Xem mẫu

  1. Sa thải lao động có giúp DN bớt khó khăn? Nhiều doanh nghiệp thắc mắc, liệu tạm ngừng hoạt động, sa thải nhân công có thực sự là biện pháp duy nhất giúp doanh nghiệp bớt khó khăn trong t ình hình hiện nay? Thực tế, vấn đề nhân sự ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh vực, quy mô và định hướng phát triển của mỗi đơn vị. Nhưng con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp nào. Lý giải vấn đề này, các chuyên gia đầu ngành chỉ ra rằng, có không ít các doanh nghiệp đã chọn cách ngược lại, nhân cơ hội này để tăng cường nâng cao các chế độ ưu đãi nhằm nâng cao hiệu quả công việc. Việc áp dụng phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng thời cơ các đơn vị khác thu hẹp sản xuất kinh doanh để chiếm thị phần, đồng thời sẵn sàng nắm bắt khi cơ hội đến. Thực tế , kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy họ nổi tiếng với khẩu hiệu "công việc trọn đời". Khi hoạt động kinh doanh sa sút, hay khi sử dụng các kỹ thuật tiết kiệm lao động, các công ty giữ lại số công nhân viên làm việc suốt đời này trên bảng lương, sa thải số công nhân tạm thời, giảm tiền lương và thuyên chuyển công nhân viên sang bộ phận khác. Điều này không chỉ giúp chất lượng nhân công được nâng cao mà các doanh nghiệp duy trì ổ n định hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như chuẩn bị nguồn lực sẵn sáng để bắt kịp cơ hội kinh doanh đến. Dẫn đầu trong công tác quản lý nhân sự hiệu quả, ông Hà Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty cổ phần thời trang Thiên Quang, chia sẻ công ty đã vượt
  2. qua khủng hoảng nhân lực bằng nhiều nhóm giải p háp như chế độ lương thưởng hấp dẫn, tăng chế độ thưởng nóng, phụ cấp, tăng c ường đào tạo chuyên sâu, kĩ năng bán hàng, tạo môi trường thăng tiến cho nhân viên. Nhờ vậy mà công ty vẫn đứng vững trên thị trường và thu hút nguồn nhân lực hiệu quả trong khi các doanh nghiệp khác vẫn đang phải "vùng vẫy". Còn bà Trần Tố Loan, Phụ trách nhân sự Tập đoàn Micronet, tiết lộ, chiến lược nhân sự của tập đoàn không đơn giản chỉ là lương, thưởng, chế độ bảo hiểm... mà còn chú trọng đến việc tạo một thương hiệu tốt, có uy tín với cộng đồng. Đây là niềm hãnh diện và tự hào của những ai được làm việc trong tập đoàn. Là một người có kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự, chị Yến cho hay, thực tế, trong nhiều lần tuyển dụng, công ty chỉ tuyển 10 nhân viên nhưng có đến hơn 2.000 bộ hồ sơ gửi về trong vòng nửa tháng. Số lượng ứng tuyển nhiều, chủ yếu là các sinh viên đại học, cao đẳng mới ra trường chưa biết việc đã gây khó khăn cho công tác tuyển dụng. "Nguồn lao động ở Việt Nam dồi dào nhưng vẫn thiếu lao động có kinh nghiệm và trình độ cao - đó là nguồn cơn cho cuộc khủng hoảng nhân sự cho các doanh nghiệp", chị nhận xét. Ông Đinh Anh Huân, Giám đốc Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, cũng nói rằng, công ty đang gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý nhân sự dàn trải tại các cơ sở kinh doanh trên toàn hệ thống. Đặc biệt, do hệ thống kinh doanh rộng khắp 63 tỉnh thành trong cả nước nên việc quản lý nhận lực để họ phát huy tốt vai trò, tính sáng tạo để làm việc một cách hiệu quả là rất
  3. khó. Hiện tại công ty cũng đang tìm hướng giải quyết để quản lý hiệu quả nhận lực tại các hệ thống này. Hơn nữa, để tuyển được một người có kinh nghiệm và làm được việc là rất khó, còn tuyển dụng một người mới hoàn toàn thì lại mất công đào tạo mà chưa biết họ có gắn bó lâu dài không. Đây là một rủi ro rất lớn đối với doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khác còn giải quyết khủng hoảng bằng cách sa thải bớt lao động, cắt giảm bớt nhân viên. Cụ thể, tỷ lệ cắt giảm trong lĩnh vực chứng khoán là 45%, xây dựng 31%, bất động sản 22%... Những con số này cho thấy, nền kinh tế khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tuyển dụng, chế độ đãi ngộ, khả năng thăng tiến của nhân viên.
nguon tai.lieu . vn