Xem mẫu

  1. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 8655:2010 ISO/IEC 15438:2006 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KĨ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - YÊU CẦU KĨ THUẬT VỀ MÃ VẠCH PDF417 Information technology - Automatic identification and data capture techniques - PDF417 bar code symbology specification Lời nói đầu TCVN 8655:2010 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 15438:2006. TCVN 8655:2010 do Tiểu Ban kĩ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC1/SC31 "Thu thập dữ liệu tự động" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Lời giới thiệu Công nghệ mã hóa bằng vạch dựa vào sự công nhận các vạch và khoảng trống có kích thước xác định. Có nhiều biện pháp mã hóa thông tin vào dạng vạch, được biết đến với tên gọi là kí hiệu mã hóa, các qui tắc xác định việc chuyển dịch kí tự vào các vạch và khoảng trống và các đặc trưng quan trọng khác được biết đến như quy định kĩ thuật về mã vạch. Nhà sản xuất thiết bị mã vạch và người sử dụng công nghệ mã vạch yêu cầu có sẵn các tiêu chuẩn quy định kĩ thuật về mã vạch để họ tham khảo khi xây dựng các tiêu chuẩn ứng dụng và tiêu chuẩn về thiết bị. ISO và IEC hiểu rõ và có mục tiêu đối với việc quy định mã vạch trong tiêu chuẩn này là hoàn toàn trong phạm vi chung, không bị ràng buộc vào bất kì hạn chế, giấy phép và phí nào. CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - KĨ THUẬT PHÂN ĐỊNH VÀ THU NHẬN DỮ LIỆU TỰ ĐỘNG - YÊU CẦU KĨ THUẬT VỀ MÃ VẠCH PDF417 Information technology - Automatic identification and data capture techniques - PDF417 bar code symbology specification 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với mã vạch PDF417, các đặc tính của mã vạch, việc mã hóa các ký tự dữ liệu, các định dạng mã vạch, các kích thước, các quy tắc sửa lỗi, thuật toán giải mã tham khảo, và số lượng các tham số ứng dụng. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi. TCVN 8656-1:2010 (ISO/IEC 19762-1) Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 1: Các thuật ngữ chung liên quan đến AIDC ISO/IEC 646:1991 Information technology - ISO 7-bit coded character set for information interchange (Công nghệ thông tin - Bộ kí tự mã hóa ISO 7-bit dành cho trao đổi thông tin) ISO/IEC 8859-1 Information technology - 8-bit single-byte coded graphic character sets - Part 1: Lantin alphabet No. 1 (Công nghệ thông tin - Bộ kí tự đồ họa mã hóa 8 bit đơn - Phần 1: Bảng chữ cái latinh Số 1) ISO/IEC 15415 Information technology - Automatic identification and data capture techniques - Bar code print quality test specification - two - dimension symbols (Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kĩ thuật đối với kiểm tra chất lượng in mã vạch - Mã vạch hai chiều) ISO/IEC 15424 Information technology - Automatic identification and data capture techniques - Data carrier identifiers including symbology identifiers (Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Các số phân định vật mang dữ liệu (gồm cả các mã nhận dạng mã vạch))
  2. ISO/IEC 19762-2 (Information technology - Automatic identification and data capture (AIDC) techniques - Harmonized vocabulary - Part 2: Optically readable media (ORM)) (Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động (AIDC) - Thuật ngữ hài hòa - Phần 2: Phương tiện đọc quang học) ISO/IEC 24723, Information technology - Automatic identification and data capture techniques - EAN.UCC Composite bar code symbology specification (Công nghệ thông tin - Kĩ thuật phân định và thu nhận dữ liệu tự động - Yêu cầu kĩ thuật về mã vạch ghép EAN.UCC) AIM Inc. International technical Standard: ITS/04-001, Extended Channel Interpretations - Part 1: ldentification Schemes and protocols (Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế: ITS/04/001, Diễn dịch kênh mở rộng - Phần 1: Các lược đồ và giao thức phân định) 3. Thuật ngữ và định nghĩa Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 8656-1:2010 (ISO/IEC 19762-1). 3.1. Mô hình kênh cơ sở (basic channel model) Hệ thống chuẩn về việc mã hóa và truyền dữ liệu mã vạch, trong đó các byte gói tin dữ liệu được lấy từ bộ giải mã nhưng không có thông tin kiểm soát về gói tin được truyền CHÚ THÍCH: Bộ giải mã tuân theo mô hình hoạt động trong Phương thức Kênh Cơ sở. 3.2. Chuỗi vạch-khoảng trống (bar-space sequence) Chuỗi biểu diễn chiều rộng môđun của các phần tử kí tự mã vạch 3.3. Cụm (cluster) Bất kỳ ba tập con loại trừ lẫn nhau của các kí tự mã vạch PDF417, các kí tự mã vạch trong cụm đã cho phù hợp với các quy tắc cấu trúc riêng được sử dụng trong việc giải mã mã vạch 3.4. Phương thức nén (compaction mode) Bất kì ba thuật toán nén dữ liệu trong PDF417 (văn bản, các phương thức nén số và byte) được sử dụng để ánh xạ các byte dữ liệu 8 bít một cách hiệu quả đến các từ mã của PDF417 3.5. Khoảng cách e (e-distance) Khoảng cách từ đường biên chủ đạo của một phần tử đến đường biên chủ đạo của phần tử tương tự tiếp theo, hoặc từ đường biên cuối đến đường biên cuối 3.6. Từ mã điều chỉnh lỗi (error correction codeword) Từ mã mã hóa giá trị được bắt nguồn từ thuật toán về từ mã điều chỉnh lỗi để kích hoạt các lỗi giải mã được phát hiện và, phụ thuộc vào mức điều chỉnh lỗi, được điều chỉnh 3.7. Diễn dịch kênh mở rộng (Extended Channel Interpretation) Quy trình trong phạm vi một vài mã vạch, bao gồm PDF417, để thay thế diễn dịch mặc định bằng diễn dịch mặc định khác theo một cách đáng tin cậy CHÚ THÍCH: Diễn dịch trước khi tạo ra mã vạch có thể được lấy lại sau khi giải mã mã vạch được quét để tái tạo gói tin dữ liệu trong định dạng gốc của nó. 3.8. Mô hình kênh mở rộng (Extended Channel Model) Hệ thống về mã hóa và truyền các byte gói tin dữ liệu và thông tin kiểm soát về gói tin, thông tin kiểm soát được truyền tải sử dụng các chuỗi thoát ECI CHÚ THÍCH: Bộ giải mã tuân theo mô hình này hoạt động trong Phương thức Kênh mở rộng. 3.9. Từ mã chức năng (Function codeword) Trong mã vạch, từ mã bắt đầu bằng một phép tính riêng, ví dụ để chuyển giữa các bộ mã hóa dữ liệu, để gọi một lược đồ nén, để lập trình bộ đọc, hoặc để gọi các ECI 3.10. Mã phân định nhãn toàn cầu (Global Label Identifier) GLI Quy trình trong mã vạch PDF417 hoạt động theo một cách tương tự với ECI
  3. CHÚ THÍCH: Hệ thống GLI là tiền thân của hệ thống ECI độc lập 3.11. Macro PDF417 (Macro PDF417) Quy trình trong mã vạch PDF417 phân tán dữ liệu từ một tệp tin máy tính qua một số mã vạch PDF417 liên quan một cách hợp lý CHÚ THÍCH 1: Quy trình mở rộng dung lượng dữ liệu ngoài một mã vạch đơn. CHÚ THÍCH 2: Quy trình này tương tự với đặc tính gắn với cấu trúc trong các mã vạch khác. 3.12. Từ mã Mode latch (Mode Latch codeword) Từ mã được sử dụng để chuyển từ một phương thức này sang một phương thức khác, có hiệu lực cho tới khi từ mã latch hoặc shift khác trở nên đơn giản hoặc rõ ràng để sử dụng, hoặc đến khi kết thúc mã 3.13. Từ mã Mode Shift (Mode Shift codeword) Từ mã được sử dụng để chuyển từ một phương thức sang này một phương thức khác, sau khi việc mã hóa trở về phương thức ban đầu 3.14. Từ mã chỉ báo hàng (Row Indicator codeword) Từ mã PDF417 sát với kí tự bắt đầu và kí tự kết thúc trong một hàng, trong đó mã hóa thông tin về cấu trúc của mã vạch PDF417 dưới dạng phân định hàng, tổng số hàng và cột, và mức điều chỉnh lỗi 3.15. Bộ Mô tả độ dài mã vạch (Symbol Length Descriptor) Từ mã đầu tiên trong mã vạch PDF417, trong đó mã hóa tổng số từ mã dữ liệu trong mã vạch 4. Mã vạch, phép tính và thuật ngữ viết tắt 4.1. Mã vạch Các mã vạch toán học sau đây được áp dụng nhằm đáp ứng các mục đích nêu trong tiêu chuẩn này. Có nhiều trường hợp các mã vạch được sử dụng trong phương trình theo nhiều cách khác nhau. Điều này được áp dụng để nhất quán với việc sử dụng ký hiệu chung và được định nghĩa rõ trong tiêu chuẩn này. A tỉ lệ bề mặt mã vạch (chiều cao đến chiều rộng) của mã vạch PDF417 b độ dài phần tử trong một ký tự của mã vạch c số cột của mã vạch trong miền dữ liệu (không bao gồm các từ mã đầu, cuối và chỉ báo hàng) d từ mã dữ liệu bao gồm tất cả từ mã chức năng E từ mã điều chỉnh lỗi e đường biên đến kích thước đường biên tương tự trong kí tự mã vạch F số hàng f số lỗi thay thế H độ cao của mã vạch bao gồm vùng trống K số cụm k số từ mã sửa lỗi L chỉ báo hàng trái l số vết xóa m số từ mã dữ liệu nguồn trước khi bổ sung bộ Mô tả Độ dài Mã vạch và các từ mã đệm n tổng số các từ mã dữ liệu bao gồm bộ Mô tả Độ dài Mã vạch và các từ mã đệm p độ dốc và chiều rộng của ký tự mã vạch QH vùng trống nằm ngang Qv vùng trống thẳng đứng R chỉ báo hàng phải
  4. r số hàng trong mã vạch s mức điều chỉnh lỗi W độ rộng của mã vạch bao gồm vùng trống X độ rộng môđun hoặc kích thước X Y độ cao môđun (cũng được gọi là độ cao của hàng) 4.2. Các phép tính toán học Các phép tính toán học sau đây áp dụng nhằm đáp ứng các mục đích nêu trong tiêu chuẩn này. div là toán tử phân chia số nguyên, làm tròn xuống INT là giá trị nguyên còn lại sau khi chia mod là số dư nguyên dương sau khi chia. Nếu số dư là âm, thì sẽ cộng số dư với số chia để được kết quả là số dương. Ví dụ, -29160 chia 929 dư -361, khi đó lấy phần dư cộng với 929 được kết quả là 568. 4.3. Thuật ngữ viết tắt Các thuật ngữ viết tắt sau đây áp dụng nhằm đáp ứng các mục đích nêu trong tiêu chuẩn này. ECI Diễn dịch kênh mở rộng GLI Số phân định nhãn toàn cầu 5. Yêu cầu 5.1. Đặc tính của mã vạch 5.1.1. Đặc tính cơ bản PDF417 là một loại mã vạch với các đặc tính cơ bản sau đây: a) Bộ kí tự mã hóa 1. Phương thức nén văn bản (xem 5.4.1.5) thừa nhận tất cả các kí tự ASCII có thể in ra sẽ được mã hóa, ví dụ: các giá trị từ 32 đến 126 theo ISO/IEC 646 (IRV), cũng như các kí tự kiểm soát đã chọn. 2. Phương thức nén byte (xem 5.4.3) thừa nhận tất cả 256 giá trị byte 8 bit có thể được mã hóa. Điều này bao gồm tất cả các ký tự ASCII giá trị từ 0 đến 127 và hỗ trợ bộ kí tự quốc tế. 3. Phương thức nén số (xem 5.4.4) thừa nhận việc mã hóa hiệu quả các chuỗi dữ liệu số. 4. Trên 811 800 bộ kí tự khác nhau hoặc các diễn dịch dữ liệu. 5. Các từ mã chức năng khác nhau dùng cho các mục đích kiểm soát. b) Cấu trúc kí tự của mã vạch: các ký tự (n, k, m) của 17 môđun (n), 4 vạch và 4 yếu tố trống (k), với 6 môđun chiều rộng của yếu tố lớn nhất (m). c) Số lượng tối đa có thể các kí tự dữ liệu trong mỗi mã vạch (ở mức điều chỉnh lỗi là 0): 925 từ mã dữ liệu có thể mã hóa: 1. Phương thức nén văn bản: 1 850 ký tự (2 kí tự dữ liệu mỗi từ mã). 2. Phương thức nén byte: 1 108 ký tự (1,2 kí tự dữ liệu mỗi từ mã). 3. Phương thức nén số: 2 710 ký tự (2,93 kí tự dữ liệu mỗi từ mã). Tại mức điều chỉnh lỗi tối thiểu đã khuyến cáo, có tối đa 863 từ mã dữ liệu có thể mã hóa: 4. Phương thức nén văn bản: 1 726 kí tự (2 kí tự dữ liệu mỗi từ mã). 5. Phương thức nén byte: 1 033 kí tự (1,2 kí tự dữ liệu mỗi từ mã). 6. Phương thức nén số: 2 528 kí tự (2,93 kí tự dữ liệu mỗi mã). d) Kích cỡ mã vạch 1. Số hàng: 3 đến 90. 2. Số cột: 1 đến 30.
  5. 3. Chiều rộng trong các môđun: 90X đến 583X bao gồm các vùng trống. 4. Số lượng từ mã tối đa: 928 từ mã. 5. Số lượng từ mã dữ liệu tối đa: 925 từ mã. Khi số hàng và cột được chọn, tỉ lệ bề mặt của mã PDF417 có thể bị thay đổi khi in để phù hợp với các yêu cầu về không gian của ứng dụng. e) Điều chỉnh lỗi có thể chọn: 2 đến 512 từ mã mỗi mã vạch (xem 5.7). f) Vùng không chứa dữ liệu: 1. Mỗi hàng: 73 môđun, bao gồm các vùng trống. 2. Mỗi mã vạch: tối thiểu 3 từ mã, được biểu diễn như các ký tự mã vạch. g) Kiểu mã: liên tục, hai kích thước nhiều hàng h) Tự kiểm tra kí tự: Có i) Có thể giải mã hai chiều: Có 5.1.2. Tóm tắt các đặc tính bổ sung Trong mã vạch PDF417, các đặc tính bổ sung là vốn có hoặc tùy chọn được tóm tắt như sau: a) nén dữ liệu: (vốn có) Ba lược đồ được xác định để nén một số các đặc tính dữ liệu vào các từ mã. Nhìn chung, dữ liệu không được biểu diễn trực tiếp trên một ký tự về một cơ sở từ mã (xem 5.4.1.5 đến 5.4.4). b) Các diễn dịch kênh mở rộng: (tùy chọn) Các cơ chế này cho phép trên 811 800 bộ kí tự dữ liệu hoặc diễn dịch khác nhau được mã hóa (xem 5.5). c) Macro PDF417: (tùy chọn) Cơ chế này cho phép các tệp dữ liệu được biểu diễn một cách logic và liền nhau trong một số mã vạch PDF417. Trên 99 999 mã vạch PDF417 khác nhau có thể được kết nối hoặc ràng buộc vào nhau và được quét theo một chuỗi nào đó giúp cho tệp dữ liệu gốc được thiết kế lại một cách chính xác (xem 5.13). d) Đường biên đến đường biên giải mã: (vốn có) PDF417 có thể được giải mã bằng cách đo các phần tử từ đường biên đến đường biên tương tự (5.3.1). e) Quét hàng chéo: (vốn có) Sự kết hợp của ba đặc tính sau đây trong PDF417 tạo thuận lợi cho việc quét hàng chéo: - được đồng bộ hóa theo chiều ngang, hoặc tự định thời - phân định hàng - được đồng bộ hóa theo chiều dọc, bằng cách sử dụng các giá trị của cụm để hoàn tất việc phân hóa hàng cục bộ. Sự kết hợp này cho phép máy quét mã vạch một chiều đi qua một số hàng và hoàn tất việc giải mã dữ liệu một phần miễn sao ít nhất một ký tự mã vạch hoàn thiện ở mỗi hàng được giải mã thành từ mã. Thuật toán giải mã có thể đặt các từ mã riêng lẻ vào một ma trận có ý nghĩa. f) Điều chỉnh lỗi: (vốn có) Người dùng có thể xác định một trong 9 mức điều chỉnh lỗi. Mức 0 không chỉ phát hiện ra lỗi mà còn có thể điều chỉnh một cách thiếu chính xác các từ mã còn thiếu hoặc đã giải mã. g) PDF417 nén: (tùy chọn) Trong các môi trường tương đối “trong sạch", có thể giảm một số hàng đầu để cải thiện mật độ của mã vạch. CHÚ THÍCH: Trong các quy định kĩ thuật trước đây về mã vạch PDF417, PDF417 nén được gọi là PDF417 bị cắt ngắn. PDF417 nén là thuật ngữ ưu tiên để tránh nhầm lẫn với một thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn là “bị cắt ngắn". 5.2. Cấu trúc mã vạch 5.2.1. Tham số của mã vạch PDF417 Mỗi mã vạch PDF417 bao gồm nhiều hàng được sắp xếp theo chiều dọc với tối thiểu 3 hàng (tối đa 90 hàng). Mỗi hàng phải bao gồm tối thiểu 1 kí tự mã vạch (tối đa 30 kí tự). Không bao gồm các cột chỉ
  6. báo hàng, cột đầu và cuối. Mã vạch phải bao gồm một vùng trống ở tất cả bốn phía. Hình 1 minh họa một mã vạch PDF417 mã hóa văn bản: Chuẩn về mã vạch PDF417. Hình 1 - Cấu trúc mã vạch PDF417 5.2.2. Tham số hàng Mỗi hàng của mã vạch PDF417 phải bao gồm: a) Vùng trống đầu b) Kí tự bắt đầu c) Kí tự mã vạch chỉ báo hàng trái d) 1 đến 30 ký tự mã vạch e) Kí tự mã vạch chỉ báo hàng phải f) Kí tự kết thúc g) Vùng trống cuối CHÚ THÍCH: Số kí tự mã vạch (hoặc từ mã) đề cập trong mục “d" ở trên bằng với số cột dữ liệu trong mã vạch PDF417. 5.2.3. Chuỗi từ mã Mã vạch PDF417 có thể bao gồm trên 928 kí tự mã vạch hoặc từ mã. Kí tự mã vạch là thuật ngữ thích hợp hơn để xem vạch/ khoảng trống được in; từ mã thích hợp cho giá trị số của kí tự mã vạch. Các từ mã phải theo chuỗi này: a) Từ mã đầu tiên, bộ Mô tả độ dài mã vạch mã hóa toàn bộ số từ mã dữ liệu trong mã vạch, bao gồm bộ Mô tả độ dài mã vạch, các từ mã dữ liệu và các từ mã đệm, nhưng không bao gồm các từ mã điều chỉnh lỗi. b) Các từ mã dữ liệu phải theo sau kí tự có khả năng mã hóa điển hình nhất. Các từ mã chức năng có thể được chèn để hoàn tất việc nén dữ liệu. c) Các từ mã đệm cho phép chuỗi từ mã được biểu diễn theo ma trận hình chữ nhật. Các từ mã đệm cũng có thể được sử dụng để lấp đầy các hàng bổ sung nhằm đạt được tỉ lệ bề mặt mong muốn hoặc được quy định bởi ứng dụng. d) Một khối kiểm soát Macro PDF417 tùy chọn. e) Các từ mã điều chỉnh lỗi về việc phát hiện và điều chỉnh lỗi. Các từ mã được sắp xếp cùng với từ mã điển hình nhất kế với bộ Mô tả độ dài mã vạch, được mã hóa từ trái qua phải và từ hàng trên cùng đến hàng dưới cùng. Hình 2 minh họa định dạng chuỗi về mã vạch giống như Hình 1. Trong Hình 2, Mức điều chỉnh lỗi 1 được sử dụng và một kí tự đệm cần lấp đầy ma trận mã vạch.
  7. Hình 2 - Ví dụ về lược đồ mã vạch của PDF417 trong đó L, R, d và E được đề cập trong Điều 4 d15 = bộ Mô tả độ dài mã vạch (trong ví dụ này, với một giá trị của 16) d14 đến d1 = biểu diễn dữ liệu đã mã hóa d0 = từ mã đệm Các quy tắc và lời khuyên về việc lập cấu trúc ma trận được nêu trong điều 5.9. 5.3. Mã hóa cơ bản 5.3.1. Cấu trúc ký tự mã vạch Mỗi kí tự mã vạch PDF417 phải bao gồm bốn yếu tố vạch và yếu tố khoảng trống, mỗi yếu tố có thể có một đến sáu môđun chiều rộng. Bốn phần tử vạch và bốn phần tử khoảng trống phải đo 17 môđun tất cả. Các kí tự mã vạch có thể được giải mã bằng cách đo các khoảng cách e trong ký tự. Mỗi kí tự mã vạch PDF417 được xác định bởi chuỗi vạch-khoảng trống gồm 8 số, trong đó biểu diễn các chiều rộng môđun của tám yếu tố của kí tự mã vạch đó. Hình 3 minh họa một kí tự mã vạch với chuỗi vạch-khoảng trống 51111125. Hình 3 - Kí tự của mã vạch PDF417 Có 929 giá trị kí tự mã vạch (từ mã) được đánh số từ 0 đến 928. Các từ mã được biểu diễn bởi ba bộ kí tự mã vạch hoặc các cụm loại trừ lẫn nhau. Mỗi cụm mã hóa 929 từ mã PDF417 có sẵn thành các mẫu vạch-khoảng trống khác nhau sao cho một cụm khác với
  8. cụm khác. Các số của cụm là 0, 3, và 6. Định nghĩa cụm áp dụng cho tất cả các kí tự mã vạch PDF417, ngoại trừ các kí tự bắt đầu và kết thúc. Cụm số K được xác định bởi công thức sau đây: K = (b1 - b2 + b3 - b4 + 9) mod 9 Trong đó b1 b2, b3, và b4 biểu diễn chiều rộng trong các môđun của bốn phần tử vạch tương ứng Cụm số K về kí tự mã vạch trong Hình 3 là: K = (5 - 1 + 1 - 2 + 9) mod 9 = 3 Các từ mã và chuỗi vạch-khoảng trống cho mỗi cụm kí tự mã vạch được đề cập đến trong Phụ lục A 5.3.2. Kí tự bắt đầu và kết thúc Các kí tự bắt đầu và kết thúc phải được sắp xếp như trong Bảng 1 và minh họa trong Hình 4: Bảng 1 - Chuỗi vạch-khoảng trống cho các kí tự bắt đầu và kết thúc Chuỗi vạch-khoảng Kí tự Chuỗi vạch-khoảng trống trốngChuỗi vạch-khoảng trốngChuỗi vạch-khoảng trốngChuỗi vạch-khoảng trốngChuỗi vạch-khoảng trốngChuỗi vạch-khoảng trốngChuỗi vạch-khoảng trốngChuỗi vạch-khoảng trống B B S B S B S B S B Bắt đầu 8 1 1 1 1 1 1 3 1 Kết thúc 7 1 1 3 1 1 1 2 1 CHÚ THÍCH 1: Các kí tự bắt đầu và kết thúc của mã vạch PDF417 là duy nhất có nhiều hơn 6 môđun chiều rộng. CHÚ THÍCH 2: Kí tự kết thúc có thêm một môđun phần từ vạch đơn. Đối với tất cả các hàng, các kí tự bắt đầu và kết thúc phải có cùng chuỗi vạch-khoảng trống. Hình 4 - Các kí tự bắt đầu và kết thúc của mã vạch PDF417 5.4. Mã hóa (dữ liệu) mức cao Mã hóa mức cao biến đổi các kí tự dữ liệu thành các từ mã tương ứng. Các lược đồ nén dữ liệu được sử dụng để hoàn tất việc mã mức cao một cách hiệu quả. Ba phương thức được đề cập dưới đây, mỗi phương thức xác định một ánh xạ riêng giữa dữ liệu người sử dụng và các chuỗi từ mã. PDF417 có ba phương thức nén dữ liệu: - Phương thức nén văn bản (xem 5.4.1.5) - Phương thức nén byte (xem 5.4.3) - Phương thức nén số (xem 5.4.4) Chuỗi các byte dữ liệu cho trước có thể được biểu diễn bởi các thứ tự từ mã khác nhau, phụ thuộc vào cách bộ mã hóa chuyển giữa các phương thức nén và phương thức con nén. Không có cách đơn lẻ nào để mã hóa dữ liệu trong mã vạch PDF417.
  9. 900 từ mã (0 đến 899) luôn có sẵn trong mỗi phương thức về mã hóa dữ liệu và các chức năng khác trong phương thức. 29 từ mã cò lại được ấn định cho các chức năng cụ thể (xem 5.4.1) độc lập với phương thức nén hiện hành. PDF417 cũng hỗ trợ hệ thống Diễn dịch Kênh Mở rộng, cho phép các diễn dịch dữ liệu khác được mã hóa chính xác trong mã vạch (xem 5.5). 5.4.1. Từ mã chức năng Các từ mã từ 900 đến 928 được ấn định làm các từ mã chức năng như sau: - chuyển giữa các phương thức (xem 5.4.1.1) - các ứng dụng nâng cao sử dụng các Diễn dịch Kênh mở rộng (ECIs) (xem 5.4.1.2) - các ứng dụng nâng cao khác (xem 5.4.1.3 và 5.4.1.4) Hiện tại, các từ mã từ 903 đến 912, 914 đến 917, và 919 là các từ mã dự trữ. Bảng 2 xác định danh sách gồm đầy đủ các từ mã chức năng đã ấn định và dự trữ. Các chức năng của chúng được đề cập trong các điều từ 5.4.1.1 đến 5.4.1.5. Xem 5.4.6 về cách xử lý các từ mã dự trữ. Bảng 2 - Nhiệm vụ của các từ mã chức năng trong mã vạch PDF417 Từ mã Chức năng Tham khảo điều 900 mode latch sang phương thức nén văn bản 5.4.1.1 901 mode latch sang phương thức nén byte 5.4.1.1, 5.4.3.1 902 mode latch sang phương thức nén số 5.4.1.1 903 đến 912 Dự trữ 913 mode shift sang phương thức nén byte 5.4.1.1 914 đến 917, 919 Dự trữ 918 cờ liên kết đến thành phần hàng kèm theo, trong mã 5.4.1.5 vạch ghép (khác với mã vạch ghép EAN.UCC) 920 cờ liên kết đến thành phần một chiều kèm theo, trong 5.4.1.5 mã vạch ghép EAN.UCC 921 khởi tạo bộ đọc 5.4.1.4 922 từ mã cuối cho khối kiểm soát Macro PDF 5.13 923 thẻ phân định phần đầu các trường tùy chọn trong khối 5.13 kiểm soát Macro PDF 924 mode latch sang phương thức nén byte (sử dụng khác 5.4.1.1, 5.4.3.1 với 901) 925 đến 927 số phân định cho một Diễn dịch Kênh Mở rộng (ECI) 5.5 928 từ mã đánh dấu Macro biểu thị phần đầu của khối 5.13 kiểm soát Macro PDF 5.4.1.1. Từ mã chức năng cho việc chuyển phương thức Trong một mã vạch PDF417, có thể chuyển tới và lui các phương thức mỗi lần có yêu cầu. Lời khuyên về việc chọn lựa các phương thức thích hợp có trong điều 5.4.5. Từ mã Mode Latch có thể được sử dụng để chuyển từ phương thức hiện hành tới phương thức đích mà có tác dụng đến khi bộ chuyển phương thức khác được đưa vào sử dụng. Các từ mã từ 900 đến 902 và 924 được ấn định cho mục đích này. Bảng 3 xác định chức năng của chúng. Từ mã Mode Shift 913 tạo ra một bộ chuyển tạm thời từ phương thức nén văn bản sang phương thức nén byte. Bộ chuyển này chỉ có hiệu quả cho từ mã tiếp theo, sau khi phương thức trở lại phương thức con thịnh hành của phương thức nén văn bản. Từ mã 913 chỉ sẵn có trong phương thức nén văn bản, cách sử dụng của nó được mô tả trong điều 5.4.2.4. Bảng 3 - Các từ mã chuyển phương thức và định nghĩa phương thức
  10. Phương thức đích Mode Latch Mode Shift Nén văn bản 900 Nén byte 901/924 913 Nén số 902 CHÚ THÍCH: Bảng 3 phân định từ mã được sử dụng để chuyển phương thức đã xác định. Các quy tắc chuyển giữa ba phương thức được đề cập trong Bảng 4 và biểu diễn trong Hình 5. Bảng 4 - Bảng chuyển phương thức, các từ mã biểu diễn và chức năng của chúng Phương thức gốc Văn bản Byte Số Văn bản mode latch 900 mode shift 913 mode latch 902 mode latch 901 mode latch 924 Byte mode latch 900 mode latch 901 mode latch 902 mode latch 924 Số mode latch 900 mode latch 901 mode latch 902 mode latch 924 Hình 5 - Chuyển phương thức có sẵn Các quy tắc chuyển thành phương thức nén byte được mô tả đầy đủ hơn ở điều 5.4.3.1. 5.4.1.2. Các từ mã chức năng cho việc chuyển sang các từ mã Diễn dịch Kênh Mở rộng Từ mã ECI có thể được sử dụng để chuyển tới một diễn dịch cụ thể, mà vẫn có tác dụng đến khi một từ mã ECI khác được đưa vào sử dụng rõ ràng hoặc đến phần cuối của dữ liệu. Các từ mã từ 925 đến 927 được ấn định cho chức năng này (xem 5.5). 5.4.1.3. Các từ mã chức năng về Macro PDF417 Các mã vạch Macro PDF417 (xem 5.13) phải sử dụng từ mã 928 tại điểm bắt đầu của khối kiểm soát Macro PDF417. Các từ mã 922 và 923 được sử dụng cho các chức năng trong Macro PDF417. 5.4.1.4. Từ mã chức năng để khởi tạo bộ đọc Từ mã 921 phải được sử dụng để hướng dẫn người đọc dịch dữ liệu chứa trong mã vạch khi lập trình
  11. khởi tạo bộ đọc. Từ mã 921 phải xuất hiện đầu tiên sau bộ Mô tả Độ dài Mã vạch. Nếu có chuỗi khởi tạo Macro PDF417 thì từ mã 921 phải xuất hiện trong mỗi mã vạch. Dữ liệu chứa trong mã vạch khởi tạo hoặc chuỗi các mã vạch, sẽ không được bộ đọc truyền đi. 5.4.1.5. Các từ mã chức năng cho các cờ liên kết trong mã vạch ghép Từ mã 920 phải được sử dụng như một cờ liên kết để báo hiệu sự có mặt của thành phần một chiều EAN.UCC liên quan phù hợp ISO/IEC 24723. Từ mã 918 phải được sử dụng làm cờ liên kết để báo hiệu sự có mặt của thành phần một chiều liên quan trong mọi mã vạch ghép. Khi sử dụng, từ mã 918 hoặc 920 có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong mã vạch. Yêu cầu kĩ thuật của mã vạch ghép có thể xác định vị trí cụ thể của cờ liên kết. Các bộ đọc hỗ trợ ứng dụng ghép đã được chỉ định phải giải mã và truyền dữ liệu từ tất cả các thành phần như đã quy định trong yêu cầu kĩ thuật về mã vạch ghép liên quan. Các bộ đọc không hỗ trợ ứng dụng ghép có thể xử lý từ mã 918 hoặc 920 như một từ mã dự trữ (xem 5.4.6). Ngoài ra, các bộ đọc không hỗ trợ ứng dụng ghép 918 có thể có một lựa chọn là bỏ qua thành phần ghép 2 chiều và chỉ truyền dữ liệu từ thành phần một chiều liên quan. 5.4.2. Phương thức nén văn bản Phương thức nén văn bản bao gồm tất cả các kí tự ASCII có thể in được (ví dụ: các giá trị từ 32 đến 126) và ba kí tự kiểm soát ASCII: HT hoặc tab (ASCII giá trị 9), LF (tín hiệu chuyển hàng) (ASCII giá trị 10) và CR (quay lại bộ phận vận tải) (ASCII giá trị 13). Phương thức nén văn bản cũng bao gồm các kí tự latch và shift được sử dụng dành riêng trong phương thức này. Phương thức nén văn bản mã hóa trên 2 kí tự mỗi từ mã. Các quy tắc biến đổi dữ liệu thành các từ mã PDF417 được đề cập trong điều 5.4.2.2. Các bộ chuyển phương thức con được đề cập trong điều 5.4.2.3. 5.4.2.1. Các phương thức con về nén văn bản Phương thức nén văn bản gồm bốn phương thức con: - Alpha (chữ hoa) - Lower (chữ thường) - Hỗn hợp (số và chấm câu) - Chấm câu Mỗi phương thức con chứa 30 kí tự, bao gồm các kí tự shift và latch của phương thức con. Phương thức nén mặc định cho PDF417 có hiệu quả tại lúc bắt đầu mỗi mã vạch luôn là phương thức con Alpha (chữ hoa) của phương thức nén văn bản. Từ mã latch từ một phương thức khác sang phương thức nén văn bản phải luôn chuyển sang phương thức con Alpha của phương thức nén văn bản. Tất cả các kí tự và giá trị của chúng được đề cập trong Bảng 5 Bảng 5 - Định nghĩa phương thức con C Các giá Các phương thức con về nén văn bản á trị của c Base 30 p h ư ơ n g t h ứ
  12. c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c
  13. p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n
  14. v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c
  15. c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c
  16. p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n
  17. v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c
  18. o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h
  19. ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă
  20. n b ả n C á c p h ư ơ n g t h ứ c c o n v ề n é n v ă n b ả n Chấ Alpha AlphaLower LowerHỗn hợp Hỗn hợpHỗn m hợpHỗn câuC hợpChấm câu hấm câuC hấm câu A Kí tự ASCII Kí tự ASCII ASCIIKí ASCII ASCIIA Kí S tự SCIIKí tựASCII C tự I I A S C I I
nguon tai.lieu . vn