Xem mẫu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG
BỘ MÔN MÁY XÂY DỰNG

QUY ĐỊNH
VỀ TRÌNH BÀY ĐỒ ÁN MÔN HỌC
VÀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hà Nội – 2013

1

I. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý
KHI TRÌNH BẦY BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ KHÍ
1. Trên mỗi bản vẽ chỉ thể hiện hình vẽ của một máy, một cụm một cơ cấu hay một
chi tiết máy, kèm theo các mặt cắt cần thiết của máy, của cụm, của chi tiết đó. Cần
chú ý phân biệt bản vẽ và tờ giấy vẽ.
2. Khổ giấy của mộ bản vẽ được quy định như sau:
A4
: 297 x 210 (mm x mm)
A3
: 297 x 420 (mm x mm)
A2
: 594 x 420 (mm x mm)
A1
: 594 x 841 (mm x mm)
A0
: 841 x 1189 (mm x mm)
Để tiện treo và trình bầy, các bản vẽ thể hiện trên khổ giấy A4, A3, A2, được
gộp vào và trình bầy chung trên khổ giấy A1. Tuy nhiên, mỗi bản vẽ (mà trên đó có
trình bầy một chi tiết hay một cụm…) đều phải có khung bao và khung tên riêng như
một bản vẽ độc lập hoàn chỉnh.
Hình vẽ có thể được thể hiện trên tờ giấy vẽ đặt theo chiều đứng (chiều cao lớn
hơn chiều rộng) hoặc đặt ngang (chiều ngang lớn hơn chiều đứng).
Hình vẽ trên các bản vẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu, quy định của bản vẽ
kỹ thuật cơ khí.
3. Hình chung của máy, của cơ cấu, của cụm được thể hiện trên mỗi bản vẽ bằng ít
nhất là 2 hình chiếu. trong trường hợp cần thiết có thể thêm các mặt cắt hoặc hình
dạng nhìn từ các góc độ khác nhau; được ghi đầy đủ kích thước, chế độ lắp ráp, yêu
cầu kỹ thuật… theo đúng quy định.
Ở bản vẽ hình chung cho phép giản lược bớt những đường không cần thiết. Trên
bản vẽ này cần có thêm đặc tính kỹ thuật, sơ đồ dẫn động chung, sơ đồ mắc cáp, sơ
đồ thủy lực của máy (nếu có). Trên bản vẽ hình chung, số thứ tự là số thứ tự của cụm
và các chi tiết ghép cụm.
Ở bản vẽ cụm, số mặt cắt phải đủ để thể hiện kết cấu sao cho từ đó có thể vẽ tách
các chi tiết. Nên có các mặt cắt thể hiện lắp ghép các chi tiết và được ghi chế độ lắp
ghép (thí dụ giữa trục và bánh răng, vòng bi…). Số thứ tự ở bản vẽ cụm được đánh
theo chi tiết.
Ở bản vẽ chi tiết, có số hình chiếu theo yêu cầu, sao cho thể hiện được hình
dạng, kích thước và dung sai chế tạo của chi tiết. Trên bản vẽ chi tiết phải ghi yêu cầu
kỹ thuật, vật liệu để chế tạo chi tiết.
2

4. Tỷ lệ các hình trên bản vẽ được chọn phụ thuộc vào kích thước bao của nó và khổ
giấy được chọn.
Theo TCVN 2203 – 81
Nếu phóng to, theo các tỷ lệ sau đây :
2 : 1; 2,5 : 1; 4 : 1; 5 : 1; 10 : 1; 20 : 1
Nếu thu nhỏ theo các tỷ lệ sau đây :
1 : 2; 1 : 2,5; 1 : 4; 1 : 5; 1 : 10; 1 : 15; 1 :20; 1 : 25; 1 : 40; 1 : 50; 1 : 75;
1: 100; 1 : 200; 1 : 400; 1 : 500; 1 : 800; 1 : 1000
5. Mỗi bản vẽ phải có khung bao quanh, khung bao cách mép giấy mỗi chiều 5mm,
ngoại trừ lề bên trái cách mép giấy 25mm.
6. Các hình và chữ viết trên các bản vẽ phải rõ ràng và được thể hiện bằng chì, bằng
mực đen hoặc in qua máy. Trước khi bản vẽ được thực hiện trên máy vi tính, sinh
viên phải trình bầy bản vẽ nháp bằng tay cho giáo viên hướng dẫn thông qua. Nhất
thiết không được sử dụng bản vẽ photocopy để bảo vệ đồ án.
7. Chữ viết trên bản vẽ phải đúng theo mẫu chữ viết dùng cho bản vẽ cơ khí, có nét,
độ nghiêng, khoảng cách giữa các chữ, các từ đúng tiêu chuẩn quy định. Nếu bản vẽ
được thực hiện bằng máy vi tính, chữ thể hiện theo phông chữ VNTime cỡ chữ 14.
8. Mỗi bản vẽ đều có khung tên riêng của mình – Nếu trên một tờ giấy có nhiều bản
vẽ của các chi tiết, cụm… khác nhau, thì mỗi bản vẽ cũng phải có khung tên riêng.
Khung tên có kích thước bao là 185 x 55 và đặt ở góc dưới bên phải của tờ giấy, ở
phía trong khung bao quanh (h.1). Trong khung tên, tại các ô 1, 2, 3, 4, 5 được ghi
như sau :
Ô 1 : ghi tên chi tiết, tên cụm …
Nếu là bản vẽ hình chung thì ghi “HÌNH CHUNG”

3

4

Ô 2: Ghi tên đề tài và các ký hiệu bản vẽ. Thí dụ: “ MÁY TRỘN VỮA XÂY
DỰNG 500L ”.
Các bản vẽ được ký hiệu bằng các nhóm chữ và chữ số như sau:

a

c

b

d

a. Tên viết tắt của đồ án
b. Số thứ tự cụm lớn
c. Số thứ tự cụm bé
d. Số thứ tự của chi tiết
Thí dụ:
2. Chi tiết “Trục tang” mang số thứ tự 15 của cụm “Cụm tang” mang số thứ tự 3; cụm
tang này trong cơ cấu xe con “Xe con nâng hàng” mang số thứ tự 12 của “Cầu trục CT
tải trọng 30T” thì các bản vẽ được ký hiệu như sau:
Bản vẽ “Hình chung” của cầu trục đó ký hiệu là:
CT – 30
00
00
000
Bản vẽ “Xe con nâng hàng” được ghi là:
CT – 30
12
00
000
Bản vẽ “Cụm tang” được ghi là:
CT – 30
12
03
000
Bản vẽ chi tiết “Trục tang” được ghi là:
CT – 30
12
03
015
Ô 4: Ở ô này ghi tỷ lệ hình vẽ, được thể hiện trên bản vẽ. Nếu mặt cắt có tỷ lệ khác
với tỷ lệ chung thì ghi dưới mặt cắt.
Ô 3: Ghi khối lượng máy, cụm hay chi tiết được thể hiện trên bản vẽ bằng đơn vị đo
là Kg.
Ô 5: Ghi vật liệu chế tạo chi tiết, ví dụ: Thép 45
Đối với bản vẽ hình chung, bản vẽ cụm, ô này bỏ trống.
Ô 6: Ở ô này ghi tính chất của đồ án, thí dụ - Đồ án môn học, Đồ án tốt nghiệp,
Nghiên cứu khoa học...
Ở trên bản vẽ cụm, phải có bản thống kê các chi tiết của cụm đó.
Ở hình vẽ chung phải có bản thống kê các cụm. Hai bản thống kê này có các cột,
mục giống nhau và được đặt ngay trên khung tên, có chiều rộng bằng chiều rộng khung
tên (h.1). (Bản vẽ chi tiết chỉ cần khung tên). (Kèm theo bản vẽ mẫu trang bên).
5

nguon tai.lieu . vn