Xem mẫu

  1. GVC. PHAN KẾ VÂN  P.TRƯỞNG KHOA NHÀ NƯỚC &  PHÁP LuẬT
  2. I­ Một số khái niệm cơ bản  @­ Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, trong đó  có nhiều nông dân. Tập hợp này tham gia vào các hoạt động  kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong một thể chế  chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác;  phân biệt với đô thị.  @­ Phát triển nông thôn: là một quá trình tất yếu cải thiện  một cách bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường,  nhằm nâng cao chất lượng sống của dân cư nông thôn. Quá  trình này, trước hết chính là do người dân nông thôn với sự  hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức khác ( tiếp)
  3. Khái niệm trên chỉ ra + Đối tượng phát triển là cư dân nông thôn ( cá nhân, gia đình/dòng họ, cộng đồng, trong đó nông  dân là chủ yếu) + yếu tố/ lĩnh vực phát triển là kinh tế ( nông nghiệp,  công nghiệp, dịch vụ…), văn hóa xã hội và môi  trường.  + Vai trò của các bên tham gia đối với sự phát  triển( chủ thể cư dân nông thôn là chính, nhà nước  và các tổ chức khác đóng vai trò tích cực)
  4. @­  Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn là  việc tổ chức không gian, hệ thống công trình hạ tầng  kỹ thuật, hạ tầng xã hội của điểm dân cư nông thôn. @­ Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung  của nhiều hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản  xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong  phạm vi một khu vực nhất định bao gồm trung tâm  xã, thôn, làng, ấp, bản,buôn … ( gọi chung là thôn)  được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện  kinh tế ­ xã hội,văn hóa, phong tục, tập quán và các  yếu tố khác.
  5. @­ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là   quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo  hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao  động các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ  trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp ; xây dưng  kế cấu hạ tầng kinh tế ­ xã hội,Quy luật phát triển  nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại  sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây  dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh,  không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh  thần của nhân dân
  6. II­ Vai trò phát triển của nông thôn đối với phát  triển đất nước  Nông thôn có vị trí vô cùng quan trọng đối với sự phát  triển đất nước­ xuất phát từ đặc điểm của nước ta là  nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu , 70% dân số  sống bằng nghề nông 1/  Là địa bàn sản xuất nông sản, thực phẩm cho  người tiêu dùng của toàn xã hội  . Vì vậy, phát triển bền vững nông thôn sẽ đáp ứng nhu  cầu lương thực và thực phẩm cho toàn xã hội
  7. 2/  Với 70% dân số sống bằng nghề nông là địa bàn  cung cấp lao động cho đô thị. 3/  Là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của đô  thị hiện đại, phát triển nông thôn sẽ góp phần phát  triển, công nghiệp, dịch vụ trên phạm vi toàn xã hội 4/ Nông thôn có rất nhiều dân tộc khác nhau chung  sống. Nên mỗi sự biến động dù tích cực hay tiêu cực  đều ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính trị, kinh tế,  ANQP của cả nước.  5/ Phát triển bền vững nông thôn có ảnh hưởng to  lớn đến môi trường sinh thái.
  8. III/ Đặc điểm của nông nghiệp, nông thôn, nông dân và  những vấn đề đặt ra đối với sự QLNN 1/ Đặc điểm của nông nghiệp  ­ Đối tượng sản xuất NN là sinh vật  ­ Sản xuất nông nghiệp có tính chất thời vụ cao trong sử dụng  lao động, vốn và các nguồn lực khác Năng suất lao động NN phụ thuộc vào năng suất sinh vật ­ Trong NN đất đai là tư liệu SX chủ yếu và đặc biệt ­ Sản xuất NN đươc tiến hành chủ yếu trên địa bàn nông thôn ­ Sản xuất NN diễn ra trong không gian rộng lớn và thời gian  ­ dài. Chủ thể chính sản xuất NN là nông dân.
  9. @­ Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam: NN Việt Nam sản xất lương thực chủ yếu là cây lúa nước ­ NN Việt Nam đang chuyển từ nền sản xuất nhỏ, lac hậu,  ­ phân tán sang nền sản xuất lớn tập trung trong điều kiện hội  nhập kinh tế quốc tế  Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người thấp trong lúc đa  ­ số dân cư và lao động xã hội sống bằng nghề nông Việt Nam ở khu vực nhiệt đới gió mùa, có quần thể động  ­ thực vật phong phú, có tiềm năng lớn phát triển nền nông  nghiệp nhiệt đới, có khả năng tăng vụ, quay vòng đất nhanh,  có điều kiện bố trí sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao.
  10.  2/ Đặc điểm của nông thôn  ­ Nơi định cư của những người sống chủ yếu bằng nghề bằng nghề nông,  một số ít phi nông nghiệp, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế ­ xã  hội thấp,dân trí thấp hơn đô thị  ­ Công đồng làng bản nhỏ, văn minh nông nghiệp  ­Tương phản độ dân số thấp, tính nông thôn tương phản với mật độ dân số  ­ Di động xã hội theo lãnh thổ, theo ngành nghề không lớn  ­ Cộng đồng thuần nhất hơn về các đạc điểm chủng tộc  tâm lý  ­ Tác động xã hội đến từng cá nhân thaapshown quan hệ xã hội sơ sấp, láng  giềng ,huyết thông  ­ Môi trường tự nhiên ưu trội, quan hệ trực tiếp với tự nhiên
  11. @­ một số đặc điểm của nông thôn Việt Nam  ­ Ở vùng nông thôn, các cư dân chủ yếu là nông dân, lao  động và GDP nông nghiệp chiếm tỷ cao trong kinh tế  nông thôn  ­ Đa dạng về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái bao  gồm các tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng,sông suối, ao  hồ, khoáng sản, hệ động thực vật. ­ Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá  chặt chẽ với những quy định cụ thể của từng họ tộc và gia  đình. Những người ngoài họ tộc cùng chung sống luôn có  tinh thần đòan kết  giúp đỡ nhau tạo nên tình làng, nghĩa  xóm lâu bền.
  12. ­ Nông thôn lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa  quốc gia như phong tục tập quán cổ truyền về đời  sống,lễ hội, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề  truyền thống, các di tích lịch sử, văn hóa, các danh  lam thắng cảnh…Đây chính là nơi chứa đựng kho  tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vực giải trí và  du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với mọi  người.
  13. 3/ Đặc điểm của nông dân  ­ Tinh thần yêu quê hương, làng bản cao.  ­  Truyền thống đoàn kết gắn bó cộng đồng  ­  Thích tự do, tùy tiện, tác phong và lối sống nông  nghiệp  ­ Số đông có trình độ văn hóa thấp, có tính ngưỡng  vọng cao  ­ Thích nhiều con và thích có con trai  ­ Tính tư hữu cao về tài sản   ­ E ngại, ít tự tin.
  14. IV­ QUAN ĐiỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN  NÔNG THÔN  1/ Quan điểm phát triển nông nghiêp, nông thôn  @­ Coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( CNH  – HĐH ) nông nhiệp và kinh tề nông thôn,đưa  nông nghiệp, kinh tế nông thôn lên sản xuất hàng  hóa lớn. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của cả  nước về trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định  tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên  mimh công ­  nông ­ trí thức theo định hướng  XHCN.
  15. @­ Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển  nông nghiệp với công nghiệp chế biến,ngành nghề, gắn  sản xuất với thị trường để hình thành sự liên kết công  nông nghiệp – dịch vụ và thị trường trên địa bàn nông  thôn và trên phạm vi cả nước, gắn phát triển nông nghiệp  với xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với dân  chủ hóa và nâng cao dân trí, tạo ra sự phân công lao  động mới, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống, xóa đói  giảm nghèo, thu hẹp dần khoản cách về đời sống giữa  thành thị và nông thôn, thực hiện có kết quả mục tiêu  dân số và kế hoạch hóa gia đình
  16. @­ Phát huy lợi thế của từng vùng và cả nước,áp  dụng nhanh tiến bộ khoa học công nghệ để phát  triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng  ngày càng cao nhu cầu nông sản thực phẩm và  nguyên liệu công nghiệp, hướng mạnh ra xuất  khẩu.
  17. @ ­ Phát triển nông nghiệp với nhiều thành phần kinh  tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,  cùng với kinh tế tập thể, HTX dần dần trở thành nền  tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển  theo đúng pháp luật .
  18.  @­ Củng cố và đổi mới hoạt động của kinh tế nhà  nước. Tiếp tục phát triển nhiều hình thức kinh tế hợp  tác, các loại hình HTX dịch vụ cho kinh tế hộ gia  đình, từng bước chuyển đổi và xây dựng HTX nông  nghiệp kiểu mới theo luật HTX, chú trọng liên kết  kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác,  tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông  dân và những người có khả năng đầu tư phát triển  sản xuất kinh doanh nông nghiệp,công nghiệp,dịch  vụ ở nông thôn.
  19. 1/ Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến  lược quan trọng sự nghiệp CNH,HĐH, xây dựng  và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan  trọng để phát triển KT­XH bền vững,giữ vững ổn  định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ  gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bảo vệ môi  trường sinh thái của đất nước.
  20. 2/ Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được  giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình CNH, HĐH. Công  nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một  nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNH,HĐH  đất nước.  Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân,  nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển,  xây dựng nông thôn mới gắn với quá trình xây dựng các  cơ sở công nghiệp,dịch vụ và phát triển đô thị theo quy  hoạch là căn bản; phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông  nghiệp là then chốt.
nguon tai.lieu . vn