Xem mẫu

HIỆP HỘI DA GIẦY, TÚI XÁCH VIỆT NAM ______________________________________________ THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG DA GIẦY, TÚI XÁCH HOA KỲ 1 I. THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HOA KỲ 1. Đất nước -Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ -Ngày quốc khánh: 4/7 (1776) -Thủ đô: Washington D.C -Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính -Đơn vị tiền tệ: Đồng đô la Mỹ (USD) -Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 12/7/1995 -Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam: Số 7, Phố Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. -Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương, nằm giữa Canada và Mehico. -Diện tích: 9.826.657 km2 (diện tích đất 9.161.966 km2, mặt nước 664.709 km2) -Bờ biển: 9.924km -Các thành phố lớn: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Philadelphia… Chủng tộc -Tổng số dân: 316.668.567 (tháng 7 năm 2013) -Da trắng: 79,96%; Da đen: 12,85%; châu Á 4,43%,; da đỏ và Alaska 0,97%, Hawaii và các đảo TBD 0,18%; các loại khác 1,61% (7/2007). Trong đó khoảng 15.1% dân số Hoa Kỳ là người Hispanic (những người nói tiếng Tây Ban Nha gốc Spanish/Hispanic/Latino). Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82.1%; tiếng Tây Ban Nha 10,7%; các ngôn ngữ châu Âu 3.8%, các ngôn ngữ châu Á và các đảo Thái Bình Dương 2.7%; ngôn ngữ khác 0.7% (số liệu 2000). 2. Thể chế và cơ cấu hành chính Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico. Thủ đô Washington D.C: diện tích 176 Km2 và gần 600 nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ ngân sách liên bang chiếm phần quan trọng. Chính phủ: Tổng thống và phó Tổng thống, nhiệm kỳ 4 năm. Nội các: gồm các bộ trưởng (Secretary) hoặc chức vụ tương đương do Tổng thống bổ nhiệm và Thượng viện phê chuẩn. 6. Hệ thống pháp luật Nhà nước liên bang quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu (ví dụ, các bang có luật bảo vệ môi trường khác nhau, nhiều khi khác so với luật liên bang, nên xe hơi nhập khẩu muốn tiêu thụ được ở các bang đó phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường của bang. 2 Phần 2. Tổng quan tình hình kinh tế, thương mại và đầu tư 1. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế Hoa Kỳ là một nền kinh tế thị trường đa dạng, là một trong số các quốc gia công nghiệp hùng mạnh và có kỹ thuật tiên tiến bậc nhất trên thế giới, trong đó các khu vực tư nhân đóng vai chủ đạo. Chính phủ là một khách hàng lớn nhất đặt mua hàng hóa và dịch vụ từ khu vực tư nhân. Các ngành kinh tế trọng điểm gồm: Dịch vụ: Ngành dịch vụ bao gồm: ngân hàng, bất động sản, khách sạn, vận tải, du lịch, chăm sóc y tế, giáo dục, nghệ thuật, giải trí, tư vấn pháp luật, bán buôn, bán lẻ, nhà hàng, kế toán… chiếm gần 80% các hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh… Trên 3/4 lực lượng lao động làm việc trong ngành dịch vụ. Hoa Kỳ luôn duy trì được thặng dư trong thương mại dịch vụ. Công nghiệp: Hoa Kỳ là quốc gia hàng đầu thế giới trong công nghiệp chế tạo. Hiện nay nền công nghiệp Hoa Kỳ không còn ở vị trí số 1 thế giới do sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản. Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khoáng, vũ trụ, viễn thông, công nghiệp quốc phòng. Năm 2012 công nghiệp tăng trưởng 3,2%. Nông nghiệp: Nông nghiệp của Hoa Kỳ rất phát triển, đứng đầu thế giới về sản lượng ngũ cốc (lúa mì, ngô...). Mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ trong GDP nhưng tổng sản lượng nông nghiệp đạt hơn 200 tỷ đô-la. Các sản phẩm chính gồm thịt gia súc, ngô, lúa mì, ngũ cốc khác, trái cây, đậu nành, gia cầm, thủy sản, sữa và các sản phẩm bơ sữa... Hoa Kỳ là nước xuất khẩu lớn nông sản, năm 2010 đạt 103,12 tỷ USD. 2. Thương mại (2012) Hoa Kỳ là thị trường xuất nhâp khẩu quan trọng, có nhu cầu nhập khẩu rất lớn đối với nhiều mặt hàng. Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mehico là hai nước thành viên của NAFTA. Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước và dành ưu đãi thương mại cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hoa Kỳ luôn trong tình trạng thâm hụt thương mại với tỷ lệ nhập siêu cao: · Xuất khẩu: $1.564 nghìn tỷ USD · Mặt hàng xuất khẩu: sản phẩm nông nghiệp (đậu nành, trái cây, bắp) 9,2%, vật tư công nghiệp (hóa chất hữu cơ) 26,8%, hàng hóa vốn (bóng bán dẫn, máy bay, phụ tùng xe cơ giới, máy tính, thiết bị viễn thông) 49,0%, hàng tiêu dùng (xe ô tô, thuốc chữa bệnh) 15.0%. · Đối tác xuất khẩu chính: Trung Quốc 7,2%, Canada 18,9%, Mexico 14%, Nhật Bản 4,5%, Đức 4,3% (2012) 3 · Nhập khẩu: 2299 nghìn tỷ USD · Các mặt hàng: sản phẩm nông nghiệp 4,9%, vật tư công nghiệp 32,9% (dầu thô 8,2%), hàng hóa vốn 30,4% (máy tính, thiết bị viễn thông, các bộ phận động cơ xe, máy móc văn phòng, điện máy móc), hàng tiêu dùng 31,8% (xe ô tô, quần áo, thuốc men, đồ nội thất , đồ chơi). · Đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc 19%, Canada 14,1%, Mexico 12%, Nhật Bản 6,4%, Đức 4,7% (2012) 3. Đầu tư Do giá công lao động tại Hoa Kỳ cao, các công ty Mỹ chuyển vốn ra đầu tư sản xuất tại nước ngoài và xuất khẩu sản phẩm trở lại Hoa Kỳ làm nước này nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu, tỷ lệ nhật siêu rất lớn. Năm 2010, lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Hoa Kỳ là 171 tỷ USD, trong khi lượng vốn nước này đầu tư ra nước ngoài là 230 tỷ đô-la. 4. Cơ sở hạ tầng kinh tế Thông tin liên lạc: . Mã điên thoại quốc gia: +1 · Điện thoại cố định: 146 triệu (2011) · Điện thoại cầm tay: 290,3 triệu (2011) · Số người sử dụng internet: 245 triệu (2009) (thứ 2 thế giới0 · Số trang chủ internet: 502 triệu (2012) (mã internet .us, .com, .edu, .gov, .mil, .net, and .org) . Truyền thông: 4 hệ thống TV và nhiều hệ thống cáp TV với hàng nghìn kênh truyền hình thương mại. khoảng 600 đài phát thanh Giao thông vận tải · Đường sắt (2007): 226.427 km · Đường bộ: 6.506.204 km (2008) · Đường thủy: 41.009 km (2012) (trong đó 19.312 km hoạt động thương mại). · Đường ống (2013): Dẫn khí đốt 1.984.321 km; sản phẩm hóa dầu: 240.711 km. · Đội tàu biển (2005): 393 chiếc (trọng tải 1.000 GRT trở lên) · Cảng sông và hải cảng: Baton Rouge, Corpus Christi, Duluth, Hampton Roads, Houston, Long Beach, Los Angeles, New Orleans, New York, Philadelphia, Tampa, Texas City. Chú ý: 13 cảng nằm ở phía bắc New Orleans (phía Nam cảng Louisiana) trên sông Mississippi, lượng hàng hóa lưu chuyển ở đây là 290.000.000 tấn hàng năm. · Sân bay có đường băng: 5054 (2013). -Tổng công suất phát điện: 1025 tỷ kwh (2010) - Nhiệt điện từ nhiên liệu hóa thạch 75,5% -Điện nguyên tử: 9,9% -Thủy điện: 7,7% -Điện từ nguồn năng lượng tái tạo: 4,8% 4 -Sản lượng dầu mỏ: 9023 triệu thùng dầu/ngày (2011) -Xuất khẩu dẩu mỏ: 43,800 thùng/ngày (2009) -Nhập khẩu dầu mỏ: 9013 triệu thùng dầu/ngày (2009) -Trữ lượng dầu mỏ đã xác định: 20,68 tỷ thùng (2012) -Sản lượng sản xuất lọc hóa dầu: 17,88 triệu thùng dầu/ngày (2009) (thứ 1thế giới) -Sản lượng tiêu thụ lọc hóa dầu: 18,84 triệu thùng dầu/ngày (2009) (thứ 1 thế giới) -Xuất khẩu sản phẩm hóa dầu: 1876 triệu thùng/ngày (2009) (thứ 3 thế giới) -Nhập khẩu sản phẩm hóa dầu: 1255 triệu thùng/ngày (2009) (thứ 5 thế giới) -Sản xuất khí đốt thiên nhiên: 651,3 tỷ m3 (2011) (thứ 2 thế giới) -Tiêu thụ khí đốt thiên nhiên: 689,9 tỷ m3 (2011) (thứ 1 thế giới) -Xuất khẩu khí đốt thiên nhiên: 42,67 tỷ m3 (2011) -Nhập khẩu khí đốt thiên nhiên: 98,86 tỷ m3 (2011) -Trữ lượng khí đốt thiên nhiên đã xác định: 7716 nghìn tỷ m3 (2009) -Lượng khí thải carbon: 5,61 tỷ Mt (2010) (thứ 2 thế giới) 5. Các chỉ số kinh tế, thương mại cơ bản · Năm tài chính: 1/10 – 30/9 · GDP : 15,94 nghìn tỷ USD ( năm 2012 – theo ngang giá sức mua PPP) 15.68 nghìn tỷ USD ( năm 2012 – tỷ giá chính thức) · GDP đầu người (PPP): · Tăng trưởng GDP: 50.700 USD (ước 2012) 2,2 % (tỷ giá chính thức năm 2012) · GDP theo lĩnh vực kinh tế (2012): Nông nghiệp: 1,1%; Công nghiệp: 19,2%; dịch vụ :79,7% . GDP theo các thành phần kinh tế (2012): Tiêu dùng cá nhân 70.9%; chi tiêu chính phủ 19.5%: đầu tư vốn cố định: 12.8%; Đầu tư inventories: 0.4%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ: 13.9%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ: -17.5%. · Tỷ lệ lạm phát : 2,1% (CPI - 2012) · Lực lượng lao động: 155 triệu (gồm cả lực lượng thất nghiệp) (2012) · Lực lượng lao động theo ngành nghề (không kể lao đông thất nghiệp): o Nông nghiệp, lâm nghiệp và đánh bắt cá : 0,7 % o Sản xuất, khai thác, vận chuyển, và hàng thủ công: 20,3% o Quản lý, chuyên nghiệp, và kỹ thuật: 37,3% o Bán hàng và văn phòng : 24,2 % o Các dịch vụ khác: 17,6% · Tỷ lệ thất nghiệp: 8,1% (ước 2012) . Tỷ lệ dưới mức nghèo: 15,1% Tài chính công: · Nợ công: 72,5% GDP (2012). 16,7 nghìn tỉ USD (đến 17/10/2013) (không gồm nợ của các Bang). · Thu ngân sách: 2,449 nghìn tỷ USD(ước 2012) (không kể đóng góp xã hội (1 nghìn tỷ USD) · Chi ngân sách: 3,538 nghìn tỷ USD (ước 2012) (không kể chi phục lợi XK (2,3 nghìn tỷ USD) 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn