Xem mẫu

  1. QPN 68 - 151: 1995 NHIỄU CÔNG NGHIỆP VÀ NHIỄU VÔ TUYẾN QUY PHẠM PHÒNG CHỐNG Regulation against Industriai and radio interference
  2. QPN 68 - 151: 1995 MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................................................ 3 1. Phạm vi áp dụng............................................................................................... 4 2. Định nghĩa, thuật ngữ và chữ viết tắt ............................................................. 4 2.1 Định nghĩa, thuật ngữ ............................................................................... 4 2.2 Chữ viết tắt............................................................................................... 5 3. Yêu cầu chung .................................................................................................. 5 4. Yêu cầu kỹ thuật .............................................................................................. 6 4.1 Mức nhiễu cho phép đối với các hệ thống thông tin ................................. 6 4.2 Các biện pháp chống nhiều công nghiệp .................................................. 8 4.3 Các biện pháp phòng chống nhiễu vô tuyến ........................................... 13 Phụ lục A ............................................................................................................ 17 A.1 Các bộ lọc nhiễu.................................................................................... 17 A.2 Sơ đồ hệ thống tiếp đất .......................................................................... 17 A.3 Màn chắn............................................................................................... 19 A.4 Phân cách tần số để chống nhiễu ........................................................... 21 A.5 Hệ thống anten tự thích nghi ................................................................. 23 Phụ lục B ............................................................................................................ 25 2
  3. QPN 68 - 151: 1995 LỜI NÓI ĐẦU QPN 68 - 151: 1995 được xây dựng dựa trên những báo cáo và khuyến nghị của Ủy ban Tư vấn Quốc tế về Vô tuyến (CCIR) và các khuyến nghị của ủy ban tư vấn quốc tế về điện báo và điện thoại (CCITT). QPN 68 - 151: 1995 do Viện KHKT Bưu Điện biên soạn theo đề nghị của V ụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế và được Tổng cục Bưu Điện ban hành theo quyết định số 1614/QĐ-KHCN ngày 26 tháng 12 năm 1995. 3
  4. QPN 68 - 151: 1995 NHIỄU CÔNG NGHIỆP VÀ NHIỄU VÔ TUYẾN QUY PHẠM PHÒNG CHỐNG Regulation against industrial and radio interference 1. PHẠM VI ÁP DỤNG 1.1 Quy phạm này bao gồ m các biện pháp phòng chống nhiễu công nghiệp và nhiễu vô tuyến. 1.2. Quy phạ m này áp dụng cho tất cả các thiết bị thông tin trong mạng truyền tin Quốc gia. 2. ĐỊNH NGHĨA, THUẬT NGỮ Và CHỮ VIẾT TẮT 2.1 Định nghĩa, thuật ngữ 2.1.1 A. Interference - Nhiễu Nhiễu là những tín hiệu ngẫu nhiên không mong muốn hoặc do sự giao thoa của một số tín hiệu trên mạng. Chúng tác động vào các thiết bị thông tin gây ảnh hưởng đến chất lượng truyền tin. 2.1.2 A. Industrial interference - Nhiễu công nghiệp Nhiễu công nghiệp do nhiều nguồn sinh ra. Những nguồn gây nhiễu chủ yế u là các máy móc dùng trong công nghiệp, trong y học, các hệ thống máy móc trong quá trình hoạt động có đánh lửa, đường dây điện lực.v.v. Nhiều công nghiệp có thể tác động đến hệ thống thiết bị thông tin theo hai cách: a) Theo đường cấp nguồn dưới dạng dòng cao tần; b) Dưới dạng sóng điện từ thâm nhập vào các thiết bị thu tin, qua anten hoặc các tụ ký sinh. 2.1.3 A.Radio interference - Nhiễu vô tuyến 2.1.3.1 Nhiễu vô tuyến chủ yếu là các đài phát sóng, các thiết bị có phát xạ sóng vô tuyến điện gây nạn. 2.1.3.2 Nhiễu vô tuyến thâm nhập vào các thiết bị thu tin dưới nhiều hình thức và ở nhiều dạng khác nhau như nhiễu kênh lân cận, nhiễu cùng kênh, nhiễu do sự xuyên điều chế giữa các sóng mang tần số vô tuyến điện v.v. 2.1.3.3 Ở gần các đài phát sóng công suất lớn, sóng vô tuyến điện cảm ứng vào 4
  5. QPN 68 - 151: 1995 đường dây thông tin chủ yếu là hệ thống dây trần, cáp treo, cáp trong các tòa nhà, làm suy giảm chất lượng truyền tin. 2.1.4 Kênh lân cận Kênh lân cận là kênh vô tuyến cạnh nhau, có tần số sóng mang không giống nhau. 2.1.5 A. Co-channel - Cùng kênh Cùng kênh là các kênh có sóng mang giống nhau. 2.1.6 A. Transmitter power - Công suất máy phát Công suất phát là công suất đo được tại đầu ra của máy phát chưa qua các bộ rẽ nhánh. 2.1.7 Pha đinh Pha đinh là sự biến đổi cường độ sóng vô tuyến thu được do sự thay đổi điều kiện đường truyền theo thời gian gây ra. 2.2 Chữ viết tắt Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BER Bit error rate Tỷ số lỗi bit C Co-polarization Cùng phân cực C/I Carrier-to-interference ratio Tỷ số sóng mang trên nhiễu C/N Carrier-to-noise ratio Tỷ số sóng mang trên tạp âm FDM Frequency divition multiplex Ghép kênh theo tần số HRC Hypothetical reference circuit Mạch chuẩn giả định IF Intermediate frequency Tần số trung gian, trung tần RF Radio frequency Tần số vô tuyến 3. YÊU CẦU CHUNG 3.1 Tất cả các thiết bị điện - điện tử trong quá trình hoạt động có sử dụng năng lượng điện, đều là những nguồn gây nhiễu cho các thiết bị thông tin, do đó phải có biện pháp phòng chống nhiễu để đảm bảo chất lượng truyền tin. 3.2 Các thiết bị thông tin, các đài trạ m vô tuyến điện trong quá trình làm việc bình thường, cũng như khi có sự cố đều có thể gây nhiễu, lẫn nhau, vì vậy trong khảo sát, thiết kế, thi công, vận hành cũng như thay thế thiết bị phải tính đến ảnh hưởng 5
  6. QPN 68 - 151: 1995 của chúng đến các hệ thống khác để có biện pháp phòng chống nhiễu thích hợp. 3.3 Khi thiết kế, xây dựng, vận hành các tuyến thông tin, các đài, trạm làm việc trong dải sóng vô tuyến điện đều phải chấp hành đúng các quy chế của Nhà nước đã ban hành. 3.4 Các đài, trạm vô tuyến điện phải được cục tần số vô tuyến điện cấp giấy phép quy định: công suất, tần số làm việc và hướng liên lạc của từng loại thiết bị đang sử dụng. 3.5 Để tránh gây ảnh hưởng đến các đài, trạm vô tuyến khác, việc thay đổi tần số làm việc, công suất phát xạ hoặc hướng liên lạc của các đài trạ m vô tuyến điện phải được phép của Cục Tần số vô tuyến điện. 3.6 Các tuyến thông tin, các đài, trạm vô tuyến điện xây dựng sau phải không gây ảnh hưởng đến những tuyến có trước. Trong trường hợp yêu cầu những tuyến, đài, trạm có trước phải thay đổi (di chuyển hoặc sửa chữa, mở rộng) thì phải có sự thống nhất giữa các bên hữu quan. 3.7 Để tránh gây ảnh hưởng lẫn nhau khi khai thác thông tin, thì trong quá trình xây dựng, vận hành cũng như thử nghiệ m tính năng kỹ thuật của thiết bị, các bên đều phải được sự đồng ý của ủy ban Tần số vô tuyến điện Quốc gia. 3.8 Khi có nhu cầu nhập thiết bị vô tuyến, các cơ quan, đơn vị phải đăng ký và xin phép Cục Tần số vô tuyến điện về tần số và công suất của loại thiết bị cần nhập. 3.9 Việc áp dụng các biện pháp phòng chống nhiễu phải được thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản quy định trong quy phạ m này. 4. YÊU CẦU KỸ THUẬT 4.1 Mức nhiễu cho phép đối với các hệ thống thông tin 4.1.1 Nhiễu do các hài của điện lực và các tần số thấp khác gây ra trong tất cả các mạng quốc gia và quốc tế không được vượt quá – 45 dBm0p. 4.1.2 Trong mỗi mạch trung kế quốc gia và quốc tế, mức nhiễu đơn tần trong các kênh thoại không được vượt quá - 75 dBm0p. 4.1.3 Mức nhiễu trong mạch trung kế PCM được quy định là nhiễu kênh trong thời gian chạy không. 4.1.3.1 Mức nhiễu kênh khi có tải: khi đầu vào và đầu ra của kênh có trở kháng phối hợp thì mức nhiễu không được vượt quá - 65 dBm0p. 6
  7. QPN 68 - 151: 1995 4.1.3.2 Mức nhiễu đơn tần không được vượt quá - 50 dBm0p. 4.1.3.3 Tạp âm nội của thiết bị thu không được vượt quá - 75 dBm0p. 4.1.4 Mức nhiễu xung trong giờ bận đo trong 5 phút liên tục không được vượt quá - 35 dBm0p. 4.1.5 Mức nhiễu trong tổng đài điện thoại được xác định thông qua việc đấu nối xuyên suốt qua tổng đài trong suốt thời gian cuộc gọi. 4.1.5.1 Nhiễu khi có tải không được vượt quá - 68 dBm0p. 4.1.5.2 Mức nhiễu khi không tải không được vượt quá - 40 dBm0p. 4.1.6 Mức nhiễu trên đường truyền được quy định với hai loại tuyến: a) Đối với những tuyến ngắn (nhỏ hơn 2500 km) mức nhiễu không được vượt quá 3 pWOp/km; b) Đối với những tuyến dài (từ 2500 đến 25000 km) mức nhiễu không được vượt quá 2 pWOp/km. 4.1.7 Mức nhiễu cho phép trong một hệ thống truyền dẫn quốc gia đo tại điểm có mức “không" tương đối không được vượt quá (4000 + 4L) pWOp, trong đó L là chiều dài tổng cộng tính bằng km của hệ thống tải tin FDM đường dài trong tuyến quốc gia. Hình 1 - Nhiễu trong một tuyến truyền dẫn quốc gia dài 1500 km 4.1.8 Mức nhiễu trong phần vô tuyến của những tuyến viba đối với một kênh thoạ i FDM không được vượt quá các chỉ tiêu sau: 4.1.8.1 Những mạch thực giống với HRC có chiều dài 280km < L < 2500 km thì 7
  8. QPN 68 - 151: 1995 mức nhiễu trung bình trong một phút không được vượt quá: a) 3 L pWOp cho hơn 20% của tháng bất kỳ; b) 47 500 pWOp cho hơn (L/2500) x 0,1% của tháng bất kỳ. 4.1.8.2 Những mạch thực khác với HRC có chiều dài L thay đổi: a) Nếu 50 km ≤ L ≤ 280 km thì mức nhiễu trung bình trong một phút không được vượt quá: - 3 L pWOp + 200 pWOp cho hơn 20% của tháng bất kỳ. - 47 500 pWOp cho hơn (280/2500) x 0,1% của tháng bất kỳ. b) Nếu 280 km < L ≤ 840 km thì mức nhiễu trung bình trong một phút không được vượt quá: - 3 L pWOp + 200 pWOp cho hơn 20% của tháng bất kỳ; - 47 500 pWOp cho hơn (L/2500) x 0,l % của tháng bất kỳ. c) Nếu 840 km < L ≤ 1680 km thì mức nhiễu trung bình trong một phút không được vượt quá: - 3 L pWOp + 400 pWOp cho hơn 20% của tháng bất kỳ; - 47500 pWOp cho hơn (L/2500) x 0,1 % của tháng bất kỳ. d) nếu 1 680 km < L < 2 500 km thì mức nhiễu trung bình trong một phút không được vượt quá: - 3 L pWOp + 600 pWOp cho hơn 20% của tháng bất kỳ; - 47 500 pWOp cho hơn (L/2500) x 0,1 % của tháng bất kỳ. Ghi chú: 1. Các giá trị nhiễu nêu trên được đo tại điểm có mức " không" tương đối. 2. L là chiều dài tổng cộng tính bằng km của hệ thống tải tin FDM đường dài trong tuyến quốc gia. 4.2 Các biện pháp phòng chống nhiễu công nghiệp 4.2.1 Lọc nhiễu 4.2.1.1 Lọc nhiễu cho hệ thống cấp nguồn của các thiết bị là biện pháp chính để giả m nhiễu công nghiệp truyền lan theo đường cấp nguồn. Mạch lọc được mắc giữa dây pha và đất (hoặc giữa lõi và vỏ cáp). Người ta thường dùng mạch lọc điện dung, loại tụ - cảm ít dùng hơn. Khi thiết kế các bộ lọc nhiễu cần tham khảo phụ lục A.1. 8
  9. QPN 68 - 151: 1995 4.2.1.2 Nếu nguồn nhiễu là các máy phát điện thì phải mắc tụ lọc giữa mạch ra và đất, hoặc dùng loại biến áp ra đối xứng nếu được. Thông thường dùng tụ lọc có trị số từ 0,5 đến 1 µF. 4.2.1.3 Đối với các phương tiện giao thông dùng điện như tàu điện, ô tô điện, đầu máy điện v.v… thì phải mắc tụ ngăn hoặc cuộn cảm để chặn nhiễu. 4.2.1.4 Các thiết bị hàn điện, các máy móc dùng cho y tế có bức xạ cao tần đều phải có mạch lọc nhiễu. 4.2.1.5 Để giảm nhiễu cho một hệ thống các thiết bị phải mắc tụ lọc nhiễu ở đầu nguồn vào của hệ thống. Trị số tụ lọc tế 0,5 đến 1 µF và phải có cấu tạo đặc biệt. Các nguồn hạ áp cần được mắc tụ lọc có giá trị tế 0,5 đến 1 µF và tránh để song song với đường dây cao áp hoặc vùng gần rơle chuyển mạch. 4.2.2 Ngăn nhiễu Ngăn nhiễu là biện pháp cơ bản để loại trừ nhiễu truyền lan ở dạng phát xạ điện thế. Các loại lồng ngăn để che chắn nguồn nhiễu gồm: a) Lồng ngăn điện là vật liệu ngăn có điện dẫn cao; b) Lồng ngăn từ là vật liệu ngăn có độ từ thẩm cao; c) Lồng ngăn điện từ: sóng điện từ được phản xạ từ mặt dẫn của màn chắn. Màn chắn có thể dưới dạng lưới hoặc lá kim loại mỏng. Hiệu quả che chắn của một màn chắn bất kỳ được tính theo công thức (4.1) N = E 1 Eng (4.1) Trong đó: E là cường độ trường của nhiễu tại điểm xét khi chưa có vách ngăn Eng là cường độ trường của nhiễu khi có vách ngăn. 4.2.3 Phải có biện pháp giả m nhiễu công nghiệp ngay tại điể m phát sinh ra nó 4.2.3.1 Thiết kế các mạch điện và thiết bị sao cho chúng không phát sinh ra nhiễu công nghiệp: a) Thay rơle cơ khí bằng điện tử; b) Ngắn mạch phiến góp của máy nổ; c) Xếp đối xứng các cuộn của biến áp nguồn (hình 2). 9
  10. QPN 68 - 151: 1995 a: Cuộn dây không đối xứng. b: Cuộn dây đối xúng. Hình 2 - Xếp đối xứng các cuộn của biến áp nguồn 4.2.3.2 Thay thế các mạch tạo sóng cao tần có bức xạ tia lửa điện bằng những mạch điện tử hoặc bán dẫn: a) Chọn chế độ làm việc hợp lý cho mạch; b) Phân bố các linh kiện trong mạch một cách hợp lý. 4.2.3.3 Giảm sức điện động và dòng nhiễu bằng cách lắp đặt các bộ suy giả m tia lửa điện, hoặc tăng suy hao của nhiễu trên đường dây. Đối với các chuyển mạch loại tiếp điểm cần mắc các mạch tự phóng nạp RC như hình 3. Hình 3 - Mạch tự phóng nạp Khi ngắt mạch, do tụ C nạp, dòng điện sẽ không giảm đi đột ngột. Điện trở R khống chế dòng điện qua tụ C. Thường chọn C từ 0,1 đến 2 µF, và R tế 5 đến 100 W. Tính toán R theo công thức (4.2) R = (1 ÷ 5) FCU2/Id2 (4.2) Trong đó: U biên độ điện áp (đối với dòng biến đổi), tính bằng V R tính bằng W 10
  11. QPN 68 - 151: 1995 C tính bằng F F tần số đóng mở công tắc I dòng điện cho phép của công tắc, tính bằng A Công suất chịu đựng của điện trở được tính theo công thức (4.3) Pr = (1 ÷ 5) FCU2 (4.3) 4.2.4 Phòng chống nhiễu do ảnh hưởng của đường dây điện lực Để phòng chống nhiễu do đường dây điện lực gây ra thì khi thiết kế, xây dựng các tuyến đường dây thông tin phải tuân theo những quy định dưới đây. 4.2.4. 1 Đường dây thông tin nói chung không được để cùng cột với đường dây điện lực; 4.2.4.2 Cho phép cáp thông tin có vỏ bọc kim loại đi cùng cột với đường dây điện lực có điện áp không quá 1 kV, với điều kiện phải thực hiện đúng các quy định dưới đây: a) Điể m trung tính của đường dây điện lực phải được đấu đất; b) Dây điện lực phải đi trên cáp thông tin; c) Khoảng cách thẳng đứng giữa đường dây điện lực thấp nhất và đường dây thông tin trong bất kỳ điều kiện nào cũng không được nhỏ hơn 1,5 m (ở trên cột); d) Vỏ bọc kim loại của cáp thông tin phải được nối đất, điện trở tiếp đất phả i theo đúng tiêu chuẩn tiếp đất các công trình viễn thông của ngành ban hành. 4.2.4.3 Cho phép cáp thông tin có vỏ bọc phi kim loại đi cùng cột với đường dây điện lực có điện áp không quá 380 V với điều kiện: a) Dây điện lực phải đi trên cáp thông tin; b) Khoảng cách vuông góc giữa dây điện lực với cáp thông tin phải lớn hơn 0,6 m; c) Vỏ phi kim loại của cáp thông tin phải chịu được điện áp lớn hơn 2 lần điện áp của đường dây điện lực đó. 4.2.4.4 Khi đường dây thông tin gần đường dây điện lực thì phải căn cứ điều kiện cụ thể để tính toán, xác định, nhưng khoảng cách ngang giữa hai đường dây không được nhỏ hơn chiều cao của cột cao nhất trong đoạn đi gần. 4.2.4.5 Trường hợp đường dây thông tin là cáp ngầ m dưới đất đi gần đường dây điện lực có điện áp lớn hơn 1 kV thì khoảng cách từ cáp thông tin đến trục đường 11
  12. QPN 68 - 151: 1995 dây điện lực phải lớn hơn 10 m. Khoảng cách từ cáp thông tin đến cột có nối đất hay cực nối đất của đường dây điện lực phải lớn hơn các trị số trong bảng 1. Bảng 1: Khoảng cách cho phép tế cáp thông tin đi ngầm đến cột có nối đất hay cực nối đất của đường dây lực có điện áp trạn 1 kV 4.2.4.6 Khi đường dây thông tin và đường dây điện lực đều là cáp ngầm đi gần nhau thì khoảng cách giữa các cáp phải lớn hơn 0,6 m. Trường hợp không thể được thì cho phép khoảng cách đó giảm xuống 0,25 m đội với cáp điện lực có điệ n áp nhỏ hơn 10 kV. Còn đối với cáp điện lực lớn hơn 10 kV thì cũng cho phép giảm khoảng cách đó xuống 0,25m, nhưng một trong hai cáp đó phải đi trong ống kim loại. 4.2.4.7 Đường dây điện lực giao chéo với đường dây thông tin: a) Đường dây điện lực phải đi trên đường dây thông tin; b) Khoảng cách thẳng đứng giữa đường dây điện lực thấp nhất và đường dây thông tin cao nhất trong bất kỳ điều kiện nào cũng phải lớn hơn các trị số quy định trong bảng 2. Bảng 2: Khoảng cách thắng đứng giữa dây thông tin và dây điện lực tại chỗ giao chéo 4.2.4.8 Trong trường hợp dòng điện và điện áp nhiễu do đường dây điện lực gây nên trên đường dây thông tin lớn hơn các trị số cho phép thì phải áp dụng các biện pháp phòng chống. 12
  13. QPN 68 - 151: 1995 4.2.4.9 Tùy tình hình cụ thể có thể áp dụng một hay đồng thời các biện pháp sau đây để giảm dòng điện và điện áp nhiễu trạn đường dây thông tin: a) Dùng cáp có vỏ bọc kim loại, có hệ số che chắn cao; b) Hạn chế việc dùng dây trần hoặc cáp treo, dùng cáp chôn sâu xuống đất để giả m nhiễu. 4.2.4.10 Phòng chống nhiễu từ đường dây siêu cao áp 500 kV Khi thiết kế và xây dụng các đường dây thông tin, đường tín hiệu ở gần hoặc giao chéo với đường dây siêu cao áp phải tuân theo các quy định sau: a) Từ đỉnh cột của đường dây thông tin và tín hiệu đến dây điện lực gần nhất không được nhỏ hơn 20 m; b) Không cho phép bố trí cột của đường dây thông tin và đường tín hiệu dưới dây dẫn của đường dây 500 kV; c) Khi đường dây điện lực 500 kV đi gần đường dây thông tin và đường tín hiệu thì khoảng cách ngang giữa các đường dây này phải căn cứ vào việc tính toán ảnh hưởng, nhưng không được nhỏ hơn chiều cao của cột cao nhất của đường dây 500 kV trong đoạn đi gần; d) Khi đường điện lực 500 kV đi gần cáp thông tin và cáp tín hiệu chôn ngầ m trong đất thì khoảng cách từ cáp thông tin đến điể m nối đất cột gần nhất của đường dây điện lực 500 kV không được nhỏ hơn các trị số cho trong bảng 3. Bảng 3: Khoảng cách tế cáp thông tin, cáp tín hiệu chôn ngầm đến điểm nối đất cột gần nhất của đường dây điện lực 500 kV 4.3 Các biện pháp phòng chống nhiễu vô tuyến 4.3.1 Để đảm bảo tỷ số tín hiệu trên nhiễu tại điểm thu có thể tăng công suất phát đến mức không ảnh hưởng đến các trạ m khác trong vùng hoặc giả m diện tích vùng bao phủ. 4.3.2 Phải đả m bảo ghép nối tốt nhất giữa các hệ thống anten, fiđơ, các mạch lọc của phần thiết bị cuối. 13
  14. QPN 68 - 151: 1995 4.3.3 Các cáp nối phải có màn chắn kim loại đủ dầy, màn chắn phải làm bằng kim loại có độ dẫn điện cao, hai đầu mà chắn phải được nối đất. Các dây dẫn từ chỗ rẽ cáp cũng phải được che chắn bằng màn chắn kim loại, màn chắn này cũng phả i được nối đất. 4.3.4 Trong khu vực có khả năng bị ảnh hưởng nhiễu vô tuyến mạnh khu vực gầ n các đài phát vô tuyến công suất lớn phải dùng loại cáp chôn hoặc sử dụng các tuyến cáp khác ngoài khu vực này. 4.3.5 Khi thiết kế các hệ thống anten của các trạm thu - phát sóng ngắn phải theo quy định sau: 4.3.5.1 Khoảng cách ngắn nhất từ các hệ thống anten đến đường thông tin dây trần, đường dây điện cao áp phải tuân theo những quy định trong bảng 5; Bảng 5: Khoảng cách ngắn nhất từ bãi anten đến đường dây thông tin và đường dây điện lực cao áp 4.3.5.2 Khoảng cách ngắn nhất giữa bãi anten phát và bãi anten thu như trong bảng 6. Bảng 6: Khoảng cách ngắn nhất giữa bãi anten phát và bãi anten thu đối với các mức công suất phát khác nhau 4.3.5.3 Mỗi cột anten phải có thu lôi chống sét để đảm bảo an toàn; 4.3.5.4 Điện trở tiếp đất của cột anten, fiđơ phải theo tiêu chuẩn tiếp đất các công trình thông tin của ngành ban hành; 14
  15. QPN 68 - 151: 1995 4.3.5.5 Khi đường fiđơ song song với đường điện lực hạ thế thì khoảng cách giữa chúng (tính từ mép ngoài đường dây điện lực đến mép ngoài đường dây fiđơ về phía đối diện) không được nhỏ hơn 2 m; 4.3.6 Yêu cầu trong quá trình thiết kế và xây dựng các tuyến vi ba 4.3.6.1 Phải đảm bảo khoảng cách giữa các trạm lặp thích hợp để duy trì tử số tín hiệu trên nhiễu ở mức chấp nhận được. 4.3.6.2 Để giảm nhiễu giữa các kênh lân cận, cần chọn tần số làm việc cho các tuyến vi ba theo quy định phân bổ tần số của Cục Tần số vô tuyến điện. 4.3.6.3 Phải chọn loại thiết bị có tần số trung gian (IF) thích hợp để giảm nhiễu giữa các kênh lân cận và kênh ảnh. 4.3.6.4 Để chống ảnh hưởng của pha đinh phẳng và pha đinh lựa chọn phải dùng biện pháp phân tập tín hiệu. Có hai hình thức phân tập: a) Phân tập theo không gian bằng cách sử dụng hai hay nhiều anten để thu đồng thời cùng một tín hiệu trên một kênh vô tuyến. b) Phân tập theo tần số bằng cách truyền đồng thời cùng một tín hiệu trên hai hay nhiều kênh tần số vô tuyến khác nhau trong cùng một dải tần. c) Sử dụng các biện pháp cân bằng chống pha đinh 4.3.7 Yêu cầu về tiếp đất 4.3.7.1 Đối với các đài, trạm như đài thu, đài phát, trạm viba, trạm đo thử, tổng đài điện thoại v.v… phải có hệ thống tiếp đất có kết cấu cũng như trị số điện trở tiếp đất theo đúng tiêu chuẩn tiếp đất các công trình viễn thông của ngành ban hành. 4.3.7.2 Đối với các thiết bị đơn lẻ trong quá trình làm việc, phải được tiếp đất để bảo vệ quá áp đặc biệt là khi có dông sét và chống nhiễu truyền lan dọc theo cáp. Sơ đồ hệ thống tiếp đất được nêu trong phụ lục A.2 4.3.8 Khi nhiễu vượt quá các giá trị cho phép thì phải áp dụng một hoặc đồng thờ i các biện pháp chống nhiễu dưới đây. 4.3.8.1. Sử dụng các loại màn chắn đặc biệt để tăng khả năng loại trừ nhiễu trong các tuyến viba, vì anten không chỉ bức xạ tín hiệu hữu ích theo búp sóng chính mà còn bức xạ một phần năng lượng theo các hướng phụ. Bức xạ phụ là nguồn gây nhiễu cho các máy thu khác. Để giảm nhỏ nhiễu lẫn nhau giữa các anten của những tuyến khác nhau làm việc trong cùng một băng tần phải sử dụng các loại 15
  16. QPN 68 - 151: 1995 màn chắn bức xạ điện tế đặt cách xa hoặc đặt trực tiếp trạn anten cần bảo vệ. Chi tiết về các loại màn chắn được nêu trong phụ lục A.3. 4.3.8.2 Áp dụng biện pháp phân cách tần số để chống nhiễu kênh lân cận. Độ phân cách tần số (FD) là khoảng phân cách tần số yêu cầu giữa máy thu bị nhiễu và nguồn nhiều. Chi tiết của biện pháp này được nêu trong phụ lục A.4. 4.3.8.3 Trường hợp áp dụng các biện pháp giả m nhiễu truyền thống như phân cách tần số, địa dư vẫn không đạt kết quả thì dùng kết hợp các bộ gạt nhiễu. Có hai loại gạt nhiễu được sử dụng: loại đơn kênh và loại nhiều kênh. 4.3.8.4 Trong các hệ thống thông tin di động mặt đất phải dùng các hệ thống anten tự thích nghi để giả m nhiễu cùng kạnh. Hệ thống anten tự thích nghi thường dùng được nêu trong phụ lục A.5. 4.3.8.5 Trong các mạch điện thoại, phải mắc tụ lọc giữa dây dẫn và đất tại lối vào của thiết bị hay tại máy điện thoại để phân dòng sóng vô tuyến cảm ứng. Tụ lọc thường dùng có trị số từ 0,01 đến 0,05 µF. 16
  17. QPN 68 - 151: 1995 PHỤ LỤC A A.1 Các bộ lọc nhiễu Bảng 7: Những công thức gần dúng để tính độ suy giảm nhiễu Kt khi thiết kế các bộ lọc Trong đó: Zi Nội trở của nguồn nhiễu. Zt Trở kháng tải bên ngoài của nguồn nhiễu Z F Trở kháng mạch lọc hình G Ri: Điện trở thuần của nguồn nhiễu Ở dải tần (0,15 ÷ 30) MHz các số liệu thống kê cho thấy Zt = Rt = 150 W Zi = Ri = 150 W A.2 Sơ đồ hệ thống tiếp đất Sơ đồ tiếp đất cho các thiết bị như hình 4 17
  18. QPN 68 - 151: 1995 Hình 4: Sơ đồ hệ thống tiếp đất cho thiết bị Tụ lọc mắc giữa dây pha và dây trung hòa, giá trị của tụ từ 0,1 đến 0,5 µF. Mạch lọc phải có suy hao nhỏ (0,2 dB) đối với tần số điện công nghiệp (50 - 60Hz) và có suy hao cực đại (60 dB) đối với các tần số khác. Tùy từng trường hợp cụ thể có thể áp dụng một trong hai hình thức tiếp đất sau: - Tiếp đất đơn hình sao (hình 5), trong mỗi hệ thống tiếp đất còn có tiếp đất riêng cho từng phần: vỏ máy, vỏ cáp tín hiệu, mặt ngăn cách... điều quan trọng là dây nối đất phải ngắn nhất và có trở kháng nhỏ để đả m bảo điểm "0" chuẩn cho toàn bộ hệ thống. Loại tiếp đất này thường dùng ở tần số thấp. Hình 5: Hệ thống tiếp đất đơn hình sao - Tiếp đất nhiều điểm như ở hình 6 - Trong hệ thống tiếp đất nhiều điểm các hệ thống thiết bị có chung đường đồng mức đất cho nên đối với tần số cao từ 30 đến 300 MHz độ chống nhiễu sẽ tốt hơn. 18
  19. QPN 68 - 151: 1995 Hình 6: Hệ thống tiếp đất nhiều điểm A.3 Màn chắn Sử dụng những màn chắn đặc biệt để tăng khả năng loại trừ nhiễu trong các tuyến viba. Trong khi thiết kế các màn chắn nhỏ chất lượng cao, hình dạng của mép rìa màn chắn, phải dựa vào trường “không” của điểm tính toán. Trường của nguồn S tại điểm P được tính bằng tổng của những trường do các phần không rỗng cùng những vòng đồng tâm trên hình 7. Với bán kính vòng r và góc mở j, phương trình tham số (A.3) đảm bảo trường sẽ là " không " tại điểm tính toán như sau: Các tham số r, Ro; ro, j trong phương trình trên được cho trong (hình 7). Các loại màn chắn bảo vệ anten có độ tăng ích cao: - Màn chắn “vòng kép” để bảo vệ anten cố độ tăng ích. cao (40 dB hoặc cao hơn). Hình 8 minh họa loại màn chắn này. - Nếu màn chắn vòng kép treo ngay vào cột anten thì cột và các phần gia cố sẽ giả m tác dụng của màn chắn trong miền chắn lớn nhất. Đặt màn chắn theo hướng nhiễu thì tác dụng của nó như một rèm che, do đó màn chắn này được đặt cách anten một khoảng đã được định trước. 19
  20. QPN 68 - 151: 1995 Hình 7: Các tham số sử dụng trong phương trình A.3 Hình 8: Màn chắn "vòng kép" - Nếu màn chắn vòng kép treo ngay vào cột anten thì cột và các phần gia cố sẽ giả m tác dụng của màn chắn trong miền chắn lớn nhất. Đặt màn chắn theo hướng nhiễu thì tác dụng của nó như một rèm che, do đó màn chắn này được đặt cách anten một khoảng đã được định trước. - Màn chắn “hình vuông kép” là màn chắn trong đó các giá anten đều không bị ảnh hưởng của rèm che. Nó có ưu điểm là đặc tính triệt gần như đối xứng qua trục. Hình 9 minh họa loại màn chắn này. Cả hai loại màn chắn "vòng kép" và "hình vuông kép" có thể sử dụng để bảo vệ anten chống nhiễu từ bất kỳ hướng nào. - Loại màn chắn mắc trực tiếp vào anten Màn chắn đơn giản nhất là màn chắn hình đĩa lắp bên cạnh tấm phản xạ cách mép của góc mở một khoảng nhất định và nằ m cùng mặt phắng với đĩa anten. Hình 10 là biểu đồ phát xạ của anten lúc cố màn chắn và không có màn chắn. 20
nguon tai.lieu . vn