Xem mẫu

  1. bắt nguồn từ đăng ký nhãn hiệu này để ngăn cản việc đăng ký hoặc sử dụng một nhãn hiệu xung đột mà bắt nguồn từ chính danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng đó. Nhãn hiệu được bảo hộ theo Điều 6bis phải là nhãn hiệu “nổi tiếng” theo sự xác định của các cơ quan hành chính hoặc các cơ quan xét xử có thẩm quyền ở một quốc gia thành viên. Một nhãn hiệu có thể chưa từng được sử dụng ở một quốc gia theo nghĩa là hàng hoá mang nhãn hiệu chưa được bán ở đó nhưng nhãn hiệu đó vẫn có thể là nhãn hiệu nổi tiếng ở quốc gia này do việc quảng cáo ở quốc gia đó hoặc sự tác động của quảng cáo ở các nước khác vào quốc gia đó. Việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo Điều 6bis chỉ tồn tại khi nhãn hiệu xung đột đã được nộp đơn, được đăng ký hoặc được sử dụng cho hàng hoá trùng hoặc tương tự, theo sự xác định của cơ quan hành chính hoặc xét xử có thẩm quyền của quốc gia nơi mà nhãn hiệu được yêu cầu bảo hộ. Chuyển nhượng nhãn hiệu Điều 6quater Công ước quy định rằng sẽ là đủ để thừa nhận hiệu lực của việc chuyển nhượng nhãn hiệu ở một quốc gia thành viên nếu phần hoạt động kinh doanh hoặc uy tín đã có ở quốc gia đó cũng được chuyển nhượng cho bên chuyển nhượng, cùng với độc quyền sản xuất ở quốc gia đó hoặc bán ở đó, hàng hoá mang nhãn hiệu được chuyển nhượng. Do đó một quốc gia thành viên được tự do yêu cầu, đối với hiệu lực của việc chuyển nhượng nhãn hiệu, phải đồng thời chuyển giao doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó, song những yêu cầu như vậy không được phép mở rộng tới những phần của doanh nghiệp đặt tại các nước khác. Kiểu dáng công nghiệp Điều 5quinquies chỉ quy định về nghĩa vụ của tất cả các quốc gia thành viên phải bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Công ước không quy định về cách thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mà các nước phải quy định. Tên thương mại Điều 8 quy định rằng tên thương mại phải được bảo hộ ở tất cả các quốc gia của Liên hiệp mà không được đặt ra nghĩa vụ nộp đơn đăng ký, bất kể tên thương mại có tạo thành một phần nhãn hiệu hay không. Định nghĩa tên thương mại nhằm mục đích bảo hộ 27 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  2. và cách thức thực thi việc bảo hộ là các vấn đề được dành cho luật pháp quốc gia của các quốc gia có liên quan điều chỉnh. Vì vậy, việc bảo hộ có thể bắt nguồn từ luật riêng về tên thương mại hoặc bắt nguồn từ luật chung về chống cạnh tranh không lành mạnh hoặc luật về quyền nhân thân. Tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn nguồn gốc Tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn nguồn gốc nằm trong số những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo Công ước Pari (Điều 1(2)). Cạnh tranh không lành mạnh Điều 10 Công ước quy định rằng các quốc gia trong Liên hiệp phải bảo đảm việc bảo hộ một cách có hiệu quả cho những bên có quyền hưởng lợi từ Công ước để chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Công ước không quy định cụ thể về cách thức dành sự bảo hộ đó mà để việc này cho luật pháp mỗi quốc gia thành viên quy định. Điều 10bis định nghĩa các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh trái với thực tiễn trung thực trong các hoạt động thương mại hay công nghiệp. Hơn nữa, Điều này còn đưa ra một số ví dụ điển hình về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh cần phải bị ngăn cấm. 3. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật Lịch sử Nhu cầu cần có một hệ thống thống nhất đã dẫn tới việc soạn thảo và thông qua Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật ngày 9 tháng 9 năm 1886. Công ước Berne đã được sửa đổi nhiều lần để hoàn thiện hệ thống bảo hộ quốc tế mà Công ước quy định. Đã có nhiều thay đổi để đối phó với những thách thức nảy sinh do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trong lĩnh vực sử dụng tác phẩm của tác giả, để công nhận những quyền mới, đồng thời cho phép các phiên bản sửa đổi phù hợp đối với các quyền đã được quy định. Lần sửa đổi lớn đầu tiên được thực hiện ở Berlin năm 1908 và sau đó là những lần sửa đổi tại Rome năm 1928, tại Brusells năm 1948, tại Stockholm năm 1967 và tại Pari năm 1971. Các quy định cơ bản Các nguyên tắc cơ bản 28 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  3. Công ước dựa trên ba nguyên tắc cơ bản. Thứ nhất, đó là nguyên tắc “đối xử quốc gia”, theo đó các tác phẩm có xuất xứ từ một quốc gia trong số các quốc gia thành viên được dành sự bảo hộ tương tự ở mỗi quốc gia thành viên như sự bảo hộ được dành cho những tác phẩm của công dân nước họ. Thứ hai, đó là nguyên tắc bảo hộ mặc nhiên, theo đó sự đối xử quốc gia như nêu trên không phụ thuộc vào hình thức bất kỳ; nói cách khác, sự bảo hộ là mặc nhiên và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký, nộp lưu nào hoặc những thủ tục tương tự. Thứ ba là tính độc lập của sự bảo hộ, theo đó việc hưởng và thực hiện các quyền độc lập với sự bảo hộ ở nước xuất xứ của tác phẩm. Các tác phẩm được bảo hộ Điều 2 Công ước nêu một danh mục không hạn chế (có tính chất minh hoạ và không đầy đủ) các tác phẩm được bảo hộ, bao gồm sản phẩm nguyên gốc bất kỳ trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện. Các tác phẩm phái sinh là những tác phẩm dựa trên những tác phẩm đang tồn tại khác, như các tác phẩm dịch, phóng tác, chuyển thể âm nhạc và các tác phẩm chuyển thể từ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, cũng được dành sự bảo hộ tương tự như tác phẩm gốc (Điều 2(3)). Sự bảo hộ đối với một số loại hình tác phẩm không mang tính bắt buộc; do đó mỗi quốc gia thành viên của Công ước Berne có thể quyết định phạm vi bảo độ đối với các văn bản chính thức của các văn bản pháp luật, văn bản hành chính và văn bản có tính chất pháp lý (Điều 2(4)), tác phẩm nghệ thuật ứng dụng (Điều 2(7)), bài giảng, diễn văn và các tác phẩm nói khác (Điều 2bis(2)) và các tác phẩm văn hoá dân gian (Điều 15(4)). Hơn nữa, Điều 2(2) còn quy định khả năng bảo hộ những tác phẩm hoặc những loại hình cụ thể khác tuỳ thuộc vào sự thể hiện dưới hình thức vật chất của những tác phẩm đó. Ví dụ, việc bảo hộ các tác phẩm múa có thể phụ thuộc vào hình thức thể hiện của chúng. Chủ sở hữu quyền Điều 2(6) quy định rằng sự bảo hộ theo Công ước là nhằm mang lại lợi ích cho tác giả và người thừa kế của tác giả. Tuy nhiên, đối với một số loại hình tác phẩm, như tác phẩm điện ảnh (Điều 14bis), luật quốc gia nơi quyền tác giả được yêu cầu bảo hộ sẽ điều chỉnh vấn đề quyền sở hữu bản quyền Những người được bảo hộ Các tác giả của tác phẩm được bảo hộ, đối với cả những tác phẩm chưa công bố hay đã công bố, phù hợp với Điều 3, nếu họ là công dân của hoặc người cư trú tại một 29 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  4. quốc gia thành viên; hoặc nếu họ không phải là công dân của hoặc là người cư trú tại một quốc gia thành viên thì họ phải là người công bố lần đầu tiên tác phẩm của mình tại một quốc gia thành viên hoặc công bố đồng thời tại một quốc gia thành viên và một quốc gia không phải là thành viên. Các quyền được bảo hộ Các độc quyền được dành cho tác giả theo Công ước bao gồm quyền dịch (Điều 8), quyền nhân bản theo cách thức hoặc hình thức bất kỳ, bao gồm cả việc ghi hình hoặc ghi âm bất kỳ (Điều 9), quyền biểu diễn các tác phẩm kịch, nhạc kịch và tác phẩm âm nhạc (Điều 11), quyền phát sóng và truyền đến công chúng bằng phương tiện vô tuyến, phát sóng hoặc bằng loa phóng thanh hoặc bằng phương tiện phát sóng tương tự bất kỳ khác đối với tác phẩm (Điều 11bis), quyền diễn xướng trước công chúng (Điều ter), quyền cải biên, phóng tác hoặc các hình thức chuyển thể khác đối với một tác phẩm (Điều 12) và quyền làm các tác phẩm phóng tác điện ảnh và nhân bản một tác phẩm Điều 14). Cái gọi là “droit de suite” (quyền dõi theo) được quy định tại Điều 14ter (liên quan đến bản gốc của tác phẩm nghệ thuật hoặc các bản gốc viết tay) mang tính tuỳ chọn và chỉ được áp dụng nếu luật pháp quốc gia của tác giả cho phép. Không phụ thuộc vào các quyền kinh tế của tác giả, Điều 6bis quy định về “quyền nhân thân” rằng tác giả có quyền yêu cầu về địa vị tác giả đối với tác phẩm của mình và được phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén hay các hình thức biến đổi khác hoặc các hành vi vi phạm khác đối với tác phẩm làm phương hại tới danh dự hoặc danh tiếng của tác giả. Các hạn chế Như một sự đối trọng với các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, còn có những quy định khác trong Công ước Berne hạn chế sự áp dụng nghiêm ngặt các quy tắc về độc quyền. Công ước quy định khả năng sử dụng các tác phẩm được bảo hộ trong những trường hợp đặc biệt mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu bản quyền và không phải trả thù lao cho việc sử dụng đó. Những ngoại lệ như vậy, thường được gọi là việc sử dụng tự do các tác phẩm được bảo hộ, được quy định tại Điều 9(2) (nhân bản trong một số trường hợp nhất định), Điều 10 (trích dẫn và sử dụng tác phẩm dưới hình thức minh hoạ cho mục đích giảng dạy), Điều 10bis (nhân bản các bài báo hoặc các bài viết tương tự và sử dụng tác phẩm nhằm mục đích báo cáo các sự kiện hiện thời) và Điều 11bis(3) (ghi tạm thời). Có hai trường hợp mà Công ước Berne quy định về khả năng được cấp li-xăng cưỡng bức— quy định tại Điều 11bis(2), đối với quyền phát sóng và truyền tới công chúng bằng phương tiện vô tuyến, bằng việc phát sóng lại hoặc bằng việc phóng thanh hoặc phương 30 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  5. tiện tương tự bất kỳ khác đối với tác phẩm và Điều 13(1) đối với quyền ghi các tác phẩm âm nhạc. Trong phạm vi liên quan đến độc quyền dịch, Công ước Berne đưa ra một sự lựa chọn theo đó khi gia nhập Công ước, một nước đang phát triển có thể bảo lưu theo nguyên tắc được gọi là “nguyên tắc 10 năm” (Điều 30(2)(b)). Điều này quy định về khả năng giảm thời hạn bảo hộ đối với độc quyền dịch; theo nguyên tắc nêu trên, quyền này sẽ không còn tồn tại nếu tác giả không sử dụng quyền này trong vòng 10 năm kể từ ngày công bố lần đầu tiên tác phẩm gốc dưới hình thức công bố hoặc cho công bố một bản dịch sang ngôn ngữ được yêu cầu bảo hộ tại một trong số các nước thành viên. Thời hạn bảo hộ Các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu được quy định tại Công ước Berne cũng liên quan đến thời hạn bảo hộ. Điều 7 quy định một thời hạn bảo hộ tối thiểu, là toàn bộ cuộc đời của tác giả cộng thêm 50 năm sau khi tác giả chết. Tuy nhiên, có những ngoại lệ dành cho nguyên tắc cơ bản này đối với một số loại hình tác phẩm nhất định. Đối với các tác phẩm điện ảnh, thời hạn này là 50 năm sau khi tác phẩm được công khai hoá tới công chúng hoặc nếu chưa được công khai tới công chúng thì thời hạn này là 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện. Đối với các tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện. (Điều 7(4)). Phần lớn các nước trên thế giới đều quy định thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết vì điều này tỏ ra là công bằng và hợp lý khi thời hạn nên bao gồm cả cuộc đời tác giả và cuộc đời của người con của tác giả đó; quy định này cũng nhằm tạo ra sự khích lệ cần thiết để khuyến khích sáng tạo và tạo nên sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích của tác giả và nhu cầu của xã hội. Liên quan đến quyền nhân thân, thời hạn bảo hộ kéo dài ít nhất là đến khi hết hạn quyền kinh tế . Các nước đang phát triển và Công ước Berne Vấn đề đặc biệt được quan tâm tại lần sửa đổi Công ước Berne gần đây nhất vẫn là việc củng cố thêm Công ước, trong khi tiếp tục quan tâm tới những lo ngại của các nước đang phát triển. Do đó, Văn kiện mới nhất (Văn kiện Pari 1971) của Công ước Berne công nhận một quyền đặc biệt dành cho các nước đang phát triển. Văn kiện này quy định 31 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  6. rằng đối với tác phẩm chưa công bố, nếu không xác định được danh tính của tác giả nhưng lại có cơ sở bất kỳ để cho rằng người đó là công dân của một nước thành viên của Liên hiệp thì quyền đối với tác phẩm đó phải được công nhận ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp. Bằng quy định này, Công ước Berne đã trao cho các nước đang phát triển khả năng bảo hộ những tác phẩm nghệ thuật dân gian của mình ở nước ngoài. Vấn đề đặt ra đối với pháp luật của nước xuất xứ của các tác phẩm như vậy là phải chỉ định cơ quan có thẩm quyền đại diện cho tác giả vô danh để bảo hộ và thực thi các quyền của tác giả tại các nước trong Liên hiệp. Bằng việc quy định các hoạt động của cơ quan được Nhà nước chỉ định, Công ước Berne trao cho các nước đang phát triển, những nước mà các tác phẩm nghệ thuật dân gian là một phần di sản của họ, khả năng bảo hộ các tác phẩm đó. Các quy định cụ thể liên quan đến các nước đang phát triển đã được đưa vào phần Phụ lục, một phần không tách rời của Văn kiện Pari. Phụ lục này quy định khả năng cấp li-xăng cưỡng bức không độc quyền và không được chuyển giao đối với (i) việc dịch nhằm mục đích phục vụ việc giảng dạy, học tập hoặc nghiên cứu và (ii) việc nhân bản để sử dụng liên quan đến các hoạt động truyền thụ kiến thức mang tính hệ thống, các tác phẩm được bảo hộ theo Công ước. Những li-xăng này có thể được cơ quan có thẩm quyền của nước đang phát triển có liên quan cấp sau khi kết thúc một thời hạn nhất định và tuân thủ các thủ tục nhất định. Họ phải quyết định việc đền bù cho chủ sở hữu quyền. Nói cách khác, bên được cấp li-xăng cưỡng bức phải thanh toán khoản tiền bản quyền phù hợp với các chuẩn mực về tiền bản quyền mà thông thường phải trả trong các trường hợp li-xăng được cấp theo hợp đồng giữa các bên của hai nước liên quan. Ngoài ra, phải có các quy định nhằm bảo đảm việc dịch đúng hoặc nhân bản chính xác tác phẩm trong phạm vi cho phép, và phải nêu tên tác giả trên tất cả các bản sao của bản dịch và nhân bản đó. Tuy nhiên, không được phép xuất khẩu các bản sao của bản dịch và nhân bản đã được làm ra và công bố theo li-xăng cưỡng bức. Vì li-xăng này là li-xăng không độc quyền, chủ sở hữu quyền tác giả được phép đưa ra thị trường các bản sao tương tự của mình, trên cơ sở đó quyền tiếp tục làm bản sao của bên nhận li-xăng có thể sẽ chấm dứt. Điều 9.1 Hiệp định TRIPS, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995, buộc các Thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới phải “tuân thủ các Điều từ 1 đến 21 của Công ước Berne (1971) và Phụ lục của Công ước này”. Tuy nhiên, liên quan đến quyền nhân thân được đề cập tại Điều 6bis Công ước Berne, Điều 9.1 Hiệp định TRIPS quy định rằng “các Thành viên không có các quyền và nghĩa vụ theo Hiệp định này đối với các quyền được cấp theo Điều 6bis Công ước đó hoặc các quyền được bắt nguồn từ đó”. Ngoại lệ về quyền nhân thân này được đưa vào Hiệp định theo đòi hỏi của Hoa Kỳ vì họ có vấn đề với khái niệm đó. 32 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  7. Nguyên tắc đối xử quốc gia theo Công ước Berne được chấp nhận theo Điều 3 của Hiệp định TRIPS và Điều 2.2 Hiệp định TRIPS quy định rằng không một quy định nào trong các phần từ I đến IV của Hiệp định này liên quan đến các nguyên tắc cơ bản, khả năng có được, phạm vi, việc sử dụng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cũng như việc đạt được và duy trì các quyền này “ảnh hưởng đến các nghĩa vụ đang tồn tại mà các Thành viên có thể có đối với nhau theo Công ước Berne” Cuối cùng, các quy định về quyền tác giả của Hiệp định TRIPS mở rộng một số quy định về nội dung của Công ước Berne. Do đó, ví dụ, Điều 10.1 quy định rằng “phần mềm máy tính, bất kể dưới dạng mã nguồn hay mã máy, phải được bảo hộ như các tác phẩm viết theo Công ước Berne (1971)”. Các điều khoản cụ thể khác liên quan đến quyền cho thuê, thời hạn bảo hộ, các hạn chế và ngoại lệ và việc bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát sóng. 4. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (Hiệp định TRIPS) Sở hữu trí tuệ với danh nghĩa là một vấn đề thương mại của thế giới trước Vòng đàm phán Uruguay Từ cuối những năm 1970, đã tồn tại sự nhận thức ngày càng gia tăng, đặc biệt là Hoa Kỳ, rằng việc giả mạo sản phẩm mang nhãn hiệu có ảnh hưởng lớn đến doanh số thương mại. Năm 1979, Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu đã đạt được một thoả thuận về một bản dự thảo “Hiệp định về các biện pháp ngăn cản nhập khẩu hàng hoá giả mạo”. Trong giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1982, một số cuộc họp không chính thức với một số nước công nghiệp phát triển đã cho ra đời bản dự thảo sửa đổi của Bộ luật chống hàng giả. Trong giai đoạn 1982-1986, một Uỷ ban chuẩn bị của GATT đã xác định các vấn đề cần quan tâm của Vòng đàm phán GATT sắp tới. Hoa Kỳ đã đề xuất rằng Vòng đàm phán này cần xem xét tất cả các quyền sở hữu trí tuệ và khẳng định rằng GATT là một diễn đàn phù hợp để tìm kiếm việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các cuộc đàm phán sau đó do các Đại sứ của Thuỵ Sĩ và Colombia chủ trì đã tìm kiếm một sự thoả hiệp giữa các quan điểm đối nghịch về thẩm quyền pháp lý của GATT về những vấn đề này và đã đưa ra một bản đề xuất làm cơ sở cho Tuyên bố Bộ trưởng vào ngày 20.9.1986 về việc khởi động Vòng đàm phán Uruguay. Vòng đàm phán Uruguay 33 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  8. Khi xác định các chủ đề đàm phán của Vòng đàm phán này, Tuyên bố Bộ trưởng giải thích rằng Để giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại cho hoạt động thương mại quốc tế, lưu ý tới sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và thoả đáng các quyền sở hữu trí tuệ, và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không trở thành các rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp, các cuộc đàm phán phải nhằm mục đích làm rõ các quy định của GATT và soạn thảo kỹ lưỡng thành các quy tắc và nguyên tắc mới phù hợp. Các cuộc đàm phán phải đạt được mục đích xây dựng một khuôn khổ đa phương về các nguyên tắc và quy tắc liên quan đến thương mại quốc tế trong lĩnh vực hàng giả, trong đó có tính đến các hoạt động đã được thực hiện trong khuôn khổ GATT. Kế hoạch đàm phán được lập ra theo Quyết định ngày 28 tháng 1 năm 1987 với tiêu đề “Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, kể cả buôn bán hàng giả”, đã xác định rằng giai đoạn khởi động của quá trình đàm phán cần giải quyết vấn đề thu thập các tài liệu thực tế có liên quan và đệ trình các văn kiện của các bên có quan tâm. Đáp lại đề xuất này, ngày 19 tháng 10 năm 1987, Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ tại Geneva đã đệ trình một đề xuất mang tính nội dung về việc cấm buôn bán các hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng việc thực hiện các biện pháp kiểm soát hải quan và thông qua việc ban hành và thực hiện các chuẩn mực pháp lý đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các cuộc đàm phán sau đó của Vòng đàm phán bị đình lại và gần như là thất bại do sự bế tắc trong các chính sách về nông nghiệp. Trước khi rà soát giữa kỳ dự kiến vào tháng 12 năm 1988, thoả thuận đã đạt được hoặc gần với 11 lĩnh vực đang đàm phán khác. Một ngoại lệ đối với thoả thuận về hàng loạt vấn đề này là sở hữu trí tuệ, khi dưới sự đứng đầu của Ấn Độ và Braxin, các nước đang phát triển tiếp tục nêu vấn đề về sự phù hợp của sở hữu trí tuệ với GATT, đặc biệt là do sự tồn tại của WIPO. Một yếu tố then chốt trong sự thành công cuối cùng của việc đưa Hiệp định TRIPS và GATT là sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc xác định các mục tiêu đàm phán của họ thông qua pháp luật thương mại trong nước. Sự bế tắc ở GATT đã dẫn đến việc năm 1984 Hoa Kỳ sửa đổi điều khoản 301 của Luật Thương mại năm 1974, cho phép Tổng thống tìm kiếm các biện pháp loại bỏ các hoạt động thương mại “không thể biện minh hoặc không hợp lý”. Đạo luật thuế quan và thương mại năm 1984 đã quy định một cách rõ ràng 34 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  9. về khả năng khởi kiện về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo điều khoản 301, theo đó yêu cầu hoạt động rà soát hằng năm của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) về các hoạt động sở hữu trí tuệ của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ. USTR được yêu cầu phải xác định “các nước bị để ý hàng đầu” (“priority foreign countries”), là những nước từ chối “bảo hộ đầy đủ và thoả đáng quyền sở hữu trí tuệ” hoặc những nước “từ chối quyền tiếp cận thị trường công bằng và hợp lý” đối với các thương nhân Hoa Kỳ. USTR còn có nghĩa vụ xếp các nước này vào danh sách “watch list” hoặc “priority watch list” để tiến hành điều tra nhanh (fast track investigation) và sau đó tiến hành các biện pháp trả đũa thương mại dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu hoặc hạn chế nhập khẩu. Điều khoản đặc biệt 301 được gắn mục đích rõ ràng là một sự bổ sung cho chiến lược đàm phán về TRIPS của Hoa Kỳ. Phiên Rà soát giữa kỳ được tổ chức tại Montreal vào cuối năm 1988 chỉ mang lại một sự đồng thuận nhỏ về quan điểm của các nhóm nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, một sự đột phá mang tính quyết định đã đạt được tại cuộc họp vào tháng 4 năm 1989 của Uỷ ban Đàm phán Thương mại, theo đó một Thoả thuận khung về phương hướng đàm phán tiếp theo về quyền sở hữu trí tuệ đã được dàn xếp. Thoả thuận khung này bao gồm việc chấp nhận (i) khả năng áp dụng những nguyên tắc cơ bản của GATT và các thoả thuận và công ước về sở hữu trí tuệ có liên quan; (b) quy định các chuẩn mực và nguyên tắc thoả đáng liên quan đến khả năng có được, phạm vi và việc sử dụng các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại; (c) quy định các biện pháp có hiệu quả để thực thi các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại; và quy định các thủ tục có hiệu quả và phù hợp để ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp giữa các chính phủ, trong đó có khả năng áp dụng các thủ tục của GATT. Trong năm 1989, nhóm đàm phán về TRIPS đã nhận được các văn bản đệ trình từ một số nước và vào đầu năm 1990 số văn bản này đã giảm xuống con số 5. Các văn bản được đệ trình bởi Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản, Thuỵ Sĩ và Hoa Kỳ và một văn bản được đề xuất bởi một nhóm các nước đang phát triển. Các phiên bản tiếp theo trong năm 1990 đã được tập hợp trong bản Dự thảo Hiệp định TRIPS đệ trình ngày 22 tháng 11 năm 1990 cho Hội nghị Bộ trưởng dự kiến họp ở Brussel ngày 3 tháng 12 năm 1990. Vẫn tồn tại một số khác biệt về một số vấn đề cụ thể liên quan đến các nguyên tắc của luật sáng chế và luật bản quyền, cũng như những vấn đề quan trọng hơn liên quan đến việc đưa sở hữu trí tuệ vào GATT và khả năng áp dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp cho sở hữu trí tuệ. Tại bất kỳ sự kiện nào, các mối lo ngại này đều bị bỏ qua do hội nghị Brussel sụp đổ vì bế tắc trong vấn đề nông nghiệp. 35 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  10. Vòng đàm phán Uruguay đã được khởi động vào năm sau đó, với những nỗ lực phối hợp của Tổng giám đốc GATT để xác định các vấn đề cần có giải pháp. Nhóm đàm phán về TRIPS đã nhận được các dự thảo văn kiện tiếp theo trong năm 1991 và vào tháng 11 năm 1991, Tổng giám đốc Arthur Dunkel đã đưa ra một bản báo cáo về tiến trình trong đó xác định 20 vấn đề về sở hữu trí tuệ cần phải có giải pháp. Với một sự tiến triển ấn tượng trong thời gian sau đó, Tổng giám đốc GATT đã nỗ lực thúc đẩy kết thúc Vòng đàm phán Uruguay bằng việc đệ trình một bản dự thảo Văn bản cuối cùng kèm theo các Kết quả của Vòng đàm phán Thương mại đa phương Uruguay, bao gồm một văn kiện TRIPS mới trong đó cố gắng giải quyết những khó khăn còn tồn tại bằng việc đề xuất phương án thoả hiệp. Các cuộc đàm phán đã được khởi động lại tại Geneva cuối năm 1992 sau khi có giải pháp cho những bất đồng giữa Cộng đồng châu Âu và Hoa Kỳ về các chính sách nông nghiệp và cả Ấn Độ và Hoa Kỳ đều đề xuất các bản sửa đổi cho bản dự thảo của Tổng giám đốc Dunkel. Kết cục là bản dự thảo cuối của Hiệp định TRIPS, được thông qua khi Vòng Uruguay kết thúc tại Hội nghị Bộ trưởng ở Marrakesh ngày 12 đến 15 tháng 4 năm 1994, rất giống với bản Dự thảo của Tổng giám đốc Dunkel cả về hình thức và nội dung. Thi hành và Rà soát Giới thiệu Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1995. Các bên tham gia đàm phán nhận thức rõ rằng nhu cầu cấp thiết về việc đàm phán dẫn tới sự ra đời của một văn bản mà cần có những sửa đổi và hoàn thiện tiếp theo và rằng việc thi hành nhanh hay chậm phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước. Do đó, gắn liền với Hiệp định TRIPS cần phải có một lịch trình sửa đổi áp dụng đối với một số quy định cụ thể về nội dung; chỉ dẫn địa lý (Điều 23.4); khả năng cấp bằng độc quyền sáng chế cho các sáng chế về sinh học (Điều 27.3.b); và các trường hợp “không vi phạm” (Điều 64). Ngoài ra, Điều 71 yêu cầu Hội đồng TRIPS phải rà soát việc thi hành Hiệp định sau khi kết thúc thời hạn 5 năm kể từ ngày Hiệp định bắt đầu có hiệu lực và sau đó cứ hai năm một lần. Các thành viên WTO là nước phát triển có nghĩa vụ theo Điều 65(1) Hiệp định TRIPS phải thi hành các quy định này trong vòng một năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, tức là cho đến ngày 31 tháng 12 năm 1995. Các thành viên là nước đang phát triển được dành thêm thời gian ân hạn 4 năm theo Điều 65(2). 36 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  11. Một số nước đang phát triển đã chỉ ra rằng giai đoạn 5 năm chuyển tiếp cho việc thi hành được quy định theo Điều 65.2 là không đủ để thực hiện các nhiệm vụ hành chính phức tạp và tốn kém theo Hiệp định TRIPS, chẳng hạn việc hiện đại hoá cơ sở hạ tầng hành chính của họ (các cơ quan sở hữu trí tuệ và hệ thống cơ quan hải quan, xét xử), cũng như việc ban hành các luật sở hữu trí tuệ mới. Vì vậy, các nước này muốn được kéo dài thời hạn chuyển tiếp dành cho các nước đang phát triển. Vấn đề này đã được Hội đồng TRIPS bàn đến và được đề cập trong các thông báo của các nước gửi cho WTO trước Hội nghị Bộ trưởng Seattle được tổ chức vào tháng 11 năm 1999. Mặc dù hội nghị Seattle đã bị huỷ bỏ, mối quan tâm của các nước đang phát triển trong việc tìm kiếm sự sửa đổi các quy tắc của Hiệp định TRIPS vẫn được nhắc lại tại Hội nghị Bộ trưởng Doha được tổ chức vào tháng 11 năm 2001. Khoản 18 và 19 Tuyên bố Bộ trưởng được đưa ra tại Doha tuyên bố: 18. Nhằm hoàn thành công việc đã được bắt đầu tại Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hội đồng TRIPS) đối với việc thực hiện Điều 23.4, chúng tôi nhất trí đàm phán về việc thiết lập một hệ thống đa phương thông báo và đăng ký chỉ dẫn địa lý của rượu vang và rượu mạnh tại Phiên họp thứ 5 của Hội nghị Bộ trưởng. Chúng tôi ghi nhận rằng các vấn đề liên quan tới việc mở rộng sự bảo hộ chỉ dẫn địa lý được quy định tại Điều 23 liên quan đến các sản phẩm khác không kể rượu vang và rượu mạnh sẽ được giải quyết tại Hội đồng TRIPS theo khoản 12 của Tuyên bố này. 19. Chúng tôi chỉ thị cho Hội đồng TRIPS, trong khi thực hiện chương trình làm việc trong đó có việc rà soát Điều 27.3.b, rà soát việc thực hiện Hiệp định TRIPS theo Điều 71.1 và những vấn đề dự kiến quy định trong khoản 12 của Tuyên bố này, phải xem xét, không kể những lĩnh vực khác, quan hệ giữa Hiệp định TRIPS và Công ước về Đa dạng sinh học, bảo vệ tri thức truyền thống và văn hoá dân gian cũng như những diễn biến mới liên quan khác được các nước thành viên nêu ra theo Điều 71.1. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hội đồng TRIPS phải tuân thủ các mục tiêu và nguyên tắc được quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Hiệp định TRIPS và phải cân nhắc một cách đầy đủ đến quy mô phát triển.” Cả hai chủ đề nêu tại khoản 18 và khoản 19 của Tuyên bố Doha đều thuộc lịch trình rà soát lại Hiệp định TRIPS. Thực tiễn thi hành Hiệp định TRIPS 37 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  12. Cấp độ quốc gia Các nước đã trở thành thành viên WTO có nghĩa vụ sửa đổi hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của mình cho phù hợp với Hiệp định TRIPS và đưa vào áp dụng các cơ chế thực thi được quy định trong Hiệp định. Kết quả của việc này là sự hài hoà hoá quốc tế về các tiêu chuẩn bảo hộ pháp lý và việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Hiệp định TRIPS không phải là một tập hợp đầy đủ các chuẩn mực về sở hữu trí tuệ mà đơn giản chỉ quy định những tiêu chuẩn tối thiểu trong một số lĩnh vực then chốt. Hiệp định dành một số khả năng linh hoạt và một số lĩnh vực quan trọng của việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ để các chính phủ quốc gia điều chỉnh. Những vấn đề này bao gồm các phương thức được sử dụng để thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp định TRIPS (ví dụ, lựa chọn hệ thống riêng cho việc bảo hộ giống cây trồng; nội dung các ngoại lệ hạn chế đối với bản quyền, quyền đối với sáng chế, kiểu dáng và nhãn hiệu (ví dụ, việc sao chép hạn chế nhằm mục đích giáo dục); lựa chọn hệ thống đăng ký hoặc hệ thống không yêu cầu về hình thức (ví dụ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp); và thiết lập các tiêu chuẩn vượt quá tiêu chuẩn tối thiểu của Hiệp định TRIPS, còn được gọi là “TRIPS cộng”), Ngoài ra, trong chừng mực nào đó, vai trò hài hoà hoá của Hiệp định TRIPS còn bị suy yếu bởi các thoả thuận song phương về sở hữu trí tuệ, những thoả thuận áp đặt một số tiêu chuẩn cao hơn Hiệp định TRIPS. Ví dụ, EU và Hoa Kỳ đã ký kết một số hiệp định thương mại tự do trong đó có thay đổi các tiêu chuẩn của TRIPS. Một vấn đề khác cần phải được giải quyết là phạm vi mà các tiêu chuẩn này được mở rộng đến các bên ký kết Hiệp định TRIPS thông qua nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4. Cấp độ khu vực Một số thoả thuận khu vực về sở hữu trí tuệ quy định việc chấp nhận và thực hiện Hiệp định TRIPS và các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS. Ví dụ, Hiệp định khung của ASEAN về sở hữu trí tuệ và Hiệp định của APEC đề cập một cách rõ ràng đến việc thi hành các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS. Hiệp định NAFTA có từ trước nhưng cũng có nhiều nội dung tương tự như Hiệp định TRIPS. Tương tự, các Chỉ thị khác nhau của EU về sở hữu trí tuệ, ví dụ Chỉ thị về nhãn hiệu năm 1994, cũng có những quy định phản ánh nội dung của Hiệp định TRIPS và vì vậy nó ràng buộc các Nước thành viên thi hành các tiêu chuẩn của Hiệp định TRIPS. Thực thi quyền theo Hiệp định TRIPS 38 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
  13. Việc thi hành có ý nghĩa quan trọng trên thực tế đối với Hiệp định TRIPS nằm ở các quy định về thực thi, theo đó hàng loạt các chế tài về thực thi được quy định cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Các Điều từ 41 đến 50 yêu cầu các thành viên WTO quy định đầy đủ các thủ tục và chế tài thực thi dân sự. Các Điều từ 51 đến 60 buộc các thành viên WTO quy định các thủ tục kiểm soát biên giới cho phép áp dụng các thủ tục hải quan để ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và hàng sao chép lậu. Các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ trước đây không quan tâm đến vấn đề thực thi dân sự. Giờ đây, các chủ thể quyền có thể đòi hỏi các nước quy định các thủ tục để họ có thể thực thi quyền của mình. (a) Thực thi bằng biện pháp dân sự Điều 42 yêu cầu rằng các thủ tục thực thi phải đúng đắn và công bằng theo đó bị đơn phải có quyền được “thông báo bằng văn bản một cách kịp thời và chi tiết, trong đó nêu cả căn cứ của các yêu cầu”. Điều 42 cũng yêu cầu về việc cho phép sự hiện diện của cố vấn pháp luật độc lập. Các bên tham gia thủ tục đó “phải có quyền biện minh cho yêu cầu của mình và có quyền đưa ra mọi chứng cứ thích hợp”, các thủ tục không được yêu cầu “quá mức việc đương sự buộc phải có mặt tại toà”. Tương tự như thông lệ trong các thủ tục dân sự ở hầu hết các nước, Điều 43.1 quy định các thủ tục liên quan đến việc phát hiện và quản lý lời khai, khi một bên “đã đưa ra chứng cứ có thể có được một cách hợp lý đủ để biện minh cho những yêu cầu của mình và đã chỉ ra chứng cứ thích hợp để biện minh cho các yêu cầu đó của mình nhưng nằm dưới sự kiểm soát của bên kia”. Điều 43.2 cho phép các Thành viên cho các cơ quan xét xử được “quyền ra quyết định tạm thời và quyết định cuối cùng, khẳng định hoặc phủ định, dựa trên cơ sở những thông tin được đệ trình”. Điều này bao gồm cả “đơn tố cáo hoặc đơn kiện của bên chịu bất lợi vì bị từ chối không được tiếp cận thông tin”. Điều 50.1 quy định rằng các cơ quan xét xử phải có quyền “ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời khẩn cấp và hữu hiệu: “b) để bảo toàn các chứng cứ liên quan đến hành vi bị khiếu kiện là xâm phạm quyền”. Theo như lệnh Anton Piller, Điều 50.2 cho phép các cơ quan xét xử được “ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời theo yêu cầu của một bên, nếu phù hợp, … khi có thể thấy rằng chứng cứ đang có nguy cơ bị thủ tiêu”. Ngoài ra, cơ quan xét xử có thể có quyền theo Điều 50.3 “yêu cầu nguyên đơn cung cấp chứng cứ bất kỳ có thể có được một cách hợp lý, đủ sức thuyết phục rằng nguyên đơn là chủ thể quyền” và rằng hành vi xâm phạm đã xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra. Hơn nữa, Điều 50.5 quy định rằng để hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền sẽ thực thi biện pháp tạm thời, 39 Bản dịch này do Chương trình hợp tác EC-ASEAN về sở hữu trí tuệ (ECAP II) cung cấp
nguon tai.lieu . vn