Xem mẫu

  1. Tham nhũng với học giả Trung Hoa Ở nước ta những năm gần đây báo chí cũng đã tốn nhiều giấy mực để "luận" về tham nhũng. Vì thế, người viết bài này không dám cả gan vác bút qua cửa... nhà báo để luận về tham nhũng, mà chỉ xin dẫn lời một số văn nhân học giả Trung Hoa luận về cái tệ nạn trầm kha xuyên quốc gia này, để rồi mạn phép góp đôi lời bàn thêm. Trong những năm Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa, các học giả Trung Quốc tranh luận về hàng trăm thứ vấn đề. Có cả một pho sách được gọi là "Đại luận chiến". Trong đó đề tài tham nhũng và chống tham nhũng cũng có rất nhiều ý kiến. Chẳng hạn, ông Đinh Học Lương đặt một dấu chấm hỏi: "Tham nhũng là chất dầu bôi trơn cải cách hay là chất ăn mòn cải cách?". Câu hỏi của vị học giả họ Đinh nêu lên khiến kẻ cầm bút này nhớ tới cái "lý thuyết" của một số người ở nước ta nói rằng không nên gọi tham nhũng, hối lộ là tiêu cực mà phải gọi là "tích cực" mới phải. Bởi nhiều lúc không có nó thì không làm được cái việc mà mình muốn làm. Thứ "lý luận" này chẳng qua là muốn biện hộ cho thái độ mặc nhiên chấp nhận đầu hàng tham nhũng, hoặc muốn dùng tham nhũng để mưu lơi riêng. Ông Đinh cho biết, ở Trung Quốc tiếng nói chỉ trích, phê phán tham nhũng là chủ yếu, nhưng cũng có người dám cả gan nói rằng (công lao của tham nhũng là rất lớn", bởi nó là chất bôi trơn cho sự chuyển đổi thể chế và phát triển kinh tế (!), nhờ nó mà Trung Quốc xây dựng được thể chế kinh tế thị trường (!). Bạn đọc đừng vội nghĩ là ông Đinh hoan hô tham nhũng. Ông chỉ ghi công nó ở chỗ nó góp phần giúp cho quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường chứ ông Đinh cũng cảnh báo rằng: "tham nhũng có thể thúc đẩy làm tan rã thể chế cũ (kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu), nhung nó không mặc nhiên mang lại một thể chế mới, tốt đẹp hơn. Muốn chống tham nhũng không chỉ phải tăng cường pháp luật mà còn phải dựa vào đạo đúc và ý thúc để nhắc nhở con người biết kiềm chế". Ông còn nói: "chống tham nhũng nếu chỉ dựa vào phương pháp vận động thì cũng giống như thối một luồng gió, có người "trúng gió", nhưng cũng có người tránh được. Vì vậy, nếu không nghiêm trị tham nhũng bằng pháp luật thì không thể giải quyết được tham nhũng một cách hiệu quả". Cái nhìn của ông Đinh kể ra cũng sắc sảo. Một học giả khác, ông Trương Ngũ Thường nói: "Trình độ giáo dục cao hay thấp không quan hệ gì tới tham nhũng. Trừng phạt có thể làm giảm bớt, nhưng biện pháp tốt nhất để giảm bớt tham nhũng là quản lý và giám sát". Ông Trường có một ý kiến đề xuất gây chấn động Trung Quốc: "Chỉ có hai con đường chấp nhận tham nhũng: một là thực hiện chế độ tư hữu tài sản, thực hiện pháp trị. Hai là để cán bộ mỗi người chiếm cứ một noi, chia quyền tham nhũng cố định. Lấy một số tài sản nào đó giao cho một số người để làm cuộc đánh đổi để họ phải bỏ đặc quyền". Ý kiến của ông Trương đưa ra trong bối cảnh ông cho rằng nếu để một số quan chức vẫn còn quá luyến tiếc cơ chế cũ, bảo thủ, trí trệ, không chịu đổi mới, ngồi tại vị quá lâu, rồi đề ra hết chủ trương này, chính sách kia để kìm hãm cải cách, kìm hãm kinh tế, thì chi bằng Nhà nước bồi thường cho họ một khoản mà họ bị thiệt thòi do cải cách để họ tù bỏ quan chức, rồi họ dùng số tiền đó kinh doanh. ông nói rằng, làm như thế, về mặt đạo đức có vẻ không thông, nhưng về kinh tế thì lại có lợi, rất nên làm.
  2. Cái vế sau trong đề xuất của ông Trương không biết có được dư luận Trung Quốc đồng tình hay không, chứ cái phần nhận định "Trình độ giáo dục cao hay thấp không quan hệ tới tham nhũng" thì quá đúng. Vô số vị chẳng những có học, học cao lại thêm chức quyền cũng lớn mà vẫn vướng vào tham nhũng, chẳng những thế thường là các vị ấy lại mới có cơ hội để tham nhũng lớn chứ học hành ít, cấp chức bé con con, nếu có tham, có nhũng thì cũng vừa vừa, be bé mà thôi. Lại thêm, ông Trương Duy Nghênh phát biểu một cách táo bạo rằng: “Trong một vài trường hợp, tham nhũng không phải là tốt nhất thì cũng là khá tốt, cần phải áp dụng". ông này nói rằng: "mặt trái của tham nhũng thì có rất nhiều tiêu cực, cần phải chống. Nhưng nếu như không trị tham nhũng được tận gốc từ trong cơ chế, thì xét từ góc độ nếu để cho tồn tại tham nhũng sản phẩm của tư nhân mà lại phát triển được kinh tế thì tham nhũng dù không phải là tốt nhất thì cũng là khá tốt". Ông đưa ra ví dụ: cơ quan phòng chống cháy yêu cầu các nhà máy phải lắp đặt thêm dụng cụ phòng chữa cháy, mà những dụng cụ này chỉ có thể mua được ở cơ quan phòng chống cháy. Giá cả các dụng cụ thì có nhiều loại, rẻ có, đắt có. Nếu phải hối lộ cho đội cứu hỏa một ít tiền, thì nhà máy sẽ giảm được rất nhiều tiền vì họ sẽ bán cho các dụng cụ loại rẻ. Đến lượt giữa các cơ quan có chức năng phòng chống cháy với nhau cũng phải thi nhau hạ giá bán phương tiện để thu hút người mua, khiến cho chi phí phòng chữa cháy của các nhà máy thấp xuống Thế là. sau đó ngay cả chi phí hối lộ cũng lại thấp xuống... Ý kiến này của ông Trương quả là "đặc sắc" theo lối thích nghi với tệ tham nhũng, không chống nó tận gốc, thì chi bằng tương kế, tựu kế để hạn chế nó. Song, xin nói thật rằng ý kiến này thuộc loại không đám chiến đấu với tham nhũng. Hay nói thẳng ra là đầu hàng tham nhũng. Dẫn ra ý kiến của các vị họ Đinh, Trương như trên hẳn sẽ có nhiều người lập tức phản đối. Hóa ra trên thế giới lại có cả nhũng lý thuyết gia mưu toan dù có tham nhũng để chống tiêu cực (!), dùng tham nhũng để tiết kiệm (!). Thật là ngược đời, tuy nhiên, trong số các ý kiến "luận" về tham nhũng của những người này, không một ai dám cả gan tuyên bố không cần chống tham nhũng mà tất tần tật đều mong chống được tham nhũng tận gốc. Còn chừng nào mà chưa làm được tận gốc, thì họ nghĩ cách gì đó có thể lợi dụng, tương kế tựu kế để mà chống lại, hạn chế nó. Ở Trung Quốc, có vị học giả Đàm Thiện Phong phê phán kịch liệt lý luận về tham nhũng của các vị nói trên, ông cho rằng quyết không cho phép “cung cấp căn cứ lý luận cho những tên quan chức tham nhũng". Ông Hàn nói: Nếu cho rằng "tham nhũng trong một chừng mực nào đó là động lực phát triển kinh tế", nó không phải là tốt nhất thì cũng là loại khá tốt", thì còn cần gì phải chống nữa. Chống tham nhũng vốn đã khó khăn, thế mà giờ đây có người không chỉ kêu gọi nên chống "có chừng mực" mà còn nói tham nhũng có mặt tốt thì sẽ nảy sinh câu hỏi liệu có nên chống lại nó hay không? ông Đàm cho rằng những người nói như thế là đã cung cấp cho những tên quan chức tham nhũng những căn cứ lý luận quan trọng để biện hộ cho tham nhũng! Vì hiệu quả kinh tế mà có thể hy sinh luật pháp, đạo đức được ư? Đã có ai chứng minh được một xã hội không có đạo đức, kỷ cương, pháp luật mà kinh tế lại phát triển và nhân dân lại
  3. an cư lập nghiệp được? Lời lẽ chất vấn chương Hàn tuy nóng nảy nhung thật là đanh thép. Lại có người còn đề xướng phải tư hữu hóa triệt để, để của cải của ai người ấy giữ thì sẽ triệt tiêu được tham nhũng tận gốc. Ý kiến đó vừa nghe qua tựa hồ có lý, song ngẫm ra, hàng vạn năm qua loài người chẳng đã từng chung sống với mấy phương thức sản xuất mà trong đó chế độ chiếm hữu tu nhân về tư liệu sản xuất thống trị, thế mà căn bệnh tham nhũng vân cứ hoành hành. Điển hình là ở các nước tư bản cỡ bự, các vị quan chúc cú dính vào tham nhũng cả chùm. Tham nhũng không chỉ là căn bệnh thế kỷ mà còn là căn bệnh của nhiều thiên niên kỷ. Những biểu hiện của tham nhũng có thiên hình vạn trạng. Biện pháp chống lại nó cũng không thể giản đơn, sơ lược được. Vì vậy, cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, mà chúng ta đang tiến hành trong đó chống tham nhũng và các tệ nạn tiêu cực là một nội dung quan trọng, cần được mọi người góp thêm những kiến giải và những biện pháp đặc trị, góp phần đẩy lùi và xóa bỏ một trong 4 nguy cơ, làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội thật sự công bằng, dân chủ văn minh.
nguon tai.lieu . vn