Xem mẫu

  1. Tham nhũng và môi trường kinh doanh Theo báo cáo hiện trạng tham nhũng trong khu vực doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Thanh tra Chính phủ và Trung tâm Nghiên cứu DEPOCEN thực hiện mới đây thì “chấp nhận trả chi phí không chính thức, đưa hối lộ cho một số cán bộ công quyền và “lại quả” trong các hợp đồng mua bán, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau” đáng lẽ phải là điều bất thường nhưng nay đang có chiều hướng ngược lại, mà theo báo cáo là đang “thành thông lệ”, “thành văn hóa kinh doanh”... Cũng theo báo cáo, qua khảo sát từ 270 doanh nghiệp đ ã cho thấy đang hình thành xu hướng kinh doanh dựa trên quan hệ, dựa vào mức độ “bôi trơn”, hay thậm chí được đúc kết thành tôn chỉ hoạt động ở nhiều doanh nghiệp theo kiểu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Điều này sẽ làm sai lệch nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, làm méo mó môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư vốn đã phức tạp. Bên cạnh đó, 87% ý kiến (từ 270 doanh nghiệp được phỏng vấn) cho rằng: “Pháp luật vẫn tồn tại những kẽ hở cho nạn tham nhũng phát triển”. Dù thừa nhận thủ tục đăng ký kinh doanh nay đã đơn giản và minh bạch hơn nhưng tình trạng “lót tay” cho các cán bộ thừa hành và có chức quyền đã được hơn nửa số doanh nghiệp nhìn nhận “...làm như vậy vì theo thông lệ chung, để bày tỏ lòng cám ơn”. Bản báo cáo nhận định: “Nếu tiếp tục làm theo cách này, chính doanh nghiệp đã biến các nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch hơn tiếp tục đi vào ngõ tối”. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn biện minh cho tham nhũng bằng sự im lặng hoặc bằng phát biểu chung chung khi được hỏi về các “hợp đồng mua sắm công giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước qua đấu thầu” có phải bôi trơn hay không. Nhưng con số 50% doanh nghiệp được khảo sát thừa nhận “việc gửi quà biếu cán
  2. bộ phụ trách đấu thầu là rất phổ biến” lại chính là sự thừa nhận việc đưa hối lộ từ góc độ khác. Đáng nói là, qua khảo sát còn cho thấy vẫn tồn tại những nhận thức không đúng đắn, trái chiều trong cộng đồng doanh nghiệp về vấn nạn tham nhũng. Có lẽ vì vậy mà 38% ý kiến vẫn cho rằng “đôi khi tham nhũng cũng có tác dụng tích cực đối với doanh nghiệp”. Có thể nhiều doanh nghiệp ch ưa nhận thức đầy đủ rằng chính văn hóa ứng xử theo hướng “bôi trơn” của họ với các cán bộ/cơ quan nhà nước có thể dẫn đến hậu quả khác là hệ thống quản trị nội bộ của doanh nghiệp cũng bị lây nhiễm. Bản báo cáo đã chỉ ra hiện tượng nhân viên nhiều công ty có thể yêu cầu “lại quả” khi được giao đàm phán hợp đồng, đấu thầu cung cấp dịch vụ... Có lẽ vì vậy mà đến giờ, vẫn có hơn 49% doanh nghiệp cho rằng “tham nhũng chỉ xảy ra ở các cơ quan nhà nước”. Cho dù doanh nghiệp là nạn nhân hay tác nhân của tham nhũng và việc chống tham nhũng có thành công hay không, không chỉ cần sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp mà còn là sự đồng bộ về nhiều mặt nhằm đạt được ba yêu cầu chung là: cơ chế chính sách phải minh bạch để không thể tham nhũng - chế tài nghiêm minh để không dám tham nhũng - cải cách chế độ tiền lương, nâng cao thu nhập để không cần tham nhũng Điều này có nghĩa, nếu người dùng hay doanh nghiệp ở Việt Nam, dùng thẻ tín dụng để mua quảng cáo từ Google hay Facebook, sẽ phải chịu h ình thức thuế VAT như trên. Khi được hỏi liệu quy định này có khả thi hay không, ông Nguyễn Trọng Đường cho biết, phía Vụ CNTT đã tham khảo chuyên gia từ Ngân hàng Nhà nước và được biết phía ngân hàng có thể theo dõi được các giao dịch qua thẻ tín dụng này.
  3. Nếu Nghị định này và thông tư của Ngân hàng Nhà nước được ban hành, các ngân hàng thương mại hoàn toàn có quyền trừ thuế thông qua giao dịch đó.
nguon tai.lieu . vn