Xem mẫu

  1. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Thủy1 Tóm tắt: Thời gian qua, sự tăng trưởng bứt phá của thương mại điện tử (TMĐT) đã đưa Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiềm năng nhất khu vực ASEAN. Các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng Việt đang đứng trước cơ hội to lớn từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Thương mại điện tử đang là lĩnh vực được nhiều nhà đầu tư lựa chọn để khởi nghiệp. Thương mại điện tử đóng một vai trò rất lớn vào tăng trưởng thương mại nói riêng và tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung. Trong bài viết này tác giả đề cập chủ yếu về thực trạng thương mại điện tử của Việt Nam trong giai đoạn 2015–2019, đây là giai đoạn thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng khá nhanh cả về tốc độ và quy mô tăng trưởng. Từ thực trạng về thương mại điện tử đó mà tác giả đã đưa ra những giải pháp giúp cho thương mại điện tử phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Từ khóa: Thương mại điện tử, thực trạng, giải pháp, Việt Nam. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thành tựu to lớn của công nghệ thông tin trong những thập kỷ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, là tiền đề "số hóa" cho các hoạt động kinh tế – xã hội của thế kỷ XXI. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “phát triển thương mại điện tử” và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”. Qua hơn 40 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấp; thể chế kinh tế và nhiều yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang có nền tảng vững chắc để phát triển thương mại điện tử. Thống kê cho thấy, Việt Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và nằm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng… Việt Nam cũng có hơn 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội, 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần. Vì vậy, “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay” đang là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid–19 đang là mối lo của rất nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới. Đây cũng là chủ đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. 1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định. Email: nguyenthuy@ndun.edu.vn. 673
  2. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB),… Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Website chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Hiện nay, thương mại điện tử cũng thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều ngành như bưu chính viễn thông, thương mại... Nhiều hội nghị, hội thảo về thương mại điện tử đã được tổ chức. Thương mại điện tử đã được đề cập khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo chí. Một số bài viết có đề cập đến về thương mại điện tử như: – ThS. Nguyễn Việt Liên Hương (2019), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và kiến nghị của tác giả, Tạp chí tài chính – Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; – ThS. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017. – ThS. Trần Anh Thư (2018), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Tạp chí tài chính… Mỗi bài viết có cách tiếp cận khác nhau, thời gian cũng khác nhau. Tuy nhiên, những nghiên cứu về thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ mang tính tiếp cận ban đầu, hoặc mới chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nhất định của thương mại điện tử. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử vẫn còn rất mới mẻ, cần đi sâu nghiên cứu. Cho tới nay, “Thực trạng và giải pháp phát triển thương mại điện ở Việt Nam hiện nay” đang là chủ đề có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu – Đối tượng nghiên cứu của bài viết là tìm hiểu về thực trạng của thương mại điện tử B2C Việt Nam trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp thúc đẩy cho thương mại điện tử Việt Nam phát triển trong thời gian tới – Thời gian nghiên cứu: Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng thương mại điện tử B2C Việt Nam từ 2015–2019. 3.2. Phương pháp nghiên cứu – Phương pháp kế thừa Kế thừa số liệu, trích dẫn của các tài liệu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như một số tác giả: Nguyễn Việt Liên Hương (2019), ThS. Trần Anh Thư (2018), Phạm Thanh Bình (2017)… – Phương pháp tổng hợp Qua thu thập thông tin, số liệu từ các giáo trình, thời báo, tạp chí, cổng thông tin điện tử... Trên cơ sở kế thừa được những số liệu trong các bài viết, các nghiên cứu đi trước, tác giả bài viết phải đánh giá, tổng hợp được vấn đề nghiên cứu để từ đó có những nhận định, đánh giá về thực trạng thương mại điện tử Việt Nam và trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp phù hợp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới. 674
  3. – Ngoài những phương pháp nghiên cứu trên, tác giả bài viết còn sử dụng kết hợp một số phương pháp như: phương pháp so sánh, phương pháp phân tích… Tổng hợp chung lại trong bài viết này tác giả thiên về sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để giải quyết vấn đề. 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng thát triển thương mại điện tử Việt Nam những năm gần đây Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam hiện đang có nền tảng vững chắc để phát triển thương mại điện tử. Thống kê cho thấy, Việt Nam nằm trong số 78% các quốc gia trên thế giới có giao dịch điện tử và nằm trong số 38% quốc gia có chính sách bảo vệ người tiêu dùng; 45% quốc gia có chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân và trong số 75% quốc gia có Luật An ninh mạng… Việt Nam cũng có hơn 64 triệu người sử dụng internet, 57% dân số có tài khoản mạng xã hội, 67% người dùng internet đã từng mua hàng trực tuyến ít nhất 1 lần... Hình 1: Lượng truy cập website của các sàn thương mại điện tử Việt Nam Nguồn: iPrice Khảo sát mới đây trên thị trường mua bán trực tuyến cho thấy, số người mua sắm chủ yếu ở lĩnh vực thời trang chiếm 78%, trong khi công nghệ thông tin là 50% và hóa mỹ phẩm là 44%. Khách hàng chủ yếu mua sắm trên smartphone thông qua những ứng dụng (app) mua sắm như Shoppe, Lazada, Tiki... hay trên mạng xã hội như Facebook, Zalo. Thống kê sơ bộ cũng cho thấy, Shoppe, Tiki... là những "ông lớn" trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Cụ thể, Shopee là trang thương mại điện tử được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất trong mua sắm với các hạng mục: Thời trang, làm đẹp và thực phẩm Theo Báo cáo do Google – Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền Thương mại Điện tử tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Thương mại điện tử đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất và tiêu dùng mới, là động lực phát triển và lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số của Việt Nam. Mặc dù thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2015 – 2019 tại các quốc gia phát triển đang có dấu hiệu chững lại thì tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng lĩnh vực này lại phát triển có tính 675
  4. nhảy vọt, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng và quy mô thị trường. Theo Statista, thị trường TMĐT của Mỹ hiện có chỉ số tăng trưởng khoảng 12%/năm, trong khi đó tỷ lệ này ở Đông Nam Á đạt 33 – 35%. Báo cáo của Google và Temasek cho thấy, Indonesia và Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu xu hướng tăng trưởng (lần lượt 49% và 38% từ 2015 đến 2019). Nhìn vào hình 1 ta cũng thấy: Thương mại điện tử B2C của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2019 tăng về cả tốc độ tăng trưởng và quy mô. Cụ thể: – Về tốc độ tăng trưởng: Nhìn vào hình 1 thì chúng ta có thể thấy mức tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam không đồng đều. Trong 4 năm từ 2015 –2019 thì tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam có tăng, nhưng mức tăng không đồng đều. Khởi điểm năm 2015 tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam đạt 37% nhưng sang năm 2016 và 2017 giảm lần lượt còn 23% và 24%. Tuy nhiên đến 2018, tăng trưởng thương mại điện tử Việt Nam lại có sự bứt phá lên con số 30%, sau đó đến năm 2019 lại giảm còn 25%. Chính tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2018 đạt 30% đã là nguyên nhân lớn để góp phần giúp tăng trưởng thương mại Việt Nam nói riêng và tăng trưởng kinh tế GDP của Việt Nam năm 2018 nói chung lên con số 7,08%, cao nhất từ năm 2008 đến nay. Hình 2: Quy mô thị trường thương mại điện tử B2C Việt Nam (2015 – 2019), đơn vị (tỷ USD) Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 – Về quy mô: Tuy chỉ có xuất phát điểm là 4,07 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường TMĐT năm 2018 đã lên tới 8,06 tỷ USD và năm 2019 đạt 10,08 tỷ USD chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước với 42% dân số tham gia mua sắm trực tuyến. Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á. Theo dự báo 2020 thì con số này có thể đạt mức 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này, quy mô TMĐT bán lẻ (B2C) sẽ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ doanh nghiệp trong mô hình B2C xây dựng website những năm gần đây không thay đổi nhiều trong 3 năm 2016, 2017, 2018: năm 2018 có 44% cao hơn 1% so với năm 2017 và thấp hơn 1% so với năm 2016, nhưng sang năm 2019 con số này đã lên tới 50,7% [82, 1]. Đa số những doanh nghiệp này đã chú trọng nhiều hơn tới việc chăm sóc, cập nhật thông tin trên hệ thống website của mình. Cụ thể, 47% DN cho biết thường xuyên cập nhật thông tin hàng ngày, 23% DN có cập nhật thông tin hàng tuần. Điều này chứng tỏ, các DN đã chú trọng hơn nhiều đến việc chăm sóc hình ảnh, thương hiệu của mình, sẵn sàng cho việc tăng cường nhiều hơn các hình thức kinh doanh trực tuyến. Năm 2018, trong số các DN được khảo sát, có 676
  5. đến 36% DN cho biết có bán hàng trên mạng xã hội, tăng 4% so với năm 2017; 12% DN có kinh doanh qua sàn TMĐT – tăng 1% so với năm 2017; 17% DN có kinh doanh trên nền tảng di động. Trong giao dịch TMĐT B2C, khảo sát về vấn đề nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến có: 84% DN cho biết có nhận đơn đặt hàng và đặt hàng thông qua email; 49% nhận đơn đặt hàng qua mạng xã hội; 45% đối với việc đặt hàng qua website – bao gồm 36% đối với việc nhận đơn đặt hàng, 44% đối với việc đặt hàng; qua sàn TMĐT là 13% đối với việc nhận đơn đặt hàng, 19% đối với việc đặt hàng. Như vậy, các DN của Việt Nam đã quan tâm hơn đến chiến lược kinh doanh online. Tuy nhiên, việc thực hiện vẫn ở mức thấp chưa xứng tầm với quy mô và tiềm năng của TMĐT, nhiều DN vừa và nhỏ vẫn chưa sẵn sàng cho sự thay đổi này. Hình 3: Loại hàng hóa/dịch vụ thường được mua trên mạng Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam cũng có những thay đổi tích cực. Từ việc chỉ quen với giao dịch kinh doanh truyền thống, mặt đối mặt, được cầm, ngắm và có thể được thử sản phẩm, thì nay họ đã dần tiếp cận và yêu thích hình thức mua sắm trực tuyến. Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020”, năm 2019 có 77% người dùng Internet tham gia mua sắm trực tuyến ít nhất một lần trong năm cao hơn năm 2018 là 7%, 45% người dùng sử dụng Internet cho mục đích tìm kiếm thông tin mua hàng thấp hơn năm 17% năm 2018 là 62%, với tỷ lệ người dùng có thời lượng truy cập Internet từ 3–5 tiếng một ngày là 27% giảm 3% so với năm 2018 là 30%. Hình 4: Thời lượng tuy cập Internet trung bình mỗi ngày Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 677
  6. Các mặt hàng được người tiêu dùng trực tuyến ưa chuộng là: các loại hàng hóa dịch vụ khác là 59%, dịch vụ spa và làm đẹp và nhạc/video/DVD/Game đều đạt 45%, tiếp đó đến dịch vụ tư vấn, đào tạo trực tuyến 38%, đặt chỗ khách sạn/tour du lịch 29% đó là những mặt hàng được người dân mua nhiều nhất qua các dịch vụ thương mại điện tử [36,1]. Thực phẩm, thiết bị đồ dùng gia đình là số lượng người đặt mua qua mạng ít nhất. Điều này cũng rất dễ hiểu vì thực phẩm sẽ dễ bị hỏng vì hạn sử dụng và trong quá trình vận chuyển không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên không được nhiều người dân lựa chọn đặt qua mạng. Chủ yếu thực phẩm được đặt mua qua mạng là những thực phẩm khô, hạn sử dụng dài và dễ bảo quản trong quá trình vận chuyển. Năm 2019, giá trị mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng trên 5 triệu đồng chỉ chiếm tỷ lệ 25% năm 2019 thấp hơn 10% năm 2018 là 35%, từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm 23%, từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 26%, dưới 1 triệu đồng là 26%. Các kết quả này cho thấy, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sẵn sàng tham gia và yêu thích mua sắm trực tuyến nhưng tỷ lệ mua hàng trên 5 triệu giảm đáng kể so với năm 2018 nhưng giá trị mua sắm dưới 1 triệu lại tăng đáng kể từ 17% năm 2018 lên 26% năm 2019.[38, 1]. Điều này cho thấy người mua hàng cũng có sự cân nhắc rất kỹ trước khi mua sắm những mặt hàng có giá trị lớn qua mạng. Đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển TMĐT của Việt Nam. Hình 5: Số lượng hàng hóa/dịch vụ mua sắm trực tuyến trung bình của mỗi cá nhân Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 Bên cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được của TMĐT Việt Nam, báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 cũng chỉ ra vẫn còn nhiều cản trở cho sự bứt phá trong giai đoạn tới. Đơn cử như dịch vụ logistics – giao hàng chặng cuối – hoàn tất đơn hàng còn nhiều hạn chế. Dù có đến trên 70% người mua hàng trực tuyến sử dụng hình thức thanh toán dịch vụ thu hộ người bán (COD) nhưng tỷ lệ người mua hoàn trả sản phẩm đã đặt hàng trực tuyến còn cao. Ước tính, tỷ lệ trung bình tổng giá trị của các sản phẩm hoàn trả so với tổng giá trị đơn hàng lên tới 13%, có DN phải chịu tỷ lệ này ở mức 26%. Điều này gây khó khăn rất lớn cho các phần lớn các DN hiện nay. Thêm vào đó, lòng tin của người tiêu dùng vào giao dịch mua bán trực tuyến còn thấp. Kết quả báo cáo cho thấy, tỷ lệ người mua hàng trực tuyến lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt khi nhận hàng COD còn rất cao – đến 88% [37, 1]. Đây cũng là một vấn đề rất lớn đang tồn tại với TMĐT Việt Nam. Báo cáo cũng thống kê được, chỉ có 48% người được hỏi hài lòng với phương thức mua hàng trực tuyến, tức là vẫn còn một tỷ lệ lớn đối tượng khách hàng tiềm năng mà các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT phải chinh phục. Nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến tâm lý người dùng vẫn là chất lượng hàng hóa. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong báo cáo điều tra lý do người tiêu dùng chưa chọn mua sắm trực tuyến, trong đó: 47% vì lý do khó kiểm định chất lượng hàng hóa, 40% vì lý do không tin tưởng đơn vị bán hàng. Cùng với đó, báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số – Bộ Công 678
  7. Thương cho biết, có đến 72% người được khảo sát quan ngại sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo [41, 1]. Và còn nhiều lý do khác, như: giá cả không rẻ hơn khi mua ngoài cửa hàng trong khi đã được khuyến mãi; thông tin cá nhân bị rò rỉ; mua hàng ở cửa hàng dễ và nhanh gọn hơn; người tiêu dùng chưa có thẻ ngân hàng để thanh toán; cách thức mua hàng qua mạng vẫn phức tạp với nhiều người. Chính sách pháp luật thiếu tính đồng bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng cho các trở ngại này. Điển hình như bảo vệ thông tin cá nhân có tầm quan trọng đặc biệt đối với TMĐT. Hiện nay, nước ta đã có một số văn bản quy phạm pháp luật (Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Bảo vệ người tiêu dùng, Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn Thông tin mạng, Luật An ninh mạng,…) và nhiều văn bản dưới luật có liên quan khác đề cập tới khía cạnh bảo vệ dữ liệu cá nhân và các điều khoản yêu cầu doanh nghiệp TMĐT phải tuân thủ. Tuy nhiên, trong thực tế, việc thực thi pháp luật nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường TMĐT còn gặp nhiều vấn đề, đôi lúc chưa phân định rõ ràng trách nhiệm cũng như các quy định chế tài còn chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh để xử lý vi phạm. Có thể thấy, nguy cơ bị thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân là rất cao, điển hình có đến 34% trong 568 đơn thư khiếu nại gửi đến Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng với nội dung chủ yếu tập trung vào việc DN thu thập trái phép thông tin của người tiêu dùng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng với TMĐT. Cùng với sự tăng trưởng về tổng doanh thu thì giai đoạn 2015–2019 thị trường thương mại điện tử Việt Nam cũng ghi nhận sự gia tăng về số người tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng như tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Hình 6: Số người tham gia mua sắm trực tuyến, giá trị mua sắm trực tuyến, tỷ trọng doanh thu TMĐT, tỷ lệ người dân dùng Internet Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020 Theo bảng trên, số người tham gia mua sắm trực tuyến năm 2015 là 30,3 triệu người, năm 2016 là 32,7 triệu người, năm 2017 là 33,6 triệu người, năm 2018 là 39,9 triệu người, tăng 6,3 triệu người so với năm 2017. Giá trị mua sắm trực tuyến của 1 người năm 2018 đạt 202 USD/ 1 người tăng 16 USD so với năm 2017. Doanh thu thương mại điện tử B2C Việt Nam năm 2018 chiếm tỷ trọng khoảng 4,2% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Năm 2019 ước tính số người tham gia mua sắm trực tuyến là 44,8 triệu người, ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của 1 người là 225 USD, doanh thu thương mại điện tử B2C 2019 chiếm tỷ trọng 4,9% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng cả nước. Như vậy nhìn vào bảng trên ta thấy giai đoạn 2015–2019 thì năm 2018, 2019 là số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến là tăng nhanh hơn những năm trước, tỷ lệ người dân dùng Internet của năm 2019 cũng cao hơn nhiều so với các năm trước. Kết quả khảo sát về tình hình tham gia thương mại điện tử trong cộng đồng được thông tin tại Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cho thấy, tỷ lệ người dùng Internet tham gia mua sắm trực 679
  8. tuyến ít nhất 1 lần trong năm đã tăng nhẹ từ 67% trong năm 2017 lên 70% trong năm 2018. Tỷ lệ người mua hàng trực tuyến tìm kiếm thông tin trên mạng là 86% và 36% hỏi trực tiếp bạn bè, người thân. Đặc biệt, số liệu Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ đặt mua hàng trực tuyến qua thiết bị di động tiếp tục tăng trưởng, đạt 81%; trong khi tỷ lệ người mua sắm trực tuyến qua máy tính để bàn/ máy tính xách tay đã giảm từ 65% (năm 2017) xuống 61%. Top 10 loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua qua mạng trong năm 2019 lần lượt là: hàng hóa/dịch vụ khác 58%; dịch vụ spa làm đẹp 45%; nhạc/video/game 45%, dịch vụ tư vấn đào tạo trực tuyến 38%; đặt chỗ khách sạn/tour du lịch 29%; vé máy bay, tàu hỏa, ô tô 28%; sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng 28%; đồ công nghệ và điện tử 20%; quần áo, giầy dép, mỹ phẩm 18%; vé xem phim, ca nhạc 13%... [36,1]. Top 10 loại hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng trong năm 2019 đã có sự thay đổi rất nhiều so với top 10 loại hàng hóa dịch vụ được tiêu dùng trong năm 2018: Quần áo, giày dép và mỹ phẩm (61%); Sách, văn phòng phẩm, hoa, quà tặng (46%); Thiết bị đồ dùng gia đình (46%); Đồ công nghệ và điện tử (43%); Vé xem phim, ca nhạc… (35%); Thực phẩm (34%); Vé máy bay, tàu hỏa, ô tô (33%); Đặt chỗ khách sạn/ tour du lịch (31%); Dịch vụ tư vấn, đào tạo trực tuyến (17%); và Nhạc, video, DVD, game (15%). Sự thay đổi này cho thấy người dân đã lựa chọn những hàng hóa tiêu dùng thiết thực hơn cho mình chứ không chọn theo xu hướng đám đông. Hình 7: Loại hình hàng hóa người Việt thường mua trên mạng và các kênh mua sắm trực tuyến Nguồn: Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 680
  9. Ba kênh mua sắm trực tuyến được nhiều người tiêu dùng lựa chọn trong năm 2019 là Diễn đàn, mạng xã hội (57%); và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động (57%); Website thương mại điện tử (52%). So với năm 2018, thì tỷ lệ người mua hàng qua diễn đàn, mạng xã hội và các ứng dụng mua hàng trên thiết bị di động đã tăng nhiều hơn. Trong khi mua qua website thương mại điện tử lại giảm từ 74% năm 2018 xuống còn 52% trong năm 2019. Theo sách trắng thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 thì khảo sát cho thấy, sản phẩm kém chất lượng so với quảng cáo vẫn là trở ngại lớn nhất khi mua sắm trực tuyến, với 72% người tiêu dùng tham gia khảo sát lựa chọn. Tiếp đó là các trở ngại khác như: lo ngại thông tin cá nhân bị tiết lộ (58%); giá cả đặt hơn mua trực tiếp hoặc không rõ ràng (42%) dịch vụ chăm sóc khách hàng kém (27%); cách thức đặt hàng trực tuyến rắc rối (26%); dịch vụ vận chuyển và giao nhận còn kém (23%); website, ứng dụng bán hàng thiết kế không chuyên nghiệp (13%)... [41,1]. Hình 8: Các trở ngại khi mua hàng trực tuyến Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2020 4.2. Giải pháp phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới 4.2.1. Về phía nhà nước Thứ nhất, cần hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển TMĐT. Hiện nay, TMĐT là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và yếu tố ảo, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số. Chính vì vậy, khung pháp lý nói chung vẫn còn nhiều mảng trống cần phải hoàn thiện, đặc biệt là các chính sách bảo vệ người tiêu dùng. Do đó, hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT, xây dựng hệ sinh thái cho TMĐT và kinh tế số là một nội dung quan trọng cần được xác định để định hướng phát triển TMĐT. Trong thời gian tới Nhà nước cần ban hành và thực thi các đạo luật, các văn kiện dưới luật để điều chỉnh các hoạt động thương mại thích ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch thương mại điện tử. Nhà nước cần sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách, khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử nhằm tăng cường lòng tin của người sử dụng và giới doanh nghiệp vào hệ thống thanh toán điện tử. Thứ hai, đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT. Các giao dịch TMĐT đòi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia tin học mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ cho TMĐT và có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế số hóa. TMĐT gắn liền với công nghệ thông tin. Chính vì vậy, lĩnh vực TMĐT cần có nguồn nhân lực có chuyên môn vững về tin học để bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho TMĐT cũng như có khả năng thiết kế các phần mềm đáp ứng các nhu cầu của kinh tế thời đại công 681
  10. nghệ số 4.0. Ngoài ra, nhân lực ngành TMĐT cũng cần có sự hiểu biết nhất định về thương mại, luật pháp trong nước và quốc tế, ngoại ngữ để có thể hoà nhập vào với thị trường TMĐT toàn cầu ngày nay. Thứ ba, Nhà nước cần đầu tư phát triển về kết cấu hạ tầng: TMĐT phát triển song hành cùng nền tảng công nghệ thông tin và Internet. Vì vậy, hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông và mạng internet cần được Nhà nước quan tâm đầu tư và phát triển để tạo ra các thiết bị điện tử – tin học – viễn thông đầy đủ, ổn định phục vụ tốt cho các hoạt động của TMĐT, đặc biệt là trong môi trường hội nhập với quốc tế như hiện nay. Nhà nước cần đầu tư trực tiếp và có chính sách tiếp tục khuyến khích; thu hút đầu tư của xã hội; đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử. Đẩy mạnh hơn nữa trong việc cung cấp các dịch vụ công, như: Hải quan điện tử; kê khai thuế và nộp thuế; làm các thủ tục xuất, nhập khẩu điện tử. Ngoài ra, cần hỗ trợ doanh nghiệp phân phối hàng hóa trong và ngoài nước một cách hiệu quả với chi phí thấp nhất. Thứ tư, Nhà nước cần đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT. TMĐT có nhiều tác động tích cực nhưng cũng dễ bị tin tặc phát tán virus; tấn công vào các website,… Mặt khác, qua Internet cũng xuất hiện những giao dịch xấu như: Ma túy, buôn lậu, bán hàng giả. Để đảm bảo an toàn cho các giao dịch thương mại điện tử, Nhà nước cần có cơ chế kiểm soát các hoạt động vi phạm trong giao dịch thương mại điện tử như các giao dịch xấu (ma túy, buôn lậu, bán hàng giả...); phát tán thư điện tử, tin nhắn rác; đánh cắp tiền từ các thẻ ATM… Các DN và các sàn thương mại điện tử cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin thanh toán điện tử để củng cố lòng tin của người tiêu dùng khi tham gia giao dịch trực tuyến. Thực hiện được điều này, chắc chắn rào cản cho thương mại điện tử ở nước ta sẽ được thu hẹp hiệu quả. 4.2.2. Về phía doanh nghiệp Một là, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là một trong các tiêu chí hàng đầu quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng, cũng như khả năng giữ chân khách hàng của doanh nghiệp. Hai là, đầu tư hợp lý cho xây dựng cửa hàng trực tuyến, cải thiện chất lượng hình ảnh, thông tin trên các cửa hàng. Việc này giúp tăng khả năng cạnh tranh của DN, bởi cửa hàng trực tuyến giúp khách hàng dễ dàng truy cập website của DN và nhanh chóng tìm thấy những thứ mà họ đang cần, cho phép DN điều tra được thị hiếu của khách hàng thông qua thống kê lượt mua, lượt truy cập,… DN cần chú trọng vào chăm sóc chất lượng hình ảnh và thông tin trên các cửa hàng trực tuyến, điều này chắc chắn sẽ thu hút khách hàng hơn. Bởi khi mua hàng trực tuyến, khách hàng không thể nhìn thấy sản phẩm trực tiếp và họ cũng không thể cảm nhận chúng bằng tay, bằng mắt như bên ngoài. Khách hàng hoàn toàn phải dựa vào hình ảnh và mô tả sản phẩm do doanh nghiệp cung cấp trên trang web để ra quyết định mua hàng. Ba là, đẩy mạnh tiếp thị thông qua kênh truyền thông xã hội. Đây là một kênh tiếp thị hiệu quả đối với các doanh nghiệp TMĐT, giúp các DN này tiếp cận được một lượng lớn khách hàng. Chẳng hạn, một cửa hàng kinh doanh thời trang phụ nữ trực tuyến có thể dễ dàng kết nối với khách hàng mục tiêu thông qua các mạng xã hội như Facebook, Instagram và Twitter. Những mạng xã hội này sẽ cung cấp cho DN công cụ cần thiết để tiếp cận khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng lưu lượng truy cập vào website của DN cũng như tăng doanh thu bán hàng. Bốn là, đẩy mạnh việc đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ, hạ tầng phần mềm lẫn phần cứng, nhằm đảm bảo an toàn thông tin khách hàng và giao dịch, góp phần nâng cao lòng tin của người mua đối với hoạt động trực tuyến, nâng cao hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. Năm là, chú trọng vào các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Các dịch vụ khách hàng mà DN cung cấp sẽ là một công cụ đắc lực giúp họ phát triển, duy trì quan hệ với khách hàng và phát triển TMĐT. Bởi trải nghiệm mà DN mang đến sẽ tác động và quyết định phần lớn đến việc khách hàng có mua sản phẩm, dịch vụ đó hay không. Trải nghiệm tích cực hay tiêu cực sẽ là nhân tố quyết định rất nhiều 682
  11. đến sự gắn bó, trung thành của khách hàng và sẽ tác động trực tiếp vào sự tăng tưởng doanh số của doanh nghiệp. 5. KẾT LUẬN Bài viết trên đây đã khái quát toàn cảnh về thực trạng TMĐT của Việt Nam giai đoạn 2015–2019. Đây là giai đoạn mà thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng rất nhanh về cả quy mô và tỷ trọng. Tuy gặt hái được những thành công nhất định, đóng góp rất lớn vào tăng trưởng của GDP cả nước nhưng thương mại điện tử Việt Nam vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa khai thác được hết tiềm năng của mình với một thị trường rộng lớn gần 100 triệu dân. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi Nhà nước và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực MTĐT cần đưa ra các biện pháp thiết thực nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng công nghệ, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao lòng tin của người tiêu dùng với hoạt động mua sắm trực tuyến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho TMĐT, thực hiện hiệu quả khâu phân phối hàng hóa, đảm bảo an toàn trong các giao dịch tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Công Thương – Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (2020). Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020. 2. Phạm Thanh Bình (2017), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong quá trình hội nhập AEC, Tạp chí Tài chính tháng 6/2017. 3. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2019). Báo cáo chỉ số Thương mại điện tử 2019. 4. Google và Temasek (2018). E-Conomy SEA 2018. 5. Nguyễn Việt Liên Hương (2019), Phát triển thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và kiến nghị của tác giả, Tạp chí tài chính. 6. Công Lý (2017), Thương mại điện tử Việt Nam: Tiềm năng và thách thức, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. 7. Trần Anh Thư (2018), Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số, Tạp chí tài chính. 683
nguon tai.lieu . vn