Xem mẫu

  1. "Thu hút đầu tư và chống tham nhũng bằng thuế đất" 17:07' 07/08/2006 (GMT+7)  (VietNamNet) - Trong thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với những thuận lợi từ bên ngoài như triển vọng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào cuối năm nay, hay xu hướng tìm đến Việt Nam như một sự phân tán rủi ro, Việt Nam cũng gặp phải không ít trở lực, trong đó có những vấn đề liên quan đến những tồn tại trong nền kinh tế, hay bất cập trong chính sách. Đó là đầu cơ đất đai từ nhiều năm nay đã đẩy giá đất lên vùn vụt, trở thành một bất lợi cho đầu tư không chi của nước ngoài. Đó là vấn nạn tham nhũng khiến cho việc đầu tư ở Việt Nam trở nên kém hiệu quả và nhiều rủi ro. Đó là việc áp dụng các chính sách thuế nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách, nhưng lại không khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh… GS Kinh tế học Nicolaus Trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đang cố gẵng gỡ mớ bòng bong Tideman. này, có một người đã đề xuất một mô hình thuế mới, mà nhờ đó Việt Nam có thể hy vọng giải quyết rốt ráo tất cả những “nỗi đau đầu” kể trên, - dùng thuế đất thay cho hầu hết các sắc thuế khác. Đó là Giáo sư Kinh tế học Nicolaus Tideman của Trường Bách khoa Virginia và Đại học Quốc gia Virginia (Hoa Kỳ), người sang Việt Nam lần này là lần thứ ba chỉ trong năm 2006 này để quảng bá cho mô hình này. Ông đã gặp Ban Nghiên cứu của Thủ tướng (cũ), Viện Quản lý Kinh Tế Trung ương, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội, cũng như Bộ trưởng Tài chính, và rất muốn được gặp Tân Thủ tướng … Giáo sư Kinh tế học Nicolaus VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông về đề tài mới mẻ Tideman: và thú vị này. Không có gì quan trọng hơn sự phồn thịnh của xã hội hơn cách thức chia sẻ lãnh thổ quốc gia, món quà ban - Khi thực hiện ý tưởng của ông, Chính phủ sẽ được lợi tặng của thiên nhiên với mọi người và gì, nhất là thu ngân sách?  không ai có quyền tước đoạt nó, và huy động vốn của nhân dân. - Thứ nhất đánh thuế đất sẽ giúp tăng nguồn thu ngân sách, giảm dần đến mức huỷ bỏ các sắc thuế khác, trừ Bằng việc đánh thuế với các hoạt mức thuế hợp lý đối với những hoạt động gây ô nhiễm động kinh tế, chính phủ làm giảm bớt môi trường và tắc nghẽn giao thông. thu nhập và các cơ hội của người dân trong khi để lại những khoản lợi Thứ hai, hệ thống thuế của VN được đơn giản hoá, bởi khổng lồ tự nhiên có được cho những không còn nhiều loại thuế nữa, đồng thời đánh thuế đất kẻ đầu cơ và quan chức tham nhũng, cao sẽ làm tăng tính hiệu quả của việc sử dụng đất. kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Quan điểm của chúng tôi là: Hãy tận thu từ thuế đất, trước khi tính đến những loại thuế có hại cho sự phát triển Chuyển gánh nặng khỏi doanh khác như thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân, thuế nghiệp và thu nhập trên giá trị VAT... của đất sẽ tạo ra sự minh bạch, hiệu quả hành chính, và cơ hội bình đẳng cho tất cả những người tham gia thị Theo ước tính của tôi tiền thuê đất ở Việt Nam chiếm khoảng 30% GDP , túc là khoảng 12-13 tỷ đô la Mỹ. trường, khuyến khích họ tăng năng Khoản thu này đang tăng nhanh vì nền kinh tế đang tăng suất và tiến tới thịnh vượng.
  2. trưởng với tốc độ 8%/năm. Cần phải chú ý rằng việc đánh thuế đất ở khu vực thuơng mại và công nghiệp mới đóng vai trò quan trọng và có mức tăng trưởng cao, chứ không phải là khu vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa. Ngay đối với những người chịu trách nhiệm về thu ngân sách, mà cụ thể là Bộ Tài chính, công việc của họ cũng nhẹ nhàng hơn nhiều. Nếu chỉ đánh thuế đất, công việc thu thuế sẽ đơn giản hơn, cần một bộ máy gọn nhẹ hơn, là theo đuổi thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân… Đó là chưa nói đến những đau đầu trong việc chống gian lận thuế, vốn rất phổ biến ở VN. Tôi có thể nói rằng để thu được 1 đô la tiền thuế, Bộ Tài chính cần phải chi 30-40 cent cho bộ máy thu thuế của mình. Còn với thuế đất, theo tôi nghĩ chỉ cần 2-3%, hoặc tối đa là 5% chi phí. Hơn nữa, sự đơn giản hoá quá trình đánh thuế sẽ hạn chế tham nhũng trong ngành thuế, vốn là vấn đề làm nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước phàn nàn, sẽ làm môi trường đầu tư trong sạch và hấp dẫn hơn. Thứ hai, đó cũng là giải pháp rất hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng hiện nay mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đang phát động. Theo tôi được biết, hiện có 4 đối tượng được coi là dính đến tham nhũng thường xuyên nhất hiện nay, bao gồm những quan chức liên quan đến quản lý đất đai, công an, thuế vụ và hải quan. Nếu áp dụng thuế đất, sẽ loại bỏ được đầu cơ đất đai, và như vậy sẽ không còn tham nhũng liên quan đến đầu cơ. Hầu hết các loại thuế khác bị bãi bỏ, vậy việc tham nhũng liên quan đến gian lận thuế sẽ bị giảm thiểu; thuế nhập khẩu bị bãi bỏ vậy cũng giảm thiểu được tham nhũng trong ngành hải quan. Còn từ khoản ngân sách cao hơn thu được từ thuế đất, hãy trả lương cao cho cảnh sát thay vì 30 đô la một tháng như hiện nay mà 500-700 đô la, và họ sẽ thôi tham nhũng, vì nếu như vậy họ sẽ mất việc. - Cách đánh giá giá trị sử dụng đất như thế nào? - Ở Mỹ chúng tôi có thuế bất động sản. Chúng ta có thể dựa vào việc bán nhà để xác định giá thị trường của bất động sản. Phương pháp này còn có hữu hiệu khi mức thuế chúng ta đánh chưa vượt quá 50% tiền thuê đất. Nhưng tôi muốn nhìn thấy VN đánh thuế tới mức bằng 90-95% tiền thuê đất, và như vậy không phải là giá bán mà là giá thuê cho mục đích sử dụng. Vì vậy, chúng ta phải có những công cụ khác. Công cụ đầu tiên là đấu giá tiền thuê của một mảnh đất nào đó, không tính nhà trên đó, hỏi những người muốn đấu giá xem họ muốn thuê với giá bao nhiêu, từ đó định giá được những miếng đất xung quanh một cách tương ứng. Mức thuế áp sẽ được áp dụng trong vòng 3 năm, sau đó với những thông tin mới, lại tiếp tục đấu giá và điều chỉnh mức thuế. Công cụ thứ hai là một thị trường đấu giá. Những người định giá sẽ hỏi những người muốn mở đại lý ô tô, hay nhà hàng, hay bất cứ dịch vụ kinh doanh nào khác. Người kinh doanh nhà hàng có thể nói rằng: “Điều này phụ thuộc vào lưu lượng người đi ngang qua con phố này. Nếu là một ngàn người một ngày, tôi sẵn sàng trả tiền thuê là 10 ngàn đô la một năm”. Từ đó, người phân tích tiền thuế có thể nói với người sử dụng miếng đất đó rằng trị giá tiền thuê miếng đất của anh từng này, và định ra mức thuế cho anh ta. Công cụ thứ ba là mở cuộc thi về phương pháp xác định thuế đất, chẳng hạn ở trung tâm là bao
  3. nhiêu, bờ sông là bao nhiêu, ngoại ô thành phố là bao nhiêu... Hãy thử làm một số cuộc đấu giá trên cơ sở những tính toán của những chuyên gia này, và xem tấm bản đồ nào hiệu quả nhất, thực tế nhất thì trao giải cho chủ nhân của nó và sử dụng cách đó. Theo tôi biết, ở Phnom-penh họ cũng có một tấm bản đồ như vậy, nhưng chỉ có giá đất thôi, mà không có tên của đường phố. Các bạn có thể làm một điều tương tự với Hà Nội, hoặc thành phố HCM. - Đã có những nước nào thành công với mô hình này chưa? - Có một số nước thành công phần này phần nàọ, nhưng chưa nước nào thành công hoàn toàn. Singapore và Hồng Công thu phần lớn tiền thuê đất vào ngân sách nhà nước, còn ở Mỹ thì khoảng 10-20%. Stamford Raffles, Toàn quyền đầu tiên tại Singapore, đã đưa Giáo sư Kinh tế học Nicolaus Tideman trình tiền thuế đất vào nguồn thu ngân sách của Singapore vào bày ý tưởng tại AmCham Hà Nội. năm 1840, và tôi nghĩ những thành tựu khởi đầu về kinh tế của Singapore là có sự đóng góp quan trọng của chính sách đó, mặc dù sau đó người ta không hoàn toàn áp dụng chính sách đó của ông. - Ông có hình dung rằng mô hình này sẽ gặp phải sự chống đối quyết liệt từ những nguời đang huởng lợi từ cơ chế hiện nay? - Tôi biết là sẽ rất khó khăn, bởi không ít quan chức là những người có nhiều đất, và họ sẽ chống kịch liệt mô hình mới này. Tôi đã qua Nga khoảng 30 lần, nhưng cuối cùng tôi đã đầu hàng vì ở đó cơ chế quyền lực chống lại công bằng xã hội rất mạnh. Những gì tôi muốn làm ở VN là đưa ra vấn đề để cùng trao đổi nhằm có một hiểu biết, nhận thức rõ ràng hơn về giá trị thực của đất đai, và những gì người ta cần làm để sử dụng nó tốt nhất cả về hiệu quả kinh tế lẫn công bằng xã hội. Rõ ràng Đảng và Nhà nước VN cũng chẳng đang cố gắng phấn đấu cho mục tiêu kép này đó sao? - Cảm nhận của ông về phản ứng của những người ông đã trao đổi về ý tưởng này tại Việt Nam? - Hầu hết những người VN tôi gặp đều tỏ ra hào hứng với những ý tưởng tôi nêu ra. Đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, mà tôi biết là một người ủng hộ cải cách rất mạnh. Tất nhiên cũng có những người tỏ ra thờ ơ. Có lẽ họ cho ý tưởng của tôi là viển vông. Chúng tôi cố gặp càng nhiều người thuộc các tổ chức khác nhau càng tốt, bởi vì khi họ quan tâm, tham gia tranh luận, vấn đề này có thể giành được những sự ưu tiên nhất định trong quá trình trao đổi để định hình chính sách phát triển. Tuy vẫn có những phản ứng khác nhau về ý tưởng chúng tôi nêu ra, nhưng tôi rất mừng là những người chúng tôi gặp đều có một mục đích chung là làm sao phát triển nhanh được nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. - Ông đã chọn Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội là một trong những nơi để trình bày ý tưởng của mình. Xin ông cho biết lý do?
  4. - Một trong những điều các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Mỹ, phàn nàn nhiều nhất là rất khó tìm những địa điểm thích hợp để đặt nhà máy, hay địa điểm kinh doanh, và giá đất quá cao. Tôi tin rằng những nhà đầu tư đến đây để sản xuất, kinh doanh sẽ rất thích thú với đề nghị của chúng tôi vì họ sẽ dễ dàng tìm địa điểm với giá rẻ hơn. Khi sự đầu cơ, găm đất giảm mạnh, giá đất sẽ sụt nhanh, và đó là cơ hội cho các nhà đầu tư. Họ sẽ vào VN nhiều hơn, đất đai sẽ được sử dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn, còn Chính phủ thì sẽ dựa trên hiệu quả của từng miếng đất để đánh thuế. Chính vì vậy ý tưởng chúng tôi đưa ra chỉ làm cho mối trường đầu tư ở VN trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài Cứ làm từ từ từng năm một để thấy hiệu quả của thuế đất, và từ đó giảm dần và huỷ bỏ các loại thuế khác. VN cần thu hút đầu tư, cần tăng trưởng kinh tế mà cứ đánh thuế cao vào doanh nghiệp, vào nhà đầu tư là vô lý. Nếu VN không đánh thuế các nhà đầu tư nữa, không đánh thuế người lao động nữa, tôi nghĩ chắc chắn là các nhà đầu tư sẽ đổ vào đây thay vì Trung Quốc, hay Thái Lan. - Xin được hỏi ông câu cuối cùng: Tại sao ông lại chọn VN là nơi truyền bá cho việc áp dụng mô hình này? - Việt Nam trong số rất ít những nước mà đất đai là sở hữu toàn dân, người ta chỉ có quyền sử dụng đất chứ không có quyền sở hữu đất đai, nên dễ áp dụng hơn. Chẳng hạn, Camphuchia có Vua, và Vua thì không khi nào chịu hy sinh đất đai của mình để áp dụng mô hình này. Nếu VN thành công có thể những nước khác cũng học tập mô hình của VN như hiện nay VN cũng phải đang học hỏi các mô hình khác trong quá trình phát triển kinh tế.
nguon tai.lieu . vn