Xem mẫu

  1. TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 10566-1:2014 TCVN 22745-1:2010 HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 1: TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data-Part 1:Overview and fundamental principles Lời nói đầu TCVN 10566-1:2014 hoàn toàn tương đương với ISO 22745-1:2010. TCVN 10566-10:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/JTC 1 “Công nghệ thông tin” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Hiện nay, bộ TCVN 10566 về “Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái” gồm các tiêu chuẩn: - TCVN 10566-1:2014 (ISO 22745-1:2010), Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản; - TCVN 10566-2:2014 (ISO 22745-2:2010), Phần 2: Từ vựng; - TCVN 10566-10:2014 (ISO/TS 22745-10:2010), Phần 10: Thể hiện từ điển; - TCVN 10566-11:2014 (ISO 22745-11:2010), Phần 11: Hướng dẫn xây dựng thuật ngữ; - TCVN 10566-13:2014 (ISO 22745-13:2010), Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ; - TCVN 10566-14:2014 (ISO/TS 22745-14:2010), Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển; - TCVN 10566-20:2014 (ISO 22745-20:2010), Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở; - TCVN 10566-30:2014(ISO/TS 22745-30:2009), Phần 30: Trình bày hướng dẫn định danh; - TCVN 10566-35:2014 (ISO/TS 22745-35:2010), Phần 35: Truy vấn dữ liệu đặc trưng; - TCVN 10566-40:2014 (ISO/TS 22745-40:2010), Phần 40: Trình bày dữ liệu cái; HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG HÓA CÔNG NGHIỆP VÀ TÍCH HỢP - TỪ ĐIỂN KỸ THUẬT MỞ VÀ ỨNG DỤNG CHO DỮ LIỆU CÁI - PHẦN 1: TỔNG QUAN VÀ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to mater data - Part 1: Overview and fundamental principles 1. Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn này giới thiệu bộ TCVN 10566. Từ điển kỹ thuật mở (OTD) là một bộ sưu tập các khái niệm kỹ thuật để mã hóa dữ liệu cái. Bộ TCVN 10566 xác định mô hình dữ liệu cho từ điển các khái niệm kỹ thuật, bao gồm định danh toàn cầu tường minh các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và thông tin phụ khác về các khái niệm này. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra mô hình dữ liệu cho dữ liệu cái được mã hóa bằng cách sử dụng các khái niệm từ một OTD và cho hướng dẫn định danh (IG) để cho phép tổ chức tiếp nhận quy định các yêu cầu của tổ chức đó đối với dữ liệu cái. Điều sau đây trong phạm vi áp dụng của bộ TCVN 10566: • Nguyên tắc chung; • Yêu cầu đối với tất cả các OTD; • Định danh toàn cầu tường minh đối với các khái niệm; • Mô hình dữ liệu và định dạng tệp đối với OTD; • Hướng dẫn thể hiện thuật ngữ trong OTD; • Cấu trúc của tổ chức duy trì từ điển;
  2. • Thủ tục duy trì và cập nhật OTD; • Yêu cầu định danh các khái niệm và thuật ngữ; • Mô hình dữ liệu và định dạng tệp đối với IG; • Mô hình dữ liệu và định dạng tệp đối với dữ liệu cái; • Hướng dẫn lập danh mục phân loại dữ liệu kết hợp vào trong dữ liệu sản phẩm theo ISO 10303; • Cấu trúc của tổ chức thẩm quyền đăng ký duy trì danh sách các OTD theo bộ TCVN 10566; • Thủ tục duy trì danh sách các OTD theo bộ TCVN 10566; • Việc xác định vị trí trang web có chứa danh sách OTD theo bộ TCVN 10566. Điều sau đây ngoài phạm vi áp dụng của bộ TCVN 10566: • Nội dung các OTD. Điều sau đây trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này: • Mô tả phạm vi áp dụng của bộ TCVN 10566; • Yêu cầu đối với tất cả các OTD; • Giải thích cách sử dụng bộ TCVN 10566 để thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 10249-110; • Mô tả kiến trúc trong bộ TCVN 10566; • Tóm tắt nội dung các phần tiêu chuẩn khác trong bộ TCVN 10566. 2. Tài liệu viện dẫn Các tài liệu tham khảo dưới đây không thể thiếu đối với việc áp dụng tài liệu này. Đối với các tham khảo ghi năm, chỉ áp dụng bản được nêu. Đối với các tham khảo không ghi năm, bản mới nhất của tài liệu tham khảo (bao gồm cả sửa đổi)được áp dụng. TCVN 10249-110 (ISO 8000-110), Chất lượng dữ liệu -Phần 110: Dữ liệu cái: Trao đổi dữ liệu đặc trưng: Cú pháp, mã hóa ngữ nghĩa và sự phù hợp đối với đặc tả dữ liệu. TCVN 10566-2 (ISO 22745-2),Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 2: Từ vựng. TCVN 10566-13 (ISO 22745-13), Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 13: Định danh khái niệm và thuật ngữ. 3. Thuật ngữ và định nghĩa Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 10566-2. 4. Thuật ngữ viết tắt Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ viết tắt dưới đây: ADIS Đặc tả trao đổi dữ liệu địa chỉ (Address Data Interchange Specification) AP Giao thức ứng dụng (application protocol) ASN Ký pháp cú pháp trừu tượng (Abstract Syntax Notation) BSU Đơn vị ngữ nghĩa cơ sở (basic semantic unit) DET Kiểu phần tử dữ liệu (data element type) DMO Tổ chức duy trì từ điển (dictionary maintenance organization) GUID Định danh toàn cầu tường minh (globally unambiguous identifier) IG Hướng dẫn định danh (identification guide) OTD Từ điển kỹ thuật mở (Open Technical Dictionary) PLIB Thư viện các phần (Parts Library) POC Điểm tiếp xúc (point of contact)
  3. RA Tổ chức thẩm quyền đăng ký (registration authority) UML Ngôn ngữ lập mô hình thống nhất (Unified Modeling Language) URL Định vị tài nguyên đồng nhất (uniform resource locator) XML Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (Extensible Markup Language) 5. Kiến trúc 5.1. Các nguyên tắc đầu tiên Bộ TCVN 10566 đưa ra một loạt các đặc tả, định dạng dữ liệu và thủ tục cho phép các tổ chức cải tiến chấp lượng dữ liệu cái. Cụ thể,bộ TCVN 10566 cho phép một tổ chức thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 10249-110đối với việc trao đổi dữ liệu đặc trưng chất lượng là dữ liệu cái. CHÚ THÍCH TCVN 10249-110 quy định yêu cầu chung, không quy định định dạng dữ liệu hoặc thủ tục cụ thể. Các yêu cầu trong TCVN 10249-110 nảy sinh từ các yêu cầu chung sau đây: a. TCVN 10249-110 yêu cầu một thông điệp dữ liệu cái đưa ra một cách rõ ràng tất cả thông tin cần thiết đối với bên nhận để xác định ý nghĩa của thông điệp đó và bối cảnh để giá trị của dữ liệu cái đó hợp lệ. TCVN 10566-40 quy định định dạng để thể hiện chi tiết các thông điệp dữ liệu cái. Bộ TCVN 10566 dựa trên cơ sở ký pháp để tất cả các khái niệm lập danh mục phân loại được chứa trong một OTD và thông điệp dữ liệu cái trong TCVN 10566-40 tham chiếu các khái niệm lập danh mục phân loại trong OTD đó thông qua các định danh toàn cầu tường minh trong TCVN 10566-13, không phải việc xác định hay không xác định các khái niệm nội tại trong thông điệp dữ liệu cái đó. b. TCVN 10249-110 yêu cầu quy định một cú pháp có sử dụng một ký pháp chính thức. TCVN 10566-40 quy định một lược đồ ngôn ngữ đánh dấu mở rộng (XML) (ký pháp chính thức) đối với một thông điệp dữ liệu cái. c. TCVN 10249-110 yêu cầu quy định đặc tả dữ liệu có sử dụng một ngôn ngữ máy tính - có thể phiên dịch. TCVN 10566-30 quy định lược đồ XML đối với các IG. Ký pháp “IG” trong bộ TCVN 10566 là phiên bản chuyên môn hóa của ký pháp"đặc tả dữ liệu” trong TCVN 10249-110. Bằng việc sử dụng bộ phân tích XML được xây dựng từ lược đồ XML trong TCVN 10566-30, chương trình máy tính có thể phân tích một IG. Bằng việc sử dụng các dịch vụ Web được xây dựng từ TCVN 10566-14, chương trình máy tính có thể phân tích các định danh khái niệm trong một IG thành các thuật ngữ con người có thể đọc. Do đó, IG trong TCVN 10566-30 là một ngôn ngữ máy tính - có thể phiên dịch. d. TCVN 10249-110 yêu cầu một thông điệp dữ liệu cái đề cập một cách rõ ràng đến cả đặc tả dữ liệu mà thông điệp đó đáp ứng và cả cú pháp chính thức mà thông điệp đó tuân thủ. Lược đồ XML trong TCVN 10566-40 gồm một thuộc tính với định danh toàn cầu tường minh cho IG. Một tệp XML phù hợp với lược đồ XML trong TCVN 10566-40 chứa khai báo không gian tên để tham chiếu lược đồ XML trong TCVN 10566-40. e. TCVN 10249-110 yêu cầu có thể kiểm tra một cách tự động bởi máy tính tính chính xác của thông điệp dữ liệu cái so với cả cú pháp chính thức của thông điệp và cả đặc tả dữ liệu của thông điệp. Sự kết hợp của lược đồ XML đối với IG (TCVN 10566-30), lược đồ XML đối với thông điệp dữ liệu cái (TCVN 10566-40) và các dịch vụ Web đối với việc phân tích các định danh (TCVN 10566-14) cho phép phát triển một chương trình máy tính để kiểm tra tính chính xác của một thông điệp dữ liệu cái so với cả cú pháp chính thức của thông điệp và đặc tả dữ liệu của thông điệp đó. f. TCVN 10249-110 yêu cầu các định danh trong thông điệp dữ liệu cái thuộc một lược đồ được quốc tế công nhận. TCVN 10566-30 và TCVN 10566-40 sử dụng lược đồ định danh quy định trong TCVN 10566-13, dựa trên cơ sở ISO/IEC 6523-1. TCVN 10249-110 đưa ra hai lớp sự phù hợp: "mã hóa miễn phí” và “mã hóa có phí”. Để khẳng định sự phù hợp với bộ TCVN 10566, dữ liệu phải phù hợp với lớp “mã hóa miễn phí”. Điều này cho phép một tổ chức bảo vệ tính toàn vẹn về sở hữu trí tuệ của người tạo lập thông tin được mã hóa có sử dụng
  4. các định danh đối với khái niệm trong một từ điển dữ liệu. Hình 1 thể hiện kiến trúc dữ liệu trong bộ TCVN 10566. Hình 1 - Kiến trúc dữ liệu trong bộ TCVN 10566 5.2. Từ điển và lược đồ định danh Một OTD gồm một tập các khái niệm. Mỗi khái niệm có một hoặc nhiều thuật ngữ, một hoặc nhiều định nghĩa, không hoặc nhiều hình ảnh. Một định danh toàn cầu tường minh được gán cho mỗi khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh. Nếu một khái niệm có nhiều hơn một thuật ngữ và không đặt ưu tiên cho bất kỳ thuật ngữ cụ thể nào. Thì điều này cũng đúng với các định nghĩa hoặc hình ảnh. Các kiểu khái niệm dưới đây hiện tại đang được xác định: • 01 -lớp; • 02 -đặc tính; • 03 -tính năng; • 04 -thể hiện; • 05 -đơn vị đo lường; • 06 -hạn định đo lường; • 07 -giá trị đặc tính; • 08 -tiền tệ; • 09 -kiểu dữ liệu. CHÚ THÍCH TCVN 10566-13 quy định các mã cho kiểu khái niệm được dùng trong các tiêu chuẩn thuộc bộ ISO/TS 29002. Danh sách các kiểu khái niệm quy định trong TCVN 10566-13 có thể được mở rộng thông qua các trường hợp về kiểu dữ liệu thực thể concept_type (kiểu khái niệm) được xác định trong TCVN 10566-10. Mô hình UML và định dạng trao đổi cho từ điển được quy định trong TCVN 10566-10. Lược đồ định danh được quy định trong TCVN 10566-13. 5.3. Hướng dẫn định danh (IG) IG qui định việc sử dụng từ điển để đáp ứng nhu cầu của bên nhận dữ liệu cụ thể. Mô hình UML và định dạng trao đổi đối với IG được quy định trong TCVN 10566-30. CHÚ THÍCH 1 Bên nhận dữ liệu điển hình là người mua. Tuy nhiên, một nhà cung cấp lớn có thể tự
  5. xác định IG của riêng mình nhằm quy định định dạng các ấn phẩm dữ liệu của chính nhà cung cấp đó. IG quy định các lớp có thể được sử dụng trong danh mục phân loại và các đặc tính có thể được sử dụng cho mỗi lớp. Nếu có nhiều các thuật ngữ, định nghĩa hay hình ảnh gắn liền với một khái niệm cho trước, thì IG có thể quy định một thuật ngữ, định nghĩa hay hình ảnh được ưu tiên.IG quy định cách thể hiện (chuỗi, đo lường, tiền tệ, v.v.) đối với mỗi đặc tính để áp dụng cho một lớp đã cho.Hơn nữa, IG có thể áp đặt các ràng buộc về các đặc tính, bao gồm như sau: • Phụ thuộc tồn tại: nếu đặc tính P1 được cho trước đối với một trường hợp đã cho của một lớp, thì đặc tính P2 cũng phải được cho trước; • Dải giá trị: giá trị của một đặc tính phải nằm trong một dải nào đó; • Phụ thuộc giá trị: đặc tính P phải có một giá trị là một hàm qui định của các đặc tính P1...Pn. Như được chỉ ra trong hình 1, các khẳng định dưới đây: • Danh mục phân loại được mã hóa bằng cách sử dụng các khái niệm trong từ điển; • Danh mục phân loại phù hợp với các ràng buộc trong một IG; • IG qui định việc sử dụng từ điển; • Khái niệm trong từ điển được định danh bằng cách sử dụng một lược đồ định danh cụ thể. Người mua hay nhóm người mua khác nhau có thể thỏa thuận về thuật ngữ nhưng có những yêu cầu khác nhau đối với tổ chức và định dạng dữ liệu. Việc phân tách IG khỏi từ điển cho phép người mua hoặc nhóm người mua nhận dữ liệu theo định dạng mong muốn trong khi vẫn tận dụng lợi ích của một từ điển thông thường về các khái niệm và thuật ngữ. VÍ DỤ 1 Các tổ chức 1 và 2 đều mua các điện trở dây cắt cố định. Cả hai tổ chức đều yêu cầu tài liệu dữ liệu thử nghiệm được đưa ra trong dữ liệu đặc trưng của mỗi điện trở. Cả hai tổ chức sử dụng định nghĩa dưới đây: tài liệu dữ liệu thử nghiệm đặc tả, tiêu chuẩn, bản vẽ, hoặc các công cụ tương tự để quy định các yêu cầu về môi trường và hiệu năng hoặc các điều kiện thử nghiệm mà một hạng mục được thử nghiệm và thiết lập các giới hạn có thể chấp nhận mà hạng mục đó cần phù hợp. Tổ chức 1 yêu cầu giá trị tài liệu dữ liệu thử nghiệm được đưa ra dưới dạng văn bản. Hình 2 minh họa cách IG của tổ chức 1 quy định cách thức giá trị của tài liệu dữ liệu thử nghiệm nên thể hiện trong một danh mục phân loại. Tổ chức 2 yêu cầu giá trị tài liệu dữ liệu thử nghiệm được chia thành các thành phần cấu thành dưới đây: • Kiểu tài liệu; • Định danh nhà xuất bản tài liệu; • Số hiệu định danh tài liệu. Hình 3 minh họa cách IG của tổ chức 2 quy định giá trị của tài liệu dữ liệu thử nghiệm được thể hiện trong danh mục phân loại. Trong IG của tổ chức 2, đặc tính tài liệu dữ liệu thử nghiệm được thể hiện như một kiểu dữ liệu phức hợp. Một giá trị phức hợp gồm một hoặc nhiều trường. Về cơ bản, mỗi trường là một cặp giá trị đặc tính gắn liền với một tham chiếu đặc tính.
  6. Hình 2 -Hướng dẫn định danh trích dẫn cho tổ chức 1 -tài liệu dữ liệu thử nghiệm biểu thị như kiểu dữ liệu chuỗi đơn Hình 3 -Hướng dẫn định danh trích dẫn cho tổ chức 2 -tài liệu dữ liệu thử nghiệm biểu thị như kiểu dữ liệu phức hợp VÍ DỤ 2 Các tổ chức 1 và 2 mua các điện trở dây cắt cố định. Cả hai tổ chức yêu cầu chiều dài đầu cuối được đưa ra trong dữ liệu đặc trưng của mỗi điện trở.Tổ chức 1 yêu cầu chiều dài đầu cuối được đưa ra theo mi-li-mét,do đó, sử dụng định nghĩa khái niệm dưới đây: chiều dài đầu cuối theo mi-li-mét kích thước lớn nhất của đầu cuối, đưa ra theo mi-li-mét Khi đơn vị đo lường bị giới hạn trong định nghĩa khái niệm, cặp giá trị đặc tính biểu thị chiều dài đầu
  7. cuối theo mi-li-mét trong danh mục phân loại chỉ nên chứa một giá trị số. Hình 4 minh họa cách IG của tổ chức 1 quy định giá trị của tài liệu dữ liệu thử nghiệm được biểu thị như thế nào trong danh mục phân loại. Tổ chức 2 yêu cầu chiều dài đầu cuối được đưa ra hoặc theo mi-li-mét hoặc theo inch và sử dụng định nghĩa khái niệm dưới đây: chiều dài đầu cuối kích thước lớn nhất của đầu cuối Khi đơn vị đo lường không bị giới hạn trong định nghĩa khái niệm, thì phải được đưa ra như một phần của cặp giá trị đặc tính. Hình 5 minh họa cách IG của tổ chức 2 quy định giá trị của tài liệu dữ liệu thử nghiệm nên được biểu thị như thế nào trong danh mục phân loại.Trong IG của tổ chức 2 đặc tính chiều dài đầu cuối được biểu thị như một kiểu dữ liệu đo lường. Một giá trị đo lường gồm một đơn vị đo lường và một giá trị số. Giá trị số được biểu thị bằng cách sử dụng kiểu dữ liệu số. Hình 4 -Hướng dẫn định danh trích dẫn cho tổ chức 1 -chiều dài đầu cuối biểu thị như số Hình 5 - Hướng dẫn định danh trích dẫn cho tổ chức 2 - chiều dài đầu cuối biểu thị như một phép đo với đơn vị CHÚ THÍCH 2 Các định danh khái niệm trong hình 2 đến hình 5 chỉ minh họa và không phải là các định danh khái niệm trong một OTD thực tế.
  8. CHÚ THÍCH 3 Trong hình 2 đến hình 5, tiến hành đơn giản hóa sau đây: • Số hiệu phiên bản, được yêu cầu bởi TCVN 10566-13, được lược bỏ khỏi mỗi định danh; • Một khái niệm có thể có nhiều thuật ngữ kết hợp với khái niệm đó hơn là một “tên” đơn lẻ; • Một IG có thể quy định một thuật ngữ ưu tiên cho mỗi khái niệm. VÍ DỤ 3 Theo lược đồ trong hình 2 và 5, định danh khái niệm cho điện trở dây cắt cố định, với số hiệu phiên bản 1 được thêm vào là "9999-1#01-01#1". 5.4. Danh mục phân loại Một danh mục phân loại gồm một danh sách mô tả các hạng mục. Mỗi hạng mục được mô tả bằng việc kết hợp với một lớp và bằng một loạt các cặp giá trị đặc tính. Các kiểu dữ liệu cho các giá trị đặc tính bao gồm dưới đây: • chuỗi: giá trị đặc tính là một chuỗi các ký tự; • liệt kê: giá trị đặc tính đến từ một danh sách được kiểm soát của các giá trị chuỗi quy định trong IG; • đo lường: giá trị đặc tính là một phép đo; • tiền tệ: giá trị đặc tính là một lượng tiền tệ nào đó; • phức hợp: giá trị đặc tính bao gồm một tập hợp các giá trị đặc tính khác; CHÚ THÍCH 1 TCVN 10566-40 bao gồm các đặc tả chuẩn của các kiểu dữ liệu đối với giá trị đặc tính. Một giá trị đo lường có thể đủ điều kiện (ví dụ dài = 14,0 cm danh nghĩa, cộng hoặc trừ 0,01 cm). Các hạn định cho phép đối với một giá trị đo lường cho một đặc tính nhất định cho một lớp được quy định trong IG. Đối với mỗi phần của kiến trúc ngoại trừ lược đồ xác định (từ điển, IG và danh lục liệt kê), một mô hình dữ liệu ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất (UML) được xác định, cùng với một định dạng trao đổi XML (xem hình 6). CHÚ THÍCH 2 Mỗi hộp màu xám đen bên trên biểu thị một mô hình dữ liệu UML. Mỗi hộp màu xám bên dưới biểu thị một lược đồ XML. CHÚ THÍCH 3 Mỗi hộp trong Hình 6 biểu thị một loại tập dữ liệu và mỗi mũi tên biểu thị một tham chiếu từ một tập dữ liệu này đến tập dữ liệu khác. VÍ DỤ Cặp giá trị đặc tính trong danh mục phân loại liên quan đến một đặc tính được xác định trong một OTD. Do vậy, có một mũi tên từ hộp “Danh mục phân loại” đến hộp “Từ điển”. Hình 6 -Các mô hình và lược đồ 6. Tổng quan về bộ TCVN 10566 Hiện nay, bộ TCVN 10566bao gồm các tiêu chuẩn sau với tiêu đề chung Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái: • Phần 1, Tổng quan và nguyên tắc cơ bản; • Phần 2, Từ vựng;
  9. • Phần 10, Thể hiện từ điển; • Phần 11, Hướng dẫn xây dựng thuật ngữ; • Phần 13, Định danh khái niệm và thuật ngữ; • Phần 14, Giao diện truy vấn từ điển; • Phần 20, Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở; • Phần 30, Thể hiện hướng dẫn định danh; • Phần 35, Truy vấn dữ liệu đặc trưng; • Phần 40, Thể hiện dữ liệu cái; • Phần 50, Đăng ký các từ điển kỹ thuật mở; Trong tương lai, bộ TCVN 10566 bổ sung tiếp các phần sau với tiêu đề chung Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái: • Phần 200, Hướng dẫn thực hành kết hợp dữ liệu cái vào dữ liệu sản phẩm theo ISO 10303; • Phần 300, Hướng dẫn dữ liệu cái. Tiêu chuẩn phần 1 bao gồm: • Các yêu cầu mà tất cả OTD phải thỏa mãn; • Mô tả kiến trúc dữ liệu OTD; • Các đặc tính của hạng mục cung cấp và hạng mục sản phẩm; • Tổng quan về bộ TCVN 10566. Tiêu chuẩn phần 2 bao gồm: • Các thuật ngữ liên quan đến từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái. Tiêu chuẩn phần 10 bao gồm: • Mô hình khái niệm của OTD; • Lược đồ XML đối với tệp vật lý XML cho trao đổi từ máy tính tới máy tính của các OTD. Tiêu chuẩn phần 11 bao gồm: • Hướng dẫn xây dựng các thuật ngữ; • Hướng dẫn xây dựng các định nghĩa. CHÚ THÍCH1 Một thuật ngữ hay một định nghĩa không nhất thiết phải phù hợp với các chỉ dẫn trong TCVN 10566-11 để được bao gồm trong một OTD. Tuy nhiên, nếu thuật ngữ hay định nghĩa đó phù hợp thì được đánh dấu là phù hợp. Tiêu chuẩn phần 13 bao gồm: • Yêu cầu chung đối với các định danh; • Cú pháp của các định danh. Tiêu chuẩn phần 14 bao gồm: • Tập tối thiểu các dịch vụ được cung cấp bởi một phần mềm triển khai OTD; • Định nghĩa tóm tắt của một giao diện truy vấn cần được hỗ trợ bởi OTD; • Qui định dịch vụ Web của các giao diện truy vấn. Tiêu chuẩn phần 20 bao gồm: • Mô tả về tổ chức duy trì từ điển (DMO); • Quy tắc đối với việc phát hành OTD; • Thủ tục thêm các khái niệm vào OTD; • Thủ tục thay đổi tài liệu khái niệm trong OTD; • Thủ tục cập nhật các hạn chế về sử dụng thuật ngữ và định nghĩa thuật ngữ trong OTD. Tiêu chuẩn phần 30 bao gồm: • Mô hình khái niệm cho các IG;
  10. • Định dạng trao đổi cho các IG. Tiêu chuẩn phần 35 bao gồm: • Mô hình khái niệm cho các truy vấn dữ liệu đặc trưng; • Định dạng trao đổi cho các truy vấn dữ liệu đặc trưng. Tiêu chuẩn phần 40 bao gồm: • Mô hình khái niệm cho dữ liệu cái; • Định dạng trao đổi cho dữ liệu cái. Tiêu chuẩn phần 50 mô tả cấu trúc và hoạt động của một tổ chức thẩm quyền đăng ký duy trì một danh sách các OTD. CHÚ THÍCH 2 RA như vậy chỉ duy trì danh sách các OTD, không duy trì nội dung một OTD cụ thể. Tiêu chuẩn phần 200 bao gồm: • Tổng quan đối với người thực thi về cách dữ liệu danh mục phân loại được thể hiện trong ISO 10303; • Các yêu cầu chung đối với việc thể hiện dữ liệu danh mục phân loại trong tập dữ liệu phù hợp với một giao thức ứng dụng (AP) của ISO 10303; • Tham chiếu đối với mô-đun "danh mục phân loại được đơn giản hóa" có thể được sử dụng để kết hợp khả năng thể hiện dữ liệu danh mục phân loại của OTD vào các AP mô-đun; • Các chỉ dẫn cho việc ghi dữ liệu danh mục phân loại của OTD vào tập dữ liệu để phù hợp với một AP của ISO 10303; • Các chỉ dẫn cho việc trích xuất dữ liệu danh mục phân loại OTD từ một tệp vật lý phù hợp với một AP của ISO 10303. Tiêu chuẩn phần 200 dùng để cung cấp chỉ dẫn cho người thực thi nhưng không thay thế các yêu cầu trong các AP của ISO 10303. Tiêu chuẩn phần 300 bao gồm: • Các khuôn dạng chung cho các kiểu sử dụng phổ biến của dữ liệu cái; VÍ DỤTổ chức, vị trí và con người là các kiểu sử dụng phổ biến của dữ liệu cái. • Việc ánh xạ từ các khuôn dạng đến các IG trong TCVN 10566-30; • Các yêu cầu về sự phù hợp của các IG trong TCVN 10566-30 đối với các khuôn dạng. 7. Yêu cầu Điều này bao gồm các yêu cầu mà tất cả các OTD cần thỏa mãn. Phải có khả năng ánh xạ rõ ràng giữa mô hình dữ liệu thực thi của OTD và mô hình TCVN 10566-10 theo cả 2 hướng. Định danh cho các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa và hình ảnh phải như được quy định trong TCVN 10566-13. OTD phải đáp ứng các yêu cầu của lớp phù hợp “mã hóa tùy ý” được quy định trong TCVN 10249-110. OTD phải cung cấp giao diện từ điển cho ứng dụng máy tính đến truyền thông ứng dụng để hỗ trợ: • Phân tích một định danh OTD thành nghĩa cơ bản của nó; • Tìm kiếm các định danh khái niệm OTD có thuật ngữ phù hợp với một khuôn mẫu đã cho. VÍ DỤ Việc tìm kiếm các định danh của tất cả các khái niệm có một thuật ngữ có các chữ "U" và "bolt ( chữ đậm)". CHÚ THÍCH 1 Có thể bổ sung yêu cầu để giao diện phù hợp với TCVN 10566-14. Người thực thi các hệ thống dựa trên cơ sở tiêu chuẩn này được khuyến khích sử dụng giao diện từ điển tương thích với TCVN 10566-14. CHÚ THÍCH 2 Khuyến nghị rằng OTD là một bộ sưu tập các thuật ngữ đã được tiêu chuẩn hóa,nên được duy trì theo các thủ tục quy định trong TCVN 10566-20. PHỤ LỤC A
  11. (quy định) Định danh tài liệu Để cung cấp định danh tường minh về đối tượng thông tin trong hệ thống mở, định danh đối tượng { tiêu chuẩn TCVN 10566 Phần (1) phiên bản (1) } được gán cho phần bộ TCVN 10566 này. Ý nghĩa của giá trị này được xác định trong ISO/IEC 8824-1 và được mô tả trong ISO 10303-1. PHỤ LỤC B (tham khảo) Thông tin hỗ trợ thực thi Thông tin bổ sung có thể cung cấp để hỗ trợ thực thi. Nếu thông tin này được cung cấp thì có thể tìm thấy tại URL sau đây: Thông tin bổ sung: http://www.tc184-sc4.org/implementation_information/22745/00001 PHỤ LỤC C (tham khảo) Quan hệ với các tiêu chuẩn khác C.1. Quan hệ với ISO 13584 C.1.1. Giới thiệu về ISO 13584 Mục đích của ISO 13584, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Thư viện thành phần (PLIB), là xác định mô hình dữ liệu, định dạng trao đổi và cơ chế tích hợp cho các thư viện và danh mục phân loại được máy tính hóa để mô tả các lớp hạng mục. Phạm vi của ISO 13584 được đưa ra trong ISO 13584-1 như sau: ISO 13584 đưa ra việc thể hiện về các thông tin thư viện các phần cùng với các cơ chế và định nghĩa cần thiết cho phép dữ liệu thư viện các phần được trao đổi, sử dụng và cập nhật. Trao đổi có thể là giữa các môi trường và hệ thống máy tính khác nhau liên quan tới vòng đời hoàn chỉnh của các sản phẩm mà thư viện các phần có thể được sử dụng, bao gồm thiết kế, sản xuất, sử dụng, duy trì và xử lý sản phẩm. Tiêu chuẩn cung cấp một cấu trúc tổng quát cho một hệ thống thư viện các phần và không xác định một hệ thống thư viện các phần có thể thực hiện chi tiết đầy đủ. Mặc dù thuật ngữ “danh mục phân loại” không xuất hiện trong ISO 13584-1, tuy nhiên, có giả định rằng các dữ liệu cần thiết cho một danh mục phân loại là một tập hợp các dữ liệu cần thiết cho thư viện các phần và mô hình dữ liệu thư viện trong ISO 13584 có thể biểu thị danh mục phân loại. Hình C.1 hệ thống thư viện của ISO 13584.
  12. Hình C.1 -Hệ thống thư viện PLIB CHÚ THÍCH2 Hình C.1 được sao chép nguyên văn từ Hình 2 của ISO 13584-1:2001, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Thư viện các phần-Phần 1: Tổng quan và nguyên tắc cơ bản. C.1.2 Sự giống nhau giữa ISO 13584 và bộ TCVN 10566 Cả ISO 13584 và bộ TCVN 10566 cung cấp một mô hình dữ liệu and định dạng trao đổi cho: • đặc tả dữ liệu; • dữ liệu đặc trưng. Trong cả hai tiêu chuẩn, dữ liệu đặc trưng được mô tả trong các thuật ngữ về các cặp giá trị đặc tính, với tham chiếu với thực thể từ điển dữ liệu cho mỗi đặc tính. CHÚ THÍCH 1 Thuật ngữ "từ điển kỹ thuật mở" được sử dụng trong bộ TCVN 10566 cho việc đặc trưng hóa khái niệm chung “thực thể từ điển dữ liệu” trong bộ TCVN 10566. CHÚ THÍCH 2 ISO 13584 sử dụng thuật ngữ “từ điển” để chỉ sự kết hợp giữa những khái niệm “từ điển dữ liệu” và “đặc tả dữ liệu” trong TCVN 10249-110. Các mô hình dữ liệu và các định dạng trao đổi của cả hai tiêu chuẩn cung cấp một cơ chế phù hợp, một phần, theo các yêu cầu trong TCVN 10249-110. Vì trong ISO 13584, từ điển và IG được kết hợp, nó có thể biểu thị một từ điển ISO 13584 như một IG trong bộ TCVN 10566, cung cấp thuật ngữ có sẵn trong từ điển ISO 13584 thông qua một OTD. Điều này minh họa trong Hình C.2, trong đó có EXPRESS-G cho thực thể property_DET của ISO 13584. ("DET" là viết tắt của "Kiểu phần tử dữ liệu".) Bảng C.1 chỉ ra các các thuộc tính sẽ có trong từ điển bộ TCVN 10566:
  13. Hình C.2 -Tổng quan về PLIB dữ liệu đặc tính kiểu phần tử dữ liệu và các mối quan hệ CHÚ THÍCH 3 Hình C.2 sao chép nguyên văn từ Hình D.8 của ISO 13584-42:1998/Cor.1:2003, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Thư viện các phần-Phần 42: Phương pháp mô tả: Phương pháp về cấu trúc thành phần các gia đình. Bảng C.1 -Các thuộc tính chung về định nghĩa đặc tính trong ISO 13584 và bộ TCVN 10566 Tên thuộc tính trong ISO 13584 Tên thuộc tính trong bộ TCVN 10566 Đơn vị ngữ nghĩa cơ sở (BSU) Định danh khái niệm Định nghĩa Định nghĩa CHÚ THÍCH CHÚ THÍCH (thành phần của định nghĩa) Tài liệu nguồn của định nghĩa Tài liệu nguồn của định nghĩa Hình Ảnh Tên Thuật ngữ ISO/TS 29002 được xây dựng để cung cấp cho một giao diện giữa các thành phần trong bộ TCVN 10566 và ISO 13584. Bảng C.2 chỉ ra sự tương ứng giữa các phần của ISO/TS 29002 và bộ TCVN 10566. Bảng C.2 -Sự tương ứng giữa các phần trong bộ TCVN 10566 và ISO/TS 29002 Chủ đề Phần của ISO/TS 29002 Phần trong bộ TCVN 10566 Xác định lược đồ 5 13 Thuật ngữ từ điển 6 14 Trao đổi danh mục phân loại 10 30 Truy vấn từ điển 20 14 C.1.3 Sự khác nhau giữa ISO 13584 và bộ TCVN 10566 Điều khoản này mô tả một vài điểm khác nhau chủ yếu giữa ISO 13584 và bộ TCVN 10566. ISO 13584 yêu cầu một đặc tính được xác định trong nội dung của một lớp. Trong bộ TCVN 10566, một đặc tính được xác định độc lập với bất kỳ lớp nào. ISO 13584 giả định các lớp sẽ được tổ chức thành một hệ thống phân cấp. Mặc dù mô hình dữ liệu của ISO 13584 cho phép một nhà cung cấp dữ liệu “ăn gian” bằng cách tạo một hệ thống phân cấp phẳng bao gồm một lớp gốc đơn, với tất cả các lớp khác trực tiếp bên dưới nó, các chỉ dẫn đi kèm ISO 13584 không cho phép điều này. Trong bộ TCVN 10566, các lớp được xác định độc lập với bất kỳ lớp
  14. nào. CHÚ THÍCH Bộ TCVN 10566 cho phép các lớp được kết nối với các hệ thống phân cấp xác định bên ngoài. Trong bộ TCVN 10566, một khái niệm (ví dụ như đặc tính) có thể có nhiều định nghĩa liên kết với nó, trong khi ở ISO 13584, chỉ có một. Trong bộ TCVN 10566, các hcus ý liên kết với các định nghĩa riêng lẻ và có thể có nhiều chú thích cho một định nghĩa. Một định nghĩa trong bộ TCVN 10566 có thể có các ví dụ cũng như chú thích liên quan và trình tự của các chú thích và ví dụ được lưu giữ. TCVN 10566- 30 sử dụng kiểu dữ liệu thực thể Prescribed Property (đặc tính bắt buộc) để mô hình hóa đặc tả cách biểu thị giá trị của đặc tính trong bối cảnh cách thể hiện cho một hạng mục. Một TCVN 10566-30 Prescribed Property (đặc tính bắt buộc)tham chiếu một OTD cho việc định nghĩa thuật ngữ về đặc tính. ISO 13584 sử dụng kiểu dữ liệu thực thể property_DET để mô hình hóa đặc tả cách biểu thị giá trị của đặc tính trong bối cảnh cách thể hiện cho một hạng mục; tuy nhiên property_DET bao gồm định nghĩa thuật ngữ của đặc tính chứ không phải tham chiếu một từ điển dữ liệu riêng biệt. Các thuộc tính dưới đây sẽ có trong một thực thể IG trong bộ TCVN 10566 cho một đặc tính bắt buộc: • xác định đặc tính (định danh liên kết với từ điển); • thuật ngữ tham chiếu (định danh liên kết với từ điển); • định nghĩa tham chiếu (định danh liên kết với từ điển). Định dạng trao đổi của ISO 13584 đối với các từ điển dựa trên ISO 10303-21, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Trao đổi và biểu thị dữ liệu sản phẩm-Phần 21: Các phương pháp thực hiện: Mã hóa văn bản rõ ràng về cấu trúc trao đổi. Các định dạng trao đổi trong bộ TCVN 10566 đối với các OTD, IG và dữ liệu cái được dựa trên XML. C.2. Quan hệ với ISO 15926 C.2.1. GIới thiệu về ISO 15926 Mục đích của ISO 15926 là thúc đẩy sự tích hợp dữ liệu để hỗ trợ các hoạt động vòng đời và các quy trình của các cơ sở sản xuất dầu và khí đốt, cá nhà máy chế biến và nhà máy điện. Để làm điều này, ISO 15926 quy định một mô hình dữ liệu xác định ý nghĩa của thông tin vòng đời trong một bối cảnh hỗ trợ tất cả các quan điểm mà các kỹ sư xử lý, kỹ sư thiết bị, người vận hành, kỹ sư duy trì và các chuyên gia khác có thể có của nhà máy. Điều này đòi hỏi dữ liệu về các thành phần/ các phần có sẵn trong một hình thức xử lý trên máy tính cho việc hợp nhất vào các thiết kế của nhà máy và các yêu cầu, nghĩa là dữ liệu này phải được tích hợp trong bối cảnh tương tự. Phạm vi của ISO 15926 được đưa ra trong ISO 15926-1 như sau: Tiêu chuẩn quốc tế này quy định một sự biểu trưng về thông tin liên quan đến kỹ thuật, xây dựng và vận hành nhà máy xử lý. Biểu trưng này hỗ trợ: • thông tin yêu cầu về các công nghệ xử lý nguyên liệu thô trong tất cả các giai đoạn của vòng đời một nhà máy; CHÚ THÍCH Công nghệ xử lý nguyên liệu thô bao gồm liên quan đến sản phẩm dầu và khí, lọc dầu, sản xuất điện và sản xuất hóa chất, dược phẩm và thực phẩm. • chia sẻ và tích hợp thông tin giữa tất cả các bên liên quan đến vòng đời của nhà máy. Dưới đây là phạm vi tiêu chuẩn ISO 15926: • một mô hình dữ liệu khái niệm hóa và khái quát hỗ trợ việc biểu thị tất cả các khía cạnh của vòng đời một nhà máy sản xuất; • dữ liệu tham chiếu biểu thị các thông tin chung đối với nhiều nhà máy xử lý và người sử dụng; • phạm vi và thông tin yêu cầu đối với dữ liệu tham chiếu bổ sung; • các phương pháp phân tích các yêu cầu và phát triển của dữ liệu tham chiếu; • các thủ tục đăng ký và duy trì dữ liệu tham chiếu; • các mẫu cho việc trao đổi dữ liệu sử dụng trong một bối cảnh cụ thể và ánh xạ của chúng đối với mô hình dữ liệu khái niệm hóa; • các phương pháp xây dựng các mẫu và ánh xạ của chúng đối với mô hình dữ liệu khái niệm hóa;
  15. • sự phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này. C.2.2. Sự khác nhau giữa ISO 15926 và bộ TCVN 10566 Điều khoản này mô tả một vài điểm khác nhau chủ yếu giữa ISO 15926 và bộ TCVN 10566. Mô hình dữ liệu của ISO 15926, xác định trong ISO 15926-2, rất tổng quát và được dự định trở thành “mô hình tích hợp” có thể biểu thị tất cả mọi thứ. Vì tính tổng quát của mô hình dữ liệu, làm thế nào để biểu thị từ điển, IG và dữ liệu danh mục phân loại không rõ ràng. Một mô hình dữ liệu cụ thể không được đưa ra cho các từ điển, IG và danh mục phân loại. Hơn nữa, ISO 15926 không phân biệt các ý niệm của từ điển và IG. Bộ TCVN 10566 xác định các mô hình dữ liệu riêng biệt, rõ ràng các từ điển, IG và danh mục phân loại. ISO 15926 yêu cầu các lớp được tổ chức thành một hệ thống phân cấp. ISO/TS 15926-4 bao gồm một từ điển/IG mà tất cả người sử dụng ISO 15926 được yêu cầu dùng, cho dù họ có thể mở rộng nó với các lớp của chính họ bằng cách tạo ra các lớp con trong từ điển/IG tiêu chuẩn. Hiện tại, không có định dạng trao đổi được quy định đối cho các từ điển/IG và danh mục phân loại của ISO 15926. Thay vào đó, các từ điển/IG và danh mục phân loại của ISO 15926 được trao đổi bằng việc sử dụng bảng tính. Bộ TCVN 10566 xác định các lược đồ XML cho các các từ điển, IG và danh mục phân loại. CHÚ THÍCH Điều này có thể được giải quyết trong bản nâng cấp sắp tới của ISO 15926. Thư mục tài liệu tham khảo [1] ISO 10303 (all parts), Industrial automation systems and integration - Product data representation and exchange (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Thể hiện và trao đổi dữ liệu sản phẩm). [2] ISO 13584 (all parts), Industrial automation systems and integration - Parts library(Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Thư viện các phần). [3] ISO 15926 (all parts), Industrial automation systems and integration - Integration of life-cycle data for process plants including oil and gas production facilities(Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Tích hợp dữ liệu vòng đời trong các nhà máy xử lýbao gồm các phương tiện sản xuất dầu và khí ga). [4] TCVN 10566-10, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 10: Thể hiện từ điển [5] TCVN 10566-11, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 11: Hướng dẫn xây dựng thuật ngữ [6] TCVN 10566-14, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 14: Giao diện truy vấn từ điển [7] TCVN 10566-20, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 20: Thủ tục duy trì từ điển kỹ thuật mở. [8] TCVN 10566-30, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái- Part 30: Thể hiện hướng dẫn định danh. [9] TCVN 10566-40, Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 40: Thể hiện dữ liệu cái. [10] ISO/TS22745-50, Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data - Part 50: Registration of open technical dictionaries (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 50: Đăng ký các từ điển kỹ thuật mở). [11] ISO/TS 22745-200, Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data - Part 200: Implementation guide for incorporating cataloguing information into ISO 10303 product data (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 200: Hướng dẫn thực hành sự kết hợp dữ liệu cái vào dữ liệu sản phẩm của ISO 10303).
  16. [12] ISO/TS 22745-300, Industrial automation systems and integration - Open technical dictionaries and their application to master data - Part 300: Master data guides (Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp - Từ điển kỹ thuật mở và ứng dụng cho dữ liệu cái-Phần 300: Các hướng dẫn dữ liệu cái). [13] ISO/TS 29002 (all parts), Industrial automation systems and integration - Exchange of characteristic data(Hệ thống tự động hóa công nghiệp và tích hợp-Trao đổi dữ liệu đặc trưng). [14] ISO/IEC 6523-1, Công nghệ thông tin-Cấu trúc xác định các tổ chức và các thành phần tổ chức- Phần 1: Xác định các lược đồ định danh tổ chức. [15] ISO/IEC 8824-1, Information technology - Abstract Syntax Notation One (ASN.1) - Part 1: Specification of basic notation(Công nghệ thông tin -Ký pháp cú pháp trừu tượng 1 (ASN.1) -Phần 1: Đặc tả của các ký hiệu cơ bản). [16] ADIS, Address data interchange specification(Đặc tả trao đổi dữ liệu địa chỉ). MỤC LỤC Lời nói đầu 1. Phạm vi áp dụng 2. Tài liệu viện dẫn 3. Thuật ngữ và định nghĩa 4. Thuật ngữ viết tắt 5. Kiến trúc 6. Tổng quan về bộ TCVN 10566 7. Yêu cầu Phụ lục A Định danh tài liệu Phụ lục B Thông tin hỗ trợ thực thi Phụ lục C Quan hệ với các tiêu chuẩn khác Thư mục tài liệu tham khảo
nguon tai.lieu . vn