Xem mẫu

  1. THỰC TIỄN THỰC THI TẠI VIỆT NAM QUYỀN ĐƯỢC CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO QUY ĐỊNH TẠI CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ CÁC QUYỀN KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA 1966 (ICESCR) Trần Thị Diệu Hương Tóm tắt: Bài viết tập trung bàn về ba vấn đề cơ bản, thứ nhất là Quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe tại công ước quốc tế về các quyền về kinh rế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR). Thứ hai, bài viết làm rõ thực tiễn tại Việt Nam khi tham gia công ước này thì vấn đề thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người theo công ước này được thực hiện như thế nào. Thứ ba, là đưa ra 1 số định hướng để Việt Nam hoàn thành hơn vấn đề thực thi công ước để quyền được chăm sóc sức khỏe con người được tốt hơn. A. Mở đầu Kể từ khi Liên hợp quốc thông qua bản Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người năm 1948, và sau đó là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, quyền được chăm sóc sức khỏe đã trở thành một trong những quyền quan trọng trong hệ thống quyền con người, thuộc nhóm quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.Quyền được chăm sóc sức khỏe, có được trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được trong luật nhân quyền quốc tế là quyền có được các điều kiện xã hội, các qui tắc, pháp luật, chế tài và một môi trường trợ giúp– mà có thể đảm bảo đạt được quyền này. Cách hiểu quyền này một cách chuẩn mực nhất được thảo luận trong điều 12 của ICESCR, đã được phê chuẩn bởi 145 nước (tính đến tháng 5 2002). Vào tháng 5 2000, ủy ban về quyền văn hóa, kinh tế, xã hội, nơi kiểm soát công ước, phê chuẩn một Tuyên bố chung về quyền được chăm sóc sức khỏe1. Với tầm quan trọng được ghi nhận tại các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia, bài viết bàn về một số vấn đề quy định và thực thi công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1996 trong quy định “Quyền được chăm sóc sức khỏe”. B. Nội dung 1 Tham khảo, 25 câu hỏi và đáp về vấn đề sức khỏe và nhân quyền, Tổ chức y tế thế giới, QA-Vietnamese.pdf 24
  2. 1. Quy định về quyền được chăm sóc sức khỏe tại Công ước quôc tế về kinh tế, xã hội và văn hóa 1966 (ICESCR) “Quyền được chăm sóc sức khỏe không có nghĩa là quyền được khỏe mạnh, hay là các chính phủ nghèo phải thiết lập các dịch vụ y tế đắt tiền mà họ không có nguồn lực hỗ trợ. Nhưng nó yêu cầu chính phủ, và các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các chính sách và chương trình hành động nhằm tạo ra các dịch vụ y tế sẵn có và mọi người có thể tiếp cận được trong thời gian ngắn nhất có thể. Để đảm bảo rằng có thể thực hiện được điều này là một thách thức cho cả cộng đồng quyền con người và các chuyên viên y tế.”2 Như vậy Quyền có được trạng thái sức khỏe tốt nhất có thể được xem là “quyền được chăm sóc sức khỏe”. Quyền này đã được rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế ghi nhận, đầu tiên là trong hiến pháp của tổ chức Y tế thế giới (1946) và sau đó được nêu ra trong tuyên bố Alma Ata năm 1978 và trong Tuyên ngôn Y tế thế giới phê chuẩn bởi đại hội đồng Y tế thế giới năm 1998. Điều này được ủng hộ mạnh mẽ trong nhiều tài liệu nhân quyền khu vực cũng như quốc tế. Nhưng cách quy định cụ thể và chuẩn nhất về quyền này được quy định tại Điều 12 của ICESCR, đã được phê chuẩn bởi 145 nước (tính đến tháng 5 2002). Vào tháng 5 2000, ủy ban về quyền văn hóa, kinh tế, xã hội, nơi kiểm soát công ước, phê chuẩn một Tuyên bố chung về quyền được chăm sóc sức khỏe. Quy định này được chi tiết như sau: 1. Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. 2. Các biện pháp mà một quốc gia thành viên công ước cần thi hành để thực hiện đầy đủ quyền này bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm: a) giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và nhằm đạt được sự phát triển lành mạnh của trẻ em b) cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp c) ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; 2 Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, Mary Robinson. 25
  3. d) tạo điều kiện để đảm bảo dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu. Và như vậy, theo quy định tại công ước về quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người thì chủ đạo Công ước hướng tới hai nội dung, nội dung quy định thứ nhất là chính phủ các quốc gia thành viên công ước phải thừa nhận quyền của mọi người được hưởng tình trạng sức khỏe tốt nhất có thể được về thể chất cũng như tinh thần”, nội dung thứ hai, các bước mà nhà nước, Chính phủ phải tiến hành để thực thi quyền đó cho con người. Tuyên bố chung này cho rằng quyền được chăm sóc sức khỏe có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào sự thực hiện các quyền con người khác, bao gồm quyền có thực phẩm, nhà cửa, công việc, giáo dục, tham gia, hưởng thụ các thành tựu của áp dụng khoa học kỹ thuật, cuộc sống, không bị phân biệt, bình đẳng, ngăn cấm bạo lực, riêng tư, truy cập thông tin, và tự do tổ chức, hội họp, hoạt động. Điều 12 ICESCR được coi là quy định pháp luật quốc tế toàn diện nhất về quyền được chăm sóc sức khỏe. Theo Điều này, mọi người có quyền được hưởng một tiêu chuẩn sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được. Các quốc gia thành viên Công ước cần thi hành các biện pháp để thực hiện đầy đủ quyền này, trong đó bao gồm những biện pháp cần thiết nhằm giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em; cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp; ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác; và tạo các điều kiện để bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu3. 2. Thực tiễn thực thiquy định quyền được chăm sóc sức khỏe cho con người theo công ước ICESCR 1966 Kết quả đạt được Ở Việt Nam, để thực thi nội dung tại điều 12 công ước về vấn đề các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần ở mức cao nhất có thể được thì quyền chăm sóc sức khỏe cho người dân Việt NamBảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là ưu tiên hàng đầu của Nhà nước tađược quy định cụ thể trong Nghị quyết BCHTW, trong Hiến pháp, Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Điều 3 Quyền được chăm sóc sức khỏe, http://nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=101&mcid=7 26
  4. 38, Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng, cụ thể: Tại Nghị quyết 20/NQ-TW ngày 25/10/2017 của BCHTW về “tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” đã khẳng định mục tiêu không ngừng phấn đấu nâng cao sức khoẻ, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sống của người Việt Nam; bảo đảm mọi người dân đều được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc tham gia và hưởng thụ bảo hiểm y tế và các dịch vụ có liên quan. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân được ghi nhận trong các Công ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia; được ghi nhận cụ thể trong Hiến pháp và nhiều đạo luật quan trọng. Hiến pháp năm 2013 một lần nữa khẳng định: “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.” (Điều 38)4…Chính phủ cũng đã thông qua và triển khai Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến 2020. Để cụ thể hóa các quy định tại các văn bản này, đồng bộ các ban, ngành từ Trung ương xuống địa phương triển khai cụ thể để thực thi các quyền theo quy định, cụ thể: Thứ nhất, Trong lĩnh vực đảm bảo dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi đau yếu thì tính đến năm 2014, cả nước có 1.264 bệnh viện với tổng số 235.214 giường bệnh, đạt tỷ lệ 25,04 giường/10.000 dân. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ này thuộc loại cao nhất khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) liên quan đến sức khỏe. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2014 là 15%, giảm 60% so với năm 1990, vượt mục tiêu đề ra là giảm 50%. Nhân lực y tế tiếp tục được phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. 100% số xã và 96,6% số thôn bản có nhân viên y tế; trong đó 76% số xã có bác sỹ; 93,4% số xã có y sỹ sản nhi hoặc hộ sinh. Việt Nam tiếp tục chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đồng thời khuyến khích đào tạo 4 Hướng tới hoàn thiện pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe theo quy định của Hiến Pháp 2013, http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx?UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/N ews&ItemID=38252, 09/11/2018 27
  5. và phát triển nhân lực ở các chuyên ngành đặc thù như lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh; triển khai các đề án hỗ trợ tạm thời hoặc lâu dài cho các vùng khó khăn như Đề án luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh, Đề án thí điểm đưa bác sỹ trẻ về công tác tại 62 huyện nghèo trong cả nước, Đề án bác sỹ gia đình, Đề án phát triển y tế biển đảo, Đề án y tế nông thôn nhằm bảo đảm đủ nhân lực cho công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên phạm vi toàn quốc…5 Thứ hai, kết quả trong thực thi nội dung công ước đảm bảo giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và nhằm đạt được sự phát triển lành mạnh của trẻ em: Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống giảm từ 44,4 (năm 1990) xuống còn 14,9 (năm 2014) và có khả năng tiếp tục giảm thêm. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1000 trẻ giảm từ 58 (năm 1990) xuống còn 22,4 (năm 2014). Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng bệnh Sởi đã tăng từ 55% (năm 1990) lên 98,2% đến năm 2014, đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ số tử vong mẹ đã giảm đáng kể, từ 233/100.000 ca (năm 1990) xuống còn 61,9/100.000 ca vào năm 2013. Để đạt được kết quả này thì (i) chi cho y tế từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2008- 2013 tăng bình quân 34,2%/năm, cao hơn tổng chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là 20%. Chi cho hoạt động y tế dự phòng chiếm khoảng 31,32% tổng chi ngân sách nhà nước cho ngành y tế. Nhà nước cấp 1.700 tỷ đồng cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Bộ Y tế cũng đang quản lý 52 dự án ODA với tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam chủ trương triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Đến tháng 12/2013, Bảo hiểm y tế đã bao phủ khoảng 69% dân số, (ii) Ngành y tế đã bảo đảm đủ thuốc, từng bước chủ động nguồn thuốc và vắc- xin. Việt Nam hiện đã sản xuất được 10 loại vắc-xin, đáp ứng trên 80% nhu cầu sử dụng vắc-xin trong nước. Nhà nước cũng đã đầu tư nâng cấp nhiều cơ sở y tế các tuyến, bảo đảm đủ cơ sở vật chất cho công tác khám chữa bệnh và y tế dự phòng, cũng như hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng đạt tiêu chuẩn, và (iii) Việt Nam cũng thúc đẩy các hoạt động hợp tác 5 Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, https://nhanquyenvn.org/moi-nguoi-co-quyen-duoc-bao-ve-cham-soc-suc-khoe-binh-dang-trong-viec-su-dung-cac- dich-vu-y-te.html. 28
  6. quốc tế trong lĩnh vực y tế để tranh thủ tối đa nguồn lực cho việc bảo đảm tốt hơn quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân6. Thứ ba, trong vấn đề ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác thì Việt Nam cụ thể hóa nhiều văn như Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW khoá 12 đã ban hành Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; Nghị quyết số 139/NQ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2017; xây dựng Đề án truyền thông về cải thiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, sử dụng nước sạch và Kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế giai đoạn 2019-2025 tầm nhìn đến năm 2030. Đặc biệt Để thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, năm 2018, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt”; “Đề án Truyền thông về cải thiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và sử dụng nước sạch nông thôn giai đoạn 2018 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030”; và “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu ngành y tế giai đoạn 2019 -2030 và tầm nhìn đến năm 2050”…. Một số hạn chế trong thực thi công ước Thứ nhất trong quy định về các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người đều được hưởng một tiêu chuẩn sức khỏe về thể chất và tinh thần cở mức cao nhất có thể. (i) Hạn chế trong quy định của pháp luật Hệ thống quy định của Pháp luật Việt Nam chủ yếu phương pháp liệt kê quyền, nhưng không tập trung chi tiết hướng dẫn thực thi quyền được chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân. Nhiều quy định còn mang tính lý luận, không đo lường được kết quả áp dụng trên thực tiễn. (ii) Trong thực tiễn thực thi các quy định của pháp luật Chưa đồng bộ đáp ứng được việc triển khai để đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe về (quyền sống, quyền về lương thực, nhà ở, việc làm, giáo dục, bình đẳng, không phân biệt đối xử, cấm tra tấn, bảo vệ đời tư, tiếp cận thông tin, và các quyền tự do lập hội, 6 Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, https://nhanquyenvn.org/moi-nguoi-co-quyen-duoc-bao-ve-cham-soc-suc-khoe-binh-dang-trong-viec-su-dung-cac- dich-vu-y-te.html 29
  7. hội họp, đi lại. Những quyền và tự do này là những yếu tố hợp thành của quyền được chăm sóc sức khoẻ) Ví dụ: Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập: Chất lượng môi trường sống, làm việc, chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể, văn hóa tinh thần... ở nhiều nơi chưa được chú trọng, bảo đảm. Hệ thống tổ chức y tế còn thiếu ổn định, hoạt động chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là y tế dự phòng, y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Chất lượng dịch vụ, nhất là ở tuyến dưới chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng quá tải ở một số bệnh viện tuyến trên chậm được khắc phục. Thái độ phục vụ thiếu chuẩn mực của một bộ phận cán bộ y tế, một số vụ việc, sự cố y khoa gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Quản lý nhà nước về y tế tư nhân, cung ứng thuốc, thiết bị y tế còn nhiều yếu kém. Đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý trong các cơ sở y tế công lập còn lúng túng. Đào tạo, sử dụng, cơ cấu, chế độ đãi ngộ cán bộ y tế còn nhiều bất cập. Chênh lệch chỉ số sức khỏe giữa các vùng, miền còn lớn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao. Tầm vóc người Việt Nam chậm được cải thiện. Số năm sống khỏe chưa tăng tương ứng với tuổi thọ7. Thứ hai, hạn chế trong việc triển khai các biện pháp mà một quốc gia thành viên công ước cần thi hành để thực hiện đầy đủ quyền về chăm sóc sức khỏe của người dân. Các biện pháp triển khai chưa đồng bộ và quyết liệt giữa các địa phương. 3. Định hướng hoàn thiện về pháp luật Việt Nam về thực thi công ước quôc tế về kinh tế, xã hội và văn hóa 1996 (ICESCR). 7 Hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, https://dangcongsan.vn/dua-nghi- quyet-trung-uong-6-trung-uong-7-vao-cuoc-song/hoi-dap/han-che-bat-cap-trong-cong-tac-bao-ve-cham-soc-va- nang-cao-suc-khoe-nhan-dan-499467.html, 1/10/2018. 30
  8. Thứ nhất, trong việc hoàn thiện quy định pháp luật (i) các quốc gia phải ban hành luật hoặc thực hiện các biện pháp khác để đảm bảo sự tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ . (ii) Cần xây dựng một hệ thống pháp luật về quyền của người dân trong lĩnh vực y tế phù hợp với Hiến pháp sửa đổi năm 2013 và phù hợp với các cam kết quốc tế. (iii) Phải có khung pháp lý, các biện pháp hành chính, ngân sách, pháp chế… để thực hiện hóa quyền này. Thứ hai, trong triển khai thực hiện pháp luật Yêu cầu các quốc gia công nhận đầy đủ quyền được chăm sóc sức khoẻ trong hệ thống pháp luật và chính trị quốc gia, thích hợp nhất là thông qua hình thức thực hiện lập pháp, và ban hành một chính sách y tế quốc gia với kế hoạch chi tiết để thực hiện quyền được chăm sóc sức khoẻ. Thứ ba, chú trọng và đồng bộ trong việc triển khai các biện pháp để thực hiện đầy đủ các quyền được chăm sóc sức khỏe toàn diện của con người, ví dụ: (i) Nghĩa vụ tôn trọng đòi hỏi các quốc gia không được từ chối hay hạn chế tất cả mọi người trong việc tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế dự phòng, chữa trị và giảm đau; không thực hiện những quy định mang tính phân biệt đối xử trong chính sách của quốc gia và, không áp đặt những quy định mang tính phân biệt đối xử liên quan đến tình trạng sức khoẻ và nhu cầu của phụ nữ…. (ii) Bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe yêu cầu các quốc gia thành viên phải tạo ra khung pháp lý các biện pháp bảo vệ mọi người khỏi sự vi phạm quyền về sức khỏe của bên thứ ba, như: đảm bảo mọi người được quyền tiếp cận dịch vụ y tế tư nhân; đảm bảo người hành nghề y đáp ứng tiêu chí chuyên môn… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền, Mary Robinson. 2. Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa 1966. 31
  9. 3. Hạn chế, bất cập trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, https://dangcongsan.vn/dua-nghi-quyet-trung-uong-6-trung-uong-7-vao-cuoc- song/hoi-dap/han-che-bat-cap-trong-cong-tac-bao-ve-cham-soc-va-nang-cao-suc- khoe-nhan-dan-499467.html, 1/10/2018. 4. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế, https://nhanquyenvn.org/moi-nguoi-co-quyen-duoc-bao-ve-cham-soc- suc-khoe-binh-dang-trong-viec-su-dung-cac-dich-vu-y-te.html. 5. Quyền được chăm sóc sức khỏe, http://nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=101&mcid=7. 6.Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. (ICESCR 1966), Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, NXB Hồng Đức, Hà Nội 2012. 7. Tổ chức ý tế thế giới, 25 câu hỏi và đáp về vấn đề sức khỏe, nhân quyền. 8. 25 câu hỏi và đáp về vấn đề sức khỏe và nhân quyền, Tổ chức y tế thế giới, QA- Vietnamese.pdf. 32
nguon tai.lieu . vn