Xem mẫu

  1. Quy hoạch đô thị: "Nhanh - Nhiều - Rẻ thì không Tốt" Trước ngày thống nhất: Hà Nội tuy nghèo, nhưng thật đẹp! Ngay sau tiếp quản thủ đô, một khu ở bằng gỗ, ngoài đê sông Hồng dành cho cán bộ được dựng gấp, đón lực lượng cán bộ từ chiến khu về, từ miền Nam tập kết ra, phần lớn xuất thân từ những làng quê vùng tự do, theo cách gọi hồi ấy. Tập quán nông thôn và nếp sống đơn giản những ngày kháng chiến dễ dàng chấp nhận cách sống mỗi hộ một phòng, không bếp, không xí. Khu công cộng là một bể nước lớn, dùng chung. Rửa rau, vo gạo ở đấy, tắm giặt, vệ sinh cũng ở đấy. Mấy bà nội trợ ngày nào cũng gặp nhau, hôm nào nhà nào ăn gì, cả xóm đều biết. Chỉ kẹt mỗi sáng cả khu cùng đi cầu. Phải đợi. Sợ trễ giờ làm, có người nhăn nhó, nhưng cũng không xảy ra chuyện gì. Không khác bao nhiêu những ngày còn ở trong làng, trong rừng. Chẳng ai phàn nàn kêu ca. Công viên Thống nhất là một nét son, mọc lên từ vùng hồ ao trũng thấp phía nam thành phố với công sức của hàng triệu ngày công lao động xã hội chủ nghĩa. Một không gian rộng rãi, thoáng đãng, nước biếc, cây xanh, có liễu rủ bên hồ, có cầu qua đảo... hiện hình như từ trong cổ tích. Câu lạc bộ Thống Nhất phố Hàng Trống, xung quanh hồ Gươm, thứ bảy, chủ nhật, người miền Nam tập kết tìm nhau đông như trẩy hội. Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân lên cao. Sức chứa của Nhà hát lớn Hà Nội trở nên bé nhỏ, mấy đoàn cải lương bắc: "Kim Chung", "Chuông vàng thủ đô", rạp bé, cũ, suất diễn ít, không đủ đáp ứng. Phải xây thêm Nhà hát Nhân dân bằng gỗ để các Đoàn Cải lương Nam Bộ, Đoàn Tuồng liên khu Năm trình diễn.
  2. Hà Nội quen dần phương thức sống mới, pha trộn gữa cách sống thị thành của cư dân tại chỗ và cách sống làng xã được cán bộ kháng chiến du nhập về. Sau này, như một nhà nghiên cứu người Pháp, Francois Corèse nhận xét: "Hà Nội là một thành phố chấp nhận những mảng làng quê trong lòng đô thị". Hà Nội tuy còn nghèo, nhưng thật đẹp. Hồ Gươm giữa lòng thành phố như một đoá phù dung, đổi sắc theo vòng quay nhật qũy, sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ, ngả tím khi đêm về. Bóng cổ thụ nghiêng mình, la đà mặt nước. Hoa lộc vừng trải thảm dưới chân đi. Những hàng cây trên nhiều con phố, phủ bóng râm che mát khách bộ hành. Hồ Thiền Quang, hồ Tây, như những chiếc gương phản chiếu trời mây. Thu về, sương giăng, những cây bàng trút lá khắc lên trời xám một bức tranh thủy mặc. Thiên nhiên đẹp như tranh mà những toà biệt thự bên hồ là những nét chấm phá, thêm vào. Cả xã hội cùng chí hướng, cuộc sống vô lo và cũng thật đáng yêu! Phát triển kiểu "nở nồi" Là thành phố thuộc địa của chế độ thực dân, Hà Nội là bản sao của mô hình đô thị tư bản. Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa bắt đầu. Quốc hữu hoá, cải tạo công thương nghiệp, công tư hợp doanh, xoá bỏ tư thương làm ăn cá thể. Cải tạo tư sản nhà đất. Trưng thu, trưng mua, Nhà nước thống nhất quản lý, phân phối lại. Chia nhà cho cán bộ trong biên chế. Những biệt thự cũ thiết kế cho một gia đình, nay là chỗ ở cho bốn, năm hộ. Cuộc "phá phách" bắt đầu. Cơi nới, ngăn chia, chắp vá, đục khoét sao cho vừa với sức chứa bỗng tăng lên đột biến. Có sự phân hoá và phản ứng, nhưng trước một Điện Biên long trời lở đất như vừa mới xảy ra hôm qua, người Hà Nội ngơ ngác, chờ đợi. Trong khi bộ mặt đô thị không cần chờ đợi, xuống cấp từng ngày.
  3. Khu nhà ở 5 tầng đầu tiên lắp ghép bằng panen được chuyên gia Triều Tiên giúp, theo mô hình đô thị Xô viết do chuyên gia Liên Xô hướng dẫn làm quy hoạch, xây dựng ở Kim Liên. Trên một cánh đồng ngoại vi, mọc lên những ngôi nhà 5 tầng khang trang, niềm tự hào của một Hà Nội mới, Hà Nội xã hội chủ nghĩa. Có khu gia đình cho cán bộ cao cấp, cũng có khu tập thể cho cán bộ độc thân, sinh vi ên mới ra trường. Dành một số nhà làm khu chuyên gia, sau này thành khách sạn du lịch. Khu tập thể Kim Liên là khu ở theo hình thức đô thị xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Hà Nội, coi như thị phạm. Còn lại, phần lớn vẫn là phố xá nội thành, kiểu cũ, cộng thêm một số khu tập thể theo cơ quan như thời kháng chiến: Khu Văn công Cầu Giấy, khu Đoàn Ca múa Tây Nguyên, khu tập thể Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục.... nhà tranh tre nứa lá như thời còn chiến khu. Hình thức cư trú này mãi đến 30 tháng 4 năm 1975, vẫn tồn tại. Cách làm này để lại một bài học cho các thành phố khác, phát triển theo phương pháp "nở nồi". Trên hệ thống giao thông của thành phố cũ, nống rộng ra. Cách làm này có hiệu quả kinh tế vì đầu tư rẻ, nhưng sẽ trở thành nguy hiểm nếu không biết điểm dừng. Cơ sở hạ tầng không phát triển, những khu xây mới tăng áp lực lên hệ thống kỹ thuật hiện có, gây quá tải, và đổ không biết bao nhiêu tiền mà chẳng thấy bộ mặt đô thị mới ở đâu. Hiện trạng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là nạn nhân của cách làm này. Việc những đồ án quy hoạch chung, dài hạn, dự báo cho sự phát triển đô thị 25 năm sau có gì đó giống những giấc mơ để những người làm quy hoạch còn rất nhiều bỡ ngỡ tập dượt nghề nghiệp, và trong những trường hợp nhất định, giải quyết địa điểm cho một số công trình xây dựng có yêu cầu. "Quy hoạch phục vụ thiết kế, thiết kế phục vụ thi công" là khẩu hiệu chỉ đạo công tác thời gian này.
  4. Còn cuộc sống thực tế một đất nước vừa ra khỏi chiến tranh phát triển theo một quy luật khác, một hình thái khác. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa mới phôi thai, các nhà máy quy mô nhỏ, công suất thấp, không cung ứng đủ cho tiêu dùng xã hội. Hợp tác xã nông nghiệp diễn ra rầm rộ nhưng người nông dân không quen với chế độ công điểm. Năng suất, sản lượng tụt dần. Gạo bán theo định mức. Bắt đầu nhập lương thực, ăn độn ngô, sắn, bột mỳ, tóm lại có gì ăn nấy, chống đói trước đã. Chế độ tem phiếu được áp dụng rộng rãi. Bỡ ngỡ lúc đầu rồi cũng quen. Mọi người đều có công ăn việc làm, đều nghèo như nhau. Không ai dư thừa, thiếu thốn chút ít nhưng cũng công bằng. Hoàn toàn không có việc tự xây dựng nhà cửa. Hãy đợi đấy, đã có Nhà nước lo
nguon tai.lieu . vn