Xem mẫu

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN PHÂN PHỐI THƯƠNG MẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM IMPACTS OF INDUSTRY 4.0 ON COMMERCIAL DISTRIBUTION AND SOLUTIONS FOR ENTERPRISES IN VIET NAM PGS. TS. Nguyễn Hoàng, GS. TS. Bùi Hữu Đức Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Nghiên cứu tập trung vào phân tích tác động của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đến các doanh nghiệp phân phối thương mại tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng CMCN 4.0 có tác động sâu rộng đến phân phối thương mại, cụ thể đối với 6 nội dung: quy trình phân phối thương mại, công nghệ và thiết bị phân phối thương mại, cạnh tranh trong ngành phân phối thương mại, sản phẩm và dịch vụ phân phối thương mại, hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong phân phối thương mại, và quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp. Từ những phân tích đánh giá trên, bài viết đề xuất một số giải pháp đối với các doanh nghiệp phân phối thương mại nhằm tận dụng thời cơ những tác động tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực của CMCN 4.0. Từ khóa: CMCN 4.0, phân phối, thương mại, bán buôn, bán lẻ, Việt Nam. Abstract This study focuses on analyzing the impact of Industry Revolution 4.0 on commercial distribution enterprises in Vietnam. The research results show that Industry 4.0 has profound impacts on commercial distribution, specifically in 6 contents of: process, technology and equipment, competition. products and services, logistics and supply chain operations, and customer and supplier relationships. Based on the analysis, we propose recommendations for Vietnam commercial distribution enterprises to take advantage and opportunities form positive impacts by minimizing negative ones of Industry 4.0. Keywords: Industry 4.0, distribution, wholesale, retail, Vietnam. 1. Mở đầu Phân phối thương mại đầu tiên được hiểu là những nỗ lực để thiết lập các tuyến đường đến thị trường thương mại thông qua các trung gian. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là nghị định số 09/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ, phân phối thương mại là “các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại”. Phân phối thương mại là cả quá trình lưu thông của hàng hoá, bắt đầu từ nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu tới tay người tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các trung gian hay các kênh phân phối khác nhau. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển sâu rộng như hiện nay, phân phối thương mại được xem giữ vai trò kết nối quan trọng và tác động đến sự sống còn của mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Phân phối thương mại còn tạo ra hiệu quả và tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp, đặc biệt các khoản chiết khấu phân phối có thể làm giảm giá sản phẩm cuối cùng, từ đó tạo lợi thế cho các trung gian tham gia hệ thống phân phối thương mại. Trong phân phối thương mại khi có sự tham gia của số đông các trung gian (có thể là tổ chức, cá nhân) tạo thành các kênh phân phối thương mại (Kotler và các cộng sự, 2009).Như vậy, về bản chất, phân phối thương mại là quá trình lưu thông giúp vận chuyển, bảo quản và dữ trữ hàng hóa, sản phẩm chuyển giao tận tay người tiêu dùng theo đúng nhu cầu và yêu cầu về chất lượng. Quá trình này chủ yếu được thực hiện thông qua các nhà bán lẻ, bán buôn, đại lý hoặc các nhà nhập khẩu. Ngoài ra, phân phối thương mại còn giữ vai trò hoàn thiện sản phẩm, thực hiện một phần công việc của người sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Và phân phối thương mại giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng diễn ra liên tục, đảm bảo cho cả quá trình tái sản xuất diễn ra nhịp nhàng và thông suốt. Trong bối cảnh hiện nay, việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào phân phối thương mại trong xu hướng cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 như: công nghệ lưu trữ điện toán đám mây, 1
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Internet vạn vật, công nghệ trí thông minh nhân tạo AI... có tác động lớn đến phân phối thương mại của thế giới (Schwab, 2018) nói chung và Việt Nam nói riêng.Điều này đặc ra tính cấp thiết đối với các nghiên cứu tác động của CMCN 4.0 đến phân phối thương mại và tìm giải pháp nâng cao chất lượng phân phối thương mại; từ đó tìm kiếm các giải pháp thích hợp, có khoa học và hiệu quả nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao hiệu quả phân phối thương mại, hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp phân phối nói riêng và toàn xã hội nói chung. Để thực hiện nghiên cứu này tại Việt Nam, tác giả tiến hành thu thập, tổng hợp các kinh nghiệm nghiên cứu trên thế giới về phân phối thương mại, tác động của CMCN 4.0 đối với phân phối thương mại cũng như các kinh nghiệm thực hiện các giải pháp dành cho các doanh nghiệp thông qua các tài liệu như sách báo, tạp chí kinh tế, báo cáo phân tích... Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn các chuyên gia trong các lĩnh vực như phân phối thương mại, điều phối hàng hoá, chuyên gia về marketing, logistics để thu thập cũng như tham khảo các ý kiến đánh giá về tác động của CMCN 4.0 đối với phân phối thương mại tại Việt Nam. Dữ liệu phỏng vấn được tổng hợp và lưu trữ, ý kiến đánh giá, nhận xét của chuyên gia về xu hướng, tác động của CMCN 4.0 đến phân phối thương mại của Việt Nam sẽ làm cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình doanh nghiệp cũng như hoạt động phân phối thương mại hiện nay. 2. Khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, đặc biệt ở các quốc gia phát triển mang lại nhiều cơ hội phát triển toàn diện cho nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia và cả thế giới. Thực tế, CMCN 4.0 bắt đầu từ một dự án trong chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức nhằm thúc đẩy việc sản xuất với công nghệ điện toán hoá sản xuất. Sau đó CMCN 4.0 bắt đầu lan sang những nước xung quanh thông qua nhóm công tác về công nghiệp 4.0 và tạo thành CMCN 4.0 nhanh chóng phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, các lĩnh vực trên thế giới. Sự bắt đầu của CMCN 4.0 được xem là kết quả của sáng kiến mang tính chiến lược công nghệ cao của chính phủ Đức và có thể coi là cuộc cách mạng duy trì vị thế của Đức trong tầm ảnh hưởng đến ngành công nghiệp sản xuất chế tạo máy (Schwab, 2018). Năm 2011, thuật ngữ đầu tiên về CMCN 4.0 đã được đề cập tới tại Hội chợ Hannover, tạo thành động lực cho sự phát triển của CMCN 4.0. Cũng tại đây, các tiềm năng khai thác của CMCN 4.0 cũng được chỉ rõ bao gồm các yếu tố công nghệ có sẵn, thông qua công cụ Internet vạn vật và Big data để tích hợp các quy trình kỹ thuật, quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, CMCN 4.0 được thực hiện trên cơ sở thiết lập bản đồ số và số hoá thế giới thực, tạo thành các mô hình thực tế ảo, xây dựng thành công các nhà máy thông minh trên cơ sở sản xuất công nghiệp thông minh và tạo thành sản phẩm thông minh, đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Theo kết quả nghiên cứu của Gilchrist (2016), CMCN 4.0 đã cung cấp cách nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các hoạt động và tài sản của doanh nghiệp thông qua cơ chế cảm biến máy bóc, các phần mềm trung gian hay phần mềm và hệ thống lưu trữ dữ liệu cùng hỗ trợ của công nghệ điện toán đám mây. CMCN 4.0, nổi bật với việc số hoá doanh nghiệp cho phép người dùng truy cập, sử dụng và nghiên cứu một lượng lớn dữ liệu chỉ trong thời gian ngắn, cùng với các thuật toán, phương pháp phân tích tiên tiến, các dữ liệu khai thác mang lại ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh cũng như phân phối thương mại của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CMCN 4.0 còn mang lại những lợi ích quan trọng khác, hoặc có những lợi ích tiềm ẩn mà doanh nghiệp có thể khai thác tuỳ vào từng điều kiện cụ thể. Doanh nghiệp có thể đạt được các lợi ích trong việc đảm bảo về tính minh bạch hoặc bảo mật của dữ liệu, hay khả năng dự đoán về việc kết hợp, điều chỉnh linh hoạt yếu tố sản xuất thông qua các thiết bị công nghệ thông minh với cơ chế cấu hình tự động để sản xuất tạo ra các mặt hàng sản phẩm khác nhau. Có thể thấy, CMCN 4.0 hỗ trợ doanh nghiệp khả năng điều chỉnh các yếu tố để tạo ra các sản phẩm phong phú về mẫu mã, chủng loại trên cơ sở điều kiện có sẵn, tiết kiệm tối đa các chi phí phát sinh do thử nghiệm hoặc thay đổi công nghệ. 2
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Ngoài ra, CMCN 4.0 còn hỗ trợ doanh nghiệp khai thác hiệu quả khả năng phân tích và xử lý Big data một cách chính xác về quy trình và chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự phù hợp thông qua các kế hoạch, tài nguyên ước tính và mức năng lượng tiêu thụ. Vì vậy, CMCN 4.0 có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu của Wang và các cộng sự (2016) trong lĩnh vực cung ứng hàng hoá sản phẩm, CMCN 4.0 giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong việc cấu hình lại quy trình sản xuất cũng như tỷ lệ nguyên liệu để tạo ra sản phẩm phù hợp với chuỗi cung ứng, đồng thời tạo một môi trường thân thiện đối với nhân viên cũng như các đối tác trong chuỗi. Chính vì những lợi ích đó, CMCN 4.0 đã nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng của hầu hết các quốc gia, và đặc biệt rõ rệt ở một số nước phát triển như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... Ngoài một số lợi ích trong sản xuất như cắt giảm chi phí sản xuất, không làm biến động đột ngột về chi phí sản xuất chung khi điều chỉnh yếu tố sản xuất, CMCN 4.0 còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc rút ngắn thời gian quảng cáo, chi phí tiếp thị sản phẩm và nâng cao khả năng đáp ứng các nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng, hoặc có thể xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt, thân thiện hơn cho doanh nghiệp, khai thác hiệu quả chất lượng nguồn nhân lực. Về bản chất, CMCN 4.0 có thể nói là cuộc cách mạng về thể chế với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số. Và những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật công nghệ số 4.0 gồm hệ thống lưu trữ điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI), Internet vạn vật (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) (Bacheri và Lee, 2015). Trên cơ sở các yếu tố đó, một trong những mục tiêu chính của CMCN 4.0 là xây dựng thành công các nhà máy thông minh ứng dụng kỹ thuật công nghệ số (mạng lưới thông minh, có tính di động và linh hoạt, có khả năng tương tác giữa khách hàng, nhà sản xuất). CMCN 4.0 giúp thị trường nhanh chóng chuyển mối quan hệ phân phối thương mại truyền thống sang mô hình phân phối thương mại mới với mạng lưới kết nối dữ liệu lớn thông qua IoT tại các máy chủ. Ứng dụng công nghệ 4.0 vào hệ thống phân phối thương mại giúp doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt được các thông tin về nhu cầu và phản hồi của khách hàng đối với sản phẩm của đơn vị. Từ đó có cơ sở để đáp ứng nhu cầu cũng như cải thiện chất lượng sản phẩm, chất lượng kênh phân phối thương mại. Vì vậy, có thể thấy CMCN 4.0 đã nhanh chóng tác động toàn diện đến kinh tế chính trị của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tương tự như các lĩnh vực khác, CMCN 4.0 tạo ra các cơ hội và thách thức trong phân phối thương mại tại thị trường Việt Nam, tạo nên các cuộc đua cho doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển hoạt động phân phối thương mại, kịp thời nâng cao năng lực cạnh tranh so với các đối thủ trong mạng lưới kinh doanh. 3. Tác động của CMCN 4.0 đến phân phối thương mại CMCN 4.0 tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có thị trường phân phối thương mại, ảnh hưởng đến hoạt động của các trung gian thương mại, dịch vụ phân phối thương mại. CMCN 4.0 được đánh giá là bước tiến mới cho hoạt động của thị trường phân phối thương mại và có những ảnh hưởng đáng kể đối với hoạt động phân phối của các doanh nghiệp phân phối thương mại. Cụ thể, CMCN 4.0 tác động đến phân phối thương mại ở các nội dung sau: • Quy trình phân phối thương mại Trong mô hình phân phối thương mại truyền thống, quy trình hoạt động phân phối thương mại diễn ra theo kế hoạch cần một khoảng thời gian nhất định và chi phí có thể phát sinh cao hơn nhiều so với kế hoạch. Tuy nhiên, với sự phát triển của CMCN 4.0 đã tác động đến năng suất lao động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp phân phối thương mại. Thông qua việc số hoá các thông tin cũng như ứng dụng công nghệ dữ liệu điện toán đám mây, Internet vạn vật giúp giảm thiểu thời gian xử lý thủ công và chờ đợi, tăng tốc độ hoàn thành công việc của quy trình hoạt động phân phối thương mại tại các doanh nghiệp phân phối thương mại,do ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình sản xuất(McKinsey Digital, 2015). 3
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 CMCN 4.0 giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quy trình tiên tiến và quản lý hiệu suất kỹ thuật số. Bằng việc ứng dụng công nghệ xử lý dữ liệu Big data, lưu trữ điện toán đám mây giúp các thông tin được lưu trữ với số lượng lớn và được xử lý nhanh chóng, từ đó các doanh nghiệp phân phối thương mại dễ dàng loại bỏ các vấn đề về chất lượng, giảm thiểu tối đa các chi phí do khiếm khuyết hoặc lỗi sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ số hoá từ CMCN 4.0 đã cải thiện quy trình và thúc đẩy gia tăng giá trị về mặt tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá. Đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển cũng như chuyển giao hàng hoá trong quá trình phân phối hàng hoá. Thực tế tại Việt Nam, CMCN 4.0 đã nhanh chóng ảnh hưởng đến quy trình hoạt động phân phối hàng hoá của các doanh nghiệp phân phối thương mại. Hầu hết các doanh nghiệp đều áp dụng mô hình quy trình phân phối thương mại với sự tham gia trung gian của hệ thống lưu trữ điện toán, IoT hay Big Data. Vì vậy, quy trình phân phối thương mại được diễn ra nhanh chóng, liên tục, đảm bảo thông tin qua lại giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. CMCN 4.0 đã giúp quy trình hoạt động phân phối thương mại tại các doanh nghiệp phân phối thương mại Việt Nam diễn ra sôi động hơn, thúc đẩy quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa giữa người mua và người bán. Đồng thời giúp doanh nghiệp phân phối thương mại kiểm soát tốt hàng tồn kho thông qua việc truy/xuất dữ liệu lưu trữ từ máy chủ, từ đó đảm bảo khả năng dự đoán nhu cầu và kiểm soát nguồn cung trong kho, thời gian cung cấp hợp lý để tiết kiệm chi phí lưu giữ, nắm bắt tốt các cơ hội kinh doanh so với các đối thủ cạnh tranh (Vũ Minh Phú, 2019). Tuy nhiên, nó cũng mang lại một số tác động tiêu cực đối với quy trình hoạt động phân phối thương mại tại doanh nghiệp như giảm thiểu tương tác trực tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, rủi ro do mất cắp dữ liệu từ hệ thống lưu trữ điện toán đám mây. Do vậy, doanh nghiệp phân phối thương mại Việt Nam cần chủ động thực hiện các giải pháp hỗ trợ, bảo vệ dữ liệu như áp dụng công cụ bảo vệ tường lửa, nâng cấp hệ thống trang thiết bị. • Công nghệ và thiết bị phân phối thương mại Ngoài quy trình phân phối thương mại chịu tác động từ CMCN 4.0, công nghệ và thiết bị cũng là một trong những yếu tố chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc cách mạng này. Các doanh nghiệp phân phối thương mạitrang bị các thiết bị công nghệ thông minh, có những thiết bị sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI) để vận hành các hoạt động phân phối thương mại. Theo kết quả nghiên cứu của McKinsey Digital (2015), dự kiến công nghệ kỹ thuật số sẽ làm biến đổi lĩnh vực phân phối thương mại vào năm 2025. Có thể nói CMCN 4.0 đã thúc đẩy các doanh nghiệp phân phối thương mại thay đổi nền tảng công nghệ để đáp ứng yêu cầu thay đổi quy trình hoạt động và một số nhiệm vụ khác. CMCN 4.0 ảnh hưởng đến công nghệ và thiết bị áp dụng trong phân phối hàng hoá ở ba nội dung nổi bật: công nghệ lưu trữ điện toán đám mây, Internet vạn vật IoT và dữ liệu lớn Big Data. Các thay đổi này cho phép doanh nghiệp phân phối thương mại lưu trữ, truyền tải và xử lý thông tin với số lượng lớn và tốc độ nhanh (Dalenogarea và cộng sự, 2018). Các thông tin nhu cầu chuyển từ khách hàng đến các doanh nghiệp phân phối một cách nhanh chóng, sau đó sản phẩm nhanh chóng chuyển đến tận tay khách hàng thông qua các kênh phân phối khác nhau. Do đó, thay đổi công nghệ và thiết bị trong quản lý và thực hiện phân phối thương mại giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao hơn, kiểm soát phân phối tốt hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối thương mại. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp phân phối thương mại đã nhanh chóng đầu tư đổi mới hệ thống trang thiết bị dùng cho hoạt động phân phối, ứng dụng công nghệ lưu trữ đám mây, Iot, Big data và các ứng dụng tiện ích để mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá, thúc đẩy hoạt động phân phối diễn ra sôi động, nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết nhận chuyển giao công nghệ cũ từ nước ngoài vì vậy không có khả năng đảm bảo các thiết bị hoạt động với chất lượng tốt nhất. Vì vậy, các rủi ro công nghệ, rủi ro rò rỉ dữ liệu luôn tiềm ẩn đối với các doanh nghiệp phân phối thương mại, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của đơn vị (Vũ Minh Phú, 2019). 4
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 • Cạnh tranh trong ngành phân phối thương mại Có thể nói CMCN 4.0 đã tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phân phối thương mạitham gia vào cuộc đua trong việc xây dựng và phát triển thị trường phân phối thương mại. Trong điều kiện CMCN 4.0 ảnh hưởng toàn diện đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội như hiện nay, trên cơ sở hệ thống công nghệ thiết bị được đổi mới, doanh nghiệp phán ứng nhanh hơn với thay đổi của thị trường và có thể thực hiện mô hình kinh doanh, phân phối dễ dàng hơn các đối thủ. Do đó, doanh nghiệp phân phối thương mại tham gia phân phối thương mại nếu nắm bắt được khả năng thích ứng, chủ động đầu tư đổi mới công nghệ sẽ có lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Và ngược lại, doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt những thay đổi của CMCN 4.0 sẽ nhanh chóng bị tụt lại phía sau (McKinsey Digital, 2015). Có thể thấy, hầu hết các doanh nghiệp phân phối thương mại đều có thể nhận ra ảnh hưởng quan trọng của CMCN 4.0 đến hoạt động phân phối thương mại của thị trường Việt Nam, vì vậy, phân phối thương mại truyền thống đang trải qua quá trình chuyển đổi lớn. Trong mô hình phân phối thương mại thời kỳ 4.0, mức độ hợp tác, chuyên môn hoá được đánh giá cao hơn, khả năng thích ứng so với sự thay đổi của thị trường, nhu cầu khách hàng cũng cao hơn so với phương thức truyền thống. Do đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối thương mại trên thị trường phân phối thương mại dần được nâng cao, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn (Dalenogarea và cộng sự, 2018). Ảnh hưởng của CMCN 4.0 sẽ nhanh chóng loại bỏ các doanh nghiệp không có đủ năng lực, không bắt kịp sự thay đổi của thị trường phân phối thương mại Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối thương mại. Vì vậy, các doanh nghiệp cần chủ động có những kế hoạch phù hợp để nâng cao năng lực kinh doanh, phân phối thương mại, năng lực cạnh tranh trên thị trường phân phối thương mại, từng bước khẳng định vị thế của đơn vị. • Sản phẩm và dịch vụ phân phối thương mại CMCN 4.0 làm thay đổi quy trình hoạt động của doanh nghiệp phân phối thương mại và cả hệ thống công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý phân phối vì vậy nó ảnh hưởng đến cả các sản phẩm và dịch vụ trong phân phối thương mại, từ khâu thiết kế, sản xuất đến quá trình tiêu thụ và giá trị được sử dụng, kết thúc vòng đời sản phẩm. CMCN 4.0 tạo động lực thay đổi, cải tiến máy móc trong sản xuất và ứng dụng nhiều công nghệ mới trong quản lý dây chuyền sản phẩm vì vậy chất lượng sản phẩm, dịch vụ được cải tiến so với sản xuất truyền thống. Ngoài ra, CMCN 4.0 cho phép các doanh nghiệp dễ dàng sửa đổi mẫu mã, cải tiến chất lượng một cách an toàn và thông minh hơn bằng công nghệ thông minh, chương trình tự động. Từ đó có cơ sở phát triển các sản phẩm và dịch vụ hoàn toàn mới, gia tăng trải nghiệm người dùng. Bên cạnh đó, công nghệ số hoá từ CMCN 4.0 tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện kiểm soát chất lượng thông qua công nghệ cảm biến, chủ động phát hiện lỗi, kịp thời khắc phục, cải tiến sản phẩm, dịch vụ. Cũng thông qua công nghệ áp dụng trong phân phối sản phẩm, doanh nghiệp phân phối thương mại cho phép khách hàng kiểm tra, cung cấp phản hồi nhanh chóng về cải thiện của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp phân phối thương mạiđang từng bước áp dụng công nghệ số hoá trong quản lý sản phẩm, dịch vụ. Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp phân phối thương mại đã kịp thời phát hiện ra những sản phẩm lỗi thông qua việc sử dụng công nghệ cảm biến quản lý hàng hoá. Từ đó kịp thời thông tin lại nhà sản xuất và cả người tiêu dùng về tình trạng sản phẩm. Cho thấy, chất lượng phân phối thương mại tại các doanh nghiệp phân phối thương mại đang từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó CMCN 4.0 đã tạo nên những rào cản cho các doanh nghiệp phân phối thương mại, đại lý không kịp thời ứng dụng công nghệ vào phân phối thương mại hàng hoá. Nguyên nhân do chất lượng, mẫu mã sản phẩm cũng như phương thức phân phối sản phẩm không đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng, đặc biệt trong giai đoạn các ứng dụng mua sắm được tích hợp sẵn trên điện thoại, máy tính bảng như hiện nay (Vũ Minh Phú, 2019). 5
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 • Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng trong phân phối thương mại Hoạt động logistics và chuỗi cung ứng là hoạt động cơ bản và quan trọng trên thị trường phân phối thương mại, được xem là trung tâm phân phối của một doanh nghiệp và là nguồn lực chiến lược để doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh. CMCN 4.0 giúp doanh nghiệp phân phối thương mại kết nối dễ dàng với người tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng nhanh chóng được đáp ứng. CMCN 4.0 tác động đến cách mà các sản phẩm lưu thông, lưu kho và phân phối(Taliaferro và cộng sự, 2016). Nguyên nhân do hệ thống phân phối tự động thích ứng với môi trường lưu chuyển của hàng hoá và xử lý các nhiệm vụ có hiệu quả hơn. Do đó, có thể nói CMCN 4.0 tác động đến trung tâm phân phối thương mại các doanh nghiệp nổi bật ở công tác sử dụng tài sản được tổ chức tốt, giảm thiểu thời gian chậm trễ trong giao nhận hàng, đồng thời cải thiện thời gian đáp ứng và giảm thiểu thời gian nghỉ trong lưu thông hàng hoá. Từ đó tối ưu hoá lượng hàng hoá tồn kho và các khoản chi phí như chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển. Tại Việt Nam, CMCN 4.0 giúp quá trình phân phối hàng hoá diễn ra nhanh chóng hơn nhờ việc đơn giản hoá các quy trình đặt hàng và giải quyết các vấn đề xảy ra giữa doanh nghiệp phân phối thương mại, các bên liên quan và khách hàng được thực hiện trực tuyến. Các thông tin về trạng thái sản phẩm, đơn hàng và thời gian vận chuyển, giao hàng được theo dõi qua hệ thống trực tuyến nhanh chóng và chính xác. Từ đó các doanh nghiệp phân phối thương mạicó thể cải thiện tổng thể quá trình logistics, nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu và phát triển sự hài lòng của người tiêu dùng. Tuy nhiên, công nghệ 4.0 áp dụng trong hệ thống trực tuyến phân phối hàng hoá chưa làm giảm được các khoản chi phí logistics, ảnh hưởng đến giá sản phẩm khi người tiêu dùng yêu cầu giao tận nhà. Do vậy, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối thương mại so với các doanh nghiệp khác trên thị trường phân phối thương mại (Vũ Xuân Trường, 2019). • Quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp Mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp là yếu tố chính để đánh giá chất lượng phân phối thương mại hàng hóa. Trong phân phối thương mại truyền thống, ở kênh phân phối trực tiếp, mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp được đánh giá cao nhất, tương tác giữa hai bên luôn được đảm bảo. CMCN 4.0 tạo nên môi hình phân phối thương mại mới, luôn có sự tham gia của trung gian là máy chủ với hệ thống lưu trữ điện toán đám mây, Internet vạn vật và dữ liệu lớn. Chính vì vậy mối liên hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp cũng bị ảnh hưởng (McKinsey Digital, 2015). Số hoá và công nghệ kết nối Internet vạn vật đưa mối quan hệ giữa nhà cung cấp, doanh nghiệp phân phối thương mại và khách hàng lên một tầm cao mới. CMCN 4.0 với hệ thống lưu trữ điện toán đám mây, dữ liệu thông tin có thể thu thập và lưu trữ với lượng lớn dễ dàng giúp doanh nghiệp nhận biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp phân phối thương mại cũng có khả năng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch nhu cầu, kế hoạch giữ hàng tồn phù hợp với từng giai đoạn cụ thể (Taliaferro và cộng sự, 2016). Dựa trên công nghệ lưu trữ điện toán đám mây, công nghệ 4.0 cung cấp và hiển thị thông tin truy xuất trong thời gian ngắn, tăng cường tốc độ trao đổi thông tin và kết nối giữa khách hàng và doanh nghiệp phân phối thương mạicùng nhà cung cấp. Ngoài ra, dữ liệu được tạo thông qua các công nghệ 4.0 có thể được nhà cung cấp, doanh nghiệp phân phối thương mạisử dụng để tối ưu giá thành, chi phí. Các doanh nghiệp phân phối thương mại và nhà cung cấp tại Việt Nam trên thị trường phân phối đã phần nào phát huy được những lợi ích mà CMCN 4.0 mang lại trong việc tăng cường tương tác, mối liên hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp. Tuy nhiên, CMCN 4.0 đã hạn chế cơ hội và mối liên hệ trực tiếp giữa khách hàng và nhà bán buôn, bán lẻ, dẫn đến doanh nghiệp chưa thực sự nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của khách hàng tiêu dùng cuối cùng (Vũ Xuân Trường, 2019). 6
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 4. Đề xuất giải pháp Trước những tác động tích cực cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của CMCN 4.0 đến phân phối thương mại tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải chủ động tìm kiếm và thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối, vận dụng tốt những tiện ích do công nghệ 4.0 mang lại và từng bước khắc phục những hạn chế tiêu cực. Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thích ứng và nắm bắt các thông tin về thị trường phân phối thương mại và nhu cầu của người tiêu dùng mong umốn đạt được từ các kênh phân phối khác nhau. Về quy trình hoạt động, để khắc phục những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình sản xuất, phân phối thương mại, doanh nghiệp phân phối thương mạicũng như nhà cung cấp trước hết cần chủ động nâng cao trình độ quản lý, trình độ nhân sự về lĩnh vực công nghệ. Từ đó quản lý toàn diện hoạt động phân phối thương mại, hạn chế tối đa các thiệt hại có thể ảnh hưởng khi rủi ro đối với quy trình hoạt động xảy ra. Thứ nhất, doanh nghiệp trước hết cần cải thiện quy trình hoạt động và nâng cấp bảo mật thông tin trong quá trình phân phối sản phẩm, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối thương mại thường sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây. Doanh nghiệp cần tiến tới xây dựng nhà máy thông minh với các quy trình sản xuất, quy trình vận hành tự động, linh hoạt để tích hợp và liên kết chặt chẽ với người tiêu dùng, với các đối tác trong hệ thống phân phối. Đồng thời xây dựng môi trường làm việc thân thiện, sáng tạo, chủ động giải quyết công việc cũng như với khách hàng. Thứ hai, hệ thống ứng dụng trên các thiết bị di động, IoT, Big Data được xem như trung gian phân phối trên thị trường phân phối thương mại, nhận và chuyển nhu cầu của khách hàng tới doanh nghiệp và ngược lại. Do đó, doanh nghiệp cần chủ động quản lý, cập nhật tình hình và kịp thời khắc phục sự cố nếu xảy ra, quản lý tốt lượng hàng tồn kho và lượng hàng đang lưu thông để đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, nâng cao tốc độ luân chuyển hàng hoá, sản phẩm từ nhà cung cấp và đến tay người tiêu dùng. Thứ ba, CMCN 4.0 đơn giản hoá quy trình hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên cũng giảm thiểu tương tác giữa khách hàng, nhà cung cấp, doanh nghiệp phân phối thương mại. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động hơn thực hiện các biện pháp tăng mối liên hệ tương tác với khách hàng, dự đoán nhu cầu của khách hàng như tổ chức các chương trình tri ân, hoạt động khuyến mãi, hội nghị khách hàng để hai bên có cơ hội trao đổi thông tin, yêu cầu hướng tới nâng cao chất lượng, hiệu quả phân phối hàng hoá. Thứ tư, thực hiện giải pháp về nâng cao chất lượng nhân lực trong doanh nghiệp. Với vai trò là yếu tố cốt lõi của hệ thống phân phối thương mại, nguồn nhân lực với chất lượng cao và năng lực kiểm soát hoạt động phân phối cần thiết cải thiện đáp ứng kịp yêu cầu thay đổi của CMCN 4.0. Để nâng cao hiệu quả chất lượng quy trình hoạt động trong phân phối sản phẩm, bên cạnh việc đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu về trình độ kỹ thuật của CMCN 4.0, kiểm soát hoạt động của hệ thống công nghệ trong quy trình hoạt động phân phối thương mại hàng hoá. Về công nghệ và thiết bị, với tình hình hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều lưu trữ tất cả các thông tin, dữ liệu về sản phẩm, khách hàng, đối tác và thông tin quá trình phân phối thông qua các thiết bị công nghệ, lưu trữ điện toán đám mây, vì vậy cần đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị có chất lượng cũng như đội ngũ nhân viên có trình độ. Đồng thời tăng cường các biện pháp bảo mật thông tin như thiết lập hệ thống tường lửa ngăn chặn sự tác động của viruts, bên thứ ba, thường xuyên tiến hành bảo trì hệ thống, đặc biệt là máy chủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân phối thương mại cần tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ Big data vào quá trình thu thập và xử lý thông tin về nhu cầu của khách hàng, chính sách của nhà cung cấp trên thị trường phân phối. Tận dụng lợi ích từ công nghệ lưu trữ dữ liệu đám mây để truy xuất thông tin cần thiết, kịp thời dự báo nhu cầu của khách hàng, yêu cầu cải tiến sản phẩm từ thị trường. Từ đó nâng cao hiệu quả và năng lực phân phối sản phẩm so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 7
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Về cạnh tranh trong ngành phân phối thương mại, các doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của đơn vị. Trước hết tập trung đầu tư đổi mới công nghệ và xây dựng nguồn nhân lực tạo cơ sở nền móng ổn định để phát triển hoạt động phân phối thương mại, tận dụng các cơ hội CMCN 4.0 mang lại. Từ hệ thống trang thiết bị đã đầu tư, doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả trong việc khai thác nhu cầu khách hàng cũng như quản lý tốt quy trình hoạt động phân phối thương mại. Ngoài ra, doanh nghiệp tiếp tục sử dụng các nguồn lực kinh tế để đầu tư nâng cấp, bảo trì hệ thống, đặc biệt là hệ thống lưu trữ điện toán đám mây, công nghệ IoT và Big data. Do ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đến thị trường phân phối thương mại, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tham gia kênh phân phối diễn ra tương đối mạnh mẽ. Vì vậy, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng thích ứng đối với sự thay đổi của thị trường, khai thác và nắm bắt tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh so với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và lộ trình để đầu tư cho cơ sở vật chất, nhân lực, nghiên cứu ứng dụng công nghệ AI vào quản lý và sản xuất, từng bước ổn định vị thế trên thị trường phân phối thương mại. Về sản phẩm và dịch vụ, với sự phát triển của công nghệ trong phân phối thương mại, nhu cầu của người tiêu dùng về dịch vụ phân phối và chất lượng, mẫu mã sản phẩm ngày càng nâng cao. Vì thế, doanh nghiệp phải chủ động để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàngthông qua việc cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm bằng ứng dụng kỹ thuật công nghệ 4.0. Tăng cường chính sách đầu tư vào kỹ thuật quy trình, áp dụng công nghệ thông minh, phần mềm ứng dụng để điều chỉnh quy trình sản xuất, đảm bảo chi phí biến động ở mức thấp nhất. Ngoài ra, các doanh nghiệp phân phối thương mại cần áp dụng chương trình kiểm soát chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình lưu trữ và phân phối. Giải pháp cho các doanh nghiệp trong kiểm soát chất lượng là áp dụng công nghệ cảm biến đo lường. Đồng thời, chủ động khắc phục sản phẩm lỗi nếu phát hiện, tiếp nhận ý kiến phản hồi của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, cần vận dụng các tiện ích tích hợp trên thiết bị di động để định hướng sử dụng công nghệ thực tế ảo tạo cơ hội trải nghiệm cho người tiêu dùng tiếp cận và trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Về hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, để nâng cáo chất lượng phân phối thương mại và có vị thế trên thị trường phân phối thương mại, doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng hoạt động logistic, tìm kiếm và liên kết với các đối tác tiềm năng. Từ ảnh hưởng của CMCN 4.0, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ để quản lý sản phẩm trong lưu kho, lưu thông và giai đoạn giá trị sử dụng được thực hiện. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng quy trình phân phối thương mại hàng hoá, đặc biệt là các doanh nghiệp phân phối thương mại. Doanh nghiệp cần thực hiện các chính sách đầu tư hệ thống các phương tiện đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động Logistics, đơn giản hoá quy trình phân phối thương mại, phục vụ cho nhu cầu của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ngoài ra, trong hoạt động logistics và chuỗi cung ứng cần kịp thời giải quyết các vấn đề xảy ra giữa doanh nghiệp phân phối thương mại, các bên liên quan và khách hàng thông qua ứng dụng công nghệ trực tuyến. Các thông tin về trạng thái sản phẩm, đơn hàng và thời gian vận chuyển, giao hàng được theo dõi qua hệ thống trực tuyến nhanh chóng và chính xác. Từ đó các doanh nghiệp phân phối thương mạicó thể cải thiện tổng thể quá trình logistics, nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu và phát triển sự hài lòng của người tiêu dùng. Về quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp, trong môi trường CMCN có ảnh hưởng toàn diện đến phân phối thương mại, doanh nghiệp phân phối thương mạitiếp tục ứng dụng sâu rộng công nghệ số hoá và công nghệ kết nối thông qua Internet đưa mối quan hệ giữa nhà cung cấp, doanh nghiệp phân phối thương mại và khách hàng lên một tầm cao mới. Ứng dụng những lợi thế mà CMCN 4.0 mang lại với hệ thống lưu trữ điện toán đám mây, dữ liệu thông tin có thể thu thập và lưu trữ với lượng lớn dễ dàng giúp doanh nghiệp nhận biết và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp phân phối thương mại cũng có khả năng chủ động hơn trong việc lập kế hoạch nhu cầu, kế hoạch giữ hàng tồn phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. 8
  9. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 5. Kết luận Nghiên cứu tập trung vào phân tích 6 nội dung tác động của CMCN 4.0 đến các doanh nghiệp phân phối thương mại tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng CMCN 4.0 có tác động sâu rộng đến phân phối thương mại. Về quy trình hoạt động, sự phát triển của CMCN 4.0 đã tác động đến năng suất lao động cũng như ứng dụng công nghệ dữ liệu điện toán đám mây, Internet vạn vật giúp giảm thiểu thời gian xử lý thủ công và chờ đợi, tăng tốc độ hoàn thành công việc của quy trình hoạt động phân phối thương mại tại các doanh nghiệp phân phối. Về công nghệ và thiết bị, CMCN 4.0 ảnh hưởng ở ba nội dung nổi bật: công nghệ lưu trữ điện toán đám mây, Internet vạn vật IoT và dữ liệu lớn Big Data. Các thay đổi này cho phép doanh nghiệp phân phối thương mại lưu trữ, truyền tải và xử lý thông tin với số lượng lớn và tốc độ nhanh. Về cạnh tranh trong ngành phân phối thương mại, CMCN 4.0 tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phân phối tham gia vào cuộc đua trong việc xây dựng và phát triển thị trường phân phối thương mại, nhưng cũng là rủi ro bị loại bỏ đối với các doanh nghiệp đi sau và chậm thay đổi. Về sản phẩm và dịch vụ, CMCN 4.0 làm thay đổi quy trình hoạt động của doanh nghiệp phân phối thương mại và cả hệ thống công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý phân phối vì vậy nó ảnh hưởng đến cả các sản phẩm và dịch vụ trong phân phối thương mại, từ khâu thiết kế, sản xuất đến quá trình tiêu thụ và giá trị được sử dụng, kết thúc vòng đời sản phẩm. Về hoạt động logistic và chuỗi cung ứng, CMCN 4.0 giúp doanh nghiệp phân phối thương mại kết nối dễ dàng với người tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng nhanh chóng được đáp ứng. CMCN 4.0 tác động đến cách mà các sản phẩm lưu thông, lưu kho và phân phối. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bacheri B., Lee J. (2015), Big future for cyber-physical manufacturing systems. NSF I/UCRC for Intelligent Maintenance Systems (IMS). 2. Chính Phủ (2018), Nghị định Số 09/2018/NĐ-CP: Quy định chi tiết luật thương mại và luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 3. DalenogareaLucas Santos, BenitezaGuilherme Brittes, AyalabNéstor Fabián,FrankaAlejandro Germán (2018),“The expected contribution of Industry 4.0 technologies for industrialperformance”, International Journal of Production Economics, 204 (2018) 383–394. 4. Gilchrist A. (2016),Industry 4.0: the Industrial Internet of Things. Apress, Berkeley. 5. Kotler Philip, Keller Kevin Lane, Brady Mairead, Goodman Malcolm, Hansen Torben (2009), Marketing management, 1st European Edition ed. Harlow: Person Prentice Hall. 6. McKinsey Digital (2015), Industry 4.0: How to navigate digitization of the manufacturing sector, McKinsey. 7. SchwabKlaus (2018), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, NXB Chính trị Quốc gia Sự Thật. 8. Taliaferro A., Guenette C., Agarwal A., Pochon M. (2016). “Industry 4.0 and distribution centers. Transforming distribution operations through innovation”. Deloitte university press. 9. Vũ Minh Phú (2019), “Thực trạng hệ thống phân phối trên thị trường hiện nay”, Hội thảo: Cách mạng công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa, Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh (BCSI), ngày 03/10 tại Hà Nội. 10. Vũ Xuân Trường (2019), “Chiến lược kinh doanh và tối ưu hóa kênh phân phối”, Hội thảo: Cách mạng công nghiệp 4.0 - Bước đi mới cho thị trường phân phối hàng hóa, Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu & Cạnh tranh (BCSI), ngày 03/10 tại Hà Nội. 11. Wang S., Wan J., Li D., Zhang C. (2016), “Implementing smart factory of industrie 4.0: anOutlook”. International Journal of Distributed Sensor Networks,(4):1-10. 9
nguon tai.lieu . vn