Xem mẫu

  1. Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng The arguments of prosecutors in criminal first-instance trials in Haiphong – Facts and solutions NXB H. : Khoa Luật, 2013 Số trang 85tr. + Trương Thị Thanh Nhàn Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS Phạm Mạnh Hùng Năm bảo vệ: 2013 Keywords: Tranh tụng; Kiểm sát viên; Hình sự sơ thẩm; Luật hình sự; pháp luật Việt Nam Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn. Việt Nam đã trở thành điểm đến thu hút các nhà đầu tư bởi một nền chính trị ổn định, môi trường đầu tư an toàn. Cùng với sự nỗ lực của toàn xã hội, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tư pháp góp phần quan trọng vào việc giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Có được những thành tựu đó là cả một sự phấn đấu, nỗ lực của toàn xã hội nhằm mục tiêu xây dựng xã hội "công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ xã hội", trong đó có sự đóng góp của những nhà hoạch định chính sách, các nhà hoạt động thực tiễn trong các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự vẫn còn tình trạng để xảy ra oan, sai gây ảnh hưởng đến các quyền tự do, dân chủ của người dân. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương cải cách tư pháp nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), hạn chế tình trạng oan, sai đồng thời hiện thực hóa các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Với chức năng thực hành quyền công tố (THQCT) và kiểm sát các hoạt động tư pháp, trong những năm qua, ngành Kiểm sát nhân dân đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống tội phạm và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật. Với việc ban hành Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 2002 và Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003, vai trò, vị trí của VKSND trong hoạt động tố tụng hình sự (TTHS) ngày càng được nhấn mạnh. Để công cuộc cải cách tư pháp đạt kết quả, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết làm cơ sở và định hướng lớn cho công cuộc cải cách này. Trong lĩnh vực TTHS, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã nêu rõ: "Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác" [13]. Tiếp đến, Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: "Nâng cao chất lượng tranh tụng tại tất cả các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp" [14]. Đây là một yêu cầu và đòi hỏi mang tính khách quan và là một biện pháp đảm bảo cho việc xét xử tại các phiên tòa được dân chủ, khách quan, toàn diện; để việc phán quyết của Hội đồng xét xử (HĐXX) được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có thể nói, quá trình giải quyết một vụ án hình sự là một quá trình giải quyết xung đột giữa hai lợi ích: lợi ích xã hội và lợi ích cá nhân. Lợi ích xã hội đòi hỏi mọi tội phạm đều được phát hiện, 1
  2. điều tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh. Trong khi đó lợi ích cá nhân trong TTHS đòi hỏi không làm oan sai, quyền công dân, quyền con người được đảm bảo và tôn trọng. Để đảm bảo được cả hai lợi ích này, vấn đề tranh tụng dân chủ, công khai tại phiên tòa là một trong những thủ tục tố tụng có tính chất mấu chốt. Tranh tụng tại phiên tòa có vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là sự đánh giá kết quả hoạt động của các giai đoạn điều tra, truy tố mà còn có tác dụng to lớn đối với chính giai đoạn xét xử. Đây chính là cơ chế tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đảm bảo việc truy tố, xét xử là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên trong những năm qua, hoạt động tranh tụng tại phiên tòa luôn được sự quan tâm, nghiên cứu đã thực sự trở thành vấn đề nóng hổi, không chỉ được tranh luận tại các hội nghị khoa học và các hội nghị về tư pháp mà còn trở thành một yêu cầu bức thiết trong hoạt động xây dựng pháp luật cũng như trong hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, vấn đề tranh tụng của Kiểm sát viên (KSV) tại phiên tòa hình sự mới chỉ được ghi nhận trong các nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, thực tiễn hoạt động tranh tụng tại phiên tòa hình sự trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng cho thấy còn nhiều tồn tại, dẫn đến chất lượng của hoạt động này chưa đáp ứng được những đòi hỏi mà Đảng, Nhà nước và xã hội đã đặt ra. Trước yêu cầu của thực tế, đảm bảo sự dân chủ, bình đẳng các quyền con người trong hoạt động TTHS, tránh bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; đồng thời góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận của vấn đề tranh tụng, học viên chọn đề tài: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng" làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhằm hiện thực hóa chủ trương về cải cách tư pháp trong đó có vấn đề tranh tụng tại phiên tòa, những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề này. Đáng chú ý là các công trình sau: - Lê Minh Thông (Chủ biên): Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Mai Thị Nam: Tranh tụng tại phiên tòa - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2001; Lê Thị Tuyết Hoa: Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 2002; Nguyễn Xuân Hà - Phạm Hoàng Diệu Linh: Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 để đảm bảo phù hợp với việc tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp theo tinh thần nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp bộ; Hà Nội, 2009; Ngô Văn Đọn (Chủ biên): Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong các công tác kiểm sát hình sự, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội, 2004; Hoàng Thế Anh: Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội, 2006; Nguyễn Mạnh Tiến: Bàn về một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tranh tụng tại phiên tòa, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 17/2005; TS. Dương Thanh Biểu: Bàn về việc tranh luận của kiểm sát viên tại tòa hình sự sơ thẩm, Tạp chí Kiểm sát, số 13, 2007; Nguyễn Đức Mai: Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sư thẩm, Tạp chí Luật học, số 7/2008; Lê Thúc Anh: Một số suy nghĩ về tranh tụng tại phiên tòa trong cải cách tư pháp, Tạp chí Toà án nhân dân, số 1/2008; ThS. Nguyễn Thương Tín: Một số vấn đề về mối quan hệ giữa tranh tụng trong tố tụng hình sự với chức năng xét xử của tòa án trong bối cảnh cải cách tư pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10, 2008; Nguyễn Nông: Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí Kiểm sát, số 9/2003; TS. Nguyễn Đức Mai: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Toà án nhân dân, số 17, 2007; Nguyễn Mạnh Tiến: Tranh tụng tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 02/2006; Từ Văn Nhũ: Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 11/2003; Nguyễn Thái Phúc: Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/2003; Mai Thị Nam: Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm và chất lượng tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa, Tạp chí Kiểm sát, số 3, 2007... 2
  3. Nhìn chung, các công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu làm rõ một số về vấn đề tranh tụng của KSV tại phiên tòa hoặc mới chỉ đưa ra những thực tiễn trong quá trình KSV THQCT tại phiên tòa hình sự chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm (HSST). Vì vậy, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu nhất là trong bối cảnh chúng ta đang nghiên cứu, thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Làm sáng tỏ vấn đề này cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn tạo cơ sở cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả xét xử của Tòa án, góp phần đấu tranh phòng, chống tội phạm, chống làm oan người vô tội và chống bỏ lọt tội phạm cũng như bảo vệ pháp chế XHCN. Đây cũng là lý do mà học viên chọn đề tài "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng" để làm luận văn thạc sĩ Luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Mục đích của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận, thực trạng vấn đề tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST trên địa bàn thành phố Hải Phòng, phân tích các bất cập, hạn chế. Qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST bảo đảm một phiên tòa hình sự công bằng, dân chủ, văn minh. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ của luận văn đặt ra là: - Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động tranh tụng của KSV tại phiên tòa như: Khái niệm, đặc điểm, điều kiện, yêu cầu của tranh tụng tại phiên tòa; cơ sở pháp lý quy định về tranh tụng của KSV tại phiên tòa; ý nghĩa của tranh tụng tại phiên tòa (có so sánh với mô hình tranh tụng của một số nước trên thế giới). - Phân tích, đánh giá thực trạng tranh tụng của KSV tại phiên tòa trên địa bàn thành phố Hải Phòng những năm gần đây, qua đó rút ra những mặt tích cực; những tồn tại, hạn chế trong hoạt động tranh tụng tại phiên tòa ở địa phương. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật TTHS về tranh tụng của KSV tại phiên tòa hình sự nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chức năng THQCT của KSV nói chung, tranh tụng của KSV nói riêng nâng cao hiệu quả hoạt động tranh tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự trên địa bàn thành phố Hải Phòng trước yêu cầu cải cách tư pháp. 4. Phạm vi nghiên cứu Tranh tụng là một vấn đề lớn, bao hàm nhiều nội dung thể hiện ở các giai đoạn khác nhau của quá trình tố tụng. Với phạm vi nghiên cứu của một luận văn thạc sĩ tác giả chỉ tập trung làm rõ thực trạng việc tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong các năm từ 2006 đến năm 2011 để qua đó đánh giá, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài - Về cơ sở lý luận của luận văn: Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp. - Về phương pháp nghiên cứu của luận văn: Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể để nghiên cứu như: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, khảo sát thực tiễn. 7. Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn Luận văn có một số đóng góp về mặt khoa học như sau: 3
  4. - Làm sáng tỏ các cơ sở lý luận về tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST, góp phần nâng cao nhận thức về nội dung, bản chất của hoạt động tranh tụng của KSV. - Luận văn tập trung vào phân tích các quy định của pháp luật về tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST, đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST trên địa bàn thành phố Hải Phòng, chỉ ra các tồn tại, hạn chế và các nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV tại phiên tòa HSST của VKSND thành phố Hải Phòng hiện nay. - Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy của các cơ sở nghiên cứu khoa học pháp lý; là tài liệu tham khảo giúp cho VKSND các cấp để nâng cao chất lượng tranh tụng của KSV trong phiên tòa hình sự đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm. Chương 2: Thực trạng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại tại phiên tòa hình sự sơ thẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng. References 1. Hoàng Thế Anh (2006), Cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Lê Thúc Anh (2009), "Một số suy nghĩ về tranh tụng tại phiên tòa trong cải cách tư pháp", Toà án nhân dân, (1). 3. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp (2002), Một số gợi ý về việc tổ chức phiên tòa hình sự theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, Hà Nội. 4. Dương Thanh Biểu (2007), Tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 5. Dương Thanh Biểu (2007), "Bàn về việc tranh luận của kiểm sát viên tại tòa hình sự sơ thẩm", Kiểm sát, (13). 6. Dương Thanh Biểu (2008), Tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 7. Bộ Công an (2003), Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19) ngày 10/9 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn hoạt động hỗ trợ tư pháp của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc công an nhân dân, Hà Nội. 8. Nguyễn Ngọc Chí (Chủ biên) (2001), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9. Nguyễn Ngọc Chí (2004), "Tố tụng, tranh tụng và vấn đề cải cách tư pháp ở Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 10. Chính phủ (2002), Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 11. Ngô Huy Cương (2006), Tranh tụng tại phiên tòa - một số lý luận và thực tiễn. Đề tài khoa học của Học viện Tư pháp, Hà Nội. 4
  5. 12. Nguyễn Bá Diến (2003), "Về hai hình thức xét xử dưới góc độ so sánh", Đặc san nghề luật, (5), tr. 23-26. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tớ, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 15. Ngô Văn Đọn (Chủ nhiệm), Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong các công tác kiểm sát hình sự, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 16. Elisabeth Pelsez (2003), "Tố tụng, tranh tụng và tố tụng xét hỏi", Thông tin khoa học xét xử, (1), tr. 3-6. 17. Hoàng Ngọc Giao (2004), "Minh bạch, bình đẳng, năng lực - những yêu cầu không thể thiếu của cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 18. Nguyễn Xuân Hà - Phạm Hoàng Diệu Linh (2009), Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 để đảm bảo phù hợp với việc tổ chức hệ thống các cơ quan tư pháp theo tinh thần nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. 19. Phạm Hồng Hải (2004), "Tiến tới xây dựng tố tụng hình sự ở Việt Nam theo kiểu tố tụng tranh tụng", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Hiện (Chủ nhiệm đề tài) (1999), Vấn đề tổ chức phiên tòa và việc thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng tại phiên tòa của Tòa án nhân dân, Đề tài khoa học cấp bộ. 21. Nguyễn Văn Hiện (2003), Kết luận bế mạc Hội nghị tổng kết công tác Ngành Tòa án nhân dân năm 2002 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2003, Hà Nội. 22. Lê Thị Tuyết Hoa (2002) Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội. 23. Phan Trung Hoài (2002), "Phán quyết của Tòa án phải dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa", Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, số ra ngày 10-10. 24. Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 25. Trần Linh (2004), "Về thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW", Tòa án, (8). 26. Trần Đức Lương (2002), Kết luận Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 27. Nguyễn Đức Mai (2007), "Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp một số vấn đề lý luận và thực tiễn", Toà án nhân dân, (17). 28. Nguyễn Đức Mai (2008), "Hoàn thiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa sư thẩm", Luật học, (7). 29. Mai Thị Nam (2001), Tranh tụng tại phiên tòa - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội. 30. Mai Thị Nam (2007), "Một số giải pháp nâng cao trách nhiệm và chất lượng tranh tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa", Kiểm sát, (3). 31. Từ Văn Nhũ (2003), "Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự", Tòa án nhân dân, (11). 32. Nguyễn Nông (2003), "Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt Nam", Kiểm sát, (9). 5
  6. 33. Nguyễn Thái Phúc (2003), "Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng", Nhà nước và pháp luật, (9). 34. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 35. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 36. Quốc hội (2001), Hiến pháp (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 37. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 38. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 39. Trần Đại Thắng (2003), " Bàn về vấn đề tranh tụng trong tố tụng hình sự", Kiểm sát, (Số chuyên đề). 40. Lê Minh Thông (Chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Thị Thanh Thủy (Chủ nhiệm đề tài) (2001), Nâng cao chất lượng thủ tục tố tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài khoa học cấp cơ sở. 42. Nguyễn Mạnh Tiến (2005), "Bàn về một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tranh tụng tại phiên tòa", Tòa án nhân dân, (17). 43. Nguyễn Mạnh Tiến (2006), "Tranh tụng tại phiên tòa theo yêu cầu cải cách tư pháp", Nghiên cứu lập pháp, (2). 44. Nguyễn Thương Tín (2008), "Một số vấn đề về mối quan hệ giữa tranh tụng trong tố tụng hình sự với chức năng xét xử của tòa án trong bối cảnh cải cách tư pháp", Nhà nước và pháp luật, (10). 45. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Kết luận số 290 ngày 5/11 về hội thảo "Tranh tụng tại phiên tòa hình sự". 46. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết ngành Tòa án năm 2006, Hà Nội. 47. Trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội (1996), Giáo trình công tác kiểm sát tập IV, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 48. Nguyễn Minh Tuấn (2004), "Vai trò của thẩm phán trước yêu cầu của công tác cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay", trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 49. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2002), Pháp lệnh Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân, Hà Nội. 50. Nguyễn Tất Viễn (2004), "Đổi mới tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trong quá trình cải cách tư pháp", Trong sách: Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 51. Viện Khoa học kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1995), Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách của tố tụng hình sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 52. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 53. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng (2006-2011), Báo cáo công tác các năm từ 2006 đến 2011, Hải Phòng. 54. Trịnh Tiến Việt (2003), "Xây dựng pháp luật: Về người tham gia tố tụng", Pháp lý, (8). 6
nguon tai.lieu . vn