Xem mẫu

  1. HỌC VIỆN T ư PHÁP Chủ biên: THS. Nguyễn Hữu ư ớ c TS. Nguyễn Văn Điệp r TẬP BÀI GIẢNG LUẬT Sư VÀ NGHÈ LUẬT s ư HÀ N Ộ I - 2 0 1 1
  2. C H Ủ BIÊN: THS. N G U Y Ê N H Ử U Ư Ớ C T S . N G U Y Ễ N V Ă N Đ IỆ P T ập B à i g iả n g được thẩm định bởi: Chủ tịch H ội đằng: P G S .T S . N G U Y Ê N V Ã N H U Y Ê N P h ó G iá m đ ố c H ọ c viện T ư p h á p Phản biên 1 LS. N G U Y Ễ N H U Y T H IỆ P P h ó C h ủ nhiệm Đ o à n lu ậ t sư Thành p h ổ H à N ộ i Phản biên 2 L S .T S . N G U Y Ễ N T H À N H B Ì N H P h ó H iệ u trư ở n g T rư ờ n g Đ ạ i học N guyễn T rã i 1
  3. T Ậ P T H Ẻ T Á C GÌẢ T S . N g u y ễ n V ă n T uân C h ư ơ n g 1, 4 TH S. N guyễn H ữu ư ớ c C h ư ơ n g 2, 5, 7, 10 TH S. N guyễn V ăn Bốn Chương 2 L S . N g u y ễ n V ă n C h iế n Chương 3 T S . T rầ n H u y L iệ u Chương 6 T S . N g u y ễ n V ă n Đ iệ p Chương 8 T S . N g u y ễ n M in h H ằ n g Chương 9 2
  4. LỜI NÓI ĐẦU Đ ịnh hướng phát triển của Đảng và Nhà nước ta, đến năm 2020 V iệ t Nam cần từ 18 - 20 ngàn luật sư để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. V ớ i sự phát triển nhanh chóng cùa nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, nghề luật sư đang mở ra cơ hội rất lớn với nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực hàng năm ngày càng cao, đặc biệt là nhân lực cấp cao. Việc đào tạo đội ngũ luật sư v ớ i nền tảng đạo đức nghề nghiệp trong sáng, có kiến thức pháp luật chuyên sâu, am hiểu pháp luật quốc gia và quốc tế, thành thạo sinh ngữ, có kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp được Học viện Tư pháp - M ộ t trung tâm lớn đào tạo cán bộ tư pháp đang từng bước triển khai một cách khẩn trương và bài bản nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cuộc sống. Tập B à i giảng Luật sư và Nghề luật sư được biên soạn là tài liệu chính thức của môn học Luật sư và Nghề luật sư nằm trong chương trình đào tạo luật sư của H ọc viện Tư pháp. V ớ i mục tiêu cung cấp các kiến thức có tính chất nền tảng và rèn luyện kỹ năng cơ bản về nghề luật รน cho các học viên đào tạo luật sư, Tập B à i giảng bao gồm ba phần. Phần thứ nhất, là hệ thống kiến thức với tầm nhìn khái quát về nghề nghiệp luật sư ờ V iệ t N am và một số nước điển hình trên thế giới, kiến thức pháp luật thực định về luật sư và nghề luật sư ở nước ta, tiêu điểm là quy định pháp luật hiện hành về luật sư và nghề luật sư đồng thời giới thiệu hoạt động T ổ chức, quản lý hành nghề luật sư trên thực tế đối v ớ i Văn phòng luật sư, Công ty luật, Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Phần thứ hai, là hệ thống kiến thức về đạo đức nghề nghiệp luật sư, về v ị trí, vai trò, tác dụng và ý nghĩa tích cực của đạo đức nghề nghiệp luật sư. K h á i quát chung về quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, g iới thiệu các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư của các nước tiên tiến trên thế giới. X ác định các chuẩn mực mang tính bắt buộc phải có mà nhà nước và xã hội đặt ra cho luật sư, xác định rõ trách nhiệm xã hội - nghề nghiệp của luật sư và khả năng áp dụng quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp vào các tình huống cụ thể trong các m ối quan hệ hành nghề luật sư. Phần thứ ba, các kiến thức, các kỹ năng chung trong nghề luật sư, phục vụ cho việc nghiên cứu, vận dụng pháp luật, rèn luyện tư duy và kỹ năng của luật sư để bổ trợ trong quá trình hành nghề luật sư. C ác kỹ năng cụ thể bao gồm: K ỹ nâng nghe, đọc, hỏi; K ỹ năng nói, K ỹ năng viết viết, K ỹ nãng lập luận và tranh luận. 3
  5. V ớ i nội dung đa dạng, phong phú, với kiến thức và các kỹ năng mới mẻ về nghề nghiệp luật sư, việc biên soạn Tập Bài giảng Luật sư và Nahề luật sư mới chỉ là bước khởi đầu, không thể tránh khỏi các thiếu sót, hạn chế. Học viện T ư pháp mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đọc trong quá trình sử dụng để hoàn thiện. H Ọ C V IỆ N T Ư PH ÁP 4
  6. M ục lục Trang PHÀN I N H ẬN THỨC CHƯNG VỀ LU Ậ T s ư V À NGHỀ LU Ậ T s ư Chương 1 TỒ NG Q U A N V Ề N G H Ề L U Ậ T SƯ 1. K h á i quát chung về nghề luật sư ............................................................................. 8 1.1. K h á i niệm luật sư và nghề luật sư........................................................................ 8 1.2. Đặc điểm và yêu cầu của nghề luật sư .................................................................10 1.3. V ị trí, vai trò của luật sư và nghề luật s ư .............................................................14 2. Nghề luật sư ở một số nước trên thế g iớ i................................................................15 3. Nghề luật sư ờ V iệ t N a m ....................................................................................... 42 Chương 2 PH ẬP L U Ậ T V Ề L U Ậ T SƯ V A H À N H N G H Ề L U Ậ T SƯ 1. K h á i niệm về pháp luật luật sư và hành nghề luật s ư .............................................50 2. C ác giai đoạn phát triền cùa pháp luật về luật sư và nghề luật sư ở V iệ t N a m .... 54 3. Những nội dung cơ bản cùa Luật Luật sư...............................................................75 Chương 3 T Ổ C H Ứ C Q U Ả N L Ý V Ă N P H Ò N G L U Ậ T SƯ , C Ô N G T Y L Ư Ậ T 1. C ơ sờ của hoạt động của tổ chức hành nghề luật s ư ............................................. 122 2. C ác loại hình tổ chức hành nghề luật sư................................................................122 3. C ơ cấu tổ chức của văn phòng luật sư và công ty luật theo luật luật sư ...............124 4. H oạt động của văn phòng luật sư, công ty luật.................................................. 128 5. M ộ t số vấn đề thù lao cho luật s ư ...................................................................... 132 6. Lu ật sư hành nghề với tư cách cá nhấn.............................................................. 143 Phần II Đ Ạ O Đ Ứ C N G H È N G H IỆ P L U Ậ T S Ư Chương 4 K H Á I Q U Á T C H Ư N G V Ề Đ Ạ O Đ Ứ C N G H Ề N G H IỆ P L U Ậ T S Ư 1. N hừnạ vấn đề ch u n g ..............................................................................................146 2. Q uy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư một số nước trên thế g i ớ i ......................... 154 3. Đ ạo đức nghề nghiệp luật sư V iệ t N a m ................................................................ 161 Chương 5 Q U Y TẮC ĐẠO ĐỨC V À ỨNG x ử N G H Ề N G H IỆ P C Ử A L U Ậ T S Ư V I Ệ T N A M 1. Q uy tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật s ư ................................................. 171 2. Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư trong quan hệ vớ i khách hàng.............. 175 3. Các quy tác quan hệ của Luật sư với đồng nghiệp.............................................. 194 4. Các quy tắc quan hệ của luật sư với các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước k h á c ...........................................................................................................202 5. Các quy tắc quan hệ của luật sư với các cơ quan thông tin đại chúng và quy tắc quảng cáo trong nghề luật s ư ....................................................................................210 Chương 6 L U Ậ T S Ư T H A M G I A T H ự C H IỆ N T R Ợ G IÚ P P H Á P L Ý 5
  7. 1. M ộ t số vấn đề chung về trợ giúp pháp 1Ý...........................................................214 2. N g ư ờ i được trợ giúp pháp lý ................................................................................ 219 3. N g ư ờ i thực hiện trợ giúp pháp lý ......................................................................... 221 4. T ổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ...................................................................... 229 5. Phạm vi, vụ việc, lĩnh vực. hình thức và hoạt động T G P L .................................. 233 6. Quản lý nhà nước về trợ giúp pháp l ý ................................................................. 241 7. X ử lý v i phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp...................................244 P H Ầ N III K Ỹ N Ă N G CH U N G TRO NG H ÀN H N G H Ề L U Ậ T SƯ Chương 7 K Ỹ N Ã N G N G H E, ĐỌC, HỎI C Ủ A L U Ậ T S Ư 1. K ỹ năng nghe của luật sư ..................................................................................... 248 2. K ỹ năng đọc của luật sư ....................................................................................... 260 3. K ỹ năng hỏi của luật s ư ....................................................................................... 269 Chương 8 K Ỳ N Á N G NÓI C U A L U Ậ T SƯ 1. K h á i quát chung về kỹ năng n ó i.......................................................................... 282 2. K ỹ năng nói của luật sư - Các yêu câu cơ bản...................................................... 285 3.B ố cục và trình bầy bài nói của luật sư .................................................................288 4. B à i nói - tự bào chữa nổi tiếng thế g iớ i............................................................289 Chương 9 K Ỹ N Ă N G V IỂ T C Ủ A L U Ậ T SƯ 1. K h á i quát ch u n g ................................................................................................... 294 2. K ỳ năng viết của luật sư....................................................................................... 300 Chương 10 K Ỹ N Ă N G LẬ P L U Ậ N V À T R A N H L U Ậ N C Ủ A L U Ậ T SƯ 1. K ỹ năng lập luận của luật sư ................................................................................ 308 2. K ỹ năng tranh luận của luật s ư ............................................................................ 328 6
  8. PHÀN I KIÉN THỨC CHUNG VÈ LUẬT s ư VÀ NGHÈ LUẬT s ư 7
  9. Chương 1 TỐ N G Q UAN V È N G H È LU Ậ T SƯ 1. Khái quát chung về nghề liiật sư 1.1. K h ả i niệm luật sư và nghề luật sư Trên thế g iớ i nghề luật sư đều được quy định bời Luật hoặc các văn bản có hiệu lực tương đương, trong đó có quy định tiêu chuẩn luật sư hoặc điều kiện hành nghề luật sư mà thường không đưa ra định nghĩa hoặc khái niệm luật sư. N gười có đủ điều kiện đều được hành nghề luật sư. V iệ c công nhận hoặc cho phép hành nghề luật sư thuộc thẩm quyền của Toà án, B ộ Tư pháp hoặc giao cho H iệp hội luật sư. v ề khái niệm luật sư, hiện nay ở V iệ t Nam vẫn còn có sự hiểu khác nhau và đôi khi có sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ “ luật gia” và “ luật sư” . Nguyên nhân cùa hiện tượng này một mặt là do pháp luật nói chung và pháp luật về nghề luật sư nói riêng chưa được hoàn thiện, mặt khác có hiện tượng này là do việc dịch các thuật ngữ có liên quan từ ngôn ngữ nước ngoài chưa chuẩn xác, chưa thống nhất. Theo quy định của pháp luật, từ những giải thích của từ điển và qua các tài liệu pháp lý có thể hiểu luật gia (jurist) là ngirời có kiến thức pháp luật, chuyên gia luật. N goài ra có thể hiểu luật gia là những người tốt nghiệp đại học luật hoặc những người tuy không có bằng cù nhân luật, nhưng có thời gian công tác pháp luật. Hội viên Hội luật gia V iệ t N am được hiểu theo nghĩa này. Luật sư (lawyer) là người am hiểu pháp luật và có kỹ năng hành nghề được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận hoặc cấp chứng chì hành nghề để hành nghề chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng. Ở V iệ t Nam luật sư là người có đủ điều kiện để tham gia hội luật gia, nhưng ngược lại không phải tất cả luật gia đều có đù điều kiện để trở thành luật sư. Đ iều kiện trở thành luật sư được quy định trong các văn bản pháp luật như Pháp lệnh T ổ chức luật sư năm 1987, Pháp lệnh Luật sư năm 2001 và pháp luật hiện hành là Luật Luật sư năm 2006. Pháp lệnh T ổ chức luật sư năm 1987 không đưa ra một định nghĩa về luật sư mà chi quy định muốn làm luật sư thì phải đù điều kiện và gia nhập Đoàn luật sư. Đến Pháp lệnh Luật sư năm 2001, khái niệm luật sư mới được đặt ra. V ì tên gọi là Pháp lệnh Luật sư cho nên khái niệm luật sư là vấn đề được thảo luận rất sôi nổi trong quá trình soạn thảo Pháp lệnh. Các ý kiến đều tập trung xung quanh nội hàm của khái 8
  10. niệm, cơ quan soạn thảo cũne đưa ra nhiều phương án xử lý, tuy nhiên vẫn còn có ý kiến khác nhau. V iệ c đưa ra khái niệm luật sư trong Pháp lệnh là có phần khó khăn, hơn nữa, có tính học thuật, dễ gây tranh luận và nhiều ý kiến cũng thừa nhận điều đó. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài cho thấv việc đưa ra khái niệm hoặc định nghĩa luật sư chi mang tính quy ước, quy định để hiểu một cách thống nhất. V ì vậy, quy định về luật sư trong Pháp lệnh luật sư chù yếu để đưa ra cách hiểu thuật ngữ chứ không hàm ý đưa ra khái niệm. Điều 1 Pháp lệnh Luật sư được quy định như sau: “ Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của Pháp lệnh này và tham gia hoạt động tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cùa họ theo quy định của pháp luật Theo quy định của Đ iều 2 Luật Luật sư thì: "Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng)” . K h á i niệm này về cơ bản vẫn kế thừa quy định của Pháp lệnh Luật sư, tuy nhiên có chinh sửa một sổ từ ngữ so với Điều 1 Pháp lệnh Luật sư. Tuy nhiên, một vấn đề được đặt ra là thời điểm nào một người được coi là luật sư và giấy tờ gì chứng minh một người là luật sư. Trong ngôn ngừ V iệ t Nam, chúng ta thường gặp thuật ngữ “ hành nghề luật sư”, “ nghề luật sư” . Thực ra như vậy không hoàn toàn chính xác về mặt ngôn ngữ, bởi vì “ luật sư” là danh từ chì người, chứ không phải dùng để chì nghề. Theo thói quen trong việc sử dụng ngôn ngữ V iệ t Nam trong văn nói cũng như văn viết thì thuật ngữ “ nghề luật sư” có thể chấp nhận được, cũng như thuật ngữ “ nghề kiến trúc sư” , “ nghề bác s ĩ ’ hoặc “ nghề giáo viên” ... Trong tiếng A n h có thể dịch “ law yer” là luật sư và “practice o f law” là hành nghề luật sư hoặc hành nghề luật. Tuy nhiên, thuật ngữ “nghề luật” và “ hành nghề luật” thì sẽ được hiểu rộng hơn "nghề luật sư” và “hành nghề luật sư” , bởi v ì nghề thẩm phán, nghề công tố... cũng có thể được hiểu là nghề luật. B ở i vậy, nên hiểu luật sư là danh từ chỉ người được công nhận là luật sư khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và hành nghề luật sư là việc luật sư được làm những việc theo chuyên môn, nghề nghiệp của mình đã được pháp luật quy định. Còn nghề luật sư là nói đến một nghề trong xã hội, nghề của những người được công nhận là luật sư. N ó i đến nghề luật sư là nói đến cái chung, còn nói đến luật sư là nói đến cái cụ thể, đến con người cụ thể, đến hành nghề cụ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào 9
  11. pháp luật và tính truyền thống của từng nước mà khái niệm, tiêu chuẳn luật sư và điều kiện, phạm vi hành nghề luật sư được quy định khác nhau. Theo chúng tôi, với tính chất là một nghề, thực hiện một loại công việc chuyên nghiệp, theo sự phân công lao động xã hội trong lĩnh vực tư pháp, nghề luật รบ được hiểu là: một nghề luật, trong đó luật sư - chức danh bố trợ tư pháp có quyền tự do trong phương thức hành nghề của mình cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo quy định của pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, nhằm bảo vệ quyền lợ i ích họp pháp của khách hàng, góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luật sư được hiểu là: một chức danh bổ trợ tư pháp có tư cách pháp lý độc lập, có đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề luật chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác nhằm bào vệ quyền, lợ i ích hợp pháp của khách hàng trước Tòa án, các cơ quan nhà nước và các chù thế khác theo quy định của pháp luật. 1.2. Đặc điểm và yêu cầu của nghề luật sư ỉ . 2.1. Tiêu chuẩn luật sư Luật sư hành nghề bằng kiến thức pháp luật, kỹ năng nghề nghiệp của cá nhân luật รน. N ó i cách khác phẩm chất và năng lực cá nhân của luật sư là yếu tố quyết định trong nghề luật sư. N gười muốn hành nghề luật phải được công nhận là luật sư. Luật các nước đều quy định chặt chẽ về tiêu chuẩn luật sư. Tiêu chuẩn phổ biến để được công nhận luật sư và được cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm: - L à công dân ở nước sở tại. - C ó bàng cử nhân luật. - C ó phẩm chất đạo đức tốt. N g oài các tiêu chuẩn trên có nước còn quy định muốn trờ thành luật sư phải qua đào tạo kỳ năng hành nghề luật sư, tập sự hành nghề luật sư hoặc kỳ thi quốc gia. * K h oả đào tạo nghề luật sư Đ ể nâng cao chất lượng của luật sư, nhiều nước còn quy định ngoài tiêu chuẩn về bằng cử nhân luật, một người muốn trờ thành luật sư phải qua một khoá đào tạo nghề luật sư. T hờ i gian của khoá đào tạo nghề luật sư theo quy định của các nước là không giống nhau. Singapore quy định thời gian đào tạo là 5 tháng, trong khi đó Pháp 10
  12. quy định thời gian của khoá đào tạo nghề luật sư là 12 tháng, còn Nhật quy định thời gian cùa khoá đào tạo là 18 tháng và Đức là 2 năm. Khoá đào tạo nghề luật sư tập trung chủ yếu vào việc đào tạo kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp luật sư. Tuy nhiên, nội dung đào tạo theo quy định của các nước cũng khác nhau. M ộ t số nước nội dung đào tạo được thiết kế riêng cho luật sư (Singapore, Thái Lan, Anh, ú c ...), trong khi một số nước khác nội dung đào tạo được thiết kế chung cho tất cả các chức danh tư pháp là thẩm phán, công tố viên và luật sư (Nhật, Đức). Chương trình đào tạo của các nước có quy định khác nhau. M ộ t số nước bên cạnh việc đào tạo nghề về mặt lý thuyết còn kết hợp v ớ i việc thực hành. Pháp quy định 3 tháng đào tạo lý thuyết và 9 tháng thực tập, mỗi k ỳ 3 tháng học viên phải thực tập tại Toà án, V iệ n công tố và Văn phòng luật sư. * Tập sự hành nghề luật sư T h ờ i gian tập sự của các nước quy định khác nhau. M ộ t số quốc gia đòi hỏi thời gian tập sự là 2 năm (như H y Lạp, B ỉ, Italia, A n h .. một số quốc gia khác lại chỉ quy định thời gian tập sự là 12 tháng như Thái Lan và có nước như Singapore thì chì đòi hỏi thời gian tập sự là 6 tháng. N ộ i dung, chương trình tập sự ở m ỗi quốc gia có quy định không giống nhau, về nơi tập sự hành nghề của luật sư, hầu hết các nước đều có quy định luật sư phải tập sự tại vãn phòng, công ty luật (H y Lạp, B i, Italia, Anh, Singapore, T hái Lan, Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada...). Bên cạnh việc tập sự tại các hãng luật, một số nước còn quy định cho luật sư có thể tập sự tại Toà án, V iệ n công tố ( như Đức, T hụy sĩ...). * K ỳ th i công nhận luật sư Tại m ột số quốc gia để trở thành luật sư, tuy không phải tham gia khoá đào tạo nghề luật sư, v iệ c tập sự hành nghề luật sư, nhưng vẫn phải qua được kỳ kiểm tra sát hạch để công nhận luật sư (Arhentina, M ỹ, B ra zil...). N ộ i dung cùa kỳ kiểm tra này tập trung vào kiểm tra về đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng hành nghề cùa luật sư. Như vậy có thể nói đối với nhiều quốc gia, kỳ thi công nhận luật sư là điều kiện bắt buộc để đánh giá khả năng hành nghề của một luật sư. M ỗ i quốc gia có những quy định khác nhau về việc tổ chức kỳ thi này. 1.2.2. H ành nghề luật sư Sau kh i có Chứng chỉ hành nghề (G iấy phép hành nghề) luật sư có thể lựa chọn cho m ình một hình thức hành nghề đã được pháp luật quy định. Trên thế g iớ i hiện nay chủ yếu có 2 hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau: 11
  13. - Văn phòng luật sư. - Công ty luật hợp danh (partnership). Ở các nước phát triển hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận vì hình thức này không phù hợp với nghề luật sư là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với hoạt động nghề nghiệp của mình. Luật sư là nhà chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao trước khách hàng cho nên nghề luật sư trên thế g iớ i chù yếu dưới hai hình thức là Công ty luật hợp danh và Văn phòng luật sư. ở Anh, M ỹ hình thức Công ty luật hợp danh rất phổ biến đối v ớ i nghề luật sư. M ỹ , Pháp, Canada không bắt buộc luật sư phải hành nghề trong một Công ty luật hợp danh. Nhưng nếu luật sư hành nghề trong một Công ty luật hợp danh sẽ phục vụ khách hàng được tốt hơn, chuyên môn hoá cao hơn. Ở các nước còn có sự phân chia luật sư làm hai loại thì luật sư biện hộ không được hành nghề trong một hợp danh, không được hành nghề như một luật sư được tuyển dụng (luật sư làm thuê). Luật sư biện hộ hành nghề phải có văn phòng riêng của mình. H ai hay nhiều luật sư biện hộ có thể chung vãn phòng, họ có thể chia sẻ một số chi phí văn phòng, nhưng không được tham gia hợp danh. N goài ra luật sư có thể làm thuê cho khách hàng không chuyên môn (lay client) hay còn gọi là luật sư nội bộ (in-house lawyer). M ột đặc điểm khác biệt là người chủ thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy nhất của luật sư đó, H ay nói một cách khác luật sư làm công ăn lương không được có khách hàng riêng trừ người chù đã thuê luật sư đó. Trên thế giới có không ít luật sư làm công ăn lương. H ọ làm việc cho các doanh nghiệp hoặc cho các các cơ quan của chính phủ. N ét cơ bản của luật sư làm công ăn lương so v ớ i những người làm công ăn lương khác là họ chịu sự quản lý về thời gian của người chủ thuê họ, còn về mặt nghiệp vụ họ hành nghề độc lập. 1.2.3. Quản lý đổi với hành nghề luật sư Nghề luật sư được điều chinh bởi các quy tắc do luật định và những quy tác không do luật định. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật về hành nghề luật sư. Những quy tắc khác do H iệp hội luật sư hướng dẫn. H iệp hội luật sư là cơ quan giám sát hoạt động nghề nghiệp của luật sư. Ở hầu hết các nước theo hệ thống thông luật (Com m on La w ) việc công nhận luật sư là do Toà án tối cao còn việc cấp chứng chỉ hành nghề là do H iệp hội luật sư. H iệp hội luật sư có nhiệm vụ duy trì và nâng cao tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của luật sư. M ộ t số nước B ộ trưởng B ộ T ư pháp là người 12
  14. có thẩm quyền cao nhất trong việc quản lv n^hề nehiệp luật sư, giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động luật sư. V iệc quản lý nghề luật sư ờ mỗi nước một khác và phụ thuộc vào tính truyền thống của từng nước, v ấ n đề tự quản đối với nghề luật sư đến đâu là do quy định của từng nước. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý những khâu quan trọng như ban hành các văn bàn pháp luật về hành nghề luật sư, quy định chương trình đào tạo và công nhận luật sư, cho phép thành lập hiệp hội luật sư và các hình thức hành nghề luật sư, và xử lý vi phạm. H iệp hội luật sư chủ yếu quản lý luật sư về mặt đạo đức, nghề nghiệp. Theo thông lệ của nhiều nước, tổ chức luật sư toàn quốc là chủ thể độc lập, trong quá trình hoạt động chỉ có quan hệ phổi hợp với B ộ T ư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc thực hiện quản lý, giám sát đối với luật sư và hành nghề luật sư. T u y nhiên, ở một vài nước, B ộ Tư pháp vẫn giữ vai trò ảnh hường trong việc giám sát hoạt động của tổ chức luật sư ở phạm v i quốc gia, v í dụ như ờ Trung Quốc thì Thứ trưởng B ộ T ư pháp cũng là một đại diện lãnh đạo của H iệp hội luật sư Trung Quốc, một công chức cao cấp của Bộ Tư pháp Thụy Đ iển được phân công phụ trách về hoạt động của Liê n đoàn luật sư Thụy Điển. 1.3. Vị trí, vai trò của luật sư và nghề luật sư Nghề luật sư được nhiều nước quan niệm là nghề có phương thức hành nghề tự do. Nhưng không ai biết được nghề luật sư xuất hiện từ bao giờ. C hỉ biết rằng nghề này xuất hiện từ thời xa xưa. Theo nhận xét của một số nhà cổ học thì quyền bào chữa xuất hiện sớm nhất ở châu  u cùng với sự xuất hiện của Toà án và người biện hộ xuất hiện cùng thẩm phán. Nghề luật sư ngày càng phát triển và trở thành nghề có phương thức hành nghề tự do, được các văn bản pháp luật của nhà nước quy định. L ịc h sử nghề luật sư ờ mỗi nước gắn liền với chế độ chính trị ở nước đó và phục vụ quyền lợ i của giai cấp thống trị ở nước đó. Hoạt động luật sư trong cơ chế thị trường được coi là một loại hình địch vụ nghề nghiệp, được điều chình bằng các đạo luật về hành nghề luật sư và các luật lệ về kinh doanh. Tuy nhiên, giữa các nước theo hệ thống tập quán và các nước theo hệ thống luật thành văn có những điểm khác nhau trong quan niệm về luật sư: i) Các nước theo luật tập quán coi nghề luật sư là một nghề kinh doanh, nhưng thuộc loại hình kinh doanh đặc biệt; ii) Các nước theo hệ thống luật thành văn nhìn chung coi 13
  15. hoạt động luật sư là một trong nhữnR nehề có phuơne thức hành nghề tự do (luật sư, công chứng, kiểm toán, bác SV, kiến trúc sư...). Trong lịch sử, vai trò của luật sư trone việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự trước Toà không phải ờ mọi lúc, mọi nơi được tôn trọng, ở những nước mà mối quan hệ giữa con người với con người bị ảnh hưởng của tâm linh, thần cảm thì nghề luật sư chậm phát triển. V í dụ như ờ các nước H ồi giáo nghề luật sư ít phát triển thậm chí không có nghề luật sư. Nghề luật sư được phát triển và giữ vai trò quan trọng trong các nước dân chủ, phát triển. Để bảo đảm công lý các bên khi tham gia tố tụng đều có sự giúp đỡ từ phía những nhà chuyên nghiệp là luật sư. Theo quan điểm cùa luật sư phương Tây thì luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, cho cá nhân, phải đặt quyền lợi của cá nhân cao hơn hoặc bằng quyền lợi của cộng đồng xã hội. V a i trò của luật sư có sự khác nhau trong các nền văn minh khác nhau. Ở Nhật Bản trước đây các quan hệ trong xã hội được điều chỉnh bằng tập quán, đề cao sự hoà thuận, tránh cưỡng chế. Các quy phạm với chế tài là sự hổ thẹn và trách cứ đủ để duy trì trật tự xã hội ờ Nhật Bản. Tuy nhiên ờ Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và đặc biệt là sau đại chiến thế giới lần thứ II vai trò của pháp luật đã được thừa nhận trong xã hội Nhật Bản, nghề luật sư đã được hình thành và ngày càng phát triển. Tuỳ theo quốc gia khác nhau mà pháp luật có vai trò quan trọng khác nhau, ở Pháp trong một thời gian dài pháp luật chi đóng vai trò thứ yếu. Pháp luật chi tồn tại ờ khía cạnh luật nội dung mà không có luật hình thức. Luật nội dung không có bảo đảm của luật tố tụng, pháp luật tồn tại bên ngoài Toà án, bên ngoài các vụ kiện. C ái mà được gọi là pháp luật lại đối lập với tư pháp và không được m ọi người quan tâm. Các nhà doanh nghiệp chi quan tâm đến khía cạnh thương mại của một hợp đồng mà không quan tâm đến khía cạnh pháp lý của nó. Pháp luật chưa được xã hội tôn trọng Trên thế giới, nghề luật sư được tổ chức theo nhiều hình thức và rất đa dạng. Sự đa dạng này xuất phát từ đặc thù lịch sử, văn hỏa, cách suy nghĩ cũng như hệ thống pháp luật của m ỗi nước. M ặ c dù có nhiều quan điểm khác nhau về nghề luật sư nhưng đều có chung một điểm cho rằng, luật sư là một nghề trong xã hội, là công cụ hữu hiệu góp phần đảm bảo công lý. Nghề luật sư rất chú ý đến vai trò cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư và tính chất của nghề tự do trong tổ chức hành nghề luật sư. 14
  16. T ù y thuộc vào điều kiện của mồi nước mà có sự nhận thức khác nhau về vị trí, v ai trò của luật sư. Nghề luật sư và vai trò của luật sư luôn có sự thay đổi và phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế khách quan của mỗi xà hội. Nhiệm vụ của luật sư là góp phần bảo vệ pháp quyền bằng việc hướng dẫn cho khách hàng hiểu biết và thi hành đúng pháp luật, phục vụ công lý, bào vệ những quyền của công dân đã được Hiến pháp và pháp luật quy định. Luật sư đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần bảo vệ quyền cơ bản của công dân và phát triển xã hội. Luật sư với tư cách là người có kiến thức sâu, rộng về pháp luật có chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, tham gia tích cực trong việc bào vệ pháp quyền, cần phải khẳng định mình hơn nữa trong công cuộc xây dựng một xã hội công bàng, dân chủ, văn minh. 2. Nghề luật sư ở một số nước trên thế giói 2.1. Nghề luật sư ở Anh 2.1.1. Sự ra đời nghề luật sư Ở A n h hệ thống pháp luật không bị ảnh hưởng của hệ thống pháp luật L a M ã, mà được hình thành từ thực tiễn hoạt động tư pháp. V ì vậy, nghề luật sư ở A n h có những khác biệt so với nghề luật sư ở một số nước châu Âu. Nghề luật sư ở A nh được xây dựng trên mô hình tổ chức tư pháp và tố tụng của A nh được hình thành từ thế kỷ X II và XIII. Sự tồn tại của hai nghề luật sư luật sư biện hộ (barrister) và luật sư tư vấn (solicitor) xuất phát từ đặc thù của hệ thống luật án lệ. Luật của A n h không phải là luật thành văn, nó được hình thành ngay trong các phòng xử án. Các quy phạm pháp luật nằm trong các quyết định của Toà án và chi có thẩm phán của ba Toà cấp cao (Toà án tối cao, Toà phúc thẩm, V iệ n nguyên lão) mới có quyền ra các quyết định như vậy. 2.1.2. Luật รน tư vấn * Tiêu chuẩn N g ư ờ i muốn được công nhận là luật sư tư vấn phải có đù các điều kiện sau đây: - C ó kiến thức pháp luật cơ bản (foundations o f legal knowledge), cụ the như + Tham gia chương trình đào tạo tại các trường đại học để cấp bằng cử nhân luật (law degree); hoặc 15
  17. + T hi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Common Professional Examination) nếu người đó có bằng cử nhân chuyên ngành khác hoặc đã có thời gian công tác pháp luật; hoặc - Qua khoá đào tạo kỹ năng nehề nehiệp (1 năm) do Hiệp hội luật sư hoặc các trường đại học tổ chức (legal practice coure). Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, học viên phải qua một kỳ thi để lấy chứng chỉ và tiếp tục tham gia khóa học đào tạo thực tế tại một hãng luật; - Hoàn thành 2 nãm (fu ll time) hoặc 4 năm (part time) đào tạo kỹ năng hành nghề thực tế tại một hãng luật. Những người có đủ điều kiện trên có thể nộp đơn cho H iệp hội luật sư để xin công nhận là luật sư tư vấn. Nếu xét thấy người nộp đon đáp ứng đù các điều kiện nêu trên, H iệp hội luật sư cấp giấy công nhận là luật sư tư vấn cho người đó. Sau khi được công nhận, luật sư tư vấn được ghi tên vào danh sách luật sư tư vấn của H iệp hội luật sư. Tuy nhiên, để được phép hành nghề tư vấn pháp luật, luật sư tư vấn còn phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được cấp cho những người có đù điều kiện sau đây: + Có giấy chứng nhận là luật sư tư vấn; + Không bị đình chi hành nghề; + Có đơn được làm theo mẫu đã quy định; + Tuân thủ các quy định về đào tạo; + Tuân thủ các nguyên tắc bồi thường. Kèm theo đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề, luật sư tư vấn phải nộp một khoản lệ phí. Chứng chi hành nghề của luật sư tư vấn chỉ có hiệu lực trong 12 tháng và thường được đổi vào ngày 1 tháng 11 hàng năm. * Hành nghề Luật sư tư vấn có thể hành nghề với tư cách cá nhân hoặc trong một công ty hợp danh. Luật sư tư vấn có thể hành nghề dưới các hình thức sau: - V ă n phòng luật sư cá nhân. Văn phòng luật sư cá nhân do một luật sư thành lập và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng. - Công ty luật hợp danh (partnership). Công ty luật hợp danh là tổ chức hành nghề do các luật sư tư vấn kết hợp với nhau thành lập. Các luật sư tư vấn tham gia công ty luật hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của công ty. 16
  18. - Làm thuê cho công ty luật hợp danh; - Làm thuê cho cơ quan nhà nước hoặc doanh. Luật sư tư vấn được tham gia biện hộ trước các Toà cấp thấp và phải cạnh tranh v ớ i các luật sư biện hộ trước Toà, luật sư tư vấn mặc áo dài đen nhưng không bao giờ mang tóc giả. Luật sư tư vấn có thể kiện khách hàng cố tình không trả thù lao, đồng thời họ phải chịu trách nhiệm về các sai lầm mắc phải trước Toà án. * Tổ chức x ã hội nghề nghiệp H ộ i luật sư (Law Society) là tổ chức nghề nghiệp của các luật sư tư vấn. Có khoảng 116.000 luật sư tư vấn hành nghề là thành viên của hiệp hội luật sư. H ộ i luật sư A n h được thành lập theo Đ iều lệ Hoàng gia (Royal Charter) v a o f nawm 1845. Hiệp hội luật sư chịu trách nhiệm trước Toà án tối cao về hoạt động hành nghề cùa luật รน tư vấn. H iệ p hội luật sư có thẩm quyền ban hành quy tắc ứng xử nghề nghiệp, các quy định về giáo dục, đào tạo và các tiêu chuẩn của luật sư tư vấn, bất kể họ hành nghề ờ trong hay ngoài nước Anh. H iệp hội luật sư có trụ sờ chính ở Luân Đôn và có các văn phòng ở khu vực Preston, Cambrigde, Bristol, C a rd iff W akefield và một văn phòng ở Brussels. N hiệm vụ chính của văn phòng ở Brussels là hoạt động hợp tác quốc tế. H ội luật sư còn có thể thành lập tại các địa phương (Local La w Society). Ở A nh có 13 hội luật sư địa phương. 2.1.3. Lu ậ t sư biện hộ Theo truyền thống các luật sư biện hộ trực thuộc một tổ chức gọi là Inn o f court (tạm dịch là câu lạc bộ hay lữ quán). Thực ra đây là khu ăn ờ của các luật gia trong Toà án, nhưng có vai trò như một hội đoàn nghề nghiệp của Toà án. N gay từ thời kỳ trung cổ, công tác đào tạo luật sư chủ yếu là đào tạo thực hành, không mang tính lý thuyết. Sinh viên luật thời đó thường tới Luân Đôn để học hỏi và thực tập bên cạnh các thẩm phán tại Toà án cấp cao, ăn ngủ tại Inn o f court v ớ i các luật gia khác. M ồ i Inn o f court có một nhà thờ, một thư viện và một đại sảnh, nơi m ọi người ăn uổng khi đến bữa, đồng thời cũng là nơi hội họp và giảng dạy về thực tiễn. Cả bốn Inn của hệ thống án lệ ở A n h vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Cuộc sống của các luật sư biện hộ chủ yếu tập trung ở các Inn, họ hành nghề tại các văn phòng (chamber) nằm trong khu vực * Tiêu chuẩn 17
  19. Người muốn được công nhận là luật sư biện hộ phài có đủ các điều kiện sau đây: - Được công nhận là học viên ở một trong 4 Inn o f Court; - Đã qua khóa đào tạo luật sư tranh tụng và đỗ kỳ thi cô ns nhận luật sư tranh tụng; - Đã có thời gian thực tế. Đào tạo luật sư tranh tụng được: chia làm 3 giai đoạn: đào tạo lý thuyết, đào tạo nghề nghiệp và đào tạo thực tế như sau: i) Những người có bằng cử nhân luật hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành khác nhưng có chứng nhận đã thi đỗ kỳ kiểm tra nghề nghiệp (Com m on Professional Exam ination) được coi là đã hoàn thành giai đoạn đào tạo lý thuyết; ii) G iai đoạn đào tạo kỹ năng nghề nghiệp (1 năm) do Đoàn luật sư tổ chức. C h i những người đã đăng ký là học viên của Inns o f Court mới được tham gia khóa học này. N ộ i dung của khóa học này được xây dựng trên cơ sở những kiến thức pháp lý cơ bản. K h i học viên hoàn thành chương trình đào tạo phải thi lấy chứng chỉ; iii) G ia i đoạn đào tạo thứ 3 chủ yếu tập trung vào thực tế hành nghề. K h i đã trở thành luật sư biện hộ, các luật sư vẫn tiếp tục tham gia các khoá bồi dưỡng và thực hành nghề nghiệp trong vòng 3 năm đầu hành nghề. V iệ c công nhận luật sư biện hộ do một H ội đồng của Inn o f court (Bencher o f Inn) thực hiện. Sau khi được công nhận luật sư biện hộ phải ghi tên mình vào danh sách luật sư biện hộ tại một Tòa án và danh sách này do toà án tối cao quản lý và được lưu giữ tại Inn o f court. Đẻ được phép hành nghề luật sư biện hộ phải tuyên thệ tại toà án nơi họ hành nghề. * Hành nghề Hoạt động chủ yếu của các luật sư biện hộ là bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước các Tòa án cấp cao. Tại phiên tòa luật sư biện hộ xuất hiện trong trang phục truyền thống là bộ áo dài đen và đội tóc giả. Do ảnh hường của truyền thống luật sư biện hộ không được thành lập công ty. ỏ Luân Đôn các luật รน biện hộ hành nghề tại các văn phòng trong một khu vực. Các luật sư biện hộ có thể cùng nhau làm việc trong một văn phòng, tuy nhiên họ hành nghề độc lập và không có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau, có chăng chỉ có việc cùng nhau chia sẻ chi phí của văn phòng. Luật sư biện hộ không được trực tiếp gặp khách hàng. M ọ i giao dịch vớ i khách hàng do luật sư tư vấn đảm nhiệm. Luật sư biện hộ nhận yêu cầu từ luật sư tư vấn chứ 18
nguon tai.lieu . vn