Xem mẫu

  1. Sáng tạo như PR Chỉ xuất hiện tại Việt Nam vài năm nay nhưng nghề PR đang thu hút khá đông bạn trẻ năng động và thích môi trường làm việc sáng tạo. Đường đến PR Khởi động một ngày mới, công việc thường nhật của Vũ Anh (nhân viên PR-Bộ phận Quan hệ báo chí, Công ty Bảo hiểm Prudential) là lướt qua các tờ báo lớn và đọc bảng thu thập thông tin báo chí từ một công ty chuyên đọc báo thuê. Tất cả những thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công ty phản ánh trên các báo đều được Vũ Anh lưu trữ, tổng hợp và ghi chép cẩn thận để kịp thời báo cáo lên cấp trên. Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Toán-Tin nhưng vốn có khiếu văn chương và ưa thích công việc mang tính giao tiếp, năm 2000, Vũ Anh nộp đơn ứng tuyển bộ phận PR ở Công ty Prudential. Được tuyển vào nhưng do chưa có kinh nghiệm nên Vũ Anh tự nguyện chuyển xuống phụ trách bộ phận đối ngoại ở chi nhánh Đồng Nai với mục đích “rèn“ nghề. Có cơ hội “tác chiến” công việc PR một cách độc lập, khi công ty triển khai chương trình “Pru-tình nguyện” tại đây, anh dành thời gian khảo sát tình hình dân cư và lên kế hoạch tổ chức các hoạt động, cùng nhân viên tham gia hàng loạt hoạt động xã hội như: thăm các bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm sóc và tổ chức bữa ăn cho người già tàn tật, cắt tóc và tặng dụng cụ học tập cho học sinh vùng sâu-xa, hiến máu nhân đạo... Mỗi chương trình hoạt động đều được anh viết thông cáo báo chí, gửi thư mời đến các báo-đài địa phương. Vài ngày sau, tin-bài kèm ảnh về các sự kiện trên đã có trên mặt báo. Với Vũ Anh, như vậy là công việc đã đạt hiệu quả nhưng quan trọng nhất là anh đã thiết lập mối quan hệ khá tốt với các phóng viên. 4 năm dốc sức cho nghề PR, những chương trình nho nhỏ của anh đã tạo hình ảnh tốt đẹp cho công ty trong mắt người dân Đồng Nai và anh được bình bầu là cá nhân xuất sắc của chi nhánh này. Chuyển về Tp.HCM vào năm 2005, kinh nghiệm tích lũy trong 4 năm đó đủ để Vũ Anh cảm thấy tự tin hơn trong công việc của một PR chuyên nghiệp. Học khoa Báo chí (Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Tp.HCM) nhưng Hồng Yến (25 tuổi) không theo nghề báo. Ra trường, cô làm ở một vài tờ báo để rèn kỹ năng viết và sau đó đầu quân vào Công ty Masso Group, một công ty chuyên về PR và tổ chức sự kiện. Xuất thân từ nghề báo nên Yến nhanh chóng làm quen với công việc. Yến nói: “Người làm PR đòi hỏi phải có kỹ năng viết tin-bài tốt đồng thời phải hiểu đặc trưng của từng tờ báo để tìm cơ hội đưa sản phẩm, thương hiệu của khách hàng xuất hiện một cách tự nhiên và tốt nhất trên báo”. Hiện đang làm việc tại Công ty Venus Communications, chuyện rẽ sang nghề PR của Thúy Kiều (27 tuổi) cũng bắt nguồn từ sở thích được hoạt động trong môi trường đối ngoại. Cầm tấm bằng ĐH Ngoại thương, cô không thích công việc ngồi một chỗ ở văn phòng công ty nên “nhún chân” vào nghề báo. Làm việc cho Đài truyền hình VTV rồi cộng tác với báo Tuổi Trẻ một thời gian khá lâu, cô quyết định chuyển sang làm PR hơn nửa năm nay. Vì PR mang tính giao tiếp thường xuyên với cộng đồng, xây dựng hình ảnh tích cực trước công chúng bằng các chiến dịch đối ngoại, nâng cao các kênh thông tin nên thu hút khá nhiều bạn trẻ học ngành báo chí, quan hệ quốc tế... Câu chữ và sự sáng tạo Để tạo hiệu ứng truyền thông, người làm PR phải biết tạo ra cái mới, có lối diễn đạt ngôn từ tốt và truyền tải tất cả điều đó qua thông cáo báo chí. Khâu soạn thảo thông cáo báo chí rất quan trọng, thông tin phải được chọn lọc, thể hiện nét độc đáo của sự kiện và có ý nghĩa. Công chúng thì “5 người, 10 ý” nên công việc của người làm PR là kết nối công chúng đến một điểm chung bằng hoạt động xã hội-từ thiện hoặc sự kiện ấn tượng. Mới đây, Hãng điện thoại di động Motorolar tung ra dòng máy V3 màu đen đã chọn Công ty Masso đảm nhận phần PR. Dựa trên nền đen sang trọng và đối tượng khách hàng thuộc thành phần cao cấp, chương trình PR được “đẩy bật” bằng buổi trình diễn thời trang cao cấp do các top model trình diễn tại một khách sạn sang trọng. Sự kiện này cực kỳ ấn tượng với người xem.
nguon tai.lieu . vn