Xem mẫu

  1. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NỀN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG *Nguyễn Huỳnh Mai Trâm; Đỗ Thị Diễm Quỳnh; Trần Thị Thùy Dung Trường Đại học Mở TP.HCM Email: *tram@ou.edu.vn TÓM TẮT Đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm mục tiêu chính là phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nền sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra khả năng thích ứng của người dân nơi đây. Sau đó, tìm hiểu các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước phát triển để Việt Nam rút ra kinh nghiệm. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả tập hợp những số liệu có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, cả trong quá khứ đến những xu hướng và dự báo diễn biến về tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai. Đồng thời, nhóm nghiên cứu áp dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia và tổ nhóm để tìm hiểu rõ về tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp. Nhóm nghiên cứu tập trung khảo sát thực địa ở Trà Vinh vì tỉnh Trà Vinh là một trong những tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động nặng nề nhất. Nhóm đã tổ chức các cuộc phỏng vấn cán bộ xã Long Sơn và các chuyên gia liên quan đến lĩnh vực biến đổi khí hậu. Thông qua nghiên cứu, nhóm nghiên cứu tìm hiểu các chính sách thích ứng với biến đổi khí hậu của các nước phát triển và đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp các hộ gia đình ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu. Từ khóa: Biến đổi khí hậu, Đồng bằng Cửu Long, đời sống người dân, thích nghi, sinh kế. TỔNG QUAN Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỉ XXI. biến đổi khí hậu được biểu hiện qua những hiện tượng khí hậu tiêu cực như bão mạnh, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng. Xét về phạm vi toàn thế giới, biến đổi khí hậu sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tạo nên các chu kì tăng trưởng không bền. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động của biến đổi khí hậu nặng nề nhất. theo báo cáo kết quả nghiên cứu về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của tổ chức DARA International (2012) chỉ ra rằng biến đổi khí hậu có thể làm Việt Nam thiệt hại 15 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 5% GDP. Nếu 353
  2. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Việt Nam không có giải pháp thích ứng kịp thời, ước tính thiệt hại có thể lên đến 11% GDP vào năm 2030. Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận châu thổ sông Mê Kông có địa hình bằng phẳng và thấp, 80% diện tích của vùng có độ cao dưới 2,5m so với mực nước biển, bờ biển dài với 720 km. đồng bằng sông Cửu Long sẽ là một trong những đồng bằng trên thế giới sẽ chịu ảnh hưởng do sự dâng lên của mực nước biển và tình trạng xâm nhập mặn. Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường, khoảng 40% vùng Đồng bằng sông Cửu Long có thể ngập trong nước biển. Nước biển dâng cao, xâm nhập mặn lấn chiếm đất nông nghiệp, sạt l�sông ngòi, suy giảm sản lượng nước làm dòng chảy yếu đi cùng những hiểm họa thời tiết cực đoan đang là thách thức lớn đối với an sinh xã hội và sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Đáng lo ngại nhất là nguồn nước. Từ đó, trong tương lai gần (năm 2050) sẽ có khoảng 1 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị mất đất và nhà ở. Sản lượng lương thực có nguy cơ giảm sút lớn, đe dọa đến an ninh lương thực quốc gia. Đồng thời, lượng cá nước ngọt sẽ giảm mạnh. Nông dân, ngư dân sẽ là đối tượng chịu nhiều tổn thương nặng nề nhất do thiếu điều kiện tiếp cận thông tin để có thể ứng phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu. Một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu là đồng bằng sông Cửu Long. Vì những lí do trên, nhóm tác giả chọn đề tài “Tác động của biến đổi khí hậu đối với nền sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long” để là nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu kì vọng sẽ phân tích rõ các tác động của biến đổi khí hậu đối với đời sống cũng như nền sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Trà Vinh nói riêng để giúp cư dân có cái nhìn sâu về biến đổi khí hậu để ứng phó kịp thời và đảm bảo cuộc sống tốt hơn. PHƯƠNG PHÁP Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thông kê mô tả, thảo luận nhóm và phỏng vấn chuyên gia. Bằng phương pháp thống kê mô tả, nhóm nghiên cứu sẽ tập hợp những số liệu có liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu, cả trong quá khứ đến những xu hướng và dự báo diễn biến về tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai. Tiếp đó, nhóm sẽ tập hợp những tác động của biến đổi khí hậu đối với những hộ gia đình có liên quan đến chuỗi sản xuất nông nghiệp. Cuối cùng là thông qua nguồn số liệu sơ cấp và thứ thập, nhóm thống kê những tổn thất và khả năng thích ứng của những hộ gia đình trước tác động của biến đổi khí hậu. Phỏng vấn chuyên gia (nhà khoa học, quản lí) tìm hiểu khả năng thích ứng của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, phương pháp này tập hợp các ý kiến đánh giá của các chuyên gia về tác động của biến đổi khí hậu lên Đồng bằng sông Cửu Long. Các ý kiến và đánh giá của các chuyên gia được tập hợp từ các tài liệu nghiên cứu, các báo cáo đánh giá hoặc các cuộc họp chuyên gia, các ý kiến góp ý, đánh giá từ các đồng nghiệp. Phỏng vấn tổ nhóm nhằm khảo về tác động của tình hình biến đổi khí hậu đến đời sống của các gia đình. Nhóm cũng thảo luận về tính hiệu quả của các chính sách của chính phủ hỗ trợ cho cư 354
  3. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 dân Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đánh giá mức độ thích ứng của hộ gia đình trước tình hình biến đổi khí hậu. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Địa điểm khảo sát Trà Vinh là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, có diện tích 2.341 km2, có bờ biển dài 65km. Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre; Phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long; Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Châu Thành; Phía Nam giáp huyện Châu Thành; Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành. Biến đổi khí hậu tác động thời tiết Khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên có thể làm thay đổi cơ bản hệ thống canh tác nông nghiệp ở một khu vực, tức là thay đổi chế độ và điều kiện ngoại cảnh (khí hậu) của sản xuất nông nghiệp thì biến động khí hậu có tác động gây ra những biến động khí hậu thường vượt quá khả năng ứng phó, dẫn đến mất mùa, giảm năng suất, sản lượng nông nghiệp hàng năm, thậm chí làm cho đất đai không còn khả năng canh tác (chẳng hạn hạn hán nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm do thiếu mưa). Các hiện tượng khí hậu cực đoan có thể xảy ra với những yếu tố đơn như nhiệt độ (cao nhất, thấp nhất), lượng mưa (lượng mưa ngày lớn nhất, cường độ mưa lớn, đợt mưa lớn...), và có thể là một tổ hợp nhiều yếu tố như bão (mưa lớn, gió mạnh, nước dâng), hạn hán (mưa ít, nhiệt độ cao...). Khi nhiệt độ tăng kéo theo những thay đổi về thời tiết làm cho lượng mưa thay đổi, sẽ dẫn tới những thay đổi về dòng chảy của các con sông và làm tăng cường độ cũng như tần suất của các trận lũ. Nước biển thì ngày càng có xu thế dâng cao, theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mực nước biển trung bình 50 năm qua đã tăng. Triều cường trên nền nước biển dâng ngày càng uy hiếp nghiêm trọng các vùng đất thấp, kể cả các thành phố ven biển ảnh hưởng triều như Cần Thơ, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh. Mực nước biển dâng cùng với giảm lưu lượng thượng nguồn, xâm nhập mặn sâu hơn. Theo những nghiên cứu gần đây Việt Nam được xếp vào nhóm các quốc gia thiếu nước với tổng bình quân đầu người cả nước mặt và nước ngầm trên phạm vi lãnh thổ là 4.400 m3/người/năm (so với bình quân thế giới là 7.400 m3/người, năm). Theo tính toán, nếu mực nước biển Việt Nam dâng 1 m thì 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập mặn. Các tỉnh như Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau là những nơi thường xuyên xảy ra xâm nhập mặn. Tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp Mặt hàng nông sản của tỉnh Trà Vinh bao gồm lúa, hoa màu và cây công nghiệp. Bảng 1 trình bày kết quả sản xuất nông nghiệp của tỉnh trong năm 2013, 2014 và năm 2015. Cây lúa có tổng diện tích gieo trồng 3 vụ trong năm 2013 đạt 235,5 nghìn ha với sản lượng 1.275 nghìn tấn. Diện tích lúa trong năm 2014 và 2015 đều tăng, cụ thể năm 2014, diện tích gieo trồng lúa là 235,9 nghìn ha với tổng sản lượng lúa vào khoảng 1.327 nghìn tấn, tăng 4,08% so với năm 2013. Trong 355
  4. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 năm 2015, sản lượng là 1.354 nghìn tấn, tăng 2,08% so với năm 2014. Đối với cây hoa màu, trong năm 2014 toàn tỉnh gieo trồng 55 nghìn ha với sản lượng là 754 nghìn tấn. Trong năm 2015 diện tích gieo trồng hoa màu là 55,2 nghìn ha, tăng 0,36% diện tích gieo trồng cả năm 2014, sản lượng đạt được 721 nghìn tấn, giảm so với năm 2014 là 4,38%. Bảng 1: Kết quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, 2013-2015 Chênh lệch Diện tích Sản lượng Chênh lệch 2015/2014 Tiêu chí 2014/2013 (nghìn ha) (ngh� n tấn) DT (%) SL (%) DT (%) SL (%) 2013 235,5 1.275 Cây lúa 2014 235,9 1.327 0,16 4,08 0,46 2,03 2015 237,0 1.354 2013 - 724 Cây màu 2014 55 754 - 4,14 0,36 -4,38 2015 55,2 721 2013 14,9 213 Cây công 2014 15,5 223 4,03 4,69 6,45 9,87 nghiệp 2015 16,5 245 Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Trà Vinh, 2013 – 2015 Tác động của biến đổi khí hậu đến chăn nuôi Bảng 2: Số lượng đàn gia súc – gia cầm của tỉnh Trà Vinh Số lượng (ngh� n con) Tiêu chí 2013 2014 2015 Heo 376,71 328,73 342,17 Bò 131,42 150,12 176,00 Trâu 1,33 1,13 0,97 Gia cầm 5.300,00 4.800,00 4.500,00 Nguồn: Báo cáo Kinh tế - Xã hội tỉnh Trà Vinh, 2013-2015 Số lượng đàn gia súc và gia cầm của huyện năm 2013, 2014 và năm 2015 tăng, giảm không đều. Như Bảng 3 cho thấy chỉ có đàn bò là tăng đều qua các năm, trong khi đó đàn trâu và gia cầm thì có xu hướng giảm nhiều nhất. Nguyên nhân là do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá thịt tăng giảm không ổn định, hơn nữa ảnh hưởng của thời tiết nên các hộ chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn. Theo bảng trên cho thấy đàn trâu giảm chủ yếu do hiện nay việc sử dụng trâu trong sản xuất nông nghiệp rất ít, phần lớn chỉ được nông dân sử dụng để lưu giống. Chăn nuôi gia cầm cũng giảm do thời tiết diễn biến phức tạp nắng mưa thất thường đã làm cho gà bị 356
  5. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 dịch bệnh chết khá nhiều; môi trường chăn nuôi đặc biệt là đàn vịt chạy đồng ngày càng thu hẹp; lượng thức ăn tận dụng như cua, ốc ngày càng ít, người nuôi phải bổ sung thức ăn tổng hợp nên giá thành chăn nuôi cao, trong khi đó giá thịt vịt hơi rẻ nên đã ảnh hưởng đến việc chăn nuôi gia cầm trên địa bàn tỉnh. Ngược lại, đàn bò của tỉnh tăng lên do giá bò hơi tăng khá cao, hơn nữa nông dân tận dụng bờ ao, vườn cây lâu năm trồng cỏ tạo nguồn thức ăn để đầu tư nuôi bò vỗ béo để tăng thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, có một số xã đầu tư chăn nuôi bò cho các lao động nhàn rỗi tại địa phương. Đàn heo của tỉnh giảm qua từng năm do chi phí đầu vào tăng cao nhất là giá thức ăn, giá bán heo hơi lại tăng giảm thất thường làm cho người nuôi không có lãi dẫn đến những hộ nuôi heo với qui mô lớn giảm. Vấn đề đô thị hoá mạnh cũng làm ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi heo của tỉnh vì nông dân sợ ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. Tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản Hoạt động nuôi trồng thủy sản thường xuyên chịu tác động của thời tiết và thiên tai như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Những biểu hiện này của biến đổi khí hậu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản gây nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội cho người nuôi. Tình hình nắng nóng, mực nước đầm nuôi thấp, môi trường không ổn định, kết hợp với độ mặn cao làm cho con tôm nuôi giảm sức đề kháng, dễ sốc và chết. Tại tỉnh Trà Vinh, tình trạng nắng hạn kéo dài làm nước bốc hơi nhanh, độ mặn trong ao đầm tăng đã phát sinh các loại dịch bệnh như đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp. Sản lượng thủy sản tháng 12 năm 2017 ước đạt 15.256 tấn, giảm 4,59% hay giảm 734 tấn so với tháng cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đạt 10.151 tấn, tăng 3,45% hay tăng 338 tấn; sản lượng khai thác thuỷ hải sản đạt 5.105 tấn, giảm 17,37% hay giảm 1.073 tấn. Có thể nói, nhiều năm qua, ngành nông nghiệp nói chung, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng vẫn còn thiên về số lượng hơn chất lượng, thiên về chiều rộng hơn chiều sâu dẫn đến lãng phí tài nguyên đất, nước. Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống người dân Theo khảo sát của hai nhà nghiên cứu Lê Thị Kim Oanh và Lê Minh Trường thì biến đổi khí hậu là yếu tố chính trong việc quyết định di dân của 14,5% người dân Nam Bộ. Ở khu vực Tây Nam Bộ, bờ biển sạt lở, nhà của người dân bị nước nuốt chửng làm cho cuộc sống của người dân lầm than, khó khăn, chồng chất. biến đổi khí hậu thể hiện càng rõ nét qua tình trạng sạt lở đất bờ sông và bờ biển. Các thiên tại như lũ lụt, bão, sạt lở làm gia gia tăng số người chết và bị thương. Biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông cửu long là thách thức nghiêm trọng đến mục tiêu dân số, mục tiêu xoá đói giảm nghèo và sự phát triển kinh tế. Tác động trực tiếp và gián tiếp đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tác động trực tiếp: Các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt kéo dài gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe con người gây ra các bệnh về da, tim mạch. 357
  6. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Tác động gián tiếp: Qua các nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền dịch bệnh như cúm, dịch tả,...làm tăng tốc độ của các loại vi khuẩn, côn trùng, vật chủ gây bệnh. Từ đó gây ra các loại bệnh sốt xuất huyết, viêm não... Những thông tin trên phù hợp với những gì mà nhóm nghiên cứu khảo sát được về BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Các mô hình thích ứng Mô hình đậu phộng. Ý tưởng mô hình: Do biến đổi khí hậu như nắng nóng kéo dài, thiếu nước vào mùa khô nên người dân Trà Vinh không thể trồng lúa từ đó họ chuyển sang trồng hoa màu. Trong đó đậu phộng là loại cây dễ thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi khắc nghiệt cho năng suất cao, đồng thời giá cả đầu ra khá ổn định. Phương thức sản xuất: Do nguồn nước ngầm bị cạn kiệt nên nông dân chuyển từ tưới tràn sang hệ thống tưới phun sương. Do đó tiết kiệm được nguồn nước, cây đậu phộng hấp thụ nước tốt hơn, tránh rửa trôi phân bón và tiết kiệm được thời gian cho người nông dân. Chi phí đầu tư: Tổng số thành viên thực hiện: 15 người, trong đó: Hộ nghèo: 8 người, cận nghèo: 2 người, nữ: 8 người, Khmer: 3 người. Thời gian thực hiện kế hoạch: Xuống giống: từ 15/8/2016 đến 30/8/2016, thu hoạch: Từ 15/10/2016 đến 30/10/2016 Tổng diện tích xuống giống: 79 công/15 thành viên. Tổng kinh phí thực hiện: 577.430.000 đồng, trong đó: Nguồn vốn IFAD: 262.250.000 đồng, nguồn vốn do tổ đối ứng: 315.180.000 đồng (tiền mặt: 71.880.000 đồng, hiện vật: 243.300.000 đồng, chi tiết như sau: Bảng 3: Chi phí thực hiện mô hình đậu phộng ở xã Long Sơn, tỉnh Trà Vinh, 2017 ĐVT: nghìn đồng Hạng mục chi Kinh phí được duyệt Kinh phí thực hiện đề nghị thanh toán Tăng/giảm phí Dự án Tiền mặt Vật chất Dự án Tiền mặt Vật chất 1. Nguyên vật 203.030 0 0 203.030 0 0 liệu đầu vào 2. Dịch vụ hỗ 14.220 9.480 213.300 14.220 9.000 214.000 Tăng trợ SX 3. Thiết bị/máy 45.000 62.400 30.000 45.000 62.400 30.000 móc Tổng cộng: 262.250 71.880 243.300 262.250 71.400 244.000 358
  7. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Chi phí để đầu tư cho mô hình sản xuất này tương đối thấp nên phù hợp với khả năng nhiều nông hộ. Tổng chi phí đầu tư khoảng 9–10 triệu đồng/1.000 m2/vụ, trong đó các khoảng chi phí nguyên liệu đầu vào 4 – 4,2 triệu đồng/1.000 m2/vụ; chi phí thuê mướn ngoài và các khoản chi phí khác từ 2 – 2,5 triệu đồng/1.000 m2/vụ; còn lại chủ yếu thể hiện qua giá trị lao động gia đình. Thời gian canh tác kéo dài trung bình 90 ngày, tương đối phù hợp với mức tài chính của những hộ nghèo, xoay vòng vốn nhanh. Với mức yêu cầu đầu tư thấp rất phù hợp cho hộ nghèo, năng suất lại đạt khá cao từ 1 - 1,2 tấn/công, lợi nhuận đạt được của mô hình là khá tốt từ 3,3 – 3,8 triệu đồng/1.000 m2/vụ sau khi đã tính chi phí lao động gia đình (cao hơn mô hình trồng đậu trước đây chỉ đạt lợi nhuận khoảng 3 triệu/1.000 m2/vụ). Thị trường tiêu thụ và giá cả đầu ra cũng khá ổn định trong các năm gần dây. Qua phân tích có thể thấy mô hình này không những đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn khá ổn định, đóng góp thu nhập đáng kể nông hộ. Vì thế trong tiêu chí này mô hình trồng đậu phọng được đánh giá đạt ở mức độ rất tốt. Khả năng thích ứng và nhân rộng: Trồng đậu phộng không đòi hỏi tiêu tốn nhiều nước. Trong điều kiện chịu ảnh hưởng của tác động biến đổi khí hậu như hiện nay mô hình trồng dậu phộng cho thấy vẫn thích nghi thể hiện qua năng suất đạt khá tốt và ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định so với các loại cây trồng khác trên địa bàn. Vì thế mô hình trồng đậu phộng được đánh giá ở mức thích ứng tốt với biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, một số nông hộ cũng có kinh nghiệm trong việc trồng đậu phộng nên dễ dàng chia sẻ kinh nghiệm cho các hộ nông dân khác. Do chi phí phát triển mô hình đậu phộng không quá cao và thời gian canh tác kéo dài trung bình 90 ngày, tương đối phù hợp với mức tài chính của những hộ nghèo, xoay vòng vốn nhanh nên nhiều hộ gia đình hưởng ứng mô hình này. Về mặt kỹ thuật: Được tập huấn kỹ thuật trong suốt quá trình thực hiện. Về việc mua sắm: Do được hỗ trợ vốn trực tiếp từ dự án nên giá cả hợp lý, thuận tiện trong quá trình mua sắm Về việc tiêu thụ sản phẩm: Giá bán tương đối cao so với mọi năm. Hạn chế: Về thời tiết: mưa nhiều, kéo dài làm ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, chất lượng trái thu hoạch không đạt. Đậu phộng tiêu thụ theo địa phương không có hợp đồng đầu ra cụ thể nên người nông dân không tự định giá được phải phụ thuộc vào thương lái. Bên cạnh đó, công nghệ chế không phát triển nên chỉ có tiêu thụ đậu phộng rang thủ công, chưa tạo ra được thương hiệu riêng. Các nông hộ sản xuất riêng lẻ, không tập trung dẫn đến số lượng đầu ra không đủ lớn để đáp ứng yêu cầu của các công ty lớn (Theo anh Kim Sô Phan, cán bộ Phòng Nông nghiệp xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang). 359
  8. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Hình 1: Cây đậu phộng Mô hình trồng ớt chỉ thiên Ý tưởng trồng ớt: Để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu như nắng nóng kéo dài, thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa, các hộ trồng lúa đã chuyển đổi sang việc trồng hoa màu nói chung và ớt nói riêng. Trong đó, ớt là loại màu có hiệu quả kinh tế sản xuất cao, thị trường đầu ra ổn định và giá cao, cho năng suất tương đối cao, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương. Phương thức sản xuất: Cây ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Do đó, cần sử dụng nước hợp lý nhằm giảm chi phí tưới 15 - 20%. Tưới nước phun sương là phương pháp tưới hiện đại, có tác dụng nhiều mặt cả về tạo độ ẩm cho đất và làm mát cho cây, kích thích sinh trưởng và đặc biệt có thể tiết kiệm được 30-50% khối lượng nước so với phương pháp tưới tràn theo rãnh. Tưới chính xác diện tích cần tưới với đúng lưu lượng yêu cầu và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới. Bề mặt lá được tưới và làm sạch bụi bám trên lá giúp cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Do nguồn nước ngầm bị cạn kiệt nên nông dân chuyển từ tưới tràn sang hệ thống tưới phun sương. Do đó tiết kiệm được nguồn nước, cây ớt hấp thụ nước tốt hơn, tránh rửa trôi phân bón và tiết kiệm được thời gian cho người nông dân. Chi phí đầu tư Chi phí đầu tư cho mô hình này rất cao, khoảng 28-30 triệu/1000m2 và người dân phải tốn chi phí thuê nhân công bên ngoài để thu hoạch. Thời gian canh tác trung bình 75 ngày là thu hoạch, tùy theo cách bón phân chăm sóc mà có thể kéo dài thời gian thu hoạch đến thêm 90 ngày. Mô hình đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao và năng suất khá ổn định. 360
  9. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nhân rộng Mô hình trồng ớt không đòi hỏi sử dụng nhiều nước tưới, tuy nhiên ớt rất nhạy cảm với vấn đề nước nhiễm mặn sẽ làm thiệt hại năng suất khá lớn. Trong điều kiện khí hậu biến đổi khắc nghiệt như hiện nay mô hình trồng ớt vẫn cho năng suất khá cao và mang lại hiệu quả kinh tế cũng khá cao và ổn định so với các loại cây trồng khác trên địa bàn. Cho nên mô hình này được đánh giá ở mức thích ứng vừa phải với biến đổi khí hậu ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, mô hình trồng ớt yêu cầu về vốn đầu tư rất cao nhưng thời gian canh tác phù hợp, hiện thị trường đầu ra tương đối ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông hộ nên cũng được nhiều người áp dụng, mức nhân rộng của mô hình được đánh giá khá tốt. Qua quá trình điều tra, khảo sát, kết quả phân tích cho thấy ớt chỉ thiên là loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ như�ng của vùng, có thể trồng được quanh năm và mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu sản xuất đúng quy trình. Với cây trồng này, người nông dân sẽ tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình. Đầu ra của ớt chỉ thiên khá ổn định và có thị trường tiêu thụ lớn, đa dạng. Hình 2: Cây ớt chỉ thiên Nguồn: Anh Kim Sô Phan – Cán bộ Ủy ban xã Long Sơn Hạn chế Bên cạnh đó nông dân cũng gặp phải một số khó khăn như quy mô gieo trồng còn nhỏ lẻ, thủ công; thiếu một quy trình sản xuất ớt chỉ thiên tiêu chuẩn dẫn đến việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không phù hợp làm gia tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường. Bên cạnh đó, dưới tác động của biến đổi khí hậu, năng suất gieo trồng bị ảnh hưởng không nhỏ. Mặc dù có đầu ra ổn định nhưng giá cả thường xuyên biến động. Ớt thường bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và tỷ lệ hao hụt cao. Nếu các hộ chỉ sản xuất theo hình thức “lấy công làm lời” thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Ngoài ra, chi phí sản xuất cao cũng là một rào cản lớn trong việc tham gia sản xuất ở các hộ nghèo, hộ cận nghèo, đặc biệt trong đồng bào dân tộc Khmer. 361
  10. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Trồng ớt đòi hỏi kỹ thuật canh tác tương đối phức tạp, thường bị sâu bệnh nên cần phải có những buổi tư vấn, tập huấn cho người nông dân. Giá cả không ổn định, mùa mưa có lúc lên đến 70- 80.000/kg, còn mùa nắng chỉ dao động từ 11-17.000/kg. Bên cạnh đó, chưa có công ty bao tiêu sản phẩm, bị thương lái ép giá, đầu ra không được đảm bảo. Bảng 4: Kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ớt ở xã Long Sơn, tỉnh Trà Vinh, 2017 Diện tích Sản lượng Số Giá bán Doanh thu Tăng/giảm Họ, tên thành viên xuống giống thu hoạch TT (đồng) (đồng) so KH (công) (Kg) 1 Tạ Văn Khởi 4 5.200 6.700 34.840.000 Giảm 2 Lê Văn Trí 9 18.700 6.500 121.550.000 Giảm 3 Nguyễn Văn Thanh 3 3.700 6.500 24.050.000 Giảm 4 Kim Thị Bé 4 5.300 6.600 34.980.000 Giảm 5 Nguyễn Thị Thảo 10 14.000 6.600 92.400.000 Giảm 6 Nguyễn Văn Nam 6 7.700 6.400 49.280.000 Giảm 7 Trần Thị Thanh Hồng 3 3.900 6.400 24.960.000 Giảm 8 Thạch Thị Hoa Ri 9 8.700 6.500 56.550.000 Giảm 9 Trần Thị Phượng 6 7.800 7.000 54.600.000 Giảm 10 Nguyễn Thị Hương 5 6.700 6.800 45.560.000 Giảm 11 Huỳnh Thị Phượng 6 7.800 6.500 50.700.000 Giảm 12 Nguyễn Hữu Phước 3 4.000 6.500 26.000.000 Giảm 13 Lê Văn Thanh 3 3.800 6.600 25.080.000 Giảm 14 Thạch Thị Ngọc Giàu 4 5.200 6.600 34.320.000 Giảm 15 Đoàn Văn Bảnh 4 5.200 6.500 33.800.000 Giảm Tổng cộng: 79 107.700 98.700 708.670.000 Mô hình trồng bắp Ý tưởng trồng bắp giống Do nhận thấy để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu như: nắng nóng kéo dài, thiếu nước vào mùa khô,... nên không thể sản xuất lúa làm ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống kinh tế của hộ nên thiếu vốn đầu tư tái sản xuất. Thứ nhất, đất ruộng cao, thịt pha cát, thiếu nước, thích hợp trồng bắp. Thứ hai, bắp là cây rất dễ trồng, thích nghi tốt, cho năng suất cao, ít tốn công chăm sóc so với các loại vây màu khác và nông hộ có nhiều kinh nghiệm. 362
  11. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Phương thức sản xuất Bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh (ủ hoai bằng nấm Tricodecma) tạo điều kiện cho vi sinh có lợi phát triển, tạo độ tơi, xốp của đất giúp cây bắp giống phát triển tốt, hạt đều và nhiều. Tưới nước hợp lý: Tưới theo giai đoạn sinh trưởng của cây bắp. Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng mà cây bắp sẽ cần lượng nước tưới khác nhau, việc tưới nước hợp lý không những giúp cung cấp đủ lượng nước cần thiết mà còn giúp cây phát triển tốt, hạn chế được việc lãng phí nước, tiết kiệm được lượng nước tưới, góp phần bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, đồng thời giảm được chi phí tưới 15 - 20% so với cách tưới truyền thống. Do mô hình sử dung phân hữu cơ vi sinh nên lượng phân hóa học giảm từ 5 -15%, giúp giảm được chi phí phân bón. Chi phí đầu tư Tổng kinh phí thực hiện: 731.080.000 đồng, trong đó: Dự án AMD Trà Vinh tài trợ: 351.560 .000 đồng; Đóng góp của tổ là: 379.520.000 đồng (tiền mặt là 164.560.000 đồng, còn lại là vật chất). Tổng chi phí: 633.560.000 đồng, trong đó: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào: 294.060.000 đồng. Chi phí dịch vụ hỗ trợ sản xuất: 315.120.000 đồng. Khấu hao máy móc, thiết bị: 24.380.000 đồng. Đầu tư 1 công (1.000 m2) bắp giống đòi hỏi phải có khoảng 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, phải tốn chi phí lao động thuê mướn sẵn có tại địa phương khi cần. Khả năng thích ứng đối với biến đổi khí hậu và nhân rộng Trồng bắp không đòi hỏi sử dụng nhiều nước, bên cạnh trong điều kiện khí hậu biến đổi khắc nghiệt như hiện nay mô hình vẫn cho năng suất rất tốt và mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Vì thế mô hình trồng bắp được đánh giá ở mức thích ứng tốt với biến đổi khí hậu. Về mặt kỹ thuật: Được sự nhiệt tình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật hỗ trợ thực hiên mô hình nên đa số thành viên đều nắm vững và áp dụng trên 90% những kỹ thuật được truyền đạt. Về việc mua sắm và thanh toán kinh phí: Được sự hỗ trợ tích cực của Ban quản lý dự án AMD xã Long Sơn nên Tổ đã thực hiện hoàn thành việc mua sắm đúng kế hoạch và thanh quyết toán đúng theo quy định của Dự án. Về việc tiêu thụ sản phẩm: Do được Công ty Giống cây trồng miền Nam bao tiêu sản phẩm sau khi thu hoạch nên giá bán ổn định. Hạn chế Về thời tiết: Do nắng nóng kéo dài làm nguồn nước trên kênh bị nhiểm mặn cục bộ, nhất là thời điểm bắp dư�ng trái nên làm giảm năng suất, có hộ đạt 1 tấn/công, có hộ đạt 0,8 tấn/công. Từ đó, năng suất bình quân giảm 0,2 tấn/công so với kế hoạch. 363
  12. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Về việc triển khai thực hiện kế hoạch: Do thực hiện mô hình mới nên một vài thành viên chưa ủ phân hữu cơ theo đúng thời gian nên chưa diệt hết mầm cỏ dại, từ đó phát sinh thêm chi phí. Mô hình nuôi bò Ý tưởng nuôi bò Do biến đổi khí hậu làm cho mùa nắng kéo dài hơn mùa mưa làm nguồn nước bị cạn kiệt nên trồng lúa và hoa màu gặp nhiều khó khăn. Trong khi bò là động vật dễ nuôi, thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương, hộ có nhiều kinh nghiệm, ít tốn công lao động nên có thể tận dụng được thời gian nhàn rỗi, có nguồn thức ăn đáp ứng tốt từ việc chuyển đổi đất không trồng được lúa. Chi phí nuôi Vốn đầu tư ban đầu của mô hình này khá cao, chủ yếu chi phí con giống, ngoài chi phí con giống thì chi phí chuồng trại được nhiều hộ nuôi tận dụng một phần nguyên liệu tự có của hộ và công nhà để làm chuồng; thức ăn từ nguồn cỏ trồng hoặc cắt cỏ tự nhiên; công lao động nhàn rỗi của nông hộ sử dụng cho việc cắt cỏ nên mô hình này không cần nhiều vốn lưu động. Ngoài ra mô hình này có thể thích ứng với điều kiện tự nhiên hiện tại có thể cải thiện được thu nhập cho nông hộ khi mà lợi nhuận từ cây lúa ở mô hình sản xuất trước đó chỉ mang lại lợi nhuận không cao so với nuôi mô hình nuôi bò. Khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và nhân rộng UBND tỉnh hỗ trợ tinh trùng để lai tạo giống. Mô hình nuôi bò tương đối phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu do tận dụng được đất không sản xuất lúa được do khô hạn, thiếu nước chuyển sang trồng cỏ. Nhưng bò lại có nhu cầu số lượng thức ăn là cỏ tươi hang ngày khá lớn nên các hộ không có đất sẽ gặp khó khăn. Nên có thể đánh giá mô hình nuôi bò tương đối thích ứng với điều kiện bị tác động do biến đổi khí hậu. Mặc dù mô hình nuôi bò không đòi hỏi nhiều về mặt lao động và kỹ thuật nuôi, cũng như ít biến động về thị trường thị trường đầu ra do dễ dàng bán được cho các thương lái, trại bò hay nông hộ có nhu cầu mua bò vỗ béo tại địa phương. Tuy nhiên, bò lại có nhu cầu lượng thức ăn khá lớn nên các hộ không có đất trồng cỏ sẽ gặp khó khăn. Trở ngại lớn nhất của mô hình là cần nhiều vốn mua con giống, hộ nghèo không đủ tiền nuôi và phải có diện tích đất nhất định để trồng cỏ. Nên mô hình được đánh giá về mức độ nhân rộng ở mức vừa phải. Hạn chế Chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá thịt tăng giảm không ổn định, hơn nữa ảnh hưởng của thời tiết nên các hộ chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển đàn. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, tình hình dịch bệnh xảy ra thường xuyên, giá cả đầu ra không ổn định nên người chăn nuôi không mạnh dạn đầu tư phát triển, dẫn đến đàn gia súc và gia cầm có xu hướng giảm, trong đó, đàn bò có xu hướng giảm mạnh. 364
  13. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Hình 3: Trang trại nuôi bò Nguồn: Nhóm tác giả Bảng 5: Tình hình chăn nuôi bò tỉnh Trà Vinh (giai đoạn 2010-2014) 5 năm thực hiện QH chuyển đổi Tăng BQ BQ5 năm Chỉ tiêu 2010-2014 2010 2011 2012 2013 2014 2010-2014 (%/năm) Quy mô (con) 152.430 150.110 122.200 131.390 150.120 141.250 -0,38 Sản lượng (tấn) 7.266 7.085 7.137 6.257 6.660 6.881 -2,15 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Trà Vinh, 2014 Bảng trên cho thấy quy mô đàn bò tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, đàn bò có quy mô là 152.430 con, các năm sau đó, quy mô đàn giảm và tăng trở lại vào năm 2014 (150.120 con) nhưng vẫn thấp hơn quy mô đàn năm 2010. Sản lượng bò cũng giảm qua các năm, từ 7.266 tấn năm 2010 còn 6.660 tấn năm 2014. Mô hình nuôi gà Ý tưởng nuôi gà Sử dụng đệm lót sinh học bởi nhận thấy dưới tác động của biến đổi khí hậu nắng nóng khô hạn thiếu nước sản xuất lúa, trồng màu năng suất thấp. Hoạt động nuôi gà theo thả lan truyền thống tỉ lệ hao hụt lớn, rủi ro dịch bệnh cũng cao, do thiếu thức ăn nên gà chậm lớn cho nên hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong khi đó mô hình nuôi gà thả vườn sử dụng đệm lót sinh học có qui mô nuôi lớn, thời gian nuôi ngắn, ít rủi ro dịch bệnh hơn, vốn đầu tư ít, tận dụng được lao động nhàn rỗi. Tuy 365
  14. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 nhiên do khả năng quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi còn hạn chế nuôi mô hình nuôi còn gặp phải rủi ro ở điểm tỉ lệ hao hụt do dịch bệnh còn cao. Phương thức nuôi Nuôi nhốt trong tháng đầu, hai tháng sau sẽ nuôi thả trong phạm vi từ 200 - 300m2. Chi phí nuôi Vốn đầu tư ban đầu không nhiều lắm tương đối phù hợp với khả năng tài chánh của nhiều nông hộ (vào khoảng 17,46 triệu đồng cho đàn 200 con). Đầu vào của mô hình ngoài chi phí con giống thì chí phí chuồng trại không cao lắm; nguồn lao động không nhiều. Tuy nhiên mô hình này cần nhiều vốn lưu động chủ yếu là chi phí cho thức ăn và thuốc thú y, do đó nông hộ phải có một nguồn vốn nhất định. Mô hình này thích hợp trong việc kết hợp với nhiều hoạt động kinh doanh khác nhằm đa dạng hóa thu nhập. Thị trường và giá cả không biến động nhiều nhưng đặc biệt mức rủi ro về dịch bệnh khá cao, tỉ lệ hao hụt do bệnh tật có thể đến 10% - 35% hoặc cao hơn nữa, nên tỷ suất lợi nhuận của các hộ nuôi cũng biến động nhiều. Nhìn chung, nếu quản lý dịch bệnh tốt thì lợi nhuận cao (nếu nuôi đạt thì mức lợi nhuận bình quân là trên 5 triệu đồng khi nuôi 200 con cao hơn so với mô hình nuôi gà trước đây chỉ lời khoảng 2 triệu đồng trên 200 con). Từ các đặc điểm trên có thể cho thấy mô hình này có khả năng đạt hiệu quả về mặt tài chính ở mức khá. Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và nhân rộng Mô hình nuôi gà thả vườn tương đối phù hợp với điều kiện biến đối đổi khí hậu bởi gà là loài có nhu cầu nước uống khá thấp, phù hợp với tình trạng khan hiếm nước ngọt vào mùa khô thường xảy ra trên địa bàn; nguồn thức ăn cho gà là thức ăn công nghiệp không phải phụ thuộc vào nguyên liệu tự nhiên tại địa phương, nên tránh được tình trạng khan hiếm trong điều kiện khô hạn và nhiễm mặn nên có thể đánh giá mô hình nuôi gà thả vườn tương đối thích ứng với với điều kiện bị tác động của biến đổi khí hậu ở mức độ vừa phải. Mô hình nuôi gà thả vườn không đòi hỏi khắt khe về mặt lao động nhưng lại đòi hỏi về vốn lưu động để mua thức ăn và kỹ thuật nuôi phải chặt chẽ mới ít rủi ro và thành công. Mô hình nuôi gà thả vườn đến thời điểm này được đánh giá chưa làm hại đến môi trường với qui mô và số lượng nuôi hiện tại Hạn chế Tình trạng hạn mặn có tác động xấu đến sự sinh trưởng và sức khỏe của gà. Còn nuôi theo hộ gia đình.. Giá cả còn thấp, đầu ra chưa đảm bảo. Biến đổi khí hậu làm thời tiết thay đổi thất thường dẫn đến các dịch bệnh xảy ra thường xuyên và lan rộng nhanh chóng như H5N1, H1N1, H7N9,... Có triển khai vườn ao chuồng nhưng nó không bền vững (Theo Huỳnh Thị Liễu). 366
  15. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Mô hình nuôi dê Ý tưởng mô hình Dê là động vật dễ nuôi, ít vốn đầu tư, ít tốn công lao động, thích nghi tốt với điều kiện khắc nghiệt mà biến đổi khí hậu gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long,đặc biệt nhu cầu về nước ít khi mà mùa nóng ở đây kéo dài (phù hợp với điều kiện thiếu nước), nhu cầu thức ăn không lớn nên không đòi hỏi nhiều đất để trồng cỏ cho dê ăn (phù hợp cho hộ nghèo), dê ăn được nhiều loại cây, cỏ sẵn có rất đa dạng ở địa phương. Những ưu điểm ở đây rất phù hợp cho các nông hộ ít đất canh tác. Hình 4: Mô hình nuôi dê Nguồn: Kỹ thuật nông nghiệp Khả năng thích ứng biến đổi khí hậu và nhân rộng mô hình Dê là một loài loài dễ thích nghi tốt với điều kiện biến đổi khí hậu thay đổi, dê là loài động vật dễ nuôi, ít bệnh. Việc áp dụng mô hình nuôi dê đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống kinh tế cho các hộ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Khi nuôi, tận dụng chủ yếu nguồn thức sẵn có từ thiên nhiên và thời gian lao động nhàn rỗi trong các nông hộ. Giá bán dê: Dê thịt có giá bán thấp nhất tầm 90.000 đồng/kg, đối với dê mang thai có giá tối thiểu 140.000 đồng/kg. Năng suất đạt được: Thời gian nuôi từ 4-5 tháng, trọng lượng dê đực sau 5 tháng trên 25 kg, dê cái trên 20 kg. Trong 3 năm vừa qua, giá dê giống và dê thịt ít biến động, bình quân dê thịt có giá bán khoảng 90.000 - 95.000 đồng/kg và dê cái chửa có giá 140.000 – 150.000 đồng/kg. Giá cả dể mua dê giống cũng không quá cao thích hợp cho người dân. Hạn chế Do nắng nóng kéo dài, mưa gió thất thường, người dân nuôi dê theo hình thức thả lan nên gây ra nhiều dịch bệnh và lay lang nhanh gây ra các rui ro cho người dân. 367
  16. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Mô hình kết hợp Để tận dụng hết nguồn lợi từ việc phát triển mô hình đơn lẻ như mô hình đậu phộng, mô hình bò, mô hình gà, mô hình bắp, mô hình tôm, mô hình lúa,… thì người dân ở đồng Bằng sông Cửu Long đã kết hợp được các mô hình lại với nhau để tận dụng tối đa hiệu quả của các mô hình, đây là mô hình chuỗi kết hợp và Mô hình chuỗi kết hợp là mô hình mà có thể kết hợp được nhiều mô hình dơn lẻ, thành một chuổi mô hình các nghành mà có thể tương tác, kết hợp với nhau tạo ra kết quả cao và đạt năng suất cao hơn so với mô hình đơn lẻ. Mặt khác khi mô hình chuỗi hình thành người dân có thể đa dạng được sinh kế của hộ gia đình, các hộ gia đình sẽ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Từ đó, họ sẽ thích ứng tôt hơn với những tác động của biến đổi khí hậu. Các hộ gia đình ở Đồng bằng sông Cửu Long đã kết hợp được nhiều mô hình và được hiệu quả như mô hình đậu phộng và mô hình bò, mô hình gà và mô hình bắp và mô hình trồng lúa và mô hình nuôi tôm càng xanh,… Mô hình đậu phộng và mô hình bò Việc kết hợp chuỗi mô hình đậu phộng và mô hình bò đã tận dụng được tối đa các công dụng của mô hình. Mô hình bò và mô hình đậu phộng đã tương tác với nhau tạo ra các giá trị. Khi nuôi bò, các hộ gia đình sẽ sử dụng phân của nó để bón cho cây trồng ( cậy đậu phộng), sau khi thu hoạch đậu phộng họ sẽ sử dụng thân cây phơi khô để làm thức ăn cho bò. Hình 5: Bò ăn cây đậu phộng Nguồn: Nhóm tác giả Ưu điểm Tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu. Khi sử dụng phân bò thay cho phân hóa học thì mọi người sẽ tiết kiệm được các chi phí phát sinh, không sử dụng phân hóa học sẽ hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn nước. Vào mùa khô hạn khi các loại cỏ khan hiếm thì nông dân sẽ lấy thân cây đậu phộng phơi khô làm thức ăn cung cấp cho bò. Thông qua chuỗi kết hợp giữa 368
  17. Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 cây đậu phộng và bò thì các nông hộ sẽ có hai nguồn thu nhập. Từ đó củng cố được cuộc sống, thích nghi tốt hơn với các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu... KẾT LUẬN Qua bài nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiêp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và đời sống xã hội của người dân ở đồng bằng sông Cửu Long. Biến đổi khí hậu là một hiện tượng thực tế không thể tránh khỏi, chúng ta chỉ có thể tìm cách để thích ứng với biến đổi khí hậu bằng các mô hình thiết thực, bền vững. Điển hình như tỉnh Trà Vinh đã thực hiện 18 mô hình để thích ứng với biến đổi khí hậu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] ADB (Asian Development Bank), 1994. Climate Change in Asia: Vietnam Country Report, p.27. [2] Dasgupta Susmita, Benoit Laplante, Craig Meisner, David Wheeler, and Jianping Yan, 2007. The Impact of Sea Level Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research, Working Paper 4136, February 2007. [3] Le Anh Tuan and Guido Wyseure, 2007. Action Plan for the Multi-level Conservation of Forest Wetlands in the Mekong River Delta, Vietnam. International Congress on Development, Environment and Natural Resources: Multi-level and Multi-scale Sustainability. Cochabamba, Bolivia. [4] Lê Anh Tuấn, 2009. Tác động của biến đổi khí hậu lên hệ sinh thái và phát triển nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Diễn đàn “Dự trữ sinh quyển và phát triển nông thôn bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long”. [5] Lê Huy Bá và Thái Vũ Bình, 2011. Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long. [6] IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change), 2007. Fourth Assessment Report, Working Group II report. Impacts, Adaptation and Vulnerability. [7] UBND xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, 2017. Báo cáo kết quả thực hiện các mô hình tại xã Long Sơn. [8] Văn phòng biến đổi khí hậu ở tỉnh Trà Vinh, 2018. Dự án thích ứng biến đổi khí hậu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh Trà Vinh. 369
nguon tai.lieu . vn