐT có ba chủ thể tham gia: Doanh nghiệp (B) giữ vai trò động lực phát triển TMĐT, người tiêu dùng (C) giữ vai trò quyết định sự thành công của TMĐT và chính phủ (G) giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý. Từ các mối quan hệ giữa các chủ thể trên ta có các loại giao dịch TMĐT: B2B, B2C, B2G, C2G, C2C… trong đó B2B và B2C là hai loại hình giao dịch TMĐT quan trọng nhất. Bảng 1: Các loại hình giao dịch TMĐT Doanh nghiệp Khách hàng Chính phủ (Government Chủ thể (Business - B) (Customer - C) – G) B2B B2C B2G Doanh nghiệp Thông qua Internet, Internet, Bán hàng qua mạngThuế thu nhập và thuế (Business - B) Extranet, EDI doanh thu Khách hàng C2B C2C C2G (Customer - C) Bỏ thầu Đấu giá trên eBay Thuế thu nhập G2B G2C G2G Chính phủ Mua sắm công cộng trực tuyến, các Quỹ hỗ trợ trẻ em, sinh Giao dịch giữa các cơ (Government – G) quy trình thương mại, … viên học sinh… quan, chính phủ 3.2. Các hình thức hoạt động chủ yếu của TMĐT a. Thư điện tử Các doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước, cá nhân, tổ chức, … sử dụng thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư điện tử (electronic mail, viết tắt là e – mail). Thông tin trong thư điện tử không phải tuân theo một cấu trúc định trước nào. b. Thanh toán điện tử Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua phương tiện điện tử, ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng… thực 16
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 chất đều là dạng thanh toán điện tử. c. Trao đổi dữ liệu điện tử Trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange – EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc”, từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hoặc đơn vị đã thoả thuận buôn bán với nhau. d. Truyền dữ liệu Dữ liệu là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hóa số có thể được giao qua mạng. Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật bằng cách đưa vào đĩa, băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo…) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery). e. Mua bán hàng hóa hữu hình Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử”, hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hóa hữu hình. Tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo”, gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một. 4. Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam 4.1. Thực trạng về hạ tầng và nguồn nhân lực a. Trang bị thiết bị điện tử Theo báo cáo của hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam 2018, thì tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị máy tính PC và laptop là 95%, và tỷ lệ doanh nghiệp có trang bị thiết bị di động (điện thoại thông minh/máy tính bảng) chiếm tới 61%. Đây là một trong những tiêu chí nền tảng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể sẵn sàng ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình. b. Sử dụng email và các công cụ hỗ trợ trong công việc Xét về quy mô doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có tỷ lệ trên 50% lao động sử dụng email cao hơn nhóm doanh nghiệp lớn. Hình 1: Sử dụng email phân theo quy mô doanh nghiệp Trong đó mục đích sử dụng email chính trong doanh nghiệp vẫn là dùng để giao dịch với khách hàng và nhà cung cấp (74%). Xu hướng sử dụng email trong các hoạt động của doanh nghiệp tương tự như hai năm trước. 17
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Hình 2: Mục đích sử dụng email trong doanh nghiệp qua các năm Với các công cụ trực tuyến khác như Viber, WhatsApp, Skype, Facebook Messenger… hỗ trợ hoạt động, khảo sát cho thấy 40% doanh nghiệp có trên 50% lao động sử dụng các công cụ trên, 25% doanh nghiệp có từ 21%-50% lao động sử dụng và 35% doanh nghiệp có dưới 20% lao động sử dụng các công cụ trên. c. Lao động chuyên trách về thương mại điện tử Theo khảo sát của tổng cục thương mại điện tử thì năm 2017 Việt Nam có 30% doanh nghiệp cho biết là có cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử cao hơn nhiều so với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lĩnh vực công nghệ thông tin truyền thông, tài chính và bất động sản có tỷ lệ lao động chuyên trách về thương mại điện tử cao nhất (đều chiếm 49% trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát), tiếp theo là lĩnh vực giải trí (47%). Lĩnh vực xây dựng chỉ có 23% doanh nghiệp có lao động chuyên trách thương mại điện tử. Khảo sát qua các năm cũng cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động có kỹ năng về công nghệ thông tin và thương mại điện tử có xu hướng tăng lên, điển hình năm 2015 có 24% doanh nghiệp gặp khó khăn, năm 2016 có 29% và năm 2017 có tới 31% doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề tuyển dụng. Kỹ năng về quản trị website và sàn giao dịch thương mại điện tử đang là nhu cầu lớn nhất đối với các doanh nghiệp, 46% doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng lao động có kỹ năng này. Với các kỹ năng khác tình hình như sau: - Kỹ năng khai thác, sử dụng các ứng dụng TMĐT: 45% - Kỹ năng cài đặt chế độ, ứng dụng, khắc phục sự cố thông thường của máy vi tính: 42% - Kỹ năng xây dựng kế hoạch, triển khai dự án TMĐT: 42% - Kỹ năng quản trị cơ sở dữ liệu: 42% - Kỹ năng tiếp thị trực tuyến: 35% - Kỹ năng triển khai thanh toán trực tuyến: 30% d. Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử Đa số doanh nghiệp tham gia khảo sát vẫn đầu tư nhiều nhất vào hạ tầng phần cứng, theo đó bình quân doanh nghiệp đầu tư 41% chi phí vào phần cứng trong tổng chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử. Mức tỷ lệ phân bổ ngân sách đầu tư này cũng khá tương đồng so với các năm trước. Tiếp theo đó là tỷ lệ đầu tư phần mềm trong các năm qua cũng dao động từ 23% đến 26% trong tổng chi phí. 18
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Hình 3: Chi phí mua sắm, trang bị và ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử 4.2. Thực trạng về tình hình ứng dụng TMĐT dưới các hình thức khác nhau a. Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (B2C) * Website doanh nghiệp 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website, tỷ lệ này không thay đổi nhiều so với các năm trước. Hình 4: Tỷ lệ doanh nghiệp có website qua các năm Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã chú trọng hơn tới việc cập nhật thông tin thường xuyên lên website. Khảo sát cho thấy 49% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày và 25% cập nhật hàng tuần. Hình 5: Tỷ lệ cập nhật thông tin lên website 19
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Tên miền .VN được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng website với tỷ lệ là 47% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là tên miền .COM với tỷ lệ 42%. Các tên miền quốc tế khác có mức độ sử dụng thấp hơn nhiều. Hình 6: Tên miền ưu tiên khi xây dựng website của doanh nghiệp *Kinh doanh trên mạng xã hội Kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Khảo sát cho thấy có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội. *Tham gia các sàn thương mại điện tử Bên cạnh mạng xã hội thì sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn trong vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi. Năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát triển khai kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016. Hình 7: Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia sàn TMĐT qua các năm *Kinh doanh trên nền tảng di động Song song với sự phát triển của hạ tầng di động, các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều hơn vào hoạt động kinh doanh trên nền tảng mới này, từ khâu nâng cấp website tương thích với thiết bị di động tới việc phát triển các ứng dụng. Tuy nhiên xu hướng này có vẻ chững lại với tỷ lệ website tương thích với thiết bị di động không tăng. Có thể thấy nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thấy hiệu quả từ nền tảng này và nhu cầu mua sắm trên nền tảng di động chỉ phù hợp với những thành phố phát triển như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, còn xét về tổng thể cả nước thì mức độ phát triển chưa cao và đồng đều. Tương tự website phiên bản di động, tỷ lệ doanh nghiệp có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động năm 2017 cũng là 15% và bằng với năm 2016. 20
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Hình 8: Tỷ lệ website có phiên bản di động qua các năm Nền tảng Android vẫn là nền tảng phổ biến nhất được doanh nghiệp lựa chọn để phát triển các ứng dụng di động của mình (71%), tiếp đó là nền tảng iOS (43%) và Windows (40%). Số liệu này cũng không thay đổi nhiều so với năm 2016. Hình 9: Tỷ lệ có ứng dụng bán hàng trên thiết bị di động qua các năm * Các hình thức quảng cáo website và ứng dụng di động Năm 2017 hình thức quảng cáo được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất vẫn là thông qua mạng xã hội (43%). Quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm chiếm 31%, giảm hơn so với năm 2016. Bên cạnh đó tỷ lệ doanh nghiệp chi cho quảng bá tăng hơn so với năm trước, có đến 56% doanh nghiệp cho biết đã chi dưới 10 triệu đồng cho việc quảng cáo, website/ứng dụng di động qua các phương tiện trực tuyến, 36% chi từ 10-50 triệu đồng và mới có 8% doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng cho hoạt động quảng cáo website/ứng dụng di động. Xét trong nhóm 5 thành phố trực thuộc Trung ương thì TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội vẫn là hai khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp chi cho quảng cáo trực tuyến trên 50 triệu đồng lớn nhất, lần lượt là 14% và 12%. Mạng xã hội và công cụ tìm kiếm cũng là hai hình thức quảng cáo đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 46% và 39%. Nhìn chung hiệu quả đem lại từ kênh quảng cáo thông qua các mạng xã hội trong hai năm trở lại đây không thay đổi, tuy nhiên hiệu quả quảng cáo từ các công cụ tìm kiếm có chiều hướng giảm. 21
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Hình 10: Đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo website/ứng dụng di động b. Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) *Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý 85% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng phần mềm kế toán tài chính, đây cũng là nhóm phần mềm được sử dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp. Tiếp theo là phần mềm quản lý nhân sự với 53% doanh nghiệp sử dụng. Còn khá ít doanh nghiệp sử dụng các phần mềm phức tạp trong việc triển khai như quản lý khách hàng (CRM), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) và quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Xu hướng sử dụng các phần mềm này chưa có dấu hiệu thay đổi so với các năm trước. Hình 11: Tình hình sử dụng các phần mềm quản lý Xét trong nhóm doanh nghiệp lớn thì có 94% doanh nghiệp đã sử dụng phần mềm tài chính kế toán, 83% doanh nghiệp có sử dụng phần mềm quản lý nhân sự. Nhìn chung nhóm doanh nghiệp lớn vẫn có tỷ lệ sử dụng các phần mềm chuyên dụng cao hơn doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể thấy mức độ chênh lệch của việc sử dụng các phần mềm giữa nhóm doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp SME là khá cao, đặc biệt là đối với phần mềm ERP thì độ chênh lệch lên tới gần 3 lần. * Sử dụng chữ ký điện tử và hợp đồng điện tử Năm 2017 có 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có sử dụng chữ ký điện tử. Tỷ lệ này hầu như không thay đổi so với các năm trước. Từ năm 2016 mẫu phiếu bổ sung thêm nội dung khảo sát về tình hình sử dụng các hợp đồng điện tử trong doanh nghiệp, theo đó năm 2017 tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát có sử dụng hợp đồng điện tử là 28% và giảm hơn một chút so với tỷ lệ 31% của năm 2016. 22
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 Hình 12: Tình hình sử dụng chữ ký điện tử qua các năm * Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến Email vẫn là hình thức nhận đơn đặt hàng chủ yếu qua các công cụ trực tuyến của doanh nghiệp. Năm 2017 có 79% doanh nghiệp nhận đơn đặt hàng qua email. Hai hình thức khác là qua website và sàn giao dịch thương mại điện tử/mạng xã hội có tỷ lệ thấp hơn nhiều và đều dưới mức 50%. * Tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động Khảo sát về tỷ lệ đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động trên tổng vốn đầu tư thương mại điện tử của doanh nghiệp cho thấy đa số doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng đầu tư nhiều vào khâu này, điển hình có tới 60% doanh nghiệp tham gia khảo sát chi dưới 20% trong tổng vốn đầu tư thương mại điện tử để đầu tư, xây dựng và vận hành website/ứng dụng di động, 33% doanh nghiệp đầu tư từ 20- 50%. Các tỷ lệ này hầu như không có nhiều thay đổi so với năm 2016. * Đánh giá hiệu quả của việc bán hàng qua các công cụ trực tuyến Có tới 39% doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá cao hiệu quả bán hàng trực tuyến thông qua mạng xã hội, cao nhất trong các công cụ trực tuyến. Đứng thứ hai là bán hàng thông qua website của doanh nghiệp (35%). c. Giao dịch giữa Chính phủ với doanh nghiệp (G2B) * Tra cứu thông tin trên các website cơ quan nhà nước Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên tra cứu các thông tin trên các website cơ quan nhà nước năm 2017 là 30%. Nhìn chung, tỷ lệ doanh nghiệp truy cập và thu thập thông tin từ các website của cơ quan nhà nước trong vài năm trở lại đây hầu như không có thay đổi lớn. Vẫn còn 8% doanh nghiệp chưa bao giờ tra cứu thông tin trên các website của cơ quan nhà nước. Trong đó nhóm các doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. * Sử dụng dịch vụ công trực tuyến Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến liên quan tới các thủ tục thông báo, đăng ký, cấp phép, khai báo thuế… của doanh nghiệp năm 2017 là 73%. Khai báo thuế điện tử vẫn là dịch vụ công trực tuyến được doanh nghiệp sử dụng nhiều nhất (88%), tiếp sau đó là dịch vụ đăng ký kinh doanh (42%). Các dịch vụ khác như khai báo hải quan và thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ điện tử có mức độ sử dụng thấp hơn, nguyên nhân có thể do tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát ở các tỉnh tăng lên. * Lợi ích của dịch vụ công trực tuyến Qua đánh giá của doanh nghiệp có thể nhận thấy giá trị các dịch vụ công trực tuyến nói chung cũng như môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp ngày càng minh bạch và thuận lợi hơn. Việc áp dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí nhân lực và thời gian cũng như các chi phí không chính thức khác. 23
  10. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 5. Kết luận và khuyến nghị 5.1. Những tồn tại và thách thức đối với phát triển TMĐT ở Việt Nam Thông qua diễn biến về thực trạng ứng dụng TMĐT trên thị trường Việt Nam có thể khẳng định lĩnh vực TMĐT rất có tiềm năng phát triển, song trong bối cảnh nền kinh tế số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, lĩnh vực này vẫn còn đối mặt với không ít thách thức, cụ thể: Thứ nhất, làn sóng đầu tư của các đối thủ ngoại vào Việt Nam cho thấy, thương mại điện tử trong tương lai có thể chỉ là sân chơi của những tên tuổi lớn. Nhiều chuyên gia dự đoán, trong tương lai không xa, thương mại điện tử Việt Nam sẽ bị thống lĩnh bởi 2 hoặc 3 công ty chiếm đến 80% thị phần và những công ty nhỏ hơn chỉ còn cách đi vào thị trường ngách. Hiện nay, người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là thế hệ người tiêu dùng trẻ hiện khá ưa chuộng mua hàng qua các website thương mại điện tử của nước ngoài như Amazon, eBay… do hàng hóa của nước ngoài phong phú, đa dạng và phù hợp với người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ thành thị, trong khi chi phí hoàn tất đơn hàng đối với các hợp đồng mua hàng trực tuyến từ nước ngoài thấp hơn… Thứ hai, môi trường cạnh tranh khốc liệt không dành cho các DN có năng lực tài chính, công nghệ, quản trị… yếu kém. Thực tế, tiềm lực vốn là trở ngại lớn đối với DN nội nếu muốn cạnh tranh với ngành thương mại điện tử nước ngoài. Ngoài ra, nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp các giải pháp thương mại điện tử thì rất dễ bị tốn chi phí mà không thu lại được nguồn lợi gì. Thứ ba, nhiều thống kê và báo cáo cũng cho thấy, số lượng người dùng internet mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng trưởng mạnh nhưng vẫn thấp hơn các nước khu vực. Cụ thể, có 90% người dùng Internet tại Indonesia mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động, cao nhất Đông Nam Á. Trong khi, con số này tại Việt Nam là 70%, thấp nhất Đông Nam Á. Tại Đông Nam Á, trung bình chỉ có 47% DN áp dụng hình thức thanh toán khi nhận hàng (COD), trong khi ở Việt Nam có đến hơn 80% DN hỗ trợ phương thức thanh toán COD. Ở Singapore và Malaysia, tỷ lệ này chỉ 20%. Thứ tư, phần lớn DN Việt, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ chưa đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu khách hàng nước ngoài để bán hàng trực tiếp, không phải qua các nhà phân phối trung gian. Xét về mức độ uy tín, các nhà bán hàng trực tuyến trong nước cũng vẫn yếu so với nhiều nhà bán hàng trực tuyến toàn cầu. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm quốc nội vẫn lép vế so với sản phẩm tương tự của nhiều nước khác… Thứ năm, cơ sở hạ tầng công nghệ chưa tốt không chỉ khiến cho thương mại điện tử của Việt Nam khó cạnh tranh với các quốc gia phát triển khác có thể đối mặt với các sự cố không mong muốn hoặc thách thức về an ninh mạng. Thống kê của Lazada tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử 2017, trong sự kiện cáp quang AAG bị đứt vào 2,3 tuần năm 2016, Lazada đã mất tới 30% doanh thu trung bình trong một ngày. Bên cạnh đó, vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật thông tin… trên các giao dịch điện tử vẫn chưa thể khiến người tiêu dùng an tâm. Thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để buộc các DN cung cấp hàng hóa, dịch vụ trong thương mại điện tử không được thực hiện một số hành vi có thể xâm hại tới quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chưa có tính khả thi cao nên người tiêu dùng vẫn chịu nhiều thiệt thòi và cảm thấy không yên tâm khi mua sắm online. 5.2. Một số khuyến nghị phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam Nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về thương mại điện tử trên thế giới, Việt Nam có cả những thuận lợi và thách thức. Các xu hướng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, cụ thể như: Các công nghệ đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, internet của vạn vật...) sẽ khởi nguồn những hình thái ứng dụng thương mại điện tử mới trong thời gian tới; Các mô hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh; Phương thức bán hàng đa kênh được ứng dụng rộng rãi trong DN; Thương mại điện tử xuyên 24
  11. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 biên giới, phát triển nhanh; Thương mại điện tử trên di động và thanh toán di động trở nên phổ biến. Do vậy, trong thời gian tới, cần chú trọng một số vấn đề sau: Thứ nhất, hoàn thiện môi trường pháp lý. Để thương mại điện tử phát triển cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật và các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới DN vào hệ thống thanh toán điện tử. Tăng cường điều phối, hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh toán điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên ngành. Bên cạnh đó, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam và DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách quy định không còn phù hợp với sự phát triển thương mại điện tử… Thứ hai, Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các dịch vụ công phục vụ cho thương mại điện tử. Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực nền hành chính quốc gia, và xây dựng chính phủ điện tử. Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử; Đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công như hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế, làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử… Thứ ba, đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus, tấn công vào các website; Phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Mặt khác, qua internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: ma túy, buôn lậu, bán hàng giả… do vậy, cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm. Trong đó, cần yêu cầu các sàn giao dịch thương mại điện tử tăng cường quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, có biện pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng giả, hàng nhái… Đối với các DN và các sàn thương mại điện tử, cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử. Nếu có nền tảng công nghệ chắc chắn và ổn định, người dùng dễ tiếp cận hơn thì chắc chắn rào cản cho thương mại điện tử sẽ được thu hẹp. Thứ tư, cần nâng cao khả năng quản trị DN thông qua hợp tác và tăng sức cạnh tranh. Các DN cần nghĩ đến phương án xây dựng mối quan hệ cộng sinh cho riêng mình, hợp tác để đáp ứng từng phần trong quy trình thương mại điện tử, tránh tự trói chính mình trong sợi dây áp lực “tự thực hiện”. Thứ năm, đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển thương mại điện tử, ngoài việc đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh, có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa, cũng đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải có khả năng sử dụng máy tính, có thể trao đổi thông tin một cách thành thạo trên mạng, có những hiểu biết cần thiết về thương mại, luật pháp… Bởi vậy, cần đào tạo các chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không những cho các DN, các cán bộ quản lý của nhà nước mà cho cả mọi người dân. Ngoài ra, Chính phủ và các DN cần kết hợp với người tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giáo dục, tăng cường quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc. Thứ sáu, chủ động hợp tác về thương mại điện tử với các quốc gia và các tổ chức quốc tế thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới và thương mại phi giấy tờ. Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao 25
  12. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 1 năm 2018 - Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11/2017 đã thông qua một trong những văn kiện quan trọng bắt nguồn từ sáng kiến của Việt Nam, đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC. Là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới, từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, thương mại điện tử xuyên biên giới ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam cần phối hợp với các thành viên APEC hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý thương mại điện tử của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực; Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới; Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới… TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (2018), Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018. 2. Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (2015), Thương mại điện tử ở Việt Nam và một số giải pháp điều hành. 3. Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. 4. Hương Xuân (2017), Thương mại điện tử Việt Nam cần làm gì để phát triển nhanh hơn?, Tạp chí The Leader. 5. ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017. 26
nguon tai.lieu . vn