Xem mẫu

  1. TÁI CƠ CẤU TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ NGĂN CHẶN SUY GIẢM KINH TẾ Những khiếm khuyết trong cơ cấu kinh tế Mô hình phát triển của nền kinh tế nước ta trong nhiều năm qua là mô hình hướng ngoại, dựa nhiều vào xuất khẩu (khoảng 60 - 70% GDP), nhập khẩu (hơn 90% GDP) và thu hút đầu tư nước ngoài (vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chiếm 16% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội của những năm 2000-2005 và hơn 20% những năm gần đây. Nếu tính cả đầu tư gián tiếp thì tỷ lệ này lên đến 30%). Thu ngân sách nhà nước từ thu nội địa chỉ chiếm hơn 50%, còn lại là thu từ dầu thô và thuế xuất nhập khẩu. Mô hình này chỉ có thể phù hợp trong điều kiện bình thường, nhưng lại khiến nền kinh tế và nền tài chính, tài khóa trong nước bị tổn thương khi kinh tế thế giới có sự biến động và lâm vào tình trạng bất ổn. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm qua chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng. Sự gia tăng của yếu tố năng suất tổng hợp còn quá nhỏ. Theo tính toán nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998-2002 là 6,2% thì yếu tố năng suất tổng hợp chỉ đóng góp 1,4%; giai đoạn 2003-2008 có tăng hơn cũng chỉ đạt 2,07% trong mức tăng trưởng kinh tế bình quân 7,89%/năm. Ðiều đó chứng tỏ chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa tăng trưởng theo chiều sâu. Sự gia tăng của chất lượng lao động, chất lượng máy móc, công nghệ, vai trò quản lý và tổ chức sản xuất chưa tương xứng trong mức tăng trưởng kinh tế (GDP). Trình độ công nghệ ở Việt Nam thấp so với nhiều nước
  2. L)- Nước ngoài bội chi 3% đã la làng, mình bội chi gần 7% vẫn trong giới hạn an toàn? Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: “Trang thiết bị của hải quân chúng ta yếu, tại sao chúng ta không tập trung vào đó?”. Kỷ luật tài chính không nghiêm, bội chi ngân sách cao, chi vượt dự toán lớn... là vấn đề mà nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chỉ ra trong phiên thảo luận ngày 28-10 về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009; dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2010. Có khoản chi vượt dự toán gần 18 lần Phó Trưởng đoàn ĐBQH Thái Nguyên Đỗ Mạnh Hùng nhận xét: “Kỷ luật tài chính không nghiêm”. Ông Hùng dẫn chứng bốn khoản chi vượt dự toán đáng chú ý, trong đó bức xúc nhất là những “khoản chi khác” vượt tới gần 18 lần (dự toán là 620 tỷ đồng, chi gần 12 ngàn tỷ đồng). “Tuy Chính phủ đã có báo cáo giải trình bổ sung nhưng chúng tôi vẫn băn khoăn. Chẳng hạn, khoản chi thưởng 1.500 tỷ đồng cho những địa phương vượt thu” - ông Hùng nói.
  3. Doanh nhân Phạm Thị Loan bổ sung: “Luật cho phép Chính phủ có thể tạm ứng những khoản khẩn cấp. Nhưng con số đó lên tới 50.000 tỷ đồng thì không thể nói là khoản chi khẩn cấp được”. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết băn khoăn về khoản chi cho gói kích cầu. Theo ông Thuyết, gói kích cầu chiếm 8% GDP và 30% ngân sách nhưng Chính phủ một mình quyết định, quyết xong rồi thì UBTVQH mới biết và QH mãi sau này mới biết. Bây giờ cũng không biết có gói kích cầu thứ hai không. Hay việc phát hành trái phiếu 20.000 tỷ đồng, Chính phủ mới trình thì các báo đã đăng tin Thủ tướng phân bổ cho các ngành. “Có doanh nghiệp mua bán phân hóa học, thuốc trừ sâu cũng được vay với lãi suất thấp. Họ chạy sang Trung Quốc mua hàng về bán cho dân mình. Như thế là kích cầu cho hàng xóm chứ đâu phải kích cầu cho mình” - ông Thuyết nói. Đại biểu Nguyễn Đình Xuân (Tây Ninh) kiến nghị: Đề nghị sửa Luật Ngân sách để Quốc hội tham gia sớm hơn vào quá trình quyết ngân sách. Chứ lần này dự toán ngân sách có nhiều hạng mục nhưng gửi
  4. cho ĐBQH chỉ vài ngày trước khi thảo luận khiến ĐB không đủ thời gian nghiên cứu, góp ý. Bội chi: Chỉ duyệt 6% Ông Thuyết nói: Nhiều khoản chi của Chính phủ không hợp lý. Hiện nay các tập đoàn kinh tế được vay 500 triệu USD để khai thác bôxít ở Tây nguyên; vay 500 triệu USD để lập bốn trường đại học đẳng cấp quốc tế. Sắp tới, nếu Quốc hội thông qua nhà máy điện hạt nhân thì vay 12 tỷ USD. “Trang thiết bị của hải quân chúng ta yếu, tại sao chúng ta không tập trung vào đó để chi cho hiệu quả? Các đồng chí có thể tranh luận rằng chi cho đào tạo là chi cho tầm nhìn xa, thế thì chi cho bảo vệ tổ quốc có phải là chi cho tầm nhìn xa không?” - ông Thuyết hỏi. Bà Phạm Thị Loan kiến nghị không nên chi cho các tập đoàn theo đề nghị của Chính phủ là hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó có 3.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Dầu khí. “Lợi nhuận sau thuế phải đưa vào ngân sách, không để lại cho Tập đoàn Dầu khí, vì họ đầu tư thế nào chúng ta không biết. Năm nay là 3.500 tỷ đồng, những năm sau có thể còn cao hơn” - bà Loan nói.
  5. Báo cáo của Chính phủ dự kiến mức bội chi ngân sách năm 2009 bằng 6,9% GDP và dự kiến mức bội chi ngân sách năm 2010 bằng 6,5% GDP. “Một số nước châu Âu bội chi 3% đã là đáng báo động, 5% là giới hạn nguy hiểm rồi. Thế nhưng chúng ta lại nói với nhau là vẫn trong hành lang an toàn. Tôi cho rằng mức bội chi năm 2010 chỉ nên ở mức 6% và có kế hoạch giảm xuống 5% trong năm sau nữa” - bà Loan đề nghị. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh: Bội chi sẽ chỉ dùng cho đầu tư phát triển Về ý kiến bội chi 6,9% của năm 2009 là quá cao trong điều kiện tổng thu ngân sách không hụt thu hàng chục ngàn tỷ đồng như dự báo mà còn vượt kế hoạch, theo tôi không thể suy luận cơ học. Vì trong năm ngân sách này, một số tỉnh hoàn thành vượt mức nhiệm vụ thu nhưng cũng có nơi không đạt. Luật Ngân sách lại không cho phép điều tiết khoản vượt thu của địa phương về trung ương trong khi trung ương lại có nhiệm vụ hỗ trợ cho những nơi thu không đủ chi. Các nguồn thu chính của ngân sách trung ương, như thu từ dầu thô, từ thuế, do khó khăn chung lại giảm mạnh. Tính tổng thể, thu của ngân sách trung ương giảm mạnh trong khi nhu cầu chi kích cầu lại
  6. rất lớn nên không thể kéo giảm được bội chi. Năm 2010, riêng nhu cầu tăng chi an sinh xã hội và cải cách tiền lương đã cần trên 100.000 tỷ đồng. Trong khi đó, kinh tế mới trong giai đoạn hồi phục, thu ngân sách chưa thể tăng cao. Vì vậy, Chính phủ kiên trì đề nghị Quốc hội cho bội chi ngân sách ở mức 6,5% GDP và cam kết dành toàn bộ số bội chi này, tương đương 125.500 tỷ đồng cho đầu tư phát triển. - “Nhiều chỉ tiêu bội chi vượt dự toán, những khoản chi khác vượt đến 10 lần. Chính phủ sẽ phải giải trình trước Quốc hội về vấn đề này”... Chủ nhiệm ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, ông Phùng Quốc Hiển đã khẳng định như vậy với phóng viên. - Có đại biểu QH cho rằng, Chính phủ thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 với 19 chỉ tiêu vượt chi, nhiều khoản chi khác chưa được làm rõ khiến cho bội chi ngân sách tăng cao. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
  7. - Chính phủ có bám sát vào Nghị quyết thu chi ngân sách của QH, nhưng trong thực hiện có nhiều khoản phát sinh ngoài dự toán. Phần chi thì tăng lên trong khi thu không bị giảm. Mặc dù chính sách giảm thuế 28.000 tỷ đồng nhưng có phần tăng thu ở lĩnh vực khác khiến thu ngân sách vẫn tăng 700 tỷ. Ngân sách Trung ương có bội chi gần 7.000 tỷ nhưng ngân sách địa phương lại bội thu. Như vậy thu không giảm, chi QH khống chế mà vẫn bội chi thì Chính phủ phải làm rõ. - Xử lý vấn đề này như thế nào, thưa ông? - Bù ngân sách 10.000 tỷ cho địa phương là hợp lý. Chính phủ đưa ra trong quá trình giải cứu nền kinh tế có chi thêm 11.000 tỷ hỗ trợ cho người nghèo, tăng cường an sinh xã hội, vượt dự toán so với kế hoạch QH cho phép. Chính phủ phải giải trình rõ, nếu được QH chấp nhận nghĩa là được phép. Khoản thứ hai chúng tôi thấy chưa rõ là thưởng bội thu. Đó là quy định trong luật cho phép nhưng phải trên cơ sở là tăng thu thực tế, kết thúc năm những địa phương có nguồn thu trung ương vượt kế hoạch thì lấy nguồn tăng thu để lại cho địa phương. Nhưng trong khi
  8. chúng ta chưa biết nguồn tăng là bao nhiêu mà lại lấy bội chi để thưởng bội thu là không hợp lý. Chính phủ phải giải trình và không ai khác QH mới là người quyết định việc thu chi ngân sách. - Bội chi ở các khoản khác khiến ĐBQH quan tâm chưa được làm rõ đó là những khoản nào? - Những khoản chi này đang đặt ra yêu cầu để Chính phủ giải trình. Những khoản thu khác tăng lên rất nhiều, tôi nhớ là đến 10 lần. Đây là những khoản chi phát sinh đòi hỏi Chính phủ phải làm rõ. Những khoản chi khác là những cái gì? Vào mục tiêu gì? Đặc biệt quan trọng nhất là lấy dự toán để soi và phải chấp hành nghiêm. Anh tăng lên thì phải báo cáo. Những khoản chi này phần lớn là khoản chi đột xuất như thiên tai, lũ lụt... thì phải trích từ quỹ dự phòng ra. Ngoài ra phải báo cáo, nếu thấy hợp lý thì QH cũng sẽ thông qua. - Nhưng dường như Chính phủ chưa có kế hoạch giải trình về vấn đề này? - Ngày 23/10 QH thảo luận ở tổ, thảo luận tại hội trường sau đó tổng hợp ý kiến. Chính phủ sẽ phải giải trình. Theo quy định, phải làm rõ,
  9. ý kiến của ĐB nêu ra các nội dung Chính phủ phải làm rõ từng khoản. Trước khi đưa ra QH quyết định dự toán ngân sách bao giờ cũng phải có giải trình về chi tiêu. - Cũng có một vấn đề, năm nào QH cũng nói về việc dự toán thu thấp để vượt thu, sau đó lại bội chi? - Thực ra ta phải nói trong điều hành không có gì tuyệt đối. Giữa thu và chi, giữa dự toán và thực hiện bao giờ cũng phải có độ chênh nhất định. Nhưng quan trọng, độ chênh ấy phải nằm trong biên độ cho phép. Nếu vượt lên quá nhiều thì khẳng định xây dựng dự toán của chúng ta chưa tốt. Điều này là do dự báo chưa tốt.
nguon tai.lieu . vn