Xem mẫu

Quy trình đối thoại giữa Chính quyền và người dân địa phương
(Dự án PCMM, tài trợ bởi SDC)
I. Các loại hình đối thoại: Có hai loại:
1. Đối thoại giữa chính quyền địa phương cấp phường/xã với đại diện của các
tổ/thôn, hoặc
2. Đối thoại giữa chính quyền địa phương cấp phường/xã với đại diện của từng hộ
gia đình trong mỗi tổ/thôn
II. Các chủ đề đối thoại: các chủ đề sau có thể được thảo luận tại các đối thoại khác
nhau:
1. Quy trình và các ưu tiên của việc lập kế hoạch kinh tế - xã hội của phường/xã;
2. Phân bổ ngân sách của phường/xã;
3. Việc thực hiện PLDC: Dân biết, Dân bàn, Dân làm và Dân giám sát – các nội
dung này có thể được thảo luân từng phần trong các đối thoại khác nhau;
4. Các quy định của phường/xã.
III. Mục tiêu của đối thoại
1. Người dân địa phương thảo luận và hiểu các nội dung liên quan của đối thoại
được đề cập trong phần II;
2. Người dân có cơ hội nêu ra các vấn đề/quan tâm và chính quyền địa phương
phản hồi một cách cởi mở và minh bạch;
3. Người dân địa phương và chính quyền cùng thảo luận các đề xuất cải thiện các
vấn đề liên quan đảm bảo sự tham gia và minh bạch;
4. Chính quyền địa phương đưa ra các cam kết để giải quyết các vấn đề có liên
quan do người dân địa phương đưa ra.

1

II. Đầu ra của đối thoại:
1. Một danh sách các mối quan tâm/vấn đề được người dân địa phương đưa ra;
2. Các cam kết và các giải pháp giải quyết các vấn đề của chính quyền
3. Biên bản đối thoại.
III. Tham dự viên tham gia đối thoại:


Các đại diện của chính quyền địa phương: UBND, HĐND, Đảng ủy, Mặt trận
Tổ quốc;



Người dân địa phương: đại diện của các hộ gia đình trong tổ/thôn (với các đối
thoại tổ chức ở cấp tổ/thôn) hoặc đại diện của người dân trong tổ/thôn (với các
đối thoại tổ chức ở cấp phường/xã)



Cán bộ dự án PCMM

IV. Thời gian: 150 phút
V. Thúc đẩy viên của đối thoại:
Thúc đẩy cuộc đối thoại là nhiệm vụ của đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp phường/xã. Tuy
nhiên do họ còn thiếu các kỹ năng thúc đẩy đối thoại theo phương pháp tham gia nên
trong giai đọan đầu, chuyên gia/tư vấn hoặc cán bộ PCMM sẽ thúc đẩy cuộc đối thoại.
Cán bộ thực địa cần phát hiện một hoặc hai đại diện của Mặt trận Tổ quốc để xây
dựng năng lực thúc đẩy đối thoại để đảm bảo tính bền vững của cách tiếp cận.
VI. Biên bản đối thoại:
Việc ghi biên bản đối thoại cũng là nhiệm vụ của đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp
phường/xã. Tuy nhiên do họ còn thiếu kỹ năng viết biên bản nên trong giai đoạn đầu,
cán bộ PCMM sẽ đảm nhạn nhiệm vụ này và xây dựng năng lực cho đại diện của Mặt
trận Tổ quốc đảm nhận nhiệm vụ này trong giai đoạn sau.
VII. Chuẩn bị cho đối thoại:
o Cán bộ thực địa tổ chức một cuộc họp với lãnh đạo địa phương thảo luận
về các mục tiêu, đầu ra và phương pháp đối thoại; làm rõ các hỗ trợ tài
chính và kỹ thuật của PCMM, kế hoạch, thời gian và địa điểm…

2

o Nhóm Nòng cốt của thôn/tổ và/hoặc phường/xã tổ chức cuộc họp thảo
luận với các nhóm cộng đồng và người dân địa phương sẽ tham gia đối
thoại về các vấn đề quan tâm, các câu hỏi … sẽ nêu ra trong đối thoại
VIII. Chương trình đối thoại
Thời

Nội dung

Phương pháp

nhiệm

gian
10’

Trách

• Khai mạc;

Trực quan mục tiêu và các đầu ra của

• Giới thiệu tham dự viên;

buổi đối thoại

MTTQ

• Mục tiêu của buổi đối thoại
20’

Trình bày của UBND về các

Trình bày và trực quan

UBND

Người dân địa phương nêu câu hỏi;

Thúc đẩy viên

nội dung đối thoại
45’

Hỏi đáp

Sử dụng thẻ cho các câu hỏi nhạy cảm;
UBND, Đảng ủy hoặc HĐND trả lời các
câu hỏi;
Tóm tắt các câu hỏi và câu trả lời lên
giấy A0/bảng
15’

Nghỉ giải lao

10’

Tổng hợp các vấn đề được

Phân tích các chủ đề trọng điểm

người dân nêu ra

Hỏi lại tham dự viên để đảm bảo đúng

Thúc đẩy viên

nội dung
30’

Các khuyền nghị/đề xuất để

Thảo luận nhóm nhỏ tại chỗ (5 -7 người

cải thiện các vấn đề

ngồi cạnh nhau);

Thúc đẩy viên

Mỗi nhóm đưa ra đề xuất của nhóm mình;
Ghi lại các đề xuất lên giấy A0/bảng.
10’

Tổng hợp các đề xuất

Phân tích các điểm trọng yếu

Thúc đẩy viên

10’

Cam kết của UBND

Cách giải quyết đối với từng kiến nghị và

UBND

khi nào

3

Phụ lục: Các câu hỏi định hướng trong buổi đối thoại
Câu hỏi cho người dân địa phương:
1. Đặt các câu hỏi có liên quan tới báo cáo của UBND; các câu hỏi có liên quan
tới các vấn đề nhạy cảm nên được viết trên thẻ màu;
2. Điều gì các bác/anh/chị thích và không thích trong tổ/thôn hoặc phường/xã
(liên quan đến chủ đề đối thoại)?
3. Những thông tin nào các bác/anh/chị muốn biết từ chính quyền địa phương?
4. Các bác/anh/chị muốn đối thoại với chính quyền địa phương về các chủ đề/vấn
đề nào?
5. Các bác/anh/chị có khuyến nghị/đề xuất gì để cải thiện các vấn đề liên quan?
Câu hỏi cho chính quyền địa phương:
6. Các anh/chị vui lòng trả lời/làm rõ các vấn đề do người dân nêu ra?
7. Các anh/chị vui lòng giải thích các vấn đề do người dân nêu ra có thể
được chính quyền cấp phường/xã giải quyế hay khôngt?
� Nếu có, khi nào và như thế nào?
� Nếu không, tại sao?

4

nguon tai.lieu . vn