Xem mẫu

  1. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI QUÂN KHU 7  NGUYỄN VĂN HÒA (*) TÓM TẮT Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước là một hoạt động quan trọng đối với các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp. Trong bài viết tác giả đề cập đến một số vấn đề cơ sở lý luận về chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Quân khu 7, thông qua việc đánh giá chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, tác giả rút ra nhận xét, đánh giá và nêu lên những thành tựu, hạn chế đối với công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Quân khu 7 trong thời gian tới. Từ khóa: Quản lý vốn, đầu tư, xây dựng cơ bản, Ngân sách Nhà nước, Quân khu 7. SUMMARY Managing capital construction investment from the State Budget is an important activity for agencies and businesses. In this article, the author mentions some theoretical issues about the quality of capital construction investment management from the State Budget source in Military Region 7, through the evaluation of the quality of capital management capital construction investment, the author draws comments, assesses and raises the achievements and limitations for the management of capital construction investment. At the same time, offering solutions to contribute to improving the quality of capital construction investment management from the State Budget source in Military Region 7 in the coming time. Key words: Capital management, investment, capital construction, State budget, Military Region 7. 1. Đặt vấn đề Quân khu 7 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là 1 trong 8 Quân khu của Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vì vậy xây dựng khu vực phòng thủ hiệu quả tại đây là cực kỳ cần thiết. Từ thực tiễn đó, hàng năm Bộ Quốc phòng quan tâm bố trí ngân sách cho Quân khu 7 để đầu tư xây dựng công trình. Ngoài các dự án cải thiện, nâng cao điều kiện sinh hoạt, học tập, huấn luyện chiến đấu, Bộ Quốc phòng còn giao nhiệm vụ xây dựng các công trình, dự án lớn góp phần bảo vệ an ninh quốc gia… Vì vậy, để đảm bảo tiến độ, chất lượng, yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng công trình thì công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản phải luôn được chú trọng. 2. Thực trạng Bảng 1.Tình hình ngân sách xây dựng cơ bản tại Quân khu 7 giai đoạn năm 2015 – 2017 ĐVT: Đồng Ngân sách Ngân sách Nhà nước Ngân sách Nhà nước Năm Tổng chi cấp qua BQP cấp qua KBNN 2015 612.980.048.000 509.306.382.000 103.673.666.000 2016 710.256.438.000 595.713.350.000 114.543.088.000 2017 750.379.439.000 685.857.037.000 64.522.402.000 Tổng cộng 1.996.237.411. 000 1.713.498.255.000 282.739.156.000 (*) Học viên Cao học Trường ĐH KTCN Long An TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 51
  2. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI - Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2015 là 612.980.048.000 đồng, tăng 206% so với năm 2014. Tập trung đầu tư xây dựng các dự án xóa nhà cấp 4 xuống cấp nghiêm trọng, xây dựng nhà ở làm việc của cán bộ chiến sỹ, xây dựng Ban Chỉ huy quân sự các huyện mới thành lập… - Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016 là 710.256.438.000 đồng, tăng 116% so với năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các Bệnh viện Quân y, nhà công vụ, nhà làm việc các cơ quan đơn vị… - Tổng chi đầu tư xây dựng cơ bản năm 2017 là 750.379.439.000 đồng, tăng 106% so với năm 2016. Tập trung đầu tư xây dựng doanh trại các đơn vị, đầu tư trang thiết bị y tế cho các Bệnh viện Quân y… Qua số liệu trên cho thấy, Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng đã từng bước quan tâm, bố trí ngân sách tập trung đầu tư xây dựng các dự án công trình phục vụ an ninh quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc bảo đảm tốt đời sống vật chất tinh thần, cho cán bộ chiến sỹ và giữ vững an ninh quốc phòng. 3. Một số tồn tại, hạn chế trong hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 3.1. Những kết quả đạt được Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Thường vụ Đảng ủy - Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 cùng với nỗ lực quyết tâm cao của Đảng ủy, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ, công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trong Quân khu đã đi vào nề nếp, đạt hiệu quả thiết thực. Nhiều dự án, công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đúng tiến độ, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, đạt chất lượng tốt, phát huy hiệu quả đầu tư về an ninh quốc phòng và kinh tế - xã hội. 3.2 . Hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế Tuy nhiên còn một số dự án, công trình thời gian thi công kéo dài, điều chỉnh thiết kế dự toán và tổng mức đầu tư tăng; kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng một số công trình còn hạn chế; công tác nghiệm thu thanh toán vốn còn chậm; một số dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã lâu nhưng chưa hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành theo quy định, vẫn còn tình trạng nợ đọng, gây thất thoát, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Những hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau: Nguyên nhân khách quan: Các văn bản pháp lý của Nhà nước về công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) thay đổi, nhiều nội dung mới chưa được hướng dẫn kịp thời, còn thiếu tính đồng bộ; tính pháp lý chưa cao, chế tài xử lý chưa mạnh. Đơn giá các địa phương luôn thay đổi theo chiều hướng tăng; giá cả thị trường liên tục biến động dẫn đến nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư… Nguyên nhân chủ quan: Lãnh đạo, chỉ huy các cấp chưa quán triệt sâu sắc chủ trương, yêu cầu của công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình, thiếu giải pháp cân đối bảo đảm ngân sách đúng trọng tâm, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên; bố trí kế hoạch vốn chưa phù hợp với tiến độ thực hiện; công tác quy hoạch chất lượng còn thấp… Năng lực quản lý, điều hành một số chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án (Ban QLDA) còn hạn chế nhưng ít được hướng dẫn tập huấn. Cơ quan chức năng thiếu biện pháp hữu hiệu để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong quản lý ĐTXDCB. Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế một số dự án còn yếu. Một số đơn vị tư vấn lập dự án, lập thiết kế kỹ thuật - dự toán, lập hồ sơ mời thầu, giám sát thi công… năng lực chuyên môn chưa tương xứng với quy mô và cấp công trình. Một số nhà thầu nhân lực, máy móc, thiết bị, tài chính… năng lực chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu công nghệ; điều kiện giải pháp thi công chưa phù hợp. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ĐTXDCB ở các cấp chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, giám sát trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế hiện nay. Chủ đầu tư chưa chủ động thường TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 52
  3. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát đầu tư và xử lý vi phạm trong quản lý đầu tư xây dựng công trình được giao. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn Ngân sách Nhà nước tại Quân khu 7 4.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch kế hoạch hóa vốn ĐTXDCB Trên cơ sở quy hoạch đã được duyệt, lập kế hoạch đầu tư trung hạn, dài hạn làm căn cứ bố trí ngân sách hàng năm có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục tình trạng bố trí ngân sách phân tán, dàn trải. Đề xuất dự án đầu tư phải thiết thực, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ chính trị của đơn vị, xếp thứ tự ưu tiên và cấp bách, phát huy hiệu quả đầu tư. Nội dung đầu tư đổi mới theo sự phát triển của công nghệ hiện đại, có những lĩnh vực phải đi trước đón đầu, hướng tới mục tiêu đảm bảo cơ sở vật chất cho việc xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, nhất là các dự án Bộ Quốc phòng ủy quyền phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể, kế hoạch trung hạn, dài hạn đã được bộ phê duyệt. Dự án phải xác định rõ nguồn vốn và khả năng bảo đảm hàng năm, hạn chế tối đa mở mới trừ những dự án được Bộ cho phép. Tập trung vốn cho dự án chuyển tiếp, khuyến khích bố trí vốn cho dự án hoàn thành vượt tiến độ trong năm kế hoạch và ưu tiên bố trí vốn cho dự án đã phê duyệt quyết toán nhưng còn thiếu vốn, dự án còn nợ đọng, hạn chế tình trạng đầu tư dàn trải theo hình thức “chia vốn”… 4.2 Giải pháp 2: Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư Các dự án được phê duyệt đầu tư phải bố trí kinh phí để chủ đầu tư ký hợp đồng tuyển chọn tư vấn đủ tiêu chuẩn lập dự án. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của Quân khu, tư vấn thiết kế và chủ đầu tư trong lập, thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật - dự toán, lựa chọn nhà thầu, nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. 4.3 Giải pháp 3: Tăng cường quản lý chất lượng, tiến độ Thực hiện nghiêm quy định của Luật Xây dựng, chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Quân khu về quản lý chất lượng công trình. Chủ đầu tư, Ban QLDA phải thường xuyên kiểm tra, giám sát năng lực thực tế của nhà thầu thi công tại hiện trường; yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Chủ đầu tư, Ban QLDA tăng cường giám sát chất lượng vật tư, vật liệu; khi phát hiện vi phạm về chất lượng công trình phải buộc nhà thầu dừng thi công để khắc phục hậu quả. Yêu cầu nhà thầu tư vấn, giám sát thi công thực hiện nghiêm các điều khoản đã ký kết; nhà thầu thiết kế phải thực hiện giám sát; phải có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô của dự án đầu tư xây dựng. Ban QLDA có biện pháp hữu hiệu yêu cầu nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc thiết bị, tiền vốn để thực hiện gói thầu đúng tiến độ theo hợp đồng; quy định mốc thời gian hoàn thành công việc chủ yếu. Nếu vì nguyên nhân khách quan làm chậm tiến độ, nhà thầu đã chủ động có biện pháp khắc phục nhưng chưa giải quyết được thì cho phép điều chỉnh thời gian. Ngược lại, nhà thầu thiếu chủ động, không tìm cách tháo gỡ hoặc do chủ quan gây ra thì không cho phép điều chỉnh tiến độ thực hiện. Chủ đầu tư cần có chế độ thưởng, phạt nghiêm minh trong việc thực hiện tiến độ của các nhà thầu; xác định việc quản lý chất lượng, tiến độ thi công là chỉ tiêu quan trọng trong quản lý dự án ĐTXDCB. 4.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng quản lý, cấp phát, thanh toán vốn đầu tư Công tác quản lý, thanh, quyết toán vốn đầu tư phải đạt được các mục tiêu nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, tạo điều kiện về vốn cho nhà thầu thực hiện dự án, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, hiệu quả, tránh nợ đọng… Các cấp cần tiếp tục quán triệt và thực hiện quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Chủ đầu tư, ban QLDA ưu tiên vốn thanh toán cho khối lượng hoàn thành, có biện pháp đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 53
  4. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn chỉnh hồ sơ thanh toán; có kế hoạch tạm ứng cho nhà thầu để dự trữ các loại vật tư chủ yếu theo mùa hoặc có xu hướng tăng giá, quản lý chặt chẽ khối lượng phát sinh, khối lượng phải điều chỉnh giá và đơn giá điều chỉnh, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh khối lượng phát sinh làm cơ sở thanh toán, tránh nợ đọng ngân sách XDCB. 4.5 Giải pháp 5: Đẩy mạnh quyết toán dự án hoàn thành Các đơn vị tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 1630/TC-XDCB ngày 28/4/2018 của Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng về việc xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán các dự án hoàn thành. Các chủ đầu tư, Ban QLDA kiểm tra, rà soát, hoàn thiện đầy đủ hồ sơ, tiến hành thủ tục quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định. Trường hợp các dự án quyết toán chậm cần xác định rõ nguyên nhân, đề xuất biện pháp tháo gỡ hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý. Không cho phép nhà thầu vi phạm quy định về thời gian lập hồ sơ quyết toán hợp đồng tham gia các dự án mới do Bộ Quốc phòng thực hiện; không bố trí kế hoạch vốn cho các dự án chậm nộp báo cáo quyết toán từ 12 tháng trở lên. 4.6 Giải pháp 6: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư Các cơ quan chức năng quân khu thường xuyên kiểm tra giám sát đánh giá chất lượng công trình, tiến độ thi công và giải ngân thanh toán các dự án công trình. Đối với các chủ đầu tư, Ban QLDA tăng cường phối hợp, chủ động kiểm tra phát hiện và giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vướng mắc nảy sinh trong quá trình hoạt động ĐTXDCB; thực hiện nghiêm chỉ thị của Bộ Quốc phòng về chống lãng phí, thất thoát trong ĐTXDCB. Các cơ quan, đơn vị cần chấn chỉnh kịp thời bộ máy, quy trình thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi quản lý của mình, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về giám sát và đánh giá đầu tư theo quy định. 4.7 Giải pháp 7: Nâng cao năng lực của chủ đầu tư, Ban QLDA Các chủ đầu tư, Ban QLDA thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ kiêm nhiệm tham gia tập huấn nghiệp vụ quản lý xây dựng cơ bản. Đồng thời cập nhật những kiến thức, chế độ mới về quản lý ĐTXDCB cho cán bộ của Ban QLDA. Đối với Ban QLDA kiêm nhiệm, nhất là Ban QLDA ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, phải có sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, tài chính và chế độ đãi ngộ hợp lý. Trong một số trường hợp cần thiết có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm quản lý dự án. 5. Kết luận Nâng cao chất lượng quản lý vốn ĐTXDCB là một nội dung rất quan trọng đối với tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân khu. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng quản lý vốn ĐTXDCB đòi hỏi phải có định hướng, giải pháp khoa học, hữu hiệu cùng với cơ chế, chính sách hợp lý và hoàn chỉnh, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị. Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khâu thực hiện đầu tư và đưa công trình vào sử dụng tại Quân khu 7. Đưa ra một số đánh giá, nhận xét đối với quá trình đầu tư xây dựng và một số hạn chế tồn tại trong công tác quản lý vốn ĐTXDCB. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại, từ giải pháp của từng khâu trong quá trình thực hiện đầu tư cho đến các giải pháp tổng thể. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư số 210/2011/TT-BQP ngày 28/11/2011 quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 54
  5. NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI [2]. Bộ Quốc phòng (2012), Thông tư số 05/2012/TT-BQP ngày 18/01/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. [3]. Bộ Quốc phòng (2014), Chỉ thị số 89/CT-BQP ngày 10/08/2014 về việc tăng cường quản lý tổng mức đầu tư, chống dàn trải và nợ đọng xây dựng cơ bản đối với các dự án đầu tư trong Bộ Quốc phòng. [4]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý thanh toán vốn đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. [5]. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước. [6]. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 (2015, 2016, 2017), Báo cáo quyết toán ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản. [7]. Cục Tài chính - Bộ Quốc phòng (2016), Công văn số 1630/CTC-XDCB ngày 28/4/2016 về việc xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán các dự án hoàn thành. [8]. Quân khu 7 (2016), Văn bản số 1171/BTL-PTC ngày 07/6/2016 chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng tồn đọng quyết toán các dự án hoàn thành từ năm 2005. Ngày nhận: 02/7/2018 Ngày duyệt đăng: 09/9/2019 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 55
nguon tai.lieu . vn