Xem mẫu

  1. 276 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Tác động của digital marketing đến hoạt động của các tổ chức giáo dục tại Việt Nam The impact of digital marketing on the performance of educational in- stitutions in Vietnam Lê Thị Hải Vân Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn, Đà Nẵng lthvan@vku.udn.com Tóm tắt. Trong bối cảnh số hóa như hiện nay, các tổ chức giáo dục cũng đã sử dụng các công cụ digital marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút khách hàng. Trong giới hạn bài viết này giới thiệu 04 công cụ digital marketing được sử dụng trong các tổ chức giáo dục bao gồm: (1) Social Media Marketing, (2) SEM ( Search Engine Marketing- Marketing công cụ tìm kiếm), (3) CRM (Customer Relationship Management- Quản trị quan hệ khách hàng và (4) Marketing trên web/ thiết bị di động. Từ đây bài viết nhận diện được 04 tác động mà digital marketing đối với hoạt động của các tổ chức giáo dục tại Việt Nam: (1) chi phí hiệu quả, (2) tốc độ phản hồi, (3) Đo lường được hiệu quả của chiến dịch marketing và (4) gia tăng tốc độ tiếp cận khách hàng. Trên cơ sở đó bài viết đề xuất một số kiến nghị cho các tổ chức giáo dục tại Việt Nam để có thể ứng dụng tốt hơn digital marketing Từ khóa: Digital marketing, Tổ chức giáo dục, tác động. Abstract.Today, in the digital technology context, educational institutions have used digital market- ing tools to enhance their competiviveness and attract customers. In limited, this article introduces 4 digital marketing tools that are used in educational organizations including: (1) Social Media Market- ing, (2) SEM ( Search Engine Marketing), (3) CRM (Customer Relationship Management) and (4) Web/Mobile Marketing. Therefore, the article recongnizes that digital marketing has 4 impacts on the performance of educational institutions in Vietnam: (1) Cost effectiveness, (2) Response speed, (3) Measurable effectiveness of marketing campaigns án (4) Increase speed of reaching customers. On the basic, the article proposes some recommendations for better digital marketing application for edu- cational institutions in Vietnam. . Keywords: Digital marketing, Educational Organization, impact 1. Đặt vấn đề Năm 2020, Việt Nam có số lượng người dùng Internet là 68,17 triệu người, chiếm 70% dân số, trong đó dùng mạng xã hội là 65 triệu người, chiếm tỷ lệ 67% số dân (WeareSocial và Hootsuite, 2018) . Internet phát triển đã làm thay đổi hành vi, lối sống của con người, các công cụ digital marketing chiếm lĩnh thị trường, giúp doanh nghiệp và các tổ chức tiếp cận và tương tác với công chúng hiệu quả hơn. Sự phát triển công nghệ số và toàn cầu hóa giáo dục đặt ra nhiều thách thức đối với cơ sở giáo dục trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngoài hoạt động truyền thông và cung cấp kiến thức ngành nghề, hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu của nhà trường nhằm nâng cao uy tín và thu hút người học đang diễn ra khốc liệt, cạnh tranh và tạo áp lực lớn. Tuy nhiên, hoạt động marketing truyền thống không đủ điều kiện đáp ứng thông tin cho các người học, doanh nghiệp và xã hội. Sự ra đời của hoạt động marketing công nghệ số (digital marketing) đã mở ra cơ hội và nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu tiếp cận thông tin giáo dục, giúp tổ chức giáo dục hiểu rõ hành vi của công chúng mục tiêu, kết nối thông tin, chia sẻ và trải nghiệm tốt hơn về chất lượng giáo dục. Sử dụng công cụ marketing công nghệ số là xu hướng tất yếu trong các tổ chức giáo dục và đặc biệt là ở các trường đại học.
  2. Lê Thị Hải Vân 277 Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp tập trung ứng dụng digital marketing để quảng bá và tiếp thị sản phẩm, thiết lập và phát triển mối quan hệ trực tuyến với khách hàng tiềm năng và trung thành, các chuyên gia rất quan tâm nghiên cứu hoạt động này ứng dụng trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, các nghiên cứu sự tác động của digital marketing đối với hoạt động giáo dục còn nhiều hạn chế. 2. Hiện trạng ứng dụng các công cụ digital Marketing trong các tổ chức giáo dục tại Việt Nam 2.1. Công cụ digital marketing trong giáo dục Năm 2017, Philip Kotler cập nhật lại định nghĩa về marketing “Marketing là khoa học và nghệ thuật về khám phá, sáng tạo và truyền tải giá trị để thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, tạo tương tác với khách hàng mục tiêu nhằm mục đích lợi nhuận”. So với định nghĩa trước đây của ông vào năm 2005, marketing không chỉ giúp định vị thương hiệu bằng cách khẳng định ưu điểm của sản phẩm mà còn thể hiện sự quan tâm tới cộng đồng, xã hội và tăng cường sự tương tác của khách hàng với thương hiệu. Năm 2008, Dave Cheffey đã định nghĩa trong cuốn sách “E-Marketing Excellence – Planning and optimizing your digital marketing như sau: “Marketing điện tử là hoạt động ứng dụng mạng Internet và các phương tiện điện tử (web, email, cơ sở dữ liệu, multimedia, pda...) để tiến hành các hoạt động marketing nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức và duy trì quan hệ khách hàng thông qua nâng cao hiểu biết về khách hàng (thông tin, hành vi, giá trị, mức độ trung thành...), các hoạt động xúc tiến hướng mục tiêu và các dịch vụ qua mạng hướng tới thoả mãn nhu cầu của khách hàng”. [2] Năm 2019, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Hà đã nêu khái niệm tổng hợp Marketing giáo dục trên nền tảng Digital như sau:” Việc các cơ sở giáo dục sử dụng nền tảng CNTT trực tuyến để thiết lập kênh tương tác tích hợp, có mục tiêu, đo lường được nhằm thu hút và giữ chân khách hàng qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ khách hàng bền vững”. Như vậy, Digital Marketing là phương pháp quảng cáo sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, điện thoại di động, máy tính bảng và thiết bị khác để tương tác với người dùng. Digital Marketing sử dụng những công nghệ số thông qua các nền tảng như websites, email, ứng dụng (cơ bản và trên di động) và các mạng xã hội… Năm 2008. Bruyn nghiên cứu và kết luận digital marketing bao gồm 4 công cụ chính được ứng dụng trong kinh doanh giúp các trường có thể quản lý tốt hoạt động dạy, học và quảng bá thông tin, thương hiệu: [1] Thứ nhất, Search Engine Marketing (SEM) là marketing trên công cụ tìm kiếm. Đây là giải pháp tổng hợp nâng cao thứ hạng website và từ khóa của tổ chức giáo dục trên trang kết nối tìm kiếm, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của khách hàng, cụ thể tại Việt Nam trang đang được tìm kiếm nhiều nhất là google. SEM sẽ bao gồm Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên internet), Con- tent marketing (tiếp thị nội dung) và các hình thức PPC được hiểu là quảng cáo có trả tiền. Với SEO, tổ chức sẽ không cần tốn nhiều tiền quảng cáo nhưng cần phải xác định đúng từ khóa, tuân thủ các thuật toán để Google đánh giá cao chất lượng các bài viết, hình ảnh, clip đi kèm cũng như đánh giá và tìm kiếm từ phía khách hàng. Đi kèm với SEO tốt thì cần một chiến lược tiếp thị nội dung phù hợp và hiệu quả, các bài viết đúng từ khóa, phù hợp với nhu cầu và sở thích thông tin của khách hàng. Nó thể hiện trên các kênh blog, ebooks, whitepaper, infographics…Ngược lại với SEO, PPC giúp tổ chức nhanh chóng xuất hiện và tiếp cận được với khách hàng bằng việc bỏ tiền chạy quảng cáo để trang website được lên top trong tìm kiếm. Thứ hai, Social Media Optimization hay còn gọi là SMO là hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ và truyền thông thông tin, thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram, youtube, twitter, zalo… Đây là công cụ được khách hàng sử dụng để tìm kiếm thông tin, tương tác rất cao, nó tác động đến nhận thức, hành vi và thái độ của khách hàng với dịch vụ, sản phẩm và thương hiệu của tổ chức giáo dục. Thứ ba, Customer Relation Manager (CRM) là công cụ quản trị quan hệ khách hàng dựa trên liên kết kỹ thuật giữa tổ chức với khách hàng. Đối với các tổ chức giáo dục, công cụ CRM cho phép người học đăng ký môn học, theo dõi tiến trình học, thanh toán học phí… trên nền tảng số. Từ đó, tổ chức có thể xây
  3. 278 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về người học, hiểu nhu cầu và hoạt động học tập tại một thời điểm nhất định. Thứ tư, Marketing trên webstie và thiết bị di động là sử dụng website hoặc thiết bị di động để tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng. Nó khuyến khích mọi người sử dụng hoàn thành tài khoản để có quyền truy cập vào tài nguyên các trường học với mục đích là dẫn dắt khách hàng tìm hiểu thông tin, tin tưởng hoạt động sản xuất, kinh doanh, thể hiện mối quan hệ, trách nhiệm với xã hội…nhằm gia tăng sự hiểu biết, yêu thích và tin tưởng thương hiệu và tổ chức. Các hoạt động chính trên marketing website và thiết bị di động là email marketing, sms marketing, quảng cáo dạng hiển thị trên website (display adver- tising) trong digital marketing thể hiện ở hình ảnh, clip, hoạt họa hoặc văn bản nội dung. Phương thức này rất phù hợp với học sinh, sinh viên vì tính sống động, hoạt bát và sáng tạo. Tuy nhiên, tổ chức giáo dục cần chú ý về kích cỡ phù hợp, mẫu quảng cáo thể hiện để chiếm tình cảm và sự chú ý của khách hàng. 2.2. Tình hình sử dụng Digital Marketing của các trường trên thế giới Từ những năm 2010, các trường đại học trên thế giới rất phổ biến và đạt hiệu quả cao trong công tác tuyển sinh. Theo báo cáo năm 2018, tình hình sử dụng công cụ digital marketing đã phổ biến và có chiều hướng gia tăng. Nguồn: Kết quả khảo sát của Terminalfour (2019) Hình 1. Bảng khảo sát hoạt động sử dụng chiến lược Digital Marketing của các trường đại học trên thế giới Hầu hết các trường đều đã có chiến lược kỹ thuật số để áp dụng vào năm 2019, trong đó Vương Quốc Anh và Ireland thực hiện việc tiếp cận trên web, trực tuyến.[7] Trong khi đó, theo khảo sát của Ruffalo Noel Levitz năm 2017 cho kết quả email marketing, SMS marketing vẫn được các trường chú trọng ứng dụng và phát triển, chiếm tỷ lệ 93%, website chiếm 93,7%, dùng tin nhắn sms marketing chiếm 75%.[4] 2.3. Tình hình sử dụng Digital marketing của các trường ở Việt Nam Ứng dụng công nghệ thông tin đang là xu hướng phát triển tại các tổ chức giáo dục tại Việt Nam, đặc biệt là các trường cao đẳng, đại học. Kết quả khảo sát năm 2019 của tác giả Nguyễn Thị Minh Hà công bố các trường sử dụng công nghệ thông tin để quản lý hoạt động dạy, học và quảng bá thông tin nhà trường rất cao. Trong đó, sử dụng cổng thông tin điện tử nhằm quản lý đào tạo và công tác sinh viên chiếm 93,4%, sử dụng website nhằm quảng bá thông tin và thương hiệu, tuyển sinh chiếm 99%, mạng xã hội, cụ thể là facebook và fanpage cũng được sử dụng đến 98%, tỷ lệ 78,6% các trường học cung cấp tài khoản email nội bộ cho cán bộ nhân viên và sinh viên trong trường. [3]
  4. Lê Thị Hải Vân 279 Nguồn: Nghiên cứu khảo sát của NCS Nguyễn Thị Minh Hà, Đại học Ngoại thương, 2018 Hình 2. Khảo sát tình hình sử dụng CNTT tại một số trường Đại học Trong một nghiên cứu khác về “Xu hướng ứng dụng công cụ marketing kỹ thuật số tại các trường Đại học ở Việt Nam”, tác giả Ngô Thanh Hiền đã tổng hợp và chứng minh các mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên sử dụng đầy đủ 4 công cụ digital marketing, trong đó hoạt động tập trung kết nối và tiếp cận công chúng mục tiêu diễn ra trên fanapge và website, hoạt động duy trì và trải nghiệm công việc dạy và học với khách hàng ở website và CRM. Hầu hết các trường đều tập trung thực hiện tìm kiếm từ khóa phù hợp, dễ nhớ, tạo hiệu ứng lan tỏa. [4] Nguồn: Nghiên cứu tổng hợp của tác giả Ngô Thanh Hiền – Đại học Ngoại thương, 2018. Hình 3. Khảo sát thực trạng các trường đại học sử dụng digital marketing Một nghiên cứu gần đây của tác giả cũng chứng minh ứng dụng công cụ digital tại các trường đại học ở Đà Nẵng đang dần chiếm ưu thế. Trong đó, hầu hết các trường đều tập trung sử dụng 4 công cụ digital marketing nhưng chỉ tập trung khai thác những công cụ phổ biến.
  5. 280 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” Nguồn: Khảo sát và tổng hợp của tác giả Lê Thị Hải Vân – Đại học VKU (2020) Hình 4. Khảo sát thực trạng sử dụng công cụ digital marketing tại các trường đại học tại Đà Nẵng Nhìn chung, một số hạng mục như triển khai content marketing theo các thể loại như bài PR, bài tổng hợp, chia sẻ, các phương pháp livestream, tư vấn trực tuyến, đầu tư các bộ ảnh và clip câu chuyện thu hút sự chú ý của công chúng nhiều hơn là tin bài và thông báo mang tính truyền thống. Sự tương tác và dần mở rộng hành vi tìm kiếm thông tin dựa trên câu chuyện chia sẻ, review, từ các kênh thứ ba cũng khiến các trường thay đổi nội dung và kênh tiếp cận. Tuy nhiên, các trường đều không khai thác tối đa những công cụ của digital để thỏa mãn nhu cầu tiếp cận thông tin từ phía công chúng (học sinh, sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp). Sự lạm dụng website nhưng không đầu tư từ khóa và bài viết chất lượng có từ khóa cũng khiến bảng xếp hạng của các trường tụt hậu và không cạnh tranh được. 3. Tác động của digital Marketing đến hoạt động của các tổ chức giáo dục tại Việt Nam Có 4 tác động lớn nhất mà digital marketing ảnh hưởng đến hiệu suất của chiến lược hoạt động truyền thông và tuyển sinh của các trường, bao gồm: Thứ nhất, kiểm soát chi phí hiệu quả. Hầu như các trường học đều có ngân sách quảng cáo rất hạn hẹp, dó đó khi nhà trường tổng hợp được tư liệu tốt, nghiên cứu từ khóa và nhu cầu rõ ràng, thì việc triển khai áp dụng đẩy hình ảnh, nội dung lên các kênh social media, email, website… sẽ giúp tổ chức xác định số lượng nhu cầu khách hàng mục tiêu với chi phí rất ít. Nhà trường kiên trì kế hoạch truyền thông từ 1 năm trở lên sẽ có khả năng tăng cao tính tương tác mà không bỏ ra thêm chi phí vận hành nào. Thứ hai, gia tăng tốc độ tiếp cận. Công cụ digital marketing có thể được triển khai đồng bộ cùng một lúc trên các kênh, tính lan tỏa rất cao. Do đó, các hình thức như blog, hội thảo chia sẻ, sách điện tử, bài viết PR, tin nhắn hỗ trợ, email… sẽ tương tác với công chúng nhanh hơn, đơn giản hơn, khả năng phản hồi của khách hàng cũng ngắn hơn. Chưa kể, đối tượng công chúng mục tiêu yêu thích thông tin và sẵn sàng chia sẻ thông tin thì hiệu ứng tin tưởng và truyền thông sẽ tính bằng cấp số nhân đến những khách hàng tiềm năng khác. Thứ ba, khả năng phản hồi tốt. Việc sử dụng công cụ digital marketing như mạng xã hội, email, tin nhắn cho phép khách hàng nhanh chóng trả lời hoặc gửi yêu cầu, thắc mắc về tổ chức. Điều này sẽ giúp tổ chức giáo dục có điều kiện và thời gian, không gian riêng trong việc tương tác, trao đổi và chăm sóc khách hàng thường xuyên. Thứ tư, đo lường được hiệu quả hơn. Tổ chức giáo dục thông qua các chỉ số đánh giá hiệu quả công việc thông qua các công cụ PPC với các hoạt động CPC (cost per click) chi phí phải trả để có 1 lần khách hàng nhấp vào website từ quảng cáo, CPL (cost per lead) chi phí khách hàng điền thông tin vào website hoặc trên bất kỳ địa chỉ online của tổ chức giáo dục. Tất cả những “dấu vết” được lưu lại trên hệ thống kỹ thuật số sẽ giúp các trường nhận diện, phân tích và đo lường nguồn khách hàng đến từ đâu, thao tác, hoạt
  6. Lê Thị Hải Vân 281 động nào không phù hợp với nhu cầu của công chúng để kịp thời điều chỉnh Như vậy, công chúng tiềm năng của các tổ chức giáo dục từ 16 đến 22 tuổi, họ có thói quen sử dụng các công cụ digital marketing và gắn bó với điện thoại di động thông minh mỗi ngày, tần suất và hiệu ứng làm việc, sự ảnh hưởng đến suy nghĩ, tính cách từ môi trường digital chiếm hơn 90%. Vì thế, tác động từ digital marketing đến chính sách, chiến lược truyền thông, marketing của các trường là rất lớn. Nếu các trường không nhanh chóng tìm hiểu, triển khai các phương án truyền thông, marketing sâu và rộng trên nền tảng kỹ thuật số, chắc chắn sẽ bị tụt hậu và dẫn đến những rủi ro lớn trong quá trình phát triển và tồn tại. 4. Một số kiến nghị cho các tổ chức giáo dục tại Việt Nam Hầu hết các trường đều có xu hướng sử dụng digital marketing nhưng không phải đơn vị nào cũng áp dụng các kỹ thuật và chiến lược đúng đắn. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, các tổ chức giáo dục cũng cần hoạch định và nghiên cứu, triển khai các biện pháp phù hợp với tình hình riêng của đơn vị như sau: 4.1. Nhóm giải pháp tổng thể Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cấp đồng bộ hệ thống và đảm bảo tính chuyên nghiệp khi ứng dụng kỹ thuật số trong tất cả hoạt động dạy, học, trải nghiệm, truyền thông tin đến xã hội. Nghiên cứu và xây dựng đầy đủ các công cụ digital marketing dựa trên 4 nhóm công cụ chính, đầu tư kinh phí để chạy quảng cáo và duy trì hoạt động hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian trong thời gian đầu để giảm áp lực cạnh tranh với các trường khác. Thành lập Ban truyền thông, trong đó chú trọng tuyển người có chuyên môn sâu trên 3 lĩnh vực: Truyền thông và marketing, Công nghệ thông tin am hiểu sâu về digital và phần mềm, chuyên môn về truyền thông đa phương tiện để thể hiện những tác phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu của công chúng. 4.2. Nhóm giải pháp chi tiết kỹ thuật số Đa dạng hóa các công cụ digital marketing trên diện rộng, tập trung phân tỷ lệ thể hiện nội dung và tiếp cận khách hàng tùy vào thói quen và nhu cầu của công chúng. Đối với website: Khảo sát nhu cầu và tỷ lệ người dùng tìm kiếm website của các tổ chức giáo dục với từ khóa gì, nhu cầu gì để thiết lập website với màu sắc, nội dung, danh mục thông tin, phù hợp. Hệ thống bài viết trên website cần cố định theo mô hình: bổ trợ thông tin, chia sẻ chủ đề và thúc đẩy khách hàng ra quyết định. Phát triển thêm các nhánh website vệ tinh để đạt hiệu quả truyền thông cao hơn. Thiết kế chức năng cũng cần phải linh động và đầy đủ để những hành động của khách hàng không bị bỏ sót bao gồm: Trao đổi thông tin, trả lời thắc mắc, liên hệ, trao đổi trực tuyến, thu thập thông tin khách hàng và hỗ trợ sau khi tìm hiểu. Cài đặt đầy đủ các chức năng trên facebook và fanpage, cập nhật liên tục những thay đổi và nâng cấp tính năng để thống kê, quản lý tốt hơn. Bổ sung thêm những công cụ khác đang theo xu hướng như Insta- gram, Snapchat, Postcast… Nhà trường cần có đội ngũ trực trên hệ thống digital để kịp thời tương tác và trả lời khách hàng. Đồng thời, thay đổi cách thức đưa tin lên fanpage theo phong cách mở, sáng tạo và trẻ trung, các kỹ thuật livestream hay tăng view, check-in, viral video cũng cần được đầu tư và thực hiện bài bản. Mở rộng thêm các công nghệ SEO như blogger, wordpress hoặc kỹ thuật SEO video… để tạo hiệu quả tiếp cận và quảng bá tốt hơn. Nhà trường cần nghiên cứu và xác định đúng thời điểm, thời gian truyền thông trên công cụ digital. Các trường cần xây dựng các chỉ tiêu tiếp cận và chuyển đổi kỹ lưỡng, có chuyên môn trong kỹ thuật phân tích. Các hình thức đánh giá thông qua lượng nhấp chuột, lượt tương tác.. của công chúng chưa đủ để đánh giá kết quả thật sự. 4.3. Nhóm giải pháp về hoạt động truyền thông và marketing Nâng cao chất lượng nội dung trên 4 tiêu chí: phù hợp, chính xác, cập nhật và đầy đủ thông tin thông qua việc khảo sát nhu cầu tìm kiếm thông tin từ phía người học (tùy lứa tuổi, quan điểm, địa lý…) Thông tin
  7. 282 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CITA 2020 “CNTT VÀ ỨNG DỤNG TRONG CÁC LĨNH VỰC” cần thống nhất trên các kênh digital và nội dung phải chính xác, khách quan, luôn sẵn sàng thông tin, minh chứng để trả lời câu hỏi và phản hồi những thông tin không chính xác về nhà trường. Thông tin cần được kiểm duyệt cẩn thận, đảm bảo chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét, nội dung không sao chép, ngôn ngữ phù hợp với văn hóa, xã hội và tư duy của công chúng mục tiêu. Có những cách thức thể hiện nguồn tin đáng tin cậy như thông báo phải có chữ ký của Hiệu trưởng, con dấu của nhà trường. Chú trọng các hoạt động quan hệ công chúng như liên kết với doanh nghiệp công nghệ thông tin để phát triển chất lượng đào tạo, nâng cao uy tín của nhà trường, đồng thời nhà trường sẽ nhận được những sự hỗ trợ về digital marketing thực tiễn phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Thường xuyên thực hiện các chương trình trải nghiệm, khảo sát khách hàng để tương tác và hiểu đúng nhu cầu khách hàng, tạo sự thu hút và hiểu biết về nhà trường. Tổ chức các chương trình giao lưu, các sự kiện online để tăng cường tính liên kết và tham gia từ phía công chúng, một phương thức hiệu quả để tuyển sinh hiệu quả cho nhà trường. Bổ sung các chương trình truyền thông theo chiến lược cụ thể, đi theo một chủ đề, triển khai đồng bộ và thống nhất để tạo sự chú ý và ấn tượng với công chúng, dẫn hành vi khách hàng tìm kiếm thông tin chính xác hơn, dễ kiểm soát thông tin hơn. Phối hợp và sử dụng các chương trình sự kiện nội bộ để chuyển tải thông tin đến công chúng bên ngoài. Phát triển sự kiện nội bộ thành sự kiện mang tính kết nối giữa nhà trường với công chúng mục tiêu. Đồng thời, tăng cường tương tác giữa nhà trường với công chúng bên ngoài qua các kênh digital của nhà trường và đối tác. Kết luận Tác động mà digital marketing mang lại cho các trường học rất lớn, nó buộc các trường phải thay đổi và thích ứng với sự phát triển của công nghệ cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của công chúng mục tiêu. Để đáp ứng tối đa vai trò và lợi ích digital marketing mang lại, đảm bảo các trường học hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo có thể ứng dụng và phát huy tối đa hiệu quả của hình thức marketing này thì đòi hỏi các trường học hoàn thiện về cơ sở, con người, chiến lược theo chiều hướng chuyên sâu, kéo dài chiến lược theo từng giai đoạn, cập nhật thường xuyên và nâng cao chuyên môn về 2 lĩnh vực kỹ thuật số thuộc công nghệ thông tin, truyền thông và markting để ứng dụng digital marketing hiệu quả trong việc phát triển hình ảnh, thương hiệu của các tổ chức giáo dục, góp phần tuyển sinh hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Hoạt động Digital Marketing rất được coi trọng và đang phát triển tại thế giới cũng như Việt Nam, bài báo đã dừng ở giới thiệu và tổng quan một vài vấn đề liên quan đến sự tác động của digital marketing đối với các cơ sở giáo dục Việt Nam. Vì vậy, để hướng nghiên cứu sâu hơn, có thể phát triển thêm những hướng chuyên sâu hơn như ứng dụng digital marketing tại các trường đại học ở Việt Nam; Nâng cao hiệu quả sử dụng Digital marketing tại các trường Đại học ở Việt Nam; Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiếp cận thông tin của công chúng đối với các trường đại học… Tài liệu tham khảo 1. Bruyn, A multi-stage model of word-of-mouth influence through viral marketing. International Journal of Re- search in Marketing, 25 (3), 151-163; 2. Chaffey, D. and Smith, P. R., E-Marketing Excellence – Planning and optimizing your digital marketing, 3rd Edition, Routledge, NewYork, United States, (2008) 3. Nguyễn Thị Minh Hà, Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng digital marketing tại các cơ sở giáo dục Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 117, (2020) 4. Nguyễn Thị Minh Hà, Luận án tiến sĩ Digital marketing ở một số quốc gia phát triển và việc áp dụng vào các cơ sở giáo dục Việt Nam, Đại học Ngoại Thương, (2019) 5. Ngô Thanh Hiền, Xu hướng ứng dụng công cụ marketing kỹ thuật số tại các trường đại học ở Việt Nam, Tạp chí tài chính điện tử, ( 2018)
  8. Lê Thị Hải Vân 283 6. Strauss, J., El-Ansary, A. I. and Frost R, Emarketing, Fourth edition, Prentice Hall, New Jersey, United States, (2005) 7. Stephen, A. T, The role of digital and social media marketing in consumer behavior, Current Opinion in Psy- chology, (2016) 8. Philip Kotler, Tiếp thị 4.0, Nhà xuất bản trẻ, (2018). 9. Terminalfour (2017), 4th Annual Higher Education Digital Marketing & Web Survey, (2017) 10. https://webviptop.com/nam-2020-so-luong-nguoi-dung-internet-tai-viet-nam-bao-nhieu/truy cập lần cuối vào tháng 26/9/2020 11. http://hvcsnd.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/dai-hoc-40/ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-quan-tri-dai-hoc- nham-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-cua-nen-kinh-te-thi-truong-6231/truy cập lần cuối 26/9/2020
nguon tai.lieu . vn