Xem mẫu

  1. Thu, chi ngân sách nhà nước năm 2011 và triển vọng 2012 Trong năm 2011, với những biện pháp thắt chặt tài khóa và tiền tệ theo Nghị quyết 11/NQ-CP, việc điều hành ngân sách nhà nước đứng trước những thách thức không nhỏ. Bài viết nhìn lại một số nét khái quát về tình hình thu, chi ngân sách năm 2011 và những bài học nhằm vượt qua những thách thức của giai đoạn tới. Bối cảnh kinh tế năm 2011 Việt Nam bước vào năm 2011 với những kết quả khả quan của năm 2010. Tuy nhiên, những biến đ ộng của tình hình kinh tế trong và ngoài nước đã không diễn ra như dự kiến. Khủng hoảng xã hội ở Bắc Phi và Trung Đông đã tác động mạnh tới giá dầu mỏ thế giới - mặt hàng có ảnh hưởng lớn đến giá cả nhiều loại sản phẩm và dịch vụ trong nền kinh tế như điện, vận tải. Các gói kích cầu trên toàn thế giới đã bộc lộ mặt trái, khiến nhiều nước phải đối mặt với việc lạm phát gia tăng. Khủng hoảng nợ công châu Âu đặc biệt ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha cũng tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu. Trong nội tại nền kinh tế Việt Nam, những vấn đề như hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp, l ạm phát cao, năng suất lao động kém, thâm hụt thương mại ngày càng cao… vẫn chưa được xử lý d ứt đi ểm. Ngay từ đ ầu năm 2011 ch ỉ s ố giá tiêu dùng theo tháng liên tục tăng vượt mức 1,5%/ tháng và đạt đỉnh điểm vào tháng 4/2011 với mức tăng lên đ ến 3,32%. Trước những bất ổn của nền kinh tế và nguy cơ lạm phát cao, ngày 24/02/2011 Chính phủ đã ban hành Ngh ị quy ết 11/NQ-CP (Nghị quyết 11) về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn đ ịnh kinh tế vĩ mô, đ ảm b ảo an sinh xã hội. Chính sáchtiền tệ và tài khóa chặt chẽ là những giải pháp quan trọng đ ược thực hi ện nh ằm đáp ứng mục tiêu của Nghị quyết 11. Hàng loạt các biện pháp về chính sách ti ền tệ đ ược th ực hi ện nh ư: gi ữ t ốc đ ộ tăng trưởng tín dụng dưới 20% năm 2011, tổng phương tiện thanh toán tăng 15-16%, hạn chế tín d ụng phi sản xuất, tăng lãi suất tái chiết khấu… Chính phủ cũng yêu cầu các Bộ, địa phương thực hiện tăng thu, giảm chi, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên, cắt giảm và điều chỉnh các khoản chi đầu tư. Nghị quyết 11/CP cũng đ ề ra các bi ện pháp khuyến khích xuất khẩu và kiềm chế nhập siêu trong năm 2011 ở mức 16 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Kết quả bước đầu của việc thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ là tốc độ tăng giá tính theo tháng đã giảm dần k ể từ tháng 4/2011. Thâm hụt thương mại từ mức 1,41 tỷ USD vào tháng 3/2011 đã gi ảm xu ống, tính đ ến h ết tháng 11/2011 cũng chỉ là 8,9 tỷ USD (bằng 10,2% kim ngạch xuất khẩu). Dự báo, thâm hụt thương mại của cả năm cũng sẽ xấp xỉ con số này. Tổng kim ngạch cả nhập và xuất khẩu đều tăng khá mạnh so với năm 2010 (ước tính giá trị kim ngạch xuất khẩu 2011 sẽ tăng khoảng 28%, nhập khẩu tăng 22% so với năm 2010). Đây là thuận lợi cho thu NSNN từ hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên, các giải pháp thắt chặt tài chính và tiền tệ cũng có hiệu ứng phụ. Đó là tổng cung suy giảm bi ểu hi ện qua số liệu về tốc độ tăng GDP năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 và cả năm 2008. Ước tính, GDP 9 tháng đ ầu năm nay tăng 5,57%, thấp hơn 0,78 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2010. Song, có thể thấy một xu hướng khả quan hơn khi GDP theo quý đang tăng dần: Quý I tăng 5,43%, quý II tăng 5,67%, quý III tăng 6,11%. Dự báo, GDP quý IV/2011 có thể đạt mức 6,5% và GDP cả năm có thể đạt 6%. Mức tăng này cho thấy dù gặp bất ổn nhưng kinh tế Việt
  2. Nam không bị rơi vào tình trạng suy thoái như giai đoạn cuối năm 2008 đầu năm 2009. Thị trường tiền tệ và tỷ giá năm 2011 cũng có những điểm đáng chú ý là lãi suất huy động và cho vay đồng Việt Nam trong những tháng đầu năm liên tục ở mức cao (có nhiều tuần lãi suất huy đ ộng của một số ngân hàng lên đ ến 18- 20%/năm cho các khoản tiền gửi lớn). Tuy nhiên, lãi suất từ tháng 09/2011 bắt đ ầu có xu h ướng h ạ d ần (dù v ẫn ở mức cao) do chỉ số CPI đã tăng chậm lại sau hàng loạt biện pháp mạnh của Ngân hàng Nhà nước. Thị trường ngoại tệ sau những biến động lớn đầu năm 2011 đã ổn định trong nhiều tháng trước khi có xu hướng tăng nhẹ từ cuối tháng 10 (tỷ giá mua và bán ở các NHTM đã vượt ngưỡng 21.000 đồng/ USD). Lãi suất cho vay cao đồng thời với chính sách tiền tệ thắt chặt đã có tác đ ộng tiêu c ực t ới tình hình s ản xu ất kinh doanh năm 2011. Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện dự toán thu ngân sách năm 2011. Tình hình thu, chi ngân sách năm 2011 Trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, nhằm thực hiện tốt dự toán NSNN năm 2011 cũng như các nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch hành động thực hi ện Nghị quyết 11 (Quy ết đ ịnh s ố 527/QĐ-BTC ngày 01/03/2011). VIệc đề ra các giải pháp kịp thời đã góp phần không nhỏ vào việc thực hi ện tốt nhi ệm vụ thu chi NSNN năm 2011. Thu ngân sách Theo ước tính của Bộ Tài chính, tổng thu NSNN năm 2011 ước đạt 674.500 tỷ đồng, đạt 113,4% dự toán, tăng xấp xỉ 21% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó: + Thu nội địa ước 390.000 tỷ đồng, đạt 102% dự toán năm, tăng 16,6% so cùng kỳ 2010 (trong đó: tính đến hết tháng 11/2011, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 89,1% dự toán, tăng 12,1% so cùng kỳ; thu khu v ực công th ương nghi ệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 98,7% dự toán, tăng 23,7% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 94,0% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân đ ạt 119,7% d ự toán, tăng 45,4% so cùng kỳ; các khoản thu từ nhà và đất đạt 135,9% dự toán, tăng 7,8% so với cùng kỳ...).Cần lưu ý rằng theo yêu cầu hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp vượt qua bất ổn của năm 2011, đã có hàng loạt các chính sách miễn giảm, gia hạn thời gian nộp thuế của một số sắc thuế như thuế Thu nhập các nhân, thuế TNDN ( giảm 30 % số thuế phải nộp năm 2011 đối với DNNVV, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực ưu tiên…). + Thu từ dầu thô cả năm 2011 ước 100.000 tỷ đồng, đạt 144,3% dự toán, tăng 35,9% so với cùng kỳ; + Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thu NSNN từ xuất nhập khẩu ước 186.833 tỷ đ ồng, đ ạt 99% d ự toán năm, tăng 19,3% so với cùng kỳ năm 2010) bất chấp chính sách hạn chế nhập khẩu và giảm, miễn thuế đối với nhập khẩu xăng dầu những tháng đầu năm. Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có tác đ ộng từ tăng kimngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thay đổi tỷ giá đồng Việt Nam và các giải pháp mạnh nhằm ch ống th ất
  3. thu thuế của Bộ Tài chính. Thu NSNN cả năm 2011 ước tính có thể tăng 23,4% so với năm 2010, đây là con số cao thứ nhì trong 5 năm gần đây (chỉ thấp hơn mức 27,2% của năm 2008). Tuy nhiên, cũng phai lưu ý là nếu tính đến tỷ lệ lạm phát cao của năm 2011 thì kết quả này không thật sự nổi trội so với các năm gần đây. Chi ngân sách Tổng chi NSNN (kể cả trả nợ và chuyển nguồn cho năm 2012) lũy kế cả năm 2011 ước đạt 796.000 tỷ đồng, trong đó chi NSNN không bao gồm trả nợ khoảng 732.000 tỷ đồng, bằng 101% dự toán năm. So với d ữ li ệu tương ứng c ủa cùng kỳ năm 2010, con số thực hiện năm 2011 đã tăng 19%, thấp hơn đôi chút so với tốc độ tăng thu tương ứng. Điều này phản ánh thực tế là khi lạm phát cao thì thu ngân sách cao hơn nhưng chi ngân sách cũng tăng lên rất mạnh. Tuy nhiên việc tốc độ tăng chi chỉ xấp xỉ lạm phát cho thấy cố gắng rất lớn trong điều hành chính sách tài khóa 2011 của Chính phủ vì nhiều năm gần đây tốc độ tăng chi thường cao hơn nhiều tốc độ lạm phát. Ước tính cả năm tổng chi cho đầu tư phát triển đạt 175.000 tỷ, chỉ tăng 2,34 % so với cùng kỳ 2010. Đây là một con số rất đáng khích lệ trong bối cảnh lạm phát cao. Bên cạnh việc đ ảm bảo cấp phát, thanh toán v ốn đ ầu t ư theo d ự toán năm, công tác thanh toán vốn cho các dự án từ nguồn trái phiếu Chính phủ cũng được chú trọng. Chi trả nợ, viện trợ luỹ kế 11 tháng đạt 93.410 tỷ đồng, bằng 108,6% dự toán, tăng 18,6% so cùng kỳ năm 2010, đảm bảo thanh toán đầy đủ và đúng hạn các khoản nợ đã cam kết. Chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh (bao gồm chi cải cách ti ền l ương) lu ỹ k ế 11 tháng đ ạt 442.890 tỷ đồng, bằng 94,4% dự toán, tăng 26,3% so cùng kỳ năm 2010; các nhiệm vụ chi NSNN được đảm bảo thực hiện phù hợp với tiến độ thực hiện và dự toán năm được giao. Ước tính cả năm 2011 chi thường xuyên đ ạt 535.100 tỷ, tăng 21 % so với dự toán năm và tăng 23 % so với cùng kỳ năm 2010. Điều này một phần do lạm phát làm tăng chi tiêu và một phần để thực hiện tăng lương và các chính sách an sinh xã hội của Chính phủ năm 2011. So sánh 5 năm gần đây cho thấy việc tuân thủ dự toán chi cân đối NSNN năm 2011 là khá tốt. Chi NSNN tuân thủ khá tốt dự toán Ngân sách 2011 đã được phê chuẩn với mức vượt thấp nhất trong 5 năm g ần đây. Đi ều này ph ản ánh việc ban hành Nghị quyết 11 về cắt giảm chi NSNN đã có tác dụng nhất định đến chi tiêu ngân sách năm 2011. Số liệu so sánh 5 năm gần đây cho thấy năm 2011 có tỷ lệ bội chi thực tế so với dự toán thấp nhất, ước khoảng 4,9% GDP trong khi dự toán bội chi NSNN năm 2011 mà Quốc hội cho phép là 5,3%GDP. Việc thực hiện chặt chẽ và giám sát hiệu quả hơn các quy định về chi tiêu NSNN là những lý do giải thích cho việc giảm bội chi ngân sách. Đánh giá chung Từ tình hình thu chi NSNN năm 2011 có thể rút ra một số nhận định như sau: Một là, sự chỉ đạo điều hành kịp thời của Chính phủ trước những biến động của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng
  4. trong việc thực hiện dự toán NSNN. Việc Bộ Tài chính ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 11 là nguyên nhân quan trọng giải thích cho sự thành công của năm tài khóa 2011. Hai là, trong bối cảnh kinh tế khó khăn thì việc tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, ch ống th ất thu thuế; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới cần đặc biệt được quan tâm. Ba là, cần có những hướng dẫn cụ thể chi tiết để các bộ, cơ quan, địa phương chủ động sắp xếp lại các nhiệm vụ chi nhằm tiết kiệm thường xuyên. Bốn là, cần chủ động và tích cực trong việc phối hợp các bộ, ngành rà soát toàn bộ các dự án đ ầu tư, kiến nghị k ịp thời Thủ tướng Chính phủ các biện pháp xử lý, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, kể cả các d ự án đầu tư ra nước ngoài. Cơ hội và thách thức với thực hiện dự toán ngân sách năm 2012 Theo dự toán NSNN năm 2012 đã được Quốchội phê chuẩn thì số thu ngân sách được dự báo là 762.900 tỷ đồng (kể cả 22.400 tỷ chuyển nguồn từ năm 2011), số chi là 903.100 tỷ đồng và bội chi dự ki ến là 140.200 t ỷ đ ồng - t ương đương 4,8% GDP. Trong bối cảnh kinh tế năm 2012, việc thực hiện dự toán này có một số cơ hội nhưng cũng đ ứng trước những thách thức không nhỏ. Cơ hội Thứ nhất, một số sắc thuế mới có hiệu lực như thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế bảo vệ môi trường sẽ làm tăng nguồn thu cho NSNN. Thứ hai, việc tiếp tục thực hiện các giải pháp theo Chương trình hành động của Bộ Tài chính nhằm thực hi ện Ngh ị quyết 11/CP trong đó tập trung vào việc chống thất thu thuế, hạn chế tình trạng nợ đ ọng thuế sẽ tạo đi ều kiện cho việc tăng thu NSNN. Hơn nữa, các giải pháp thực hành tiết kiệm chi thường xuyên trong kế ho ạch này và th ực hi ện chỉ thị 1792/ CT-TTg của Chính phủ về việc tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và trái phi ếu chính ph ủ giai đoạn 2012-2015 sẽ là cơ sở cho việc thực hiện tốt dự toán chi NSNN năm 2012. Thứ ba, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp và hoạt động của cả nền kinh tế đ ược kỳ vọng là sẽ t ừng b ước hồi phục khi lạm phát được kiểm soát và lãi suất cho vay giảm đi sẽ góp phần vào việc tăng nguồn thu cho NSNN. Thách thức Bên cạnh những cơ hội, thực hiện dự toán ngân sách 2012 cũng sẽ đối mặt với những thách thức không nhỏ. Thứ nhất, rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng, làm giảm nguồn thu NSNN.
  5. Kinh tế Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc khá lớn vào tình hình biến động của kinh tế thế giới. Theo dự báo của IMF (tháng 9/2011) thì kinh tế thế giới chỉ tăng 4% năm 2012 (mức dự báo hồi tháng 6/2011 là 4,3%). Rủi ro suy giảm kinh tế thế giới có thể tác động xấu đến kinh tế Việt Nam. Thứ hai, nguồn thu giảm do chính sách miễn giảm thuế của Chính phủ. Bộ Tài chính đang trình Quốc hội miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2012. Chính sách này n ếu đ ược th ực hiện cũng sẽ làm giảm nguồn thu NSNN. Thu thuế xuất nhập khẩu cũng có thể giảm đi khi Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và tác động của chính sách kiềm chế nhập siêu. Việc thực hiện tái cơ cấu hệ thống DNNN và hệthống các NHTM sẽ đòi hỏi chi phí không nhỏ. V ề ng ắn h ạn, các chính sách này có thể làm giảm nguồn thu đồng thời làm tăng chi NSNN, do vậy, sẽ ảnh hưởng đ ến dự toán v ề b ội chi NSNN. Hơn nữa, nguồn thu từ dầu thô sẽ khó tăng khi dự báo giá dầu năm 2012 sẽ ít biến động, thậm chí có thể giảm nếu kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Thứ ba, chi tiêu NSNN không dễ dàng cắt giảm. Việc cắt giảm chi tiêu từ NSNN cũng không dễ do: (i) lạm phát làm tăng giá các sản phẩm (trong đó có các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động của Nhà nước); (ii) do lợi ích của các bên trong sử dụng ngân sách; (iii) do ph ải ti ếp tục hoàn thiện các dự án dang dở từ nhiều năm trước. Thứ tư, vấn đề dự báo thu chi ngân sách dựa trên số danh nghĩa. Việc dự báo thu ngân sách năm sau trong lập dự toán thường được xem xét trên cơ sở số thu năm hiện hành. Như đã đề cập ở trên, số thu NSNN năm 2011 tăng mạnh do có phần không nhỏ từ lạm phát cao và thay đ ổi tỷ giá. Do v ậy, dự toán số thu cao của năm 2012 dựa trên kết quả thu thực tế năm 2011 sẽ có những rủi ro nhất định. Kết luận Mặc dù bối cảnh kinh tế năm 2011 có nhiều bất ổn song bức tranh ngân sách về tổng quan có thể coi là thành công. Thu NSNN vẫn tăng và ước đạt trên 20% dự toán ngân sách năm 2011. Chi NSNN đã từng bước đ ược th ắt ch ặt dù nhu cầu chi tiêu phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vẫn rất lớn. Bội chi NSNN có nhi ều khả năng sẽ thấp hơn 5% GDP và thấp hơn nhiều mức dự toán 5,3% cho năm 2011. Đây là cố gắng rất l ớn của Chính phủ trong vi ệc thực hiện chính sách tài khóa năm 2011. Trong giai đoạn tới, chúng ta cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các giải pháp mà Nghị quyết 11 của Chính phủ và Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính đề ra. Hy vọng rằng sự theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế, chỉ đạo kịp thời hiệu quả của Bộ Tài chính sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu của NSNN năm 2012. _____________
  6. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Tài chính – Báo cáo Tình hình thu chi, ngân sách 11 tháng 2011; 2. Bộ Tài chính – Dự toán NSNN (nhiều năm); 3. Bộ Tài chính – Quyết toán NSNN (nhiều năm); 4. Chính phủ - Nghị quyết 11-CP ngày 24/02/2011 Về những giải pháp chủ yếu t ập trung ki ềm chế l ạm phát, ổn đ ịnh kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; 5. IMF (2011) – Slowing Growth, Rising Risks – World Economic Outlook Report, Sep. 2011; 6. Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2011) – “Báo cáo kinh t ế thường niên 2011- N ền kinh t ế gi ữa ngã ba đ ường” - VEPR- Đại học Quốc gia
nguon tai.lieu . vn