Xem mẫu

  1. QTN 68 - 150: 1995 TỔNG ĐÀI RAX-128 QUY TRÌNH KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG RAX-128 EXCHANGE REGULATIONS ON OPERATION AND MAINTAINANCE
  2. QTN 68 - 150: 1995 MỤC LỤC Lời nói đầu ............................................................................................................ 3 1. Yêu cầu chung .................................................................................................. 4 2. Quy trình quản lý, khai thác, bảo dưỡng tổng đài RAX - 128 ....................... 4 2.1 Bảo quản tổng đài RAX-128 .................................................................. 4 2.2 Vận hành bảo dưỡng nguồn điện............................................................ 5 2.3 Bảo dưỡng tổng đài ................................................................................ 7 2.4 Bảo dưỡng giá đấu dây MDF ................................................................11 2.5 Bảo dưỡng hệ thống dây đất..................................................................12 2.6 Bảo dưỡng máy in.................................................................................12 2.7 Các qui định về trực ca, bàn giao ca, quản lý hồ sơ sổ sách...................13 3. Kiểm tra, xử lý lỗi hỏng tổng đài ....................................................................15 3.1 Kiểm tra, xử lý lỗi hỏng tủ nguồn tổng đài ............................................15 3.2 Xử lý khi có cảnh báo ...........................................................................15 3.3 Kiểm tra, xử lý lỗi hỏng hệ thống tổng đài ............................................18 3.4 Kiểm tra, xử lý hệ thống tính cước tổng đài ..........................................23 3.5 Báo cáo tình trạng hư hỏng tổng đài......................................................24 Phụ lục A: Các đặc điểm quản lý, kỹ thuật, bảo dưỡng tổng đài RAX-128 ....27 A1. Sơ đồ dự phòng trong phần cứng của hệ thống.....................................27 A2. Hệ thống chuẩn đoán............................................................................30 A3. Biểu đồ xử lý lỗi hỏng..........................................................................35 A4. Thâm nhập hệ thống.............................................................................39 A5. Hệ thống các chức năng bảo dưỡng......................................................40 A6. Đặc điể m bảo dưỡng nguồn tổng đài RAX ...........................................45 A7. Hệ thống tính cước 58 ..........................................................................50 Phụ lục B: Tài liệu tham khảo ............................................................................51 2
  3. QTN 68 - 150: 1995 LỜI NÓI ĐẦU QTN 68-150: 1995 do Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế đề nghị và được Tổng cục Bưu điện ban hành theo Quyết định số 1048/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995. QTN 68-50: 1995 được ban hành đúng vào dịp kỷ niêm 50 nă m ngày thành lập ngành Bưu điện (15/8/1995 - 15/8/1995). 3
  4. QTN 68 - 150: 1995 TỔNG ĐÀI RAX- 128 QUY TRÌNH KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG RAX-128 EXCHANGE REGULATIONS ON OPERATION AND MAINTAINANCE (Ban hành theo Quyết định số 1035/QĐ-KHCN ngày 01 tháng 8 năm 1995 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện) 1. Yêu cầu chung 1.1 Quy trình khai thác bảo dưỡng tổng đài RAX-128 áp dụng cho tất cả các đơn vị cơ sở và Bưu điện tỉnh có tổng đài RAX-128 hoạt động trên mạng Viễn thông. 1.2 Quy trình bảo dưỡng tổng đài RAX-128 được thực hiện bởi các nhân viên kỹ thuật vận hành, khai thác, bảo dưỡng tổng đài, cũng như các nhân viên kỹ thuật điện chính phụ trách quản lý tổng đài. 1.3 Các nhân viên kỹ thuật trực tiếp vận hành, khai thác, bảo dưỡng tổng đài, RAX - 128 bắt buộc phải quan lớp huấn luyện đào tạo tổng đài RAX tại một cơ sở của Ngành, và đạt yêu cầu qua kỳ kiể m tra kiến thức. 1.4 Các đơn vị cơ sở sử dụng tổng đài RAX-128 phải thực hiện nghiêm túc các nội dung quy trình này. Trong quá trình thi hành nếu có khó khăn hoặc gặp các yêu cầu vượt quá quy trình thì phải thông tin và nhận hướng dẫn kịp thời từ Trung tâm ứng dụng công nghệ mới - Viện khoa học kỹ thuật Bưu điện. Tuyệt đối không được tự ý thao tác làm sai quy trình. 2. Quy trình quản lý, khai thác, bảo dưỡng tổng đài RAX- 128 2.1 Bảo quản tổng đài RAX-128 2.1.1 Những nội quy chung trong phòng máy: a) Phòng máy phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ; b) Người không nhiệ m vụ tuyệt đối không được vào phòng máy; c) Không hút thuốc, làm việc riêng trong phòng máy; 4
  5. QTN 68 - 150: 1995 d) Các thiết bị, dụng cụ phải được bố trí ngăn nắp và thuận tiện cho người sử dụng; e) Không mang chất dễ cháy, dễ nổ, các chất hôi thối vào phòng máy; f) Trong phòng phải có dụng cụ phòng cháy, chữa cháy. 2.1.2 Bảo dưỡng phòng máy hàng ngày Hàng ngày phải làm vệ sinh phòng máy sạch sẽ. Dùng máy hút bụi và chổi lông làm sạch sàn máy và tường. Dùng giẻ khô sạch lau chùi vỏ ngoài các thiết bị, dụng cụ trong phòng máy. 2.1.3 Bảo dưỡng phòng máy hàng tuần Thực hiện vệ sinh công nghiệp phòng máy. Dùng máy hút bụi và chổi lông làm vệ sinh trần, cửa phòng máy. Dùng giẻ ướt lau sàn phòng máy. Dùng giẻ khô và máy hút bụi làm vệ sinh các chi tiết cơ khí bên trong thiết bị, tuyệt đối không được động chạ m đến các chi tiết điện, đầu nối, điểm nối làm ảnh hưởng đến hoạt động tổng đài. Kiể m tra cửa sổ, cửa ra vào, mái phòng xem có kín, chống lọt bụi, dò nước không. Sắp xếp lại phòng và dụng cụ, tiện lợi, đầy đủ cho người sử dụng. 2.1.4 Bảo dưỡng phòng máy hàng tháng Tiến hành tổng kiểm tra vệ sinh phòng máy, phòng ắc qui, máy nổ. Làm vệ sinh trong phòng và lật thảm trải sàn lau chùi toàn bộ nhà. Mở cửa sổ, cửa ra vào, thông thoáng toàn bộ các phòng. Làm vệ sinh bên ngoài xung quanh phòng máy. Kiể m kê lại toàn bộ dụng cụ phục vụ tổng đài. 2.2 Vận hành bảo dưỡng nguồn điện 2.2.1 Các bước tiến hành khi bật nguồn chỉnh lưu cấp cho tổng đài: - Kiể m tra toàn bộ các vị trí đấu dây, điện áp vào; - Chuyển mạch VOLTLMETER SELECTOR ở vị trí 2 - EXCH; - Chuyển mạch FLOAD RECTIFIER bật sang vị trí ON; quan sát mức điện áp đưa ra trên đồng hồ đo; 5
  6. QTN 68 - 150: 1995 - Dùng núm VOLTAGE ADJUTST điều chỉnh điện áp ra max 55 V. Hiệu chỉnh chiết áp RV4 trong bảng điều khiển của tủ nguồn đến vị trí cắt quá áp thì dừng lại; - Dùng núm VOLTAGE ADJUST điều chỉnh điện áp ở mức – 48 V. 2.2.2 Các bước tiến hành khi bật nguồn chỉnh lưu nạp ắc qui: - Kiể m tra lại toàn bộ đầu nối của hai tổ ắc qui;. - Đặt biến trở CHARGER VOLTAGE ADJUST ở vị trí 0; - Đặt chuyển mạch BATTERY SELECTOR SWITCH ở đúng vị trí của tổ ắc qui cần nạp; - Đặt chuyển mạch AMMETER SELECTOR ở vị trí 3 - CHARGER để đo dòng nạp; - Chuyển chuyển mạch BATTERY CHARGER sang trạng thái ON; - Dùng biến trở CHARGER VOLTAGE ADJUST điều chỉnh dòng nạp theo qui định không vượt quá 8A (2/3 giá trị dòng danh định); - Khi dòng nạp không thể vượt quá 23A được nữa là ắc qui đã được nạp no, khi đó ngắt chế độ nạp ắc qui. 2.2.3 Bảo dưỡng nguồn điện tổng đài hàng ngày Thường xuyên theo dõi các tham số của tủ nguồn theo đồng hồ chỉ thị: - Điện áp nuôi tổng đài, dòng tiêu thụ của tổng đài, điện áp nạp ắc qui, dòng nạp ắc qui; - Luôn duy trì chế độ tủ nguồn nạp đệm một tổ ắc qui, và nạp no to ắc qui kia nếu to ắc qui kia chưa no, để đảm bảo cả hai tổ ắc qui lúc nào cũng phải no và sẵn sàng đưa vào sử dụng; - Kiể m tra nhiên liệu và máy nổ sẵn sàng làm việc. 2.2.4 Bảo dưỡng nguồn điện tổng đài hàng tuần Dùng đồng hồ vạn năng đo thử các điện áp của tủ nguồn: điện áp ra nuôi tổng đài, điện áp hai tổ ắc qui, điện áp nạp ắc qui. So sánh kết quả đo được và chỉ thị điện áp trên đồng hồ đo của tủ nguồn: - Kiể m tra các đầu nối ắc qui và tủ nguồn; - Kiể m tra dung dịch của tất cả các bình ắc qui; 6
  7. QTN 68 - 150: 1995 - Phát động máy nổ và kiểm tra hoạt động của máy nổ; vệ sinh phòng đặt ắc qui, máy nổ, tiến hành thông thoáng, lau chùi nền sàn. 2.2.5 Bảo dưỡng nguồn điện tổng đài hàng tháng: - Kiể m tra toàn bộ hệ thống cảnh báo của tủ nguồn; - Thực hiện nạp quá mức cả hai tổ ắc qui. 2.3 Bảo dưỡng tổng đài 2.3.1 Cần tiến hành tuần tự các bước sau đây khi bật nguồn tổng đài: a) Kiểm tra lại tất cả các tấm mạch trong tổng đài đã được đưa vào ắc qui và cài một cách chắc chắn; b) Bật nguồn tấm mạch PSU, theo dõi các bước biến đổi trong tổng đài như sau: - MP phát âm thanh bíp; - Màn hiển thị LCD của MP được xóa toàn bộ; - Thông báo chỉ thị trạng thái hệ thống như SIMPLEX/DUPLEX xuất hiện sau 15 giây trên màn hiển thị LCD của MP; - Trên tấm mạch PSU các LED chỉ thị sau phải sáng: + LED chỉ thị +5V; + LED chỉ thị +12V;. + LED báo chuông. c) Khởi tạo Cl - RCP (bộ mạch dự phòng). Thông báo “RECOVERY BLK#”, xuất hiện trên màn hiển thị LCD; số thứ tự của BLK phải tiếp tục tăng cho đến No 17; d) Kiể m tra trạng thái tất cả các tấm mạch bằng đèn chỉ thị LED trên bàn MP; e) Quay số máy kiểm tra XXXOO và kiểm tra âm báo phản hồi chuông để khẳng định hệ thống làm việc bình thường; f) Bật nguồn bộ kiểm tra đường dây và chắc chắn tất cả các LED trên mặt thiết bị đều sáng: + LED chỉ thị điện áp; + LED báo chuông; 7
  8. QTN 68 - 150: 1995 g) Kiểm tra tất cả các tấm mạch đầu cuối (thuê bao, trung kế) bằng MP của hệ thống. Nếu bất cứ một tấm mạch nào không thể hiện thì phải thử rút tấm mạch đó ra, sau đó lại phải cài vào. Nếu vẫn không được thì phải khởi tạo lại toàn bộ hệ thống bằng cách tắt nguồn PSU đi rồi lại bật lên. 2.3.2 Qui định chung về khai thác, bảo dưỡng tổng đài Dưới đây là các điểm qui định chung khi quản lý, khai thác, bảo dưỡng tổng đài RAX - 128: a) Không được khởi tạo bộ mạch đang hoạt động khi bộ kia đang trong quá trình phục hồi. Vì như vậy sẽ làm sai số liệu tổng đài ở cả hai bộ mạch điều khiển; b) Cắm tấm mạch vào và rút tấm mạch ra phải nhẹ nhàng, lựa chiều cho đúng và chính xác; c) Không đặt tấm mạch lên trên một tấm mạch khác, đặc biệt đối với tấ m mạch thuê bao; d) Phải tắt nguồn tấm mạch PSU trước khi rút và cắm nó vào tổng đài. e) Trước khi xem xét bất cứ một hiện tượng hoặc vấn đề gì phải khẳng định đồng hồ thời gian thực của tổng đài chạy chính xác; f) Ở rãnh thứ 21 của tổng đài bao giờ cũng phải có tấm mạch thuê bao hoạt động. Còn cổng số 80 phải thiết lập chế độ dịch vụ ²IC BARRED² và "OG ALLOWED" (tức là cấm gọi vào và cho phép gọi ra); g) Trong trường hợp khẩn cấp khi có sự cố nặng về chập, cháy linh kiện thì có thể rút hai cầu chì 6A – HRC và 4A – HRC ở trên bảng phân bố nguồn của tổng đài ra. Hoặc có thể cắt toàn bộ nguồn điện lưới vào tổng đài; h) Tổng đài phải được đóng kín, phòng tổng đài phải được trang bị cửa ra vào, cửa sổ kín; i) Bất cứ có trường hợp hỏng tấm mạch đều phải thông báo đầy đủ về trung tâm sửa chữa và chịu sự hướng dẫn xử lý của cán bộ kỹ thuật; k) Các đường thuê bao phải có trang bị chống sét và cầu chì mới được nối ra ngoài và đưa vào sử dụng; l) Hai số máy cảnh báo CBA99 và số máy bảo dưỡng CBA98 luôn phải đặt ở vị trí thuận tiện cho người bảo dưỡng sử dụng và nghiêm cấm không dùng hai số máy này vào các việc thoại thông thường; 8
  9. QTN 68 - 150: 1995 m) Các dụng cụ làm việc phải luôn đặt ngay trong phòng thiết bị và dễ dàng sử dụng; n) Chỉ có người có trách nhiệ m được phân công mới biết mật lệnh và được phép thay đổi tham số trên tổng đài. 2.3.3 Quy định về quản lý các dịch vụ tổng đài. 2.3.3.1 Chỉ có người, được phân công trách nhiệ m mới được thay đổi các dịch vụ tổng đài và người đó phải có trách nhiệ m bảo quản mật lệnh. 2.3.3.2 Việc quản lý dịch vụ phải được theo dõi bằng sổ sách, sổ sách danh bạ kèm theo các dịch vụ thuê bao được quyền sử dụng. 2.3.3.3 Việc thay đổi dịch vụ tổng đài phải - có sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan Bưu điện địa phương. 2.3.4 Kiểm tra, bảo dưỡng tổng đài RAX hàng ngày 2.3.4.1 Kiểm tra trạng thái của tất cả các thuê bao và tiến hành xử lý ngay đối vớ i các thuê bao có sự cố. 2.3.4.2 Từ máy điện thoại bảo dưỡng, kiểm tra tất cả các chức năng của tổng đài bằng cách quay số và phân biệt các loại âm báo nhận được: âm mời quay số, âm báo bận, âm quay số sai và âm phản hồi chuông. 2.3.4.3 Kiểm tra trạng thái hệ thống bằng cách quay số CBA00 (CBA là mã tổng đài). Bước kiểm tra này phải được thực hiện, đều đặn mỗi ngày 2 – 3 lần vào đầ u ca trực và mỗi khi cần kiểm tra tổng đài. 2.3.4.4 Thiết lập cuộc gọi từ máy điện thoại bảo dưỡng tới một vài số máy thuê. bao khác đê đảm bảo rằng cả ba pha chuông đều làm việc tốt. 2.3.4.5 Kiểm tra trạng, thái hệ thống trên bàn bảo dưỡng bằng chỉ thị LED và màn hiển thị LCD. 2.3.4.6 Kiể m tra tất cả các máy điện thoại quan trọng xem có làm việc tốt không. 2.3.4.7 Kiể m tra tất cả các đường trung kế ra của tổng đài RAX lần lượt bằng cách lập hai cuộc thoại cho mỗi trung kế ra. Bước kiể m tra này được thực hiện bởi máy điện thoại bảo dưỡng và chọn trung kế chiếm ra bằng lệnh chọn từ bàn bảo dưỡng. Cần phải kiể m tra trên mỗi lần nối chiếm trung kế: chất lượng thoại, báo hiệu và cước. 9
  10. QTN 68 - 150: 1995 2.3.4.8.Kiể m tra hoạt động của hệ thống tính cước bằng cách thay đổi chế độ in cước hai lần từ bàn bảo dưỡng MP. 2.3.4.9 Cuối mỗi ngày người trực ca phải tiến hành tập hợp và thu thập toàn bộ số liệu cước của ngày hôm đó. Lưu giữ và bảo quản cẩn thận... 2.3.4.10 Làm vệ sinh sạch sẽ, lau chùi thiết bị ngoại vi: bàn bảo dưỡng, máy kiểm tra đường dây, bộ tổng cảnh báo bằng giẻ khô. 2.3.5 Kiểm tra, bảo dưỡng tổng đài RAX hàng tuần. Hàng tuần phải tiến hành tổng kiể m tra tình hình hoạt động của toàn bộ tổng đài và phải có sự tham gia của cán bộ phụ trách kỹ thuật của đơn vị. Các bước phải kiể m tra được đưa ra dưới đây và phải được ghi vào báo cáo hàng tuần: a) Kiểm tra vệ sinh tổng đài, ắc qui, tủ nguồn; b) Kiểm tra và khẳng định rằng hiện thời không có một lỗi hỏng nào đang ảnh hưởng đến các dịch vụ của các thuê bao. Nếu phát hiện ra lỗi hỏng như thế phải có biện pháp xử lý ngay; c) Kiểm tra tất cả các đường trung kế đều làm việc tốt; d) Kiể m tra cả hai tấm mạch PSU đều làm việc tốt bằng cách lần lượt tắt từng tấm mạch nguồn một; e) Khẳng định cảnh báo làm việc tốt khi tắt đi một tấm mạch nguồn PSU; f) Khẳng định tất cả các máy điện thoại quan trọng đều làm việc tốt; g) Kiểm tra chức năng cảnh báo của bộ tổng cảnh báo TFA bằng cách xóa cổng số 80 từ bàn bảo dưỡng và sau khi kiểm tra xong lại thiết lập lại cổng này; h) Kiểm tra danh bạ thuê bao và khẳng định rằng chỉ có các thuê bao đã đăng ký mới được đưa vào, còn các đường thuê bao'chưa sử dụng phải được ngắt ra khỏi tổng đài. 2.3.6 Kiểm tra, bảo dưỡng tổng đài hàng tháng Mỗi tháng một lần các nhân viên kỹ thuật phụ trách tổng đài của tỉnh phả i tiến hành kiể m tra tổng đài RAX và công việc bảo dưỡng nổ. Các điể m quan trọng sau cần phải kiểm tra và ghi vào biên bản: a) Công việc vệ sinh tổng đài và xung quanh nơi đặt tổng đài, các thiết bị ngoại vi đi kèm tổng đài; 10
  11. QTN 68 - 150: 1995 b) Tình trạng hoạt động của các thiết bị bao gồm tổng đài, thiết bị truyề n dẫn,... c) Kiểm tra bảo dưỡng tổng đài qua sổ trực ca, có nhận xét và kiến nghị; d) Kiể m tra hoạt động của thiết bị và bệ thống cảnh báo khi có sự cố trên các điể m quan trọng sau: - Ba pha chuông của cả hài tấ m mạch PSU; - Tất cả ba tấm mạch của cả hai bộ điều khiển. e) Tiến hành thiết lập một vài cuộc gọi tới các nhà thuê bao hỏi ý kiến và nhận xét về dịch vụ của tổng đài; f) Kiể m tra xử lý sự cố tổng đài xem có đúng và chính xác, thực hiện trong thời gian ngắn nhất hay không. 2.4 Bảo dưỡng giá đấu dây MDF 2.4.1 Bảo dưỡng giá đấu dây MDF hàng ngày 2.4.1.1 Làm vệ sinh khung giá MDF và cáp bằng giẻ lau khô và chổi lông. 2.4.1.2 Kiểm tra các đầu đấu dây tại giá MDF, bảng giá cầu chì, các đầu cọc nố i dây nhẩy. 2.4.1.3 Khi thao tác trên giá MDF chỉ được sử dụng các dụng cụ dấu dây dành riêng đi kèm tổng đài. 2.4.2 Bảo dưỡng giá đấu dây MDF hàng tuần 2.4.2.1 Kiể m tra và bó lại các dây cáp la, bố cáp, bó dây nhẩy. 2.4.2.2 Kiểm tra và đảm bảo tất cả các jắc cắm, jắc cắm nối cáp và dây nhẩy chắc và chính xác, không bị chạ m chập. 2.4.2.3 Kiể m tra và làm vệ sinh cầu cáp bằng chổi lông và giẻ lau. 2.4.3 Bảo dưỡng giá đấu dây MDF hàng tháng 2.4.3.1 Kiể m tra, lau chùi, tra dầu các dụng cụ đấu dây dành riêng đi kèm tổng đài. 2.4.3.2 So sánh và kiểm tra danh bạ có tương ứng với đấu dây trên giá MDF hay không, các số thuê bao mới thêm trong tháng đã được đấu vào hợp lý hay không. 2.4.3.3 Kiể m tra chất lượng đấu nối cầu chì, chống sét của tất cả các thuê bao. 11
  12. QTN 68 - 150: 1995 2.4.3.4 Kiể m tra tất cả các đường đi cáp vào giá, đường đi cáp nối sang thiết bị truyền dẫn, đảm bảo các lỗ đi cáp xuyên tường phải kín. 2.5 Bảo dưỡng hệ thống dây đất 2.5.1 Bảo dưỡng hệ thống dây đất hàng ngày 2.5.1.1 Tất cả các thiết bị tổng đài, tủ nguồn, máy in, giá đấu dây MDF, thiết bị truyền dẫn đều đấu chung vào một hệ thống đất công tác. 2.5.1.2 Vệ sinh và kiểm tra đấu nối đầu dây đất tại thanh đồng tiếp đất chung trong phòng máy. 2.5.1.3 Luôn phải giữ cho thanh đồng tiếp đất phòng máy cách ly với tường sàn, khô ráo. 2.5.2 Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất hàng tuần Kiể m tra và vặn chặt lại tất cả các đầu nối dây đất trong thiết bị: tổng đài, t ủ nguồn, giá MDF, máy in, thiết bị truyền dẫn. 2.5.3 Bảo dưỡng hệ thống tiếp đất hàng tháng 2.5.3.1 Lần lượt tháo các đầu đấu nối dây đất thiết bị từng đầu một. Làm vệ sinh lau chùi, cọ rỉ cho tất cả các ốc vít, đầu nối. 2.5.3.2 Đánh lại tất cả các điểm vít tiếp xúc đấu đất tại thanh đồng tiếp đất. 2.5.4 Cứ 6 tháng một lần phải tiến hành đo kiểm tra điện trở tiếp đất công tác tại đầu thanh đồng tiếp đất trong phòng máy. 2.6 Bảo dưỡng máy in 2.6.1 Bảo dưỡng máy in hàng ngày 2.6.1.1 Thường xuyên kiểm tra máy in bằng cách thiết lập một cuộc gọi và so sánh với số liệu cước in ra. Số liệu cước in phải rõ ràng, không có ký tự nào bị in đè hay bị bỏ cách quãng. 26.1.2 Kiểm tra giấy in ngay ngắn, cuộn giấy phải nhả giấy dễ dàng. 2.6.1.3 Đến cuối mỗi ngày khi tập hợp số liệu cước phải cắt giấy thẳng bằng kéo. Không được xé giấy. Khi cắt giấy lưu ý không được để giấy vụn, bụi giấy lọt vào máy in. 2.6.1.4 Vệ sinh vỏ ngoài máy in bằng giẻ khô. 2.6.2 Bảo dưỡng máy in hàng tuần 12
  13. QTN 68 - 150: 1995 2.6.2.1 Dỡ bỏ nắp đậy của máy in, làm vệ sinh bên trong thiết bị bằng máy hút bụi và giẻ lau khô. 2.6.2.2 Kiể m tra các chế độ in của máy in: in chữ "Draft", “Roman”. 2.6.2.3 Kiểm tra đèn báo “ONLINE” bằng cách tắt / bật chế độ “ONLINE”, kiể m tra đèn báo "PAPER OUT" bằng cách rút toàn bộ giấy ra khỏi máy in rồi đưa lại vào. 2.6.3 Bảo dưỡng máy in hàng tháng Kiể m tra chất lượng in của băng mực. Nếu mự c đã mờ phải thay bằng mực mới. 2.7 Quy định về trực ca, bàn giao ca, quản lý hồ sơ, sổ sách 2.7.1 Qui định về trực ca 2.7.1.1 Người trực ca phải luôn có mặt trực tại phòng máy tổng đài, tuân thủ chính xác giờ giấc được phân công. 2.7.1.2 Khi có sự cố cần xử lý kịp thời, nếu cần có thể gọi trợ giúp kỹ thuật qua máy điện thoại: Tuyệt đối không được tự ý bỏ phòng máy. 2.7.1.3 Người trực ca phải luôn ở vị trí thuận tiện tiếp cận với bàn bảo dưỡng MP, số máy giám sát No 99, số máy bảo dưỡng No 98 và bộ tổng cảnh báo TFA. 2.7.1.4 Nhân viên kỹ thuật trực ca phải ghi đầy đủ các thông tin trực ca bao gồm: - Các sự kiện liên quan đến hoạt động của tổng đài như: các lỗi hỏng; sự cố xảy ra các hiện tượng lạ quan sát được; các tham số, cấu hình tổng đài do người trực ca trực tiếp thay đổi; - Các thông báo về sự cố và chất lượng tổng đài từ các nhà thuê bao; các bước xử lý của người trực ca đã thực hiện, kết quả của xử lý và các tồn tại; - Các tham số cơ bản của tổng đài: tình trạng hệ thống, điện áp nguồn, điện áp ắc qui; - Các công việc đang tiến hành và tiếp tục tiến hành ở các ca sau. Các vấn đề lưu ý cần theo dõi. 2.7.2 Qui định về bàn giao ca 2.7.2.1 Chỉ khi người nhận ca sau có mặt thì người trực ca trước mới được phép rời phòng. 13
  14. QTN 68 - 150: 1995 2.7.2.2 Công việc bàn giao gồm: tình trạng hoạt động của tổng đài, các vấn đề thực hiện hoặc cần quan tâm theo dõi. 2.7.2.3 Sổ sách, dụng cụ, tài liệu của phòng máy tổng đài cũng phải dược bàn giao đầy đủ, nguyên vẹn. 2.7.2.4 Công việc bàn giao phải được ghi lại vào sổ trực ca và được cả hai bên giao, nhận xác nhận 2.7.3 Quản lý hồ sơ, sổ sách 2.7.3.1 Trong phòng máy tồng đài phải lưu giữ các loại hồ sơ, sổ sách sau: - Tài liệu hướng dẫn vận hành, quản lý, khai thác, bảo dưỡng tổng đài RAX- 128; - Bộ lệnh thao tác tổng đài RAX-128; - Tài liệu và sơ đồ tủ nguồn nắn/nạp tổng đài; - Sổ trực ca, giao ca; - Danh bạ điện thoại các thuê bao nối với tổng đài; - Danh bạ điện thoại các số máy của cán bộ trực tiếp quản lý. - Cán bộ kỹ thuật phụ trách tổng đài cấp trên, trung tâm sửa chữa và trợ giúp kỹ thuật; - Các biên bản và báo cáo hoạt động của tổng đài hàng tuần, hàng tháng. 2.7.3.2 Các loại hồ sơ, sổ sách, tài liệu lưu giữ trong phòng tổng đài phải được giữ gìn nguyên vẹn, sạch sẽ. 2.7.3.4 Sổ trực ca, giao ca phải được ghi chép rõ ràng, mạch lạc không tẩy xóa. Họ tên người trực ca cũng phải được ghi đầy đủ, có chữ ký. 2.7.3.5 Hàng tuần, hàng tháng sau khi tiến hành công việc kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị như chỉ dẫn các điều trên cần lập báo cáo tổng hợp ghi rõ tình trạng hoạt động của từng thiết bị gửi lên đơn vị cấp trên. 2.7.3.6 Kiể m tra ghi chép và giữ gìn sổ sách hàng tuần với sự có mặt của cán bộ kỹ thuật đơn vị cơ sở. 2.7.3.7 Kiểm tra ghi chép và giữ gìn sổ sách hàng tháng với sự có mặt của cán bộ kỹ thuật phụ trách tổng đài tỉnh. 14
  15. QTN 68 - 150: 1995 3. Kiểm tra, xử lý lỗi hỏng tổng đài 3.1 Kiểm tra xử lý lỗi hỏng tủ nguồn tổng đài 3.1.1 Các sự cố do nguồn điện lưới 3.1.1.1 Khi nguồn điện lưới thấp quá qui định 175 V phải ngắt phần chỉnh lưu cấp nguồn cho tổng đài, đưa sang chế độ chạy ắc qui. 3.1.1.2 Khi nguồn điện lưới cao quá qui định 250V cũng phải được ngắt phần chỉnh lưu cấp nguồn cho tổng đài, đưa sang chế độ chạy ắc qui. 3.1.1.3 Khi mất điện lưới, tủ nguồn tự động chuyển sang chế độ chạy ắc qui nuôi tổng đài. Với hai tổ ắc qui no chạy song song dung lượng 80 Ah-100 Ah có khả năng nuôi tổng đài trong vòng 10 tiếng. Sau đó bắt buộc phải chạy máy nổ cung cấp nguồn điện kịp thời. 3.1.2 Các sự cố do tủ nguồn tổng đài bị hỏng 3.1.2.1 Khi lỗi hỏng xuất hiện, tủ nguồn sẽ phát còi cảnh báo đồng thời đèn cảnh báo chức năng bị hỏng sẽ báo sáng. Xem xét đèn báo, kiểm tra lại tất cả các cầu chì bảo vệ, tìm hiểu nguyên nhân của cảnh báo dựa trên đèn báo. Nếu cầu chì b ị đứt không được tự động nối lại, mà phải loại trừ xong nguyên nhân lỗi hỏng, mới được thay cầu chì mới tương đương đúng dòng danh định. 3.1.2.2 Nếu nguyên nhân là do tấm mạch điều khiên tủ nguồn bị hỏng thì phải tắt toàn bộ tủ nguồn trước khi thay tấm mạch điều khiển dự phòng, còn tầm mạch điều khiển bị hỏng phải đưa đi sửa chữa ngay. 3.1.2.3 Khi gặp hiện tượng nguồn chỉnh lưu bỗng nhiên tăng đột ngột phải ngắt ngay phần chỉnh lưu cấp nguồn tổng đài, đưa tổng đài sang chế độ chạy bằng ắc qui. Phần lớn trong các trường hợp này là do tấm mạch điều khiển bị hỏng hoặc là do hỏng thizistor điều khiển cầu nắn. Cần tiến hành đo và thay thế lần lượt để xác định đúng phần bị hỏng hóc. 3.2 Xử lý khi có cảnh báo 3.2.1 Cảnh báo bằng âm thanh báo các lỗi hỏng xảy ra trong tổng đài Tổng đài RAX-128 cung cấp các dạng cảnh báo âm thanh sau: - Bộ tổng cảnh báo TFA; - Cảnh báo trên bàn bảo dưỡng MP; - Cấp âm cảnh báo trong trường hợp cảnh báo/quản lý từ xa; 15
  16. QTN 68 - 150: 1995 3.2.2 Cảnh báo lỗi hỏng trên bộ tổng cảnh báo Lỗi hỏng xảy ra trên hệ thống sẽ được cảnh báo bằng bộ tổng cảnh báo TFA. Các bước xử lý khi có cảnh báo được thực hiện theo các bước như sau: a) Trước hết trong trường hợp này phải kiểm tra xem có còn nguồn nuôi hay không. Kiểm tra các LED chỉ thị nguồn - 48V có sáng không. Nếu nó không sáng, thì phải kiểm tra cầu chì HRC F2. Tuy nhiên, trước khi thay cầu chì phải chắc chắn rằng có điện áp nguồn từ khối tủ nguồn nắn/nạp trên các điểm nối tải;. b) Nếu cầu chì F2 bị cháy, phải tắt cả hai tấm mạch nguồn PSU, sau đó thay cầu chì F2. Kiểm tra xem dã có nguồn - 48V trên tấm mạch PSU chưa và đèn LED chỉ thị phải sáng. Bật nguồn một tấ m mạch PSU và xem xét cầu chì có bị cháy nữa không. Sau đó sẽ lặp lại thao tác này với PSU kia. Bằng cách đó ta sẽ tìm ra nguyên nhân làm cháy cầu chì và phát hiện ra PSU bị hỏng. Thay tấ m mạch PSU tốt và sau đó thực hiện quy trình bật nguồn tổng đài như điều 14; c) Kiểm tra các nguồn thứ cấp của tấm mạch PSU bằng các LED chỉ thị trên tấm mạch và kiểm tra xem MP có hoạt động hay không. Nếu tất cả đều bình thường thì nguyên nhân có thể cầu chì F1 bị. cháy. Đê đảm bảo chắc chắn phải kiể m tra nguồn thoại của thuê bao. Nếu không cố nguồn thoại phải thay cầu chì Fl và kiểm tra lại xem có nguồn thoại trên các đường dây thuê bao chưa; d) Còn nguyên nhân nữa cũng gây ra lỗi hỏng và cảnh báo trên TFA là mất âm báo. Trong trường hợp này phải kiểm tra chắc chắn bằng cách nhấc một máy điện thoại và nghe âm báo mời quay số. Nếu không có âm báo và Mp chỉ thị trạng thái hệ thống bình thường thì phải kiể m tra cầu chì thoại Fl trên mảng phân bố nguồn (PDP). Nếu cũng không phát hiện ra lỗi hỏng nào thì phải khởi tạo lại tấ m mạch TCTD. e) Trong trường hợp cảnh báo do một bộ dự phòng hỏng, kiể m tra từ bàn MP trạng thái của các tấm mạch điều khiển cũng như tấ m mạch tạo âm báo. Nếu một tấm mạch tạo âm báo chỉ thị trạng thái hỏng thì trước hết phải khởi tạo lại và xem xét nó có phải ở trạng thái dự phòng hay không. Nếu sau khi ở trạng thái dự phòng nó lại trở lại trạng thái hỏng thì kết luận tấm mạch hỏng thật sự và cần phải thay. f) Nếu một trong bất kỳ ba tấm mạch điều khiển RCP, TIC, SP biểu thị trạng thái hỏng có thể đọc danh sách lỗi hỏng từ hai bộ mạch điều khiển. Các khả năng sau thường xảy ra trong phần lớn các trường hợp: - Danh sách lỗi hỏng đọc ra từ một bộ mạch điều khiển: 16
  17. QTN 68 - 150: 1995 + “Duplicate TIC Watchdog” - Tín hiệu cảnh giới của TIC dự phòng; hoặc. + “Duplicate RCP Watchdog” - Tín hiệu cảnh giới của RCP dự phòng. Trong trường hợp đầu, tấm mạch TIC hỏng và phải thay thế, sau đó khởi tạo lại tấm mạch mới để bắt đầu quá trình phục hồi. Trong trường hợp sau, tấ m mạch RCP hỏng và phải thay thế, sau đó khởi tạo lại tấm mạch mới để bắt đầu quá trình phục hồi. - Danh sách lỗi hỏng đọc ra từ hai bộ mạch điều khiển. Đọc danh sách liệt kê lỗi hỏng từ bộ mạch điều khiển hỏng, có thể là: "Self RCP", “self TIC” hoặc “self SP”. Phụ thuộc vào lỗi hỏng hiển thị, tấ m mạch hỏng phải được đưa ra ngoài, thay thế tấ m mạch mới và khởi tạo lại nó để bắt đầu quá trình phục hồi. g) Trong tất cả các trường hợp sự cố gây ra lỗi hỏng trong các tấm mạch điều khiển cần phải đọc tất cả các danh sách liệt kê lỗi hỏng. Sau đó khởi tạo lại tấ m mạch báo hỏng và bắt đầu quá trình phục hồi chúng. Nếu lỗi hỏng chỉ là do bị ngắt quãng quá trình chuyển tiếp phần mề m thì sau quá trình hồi phục, hệ thống sẽ trở về trạng thái hoạt động bình thường. Trong trường hợp không thề phục hồi lạ i được thì phải thay thế tấ m mạch theo lỗi hỏng đã được thông báo như trên. 3.2.3 Cảnh báo trên bàn bảo dưỡng Bàn bảo dưỡng cảnh báo khi có một tấm mạch bị hỏng hoặc có sự thay đổ i trong trạng thái làm việc của hệ thống. a) Nếu có bất cư một tấm mạch nào, bị hỏng thì phải tiến hành các xử lý sau: - Tấm mạch hỏng là một trong các tấm mạch điều khiển, tấm mạch tạo âm báo, thì thực hiện theo trình tự các bước e - g phần 3.2.1; - Tấm mạch hỏng là một trong các tấm mạch đầu cuối như: Tấm mạch thuê bao, trung kế, hội nghị thì trước hết tháo tấ m mạch ra rồi gài lại, sau đó dùng lệnh kiể m tra trạng thái hệ thống để kiể m tra lại. b) Nếu bàn MP cảnh báo do chuyển bộ mạch điều khiển dự phòng thì dùng lệnh liệt kê lỗi hỏng để phát hiện nguyên nhân chuyện bộ mạch điều khiển dự phòng. Sau đó dùng lệnh chuyển bộ mạch điều khiển để đưa hệ thống trở lại làm việc ở bộ mạch điều khiển cũ, nhằm kiểm tra lại toàn bộ hoạt động của tổng đài. 17
  18. QTN 68 - 150: 1995 3.2.4 Cảnh báo trên số máy cảnh báo a) Khi xảy ra sự cố, lỗi hỏng được thông báo tới số máy cảnh báo bằng chuông gọi, người quản lý phải nhấc máy và nghe âm báo báo hỏng như sau: - Hệ thống điều khiển hoặc âm báo bị lỗi hỏng: âm báo mời quay số; - Bộ nguồn bị hỏng: âm báo báo bận; - Nguồn nuôi thấp: "NU tone" (âm báo báo quay số không đúng) theo mức độ ưu tiên cảnh báo từ thấp đến cao theo thứ tự trên. b) Trong trường hợp cảnh báo do nguồn thấp, kiể m tra lại bằng cách đo điệ n áp nguồn nuôi. Nếu nguồn nuôi thấp và độ sai lệch không lớn phải chỉnh lại điệ n áp ra của khối tủ nguồn để đưa nó về trạng thái bình thường. Còn nếu như sau khi đo điện áp thấy vẫn đủ bình thường phải kiểm tra lại trạng thái LED hiển thị trên MP bằng lệnh kiể m tra và nếu LED trạng thái của PSU vẫn chỉ thị trạng thái nguồn thấp thì cần thay PSU đó. c) Trong trường hợp cảnh báo nguồn PSU bị hỏng, trước hết kiểm tra trạng thái các LED trên bàn MP và chắc chắn rằng một PSỤ bị hỏng. Tắt nguồn PSU đố và kiểm tra lỗi hỏng. Nếu trên bàn MP vẫn chỉ thị đúng như vậy thì tấ m mạch PSU hỏng và thay thế bằng tấm mạch PSU mới. 3.3 Kiểm tra, xử lý lỗi hỏng hệ thống tổng đài 3.3.1 Các lỗi hỏng hệ thống được phát hiện từ các nguồn thông tin, thông báo sau: a) Các nhà thuê bao thông báo: Khi có sự cố gây hỏng hóc, các nhà thuê bao thông báo các vấn đề xảy ra cho người quản lý và đó là các thông tin cơ sở để người quản lý bắt đầu tiến hành xử lý và khắc phục lỗi hỏng. Phần lớn các trường hợp, lỗi hỏng này liên quan đến đường thuê bao và trung kế; b) Từ hệ thống chẩn đoán tổng đài Hệ thống tự chẩn đoán, kiể m tra của tổng đài thiết lập các cơ sở phát hiện và phân loại các lỗi hỏng xảy ra trong hệ thống và thông báo cho người quản lý tổng đài về lỗi hỏng dưới dạng: cảnh báo âm thanh, cảnh báo chỉ thị; c) Từ quá trình kiể m tra, bảo dưỡng định kỳ: 18
  19. QTN 68 - 150: 1995 Lỗi hỏng được phát hiện khi người khai thác bảo dưỡng tổng đài tiến hành bảo dưỡng định kỳ, hệ thống tổng đài phải được xử lý ngay. Khi lỗi hỏng xuất hiện trong hệ thống và được khẳng định bằng bất cứ một trong các nguồn thông tin trên thì quá trình tiếp theo là phải cô lập lỗi hỏng, sửa chữa hoặc thay thế bộ phận bị hỏng. Quy trình xử lý lỗi hỏng phụ thuộc vào bản chất và tính chất loại sự cố. Theo thời gian và quá trình xử lý, bản chất và loại lỗi hỏng cũng thay đổi, do đó việc đưa ra tất cả các khả năng có thể xảy ra là vượt quá khả năng và khuôn khổ của bản quy trình này. Ở đây chỉ đưa ra một số các lỗi hỏng thường gặp và thủ tục xử lý chúng, giúp cho người quản lý dễ dàng hơn trong công việc bảo dưỡng trên các mặt sau: - Xác định và khẳng định vấn đề xảy ra; - Cô lập và loại bỏ lỗi hỏng; - Các khả năng của hệ thống xử lý lỗi hỏng; - Hiện tượng quan sát được trong hệ thống ở các trường hợp có sự cố. 3.3.2 Lỗi hỏng trên thuê bao Cá nhân thuê bao có lỗi hỏng sẽ,thông báo cho người quản lý tổng đài hoặc do người quản lý tổng đài phát hiện ra trong quá trình kiểm tra định kỳ hay kiể m tra thường nhật tất cả các thuê bao. 3.3.2.1 Máy không có tín hiệu a) Trường hợp 1: chỉ có một thuê bao báo hỏng Trong trường hợp này các bước xử lý diễn ra như sau: - Để phát hiện lỗi hỏng, nối một máy điện thoại kiểm tra và đường đây thuê bao đó trên giá MDF về phía đường dây ra và nghe xem có âm bao mời quay số hay không, nếu có là do lỗi hỏng từ phía đường dây ra ngoài; - Nếu ở phía đường dây thuê báo ra của MDF mà không nhận được âm báo thì nối máy điện thoại kiểm tra vào đường dây thuê bao về phía đường vào tổng đài và khẳng định lại âm báo mời quay số. Nếu nhận được âm báo thì nguyên nhân có thể do: + Cầu chì bị cháy; + Dây nhẩy đứt hoặc tiếp xúc không tốt, cần phải thay thế 19
  20. QTN 68 - 150: 1995 - Nếu vẫn không có tín hiệu trên đường dây về phía vào tổng đài thì phải thực hiện thâm nhập kiề m tra đường dây của thuê bao đó và khang định âm báo mời quay số ở trên máy điện thoại được nối với bộ kiểm tra đường dây. Trong trường hợp này nguyên nhân gây mất tín hiệu cố thể do không tiếp xúc trên cáp nối từ tổng đài tới MDF; - Nếu lỗi hỏng vẫn chưa phát hiện được ở các bước trên thì phải thay thế tấ m mạch thuê bao LCC bằng một tấm mạch tốt khác; - Nếu thực hiện bước trên mà vẫn chưa khắc phục được lỗi hỏng thì phải thay đổi cổng thuê bao tới một cổng khác và thông báo lỗi hỏng về trung tâm sửa chữa. b) Trường hợp 2: Một vài máy điện thoại khôn có tín hiệu - Trong trường hợp này trước hết phải kiểm tra từ sơ đồ đấu cáp xem các thuê bao này có cùng thuộc một cáp hay không. Nếu đúng như vậy nguyên nhân của lỗi hỏng có thể là do chính cáp đó hoặc do đấu Jắc không tiếp xúc. Nếu không, mỗ i đường dây thuê bao hỏng phải được xem xét và xử lý riêng biệt như trong trường hợp 1. - Ngoài ra nếu tất cà các thuê bao này cùng nằm trên một tấm mạch thuê bao thì nguyên nhân có thể là do tấm mạch thuê bao đó. Để chắc chằn phải thay tấ m mạch thuê bao tốt. Nếu không được phải thông báo về trung tâm sửa. 3.3.2.2 Máy điện thoại bị treo Các trường: hợp xảy ra và xem xét lỗi hỏng tương ứng theo - Trong trường hợp thuê bao hoàn toàn bị treo, thì có thể nguồn thoại còn nhưng bị lỗi chập đất; - Để khẳng định cần kiểm tra trạng thái thuê bao trên bàn MP. Nếu trạng thái thuê bao chỉ thị lỗi hỏng (đèn LED đỏ) thì dùng LTU thâm nhập kiểm tra thuê bao đó và khẳng định máy điện thoại nối với bộ kiểm tra đường dây có thể gọi và nhận cuộc gọi; - Kiể m tra mạch hở đường dây. Hầu hết các trường hợp là do điện trở cách điện đường dây thấp và cần xử lý đường dây này ngay. 3.3.2.3 Ngắt chuông sớm Trong hầu hết trường hợp nguyên nhân là do điện trở cách điện đường dây thấp. Dùng LTU đo trạng thái đường dây để khẳng định và xử lý. 20
nguon tai.lieu . vn