Xem mẫu

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 1-6

QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁO DỤC Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Lê Hoàng Dự - Sở Giáo dục và Đào tạo Cà Mau
Ngày nhận bài: 27/02/2018; ngày sửa chữa: 16/03/2018; ngày duyệt đăng: 19/03/2018.
Abstract: The article is the result of a research and analysis of state management for the education
levels; state management in areas of ethnic minorities; reform of state management for education
in ethnic minority areas as well as the education reform in Mekong Delta. Based on the analysis,
the article proposes some solutions to improve the effectiveness of fulfilling the fundamental and
comprehensive education reform for areas of ethnic minorities in Mekong Delta.
Keywords: Management, State management, ethnic minorities, Mekong Delta.
1. Mở đầu
Phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS)
luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm trong mọi giai
đoạn của cách mạng Việt Nam. Để đạt kết quả, cần bắt
đầu từ khâu quản lí. Nghiên cứu quản lí nhà nước
(QLNN) về giáo dục ở vùng DTTS là nhu cầu thực tiễn.
Thực hiện tuyên truyền làm cho các cấp uỷ đảng, chính
quyền, đoàn thể, các tổ chức xã hội và đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lí giáo dục vùng DTTS coi nhiệm vụ đổi mới
căn bản, toàn diện GD-ĐT là nhiệm vụ của chính mình.
Giáo dục ở vùng DTTS là một bộ phận của hệ thống
giáo dục quốc dân, với vai trò nâng cao dân trí, tạo nguồn
cán bộ người DTTS, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH
ở các vùng này. Do đặc điểm vùng miền và tộc người,
khi thực hiện nội dung, chương trình giáo dục quốc gia ở
vùng DTTS, cần chú ý tới đặc điểm này. Do đó, công tác
quản lí giáo dục ở vùng DTTS cần có những điều chỉnh
cho phù hợp với vùng.
Nghiên cứu vấn đề QLNN về giáo dục nói chung,
QLNN về giáo dục vùng DTTS nói riêng là hết sức cần
thiết, không chỉ nâng cao nhận thức cho bản thân mà còn
góp phần vào phát triển khoa học quản lí nói chung, quản
lí giáo dục ở vùng DTTS nói riêng, đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn. Việc nghiên cứu QLNN về giáo dục ở vùng
DTTS khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xác
định được những nguyên nhân cơ bản cản trở sự phát
triển giáo dục vùng DTTS, làm cơ sở đề xuất những nội
dung cơ bản về đổi mới căn bản và toàn diện đối với giáo
dục ở vùng này và phát triển đội ngũ giáo viên (ĐNGV)
dạy tiếng Khmer là yêu cầu khách quan của thực tiễn
phát triển giáo dục khu vực ĐBSCL - một trong những
thành tố quan trọng góp phần nâng cao dân trí, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ người
DTTS; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Quản lí nhà nước
Trước hết, cần hiểu khái niệm “quản lí”. Có nhiều
cách định nghĩa về quản lí, song đều thống nhất với nhau
hướng đến hiệu quả của công tác quản lí và phụ thuộc
vào các yếu tố: Chủ thể quản lí, khách thể quản lí,
phương pháp, công cụ và mục tiêu quản lí. Do đó, quản
lí là quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản
lí với khách thể quản lí thông qua việc thực hiện các chức
năng quản lí bằng những công cụ và phương pháp mang
tính đặc thù nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức.
QLNN xuất hiện cùng với Nhà nước, là quản lí công
việc của nhà nước. Nội hàm của QLNN thay đổi phụ
thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển KT-XH của
mỗi một quốc gia qua các giai đoạn lịch sử. Ngày nay,
QLNN xét về mặt chức năng bao gồm hoạt động lập
pháp, hoạt động hành chính (chấp hành và điều hành) của
Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp.
Có thể hiểu, QLNN là một dạng quản lí xã hội đặc
biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật
nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan
trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu
cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát
triển của xã hội.
Các yếu tố của QLNN: Yếu tố xã hội (hay yếu tố con
người), yếu tố chính trị, yếu tố tổ chức, yếu tố uy quyền,
yếu tố thông tin, yếu tố văn hóa tổ chức.
2.2. Quản lí nhà nước về giáo dục
QLNN về giáo dục là việc nhà nước thực hiện quyền
lực công để điều hành, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động
giáo dục trong phạm vi toàn xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu giáo dục của nhà nước. Đây là sự tác động có tổ chức
và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt
động giáo dục do các cơ quan quản lí có trách nhiệm về

1

Email:

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 1-6

giáo dục của nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành
để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà
nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỉ
cương, thoả mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực
hiện mục tiêu giáo dục của nhà nước.
Có thể thấy, QLNN về giáo dục có ba bộ phận chính, đó
là: 1) Chủ thể QLNN về giáo dục: là các cơ quan có thẩm
quyền (cơ quan lập pháp, hành pháp); 2) Khách thể của
QLNN về giáo dục: là hệ thống giáo dục quốc dân và mọi
hoạt động giáo dục trong phạm vi toàn xã hội; 3) Mục tiêu
giáo dục: Về tổng thể đó là việc bảo đảm trật tự kỉ cương
trong các hoạt động giáo dục để thực hiện được mục tiêu
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho
xã hội, hoàn thiện và phát triển nhân cách của công dân.
Trong khái niệm QLNN về giáo dục còn phải kể tới
hai yếu tố quan trọng trong việc điều hành, điều chỉnh
các hoạt động giáo dục, đó là: Công cụ chủ yếu trong
quản lí hành chính Nhà nước (hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật, do đó công tác thể chế tạo ra hành lang
pháp lí cho các hoạt động QLNN về giáo dục) và Phương
pháp quản lí hành chính nhà nước (chủ yếu là phương
pháp hành chính - tổ chức).
2.3. Phân cấp quản lí giáo dục
2.3.1. Khái niệm và bản chất của phân cấp quản lí
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phân cấp quản lí: 1)
Phân cấp quản lí là một hình thức tổ chức theo đó quyền tự
chủ được chuyển giao cho các bộ phận cấu thành hệ thống;
2) Phân cấp quản lí là sự ủy quyền của cơ quan đầu não cho
các bộ phận bên trong hoặc bên ngoài của hệ thống nào đó;
3) Phân cấp quản lí là thiết lập một trình tự nhằm giảm nhẹ
quyền lực của các cơ quan cấp trên, tăng quyền ra quyết
định ở cấp dưới. Nói cách khác, phân cấp quản lí là quá trình
phân bổ lại trách nhiệm và quyền ra quyết định về những
nhiệm vụ cụ thể của Trung ương đối với cấp cơ sở.
Phân cấp quản lí giáo dục là quá trình thiết kế lại hệ
thống và các quy định về trách nhiệm, quyền hạn và tính
tự chịu trách nhiệm trong hệ thống giáo dục. Nói cách
khác, phân cấp quản lí giáo dục là quá trình phân bổ lại
trách nhiệm và quyền ra quyết định về những nhiệm vụ
cụ thể của Trung ương đối với cấp cơ sở.
Trong điều kiện phân cấp quản lí giáo dục ở nước ta
hiện nay, phân cấp được hiểu là sự chuyển giao chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn từ các cơ quan quản lí cấp
cao xuống các cơ quan quản lí cấp dưới.
2.3.2. Các điều kiện để phân cấp:
- Đổi mới tư duy trong quản lí, đặc biệt là các cơ quan
QLNN trong việc quy hoạch, kế hoạch tổ chức, chỉ đạo
và kiểm tra, giám sát các hoạt động của hệ thống;
- Phân cấp chức năng, nhiệm vụ, tăng quyền tự chủ
của các đơn vị phải đi liền với phân cách trách nhiệm;

- Tăng cường phân cấp không có nghĩa giảm vai trò
QLNN của các cơ quan quản lí cấp trên;
- Phân cấp cho đơn vị cấp dưới phải đảm bảo công
bằng giữa các đơn vị cấp dưới, đảm bảo sự hợp tác cạnh
tranh lành mạnh để cùng nhau phát triển.
2.3.3. Các hình thức phân cấp quản lí:
- Phi tập trung hóa (hay trao quyền; hay phân cấp
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, sự chuyển đổi quyền
hạn sang một đơn vị tự trị, đơn vị này có thể hoạt động
độc lập mà không cần xin phép cấp trung ương): Là việc
chuyển giao một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền quản
lí và trách nhiệm cho các cấp quản lí thấp hơn trong
khuôn khổ quản lí chung của hệ thống.
- Ủy thác trách nhiệm: Là hình thức mà ở đó các nhà
quản lí địa phương chịu trách nhiệm quản lí tài chính do
trung ương chuyển giao và chịu trách nhiệm trước địa
phương chứ không phải các nhà quản lí Trung ương.
- Ủy quyền (phân cấp nhiệm vụ): Là hình thức mà ở
đó có sự chuyển giao trách nhiệm một cách không chính
thức cho các đơn vị, đồng nghĩa với việc các cơ quan
trung ương cho cấp dưới mượn quyền quản lí và được tự
chủ, các quyền này có thể bị rút lại.
2.3.4. Một số ưu điểm của phân cấp quản lí:
- Tạo ra môi trường để thực hiện tốt quy chế dân chủ
ở cơ sở, huy động sự tham gia của các thành viên vào
mọi hoạt động tổ chức;
- Phân cấp quản lí tập trung vào việc phục hồi lại sự
hợp pháp của thể chế thông qua việc phân bổ lại quyền
lực và trao cho mỗi công dân vai trò quản lí;
- Tăng cường tính pháp lí cho các hoạt động của toàn
bộ hệ thống phân cấp quản lí được pháp lí hóa thông qua
luật, các quyết định, quy định, tạo hành lang pháp lí chặt
chẽ cho mọi hoạt động của hệ thống, phân định rõ về
trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc ra quyết định,
tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện;
- Tránh được việc ôm đồm, sự vụ, buông lỏng QLNN
của các cơ quan cấp trên;
- Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thực tiễn: các cơ
quan đơn vị không bị áp đặt, gượng ép trong việc lựa
chọn các loại hình hoạt động;
- Tăng cường tính chủ động, năng động, sáng tạo và
phát huy mọi tiềm năng của các cá nhân và đơn vị trong
tổ chức;
- Giảm bớt khó khăn, phiền hà cho các cơ sở;
- Tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục;
- Tăng cường tính hiệu quả;
- Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học
và dịch vụ.
2

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 1-6

2.3.5. Một số hạn chế của phân cấp quản lí giáo dục:
- Một khi phân cấp quản lí cho các cơ sở giáo dục sẽ
tăng cường tính chủ động, năng động, sáng tạo và phát
huy mọi tiềm năng của các cá nhân và đơn vị trong tổ
chức. Tuy nhiên, nếu trình độ nhận thức, tư duy và năng
lực lãnh đạo ở cấp cơ sở không đáp ứng nhu cầu đổi mới
thì sẽ kéo theo nhiều hệ lụy như khi đưa ra quyết định
không đúng do trình độ nhận thức về hiểu các văn bản
quy phạm pháp luật không đúng thì việc thực thi ở cấp
cơ sở dẫn đến những hậu quả vô cùng to lớn như làm cho
hoạt động cơ sở bị trì trệ, làm lướt, làm hình thức, qua
loa, chiếu lệ; văn bản chỉ đạo cấp trên hoàn toàn đúng
nhưng khi triển khai ở cơ sở lại là một vấn đề khác và
dẫn đến hành động thực tiễn không đúng

gắn với trường TH; lớp ghép MN (trẻ em 3, 4, 5 tuổi cùng
học chung một lớp); trường tiểu học (ở trung tâm xã); các
điểm trường tiểu học - điểm lẻ (ở các ấp/làng); lớp ghép
tiểu học từ 2-3 trình độ; trường phổ thông dân tộc bán trú
(PTDTBT) tiểu học; trường tiểu học có lớp nhô THCS;
trường THCS (ở trung tâm xã); trường PTDTBT THCS;
trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) huyện - là
trường liên cấp THCS và THPT; trường phổ thông nhiều
cấp (thường là THCS và THPT); trường THPT (ở trung
tâm huyện, thị xã, thành phố hoặc cụm xã); trường
PTDTNT tỉnh; trường THPT chuyên.
Từ thực tế về hệ thống trường, lớp giáo dục phổ thông
ở vùng DTTS khu vực ĐBSCL, có thể rút ra kết luận: Để
tất cả HS ở vùng DTTS khu vực ĐBSCL đều được tiếp cận
công bằng với giáo dục, cần phải đưa trường đến với HS.
Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống mạng lưới trường,
lớp vùng DTTS phù hợp với điều kiện của vùng, tạo điều
kiện thuận lợi cho trẻ em, người học vùng DTTS được tham
gia học tập. Đồng thời, đổi mới tổ chức và hoạt động giáo
dục của các loại hình trường chuyên biệt này nhằm đáp ứng
nhu cầu học tập của học sinh (HS) các DTTS, nhu cầu tạo
nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực DTTS có chất
lượng cho các địa phương. Bên cạnh đó, cần đổi mới nội
dung, phương pháp giáo dục phù hợp với đối tượng người
học vùng DTTS, đặc biệt chú trọng chuẩn bị tốt tiếng Việt
cho trẻ DTTS trước khi vào lớp 1.
2.4.1.2. Quản lí giáo dục dân tộc khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long
Đối với lĩnh vực giáo dục dân tộc (GDDT), theo quy
định của Chính phủ, phân cấp quản lí công tác GDDT
như sau: Từ trước tháng 11/2006, Trung tâm Nghiên cứu
GDDT (Bộ GD-ĐT) là cơ quan vừa làm nhiệm vụ nghiên
cứu khoa học vừa làm nhiệm vụ quản lí chỉ đạo, quản lí phát
triển giáo dục ở vùng DTTS. Từ ngày 30/11/2006, Vụ
GDDT (thuộc Bộ GD-ĐT) là cơ quan giúp Bộ thực hiện
chức năng, nhiệm vụ QLNN về GDDT.
Đối với các địa phương vùng DTTS khu vực
ĐBSCL, các Sở GD-ĐT thành lập Phòng GDDT (có tỉnh
gọi là Ban GDDT, có tỉnh kết hợp với nhiệm vụ khác gọi
là Phòng GDDT và công tác HS, sinh viên,...). Cấp
huyện, mỗi Phòng GD-ĐT có 01 biên chế chuyên viên
thực hiện nhiệm vụ quản lí chỉ đạo về GDDT.
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan quản
lí về GDDT khu vực ĐBSCL là giải quyết những vấn đề
liên quan đến giáo dục trẻ em, HS người DTTS như:
trường PTDTBT, trường PTDTNT, trường dự bị đại học
dân tộc. Chế độ chính sách đối với HS DTTS như: chính
sách cử tuyển vào đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp; chính sách học bổng, chính sách học phẩm;
chính sách tuyển dụng sau cử tuyển,... Những vấn đề liên

- Ủy thác trách nhiệm là hình thức mà ở đó các nhà
quản lí địa phương chịu trách nhiệm quản lí tài chính do
trung ương chuyển giao và chịu trách nhiệm trước địa
phương chứ không phải các nhà quản lí trung ương. Vấn
đề này ở cấp cơ sở sẽ dẫn đến hiện tượng lạm quyền, tự
tung, tự tác; từ đó sẽ dẫn đến hiện tượng tiêu cực, lãng
phí trong giáo dục, chi sai mục đích, trục lợi cá nhân.
2.4. Quản lí nhà nước về giáo dục ở vùng dân tộc thiểu
số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
2.4.1. Giáo dục phổ thông ở vùng dân tộc thiểu số khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long
2.4.1.1. Hệ thống trường lớp vùng dân tộc thiểu số khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long
Theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, các cấp
học của hệ thống giáo dục phổ thông gồm: Giáo dục
mầm non (MN) có nhà trẻ và mẫu giáo; giáo dục phổ
thông có tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS) và trung
học phổ thông (THPT).
Khi triển khai thực hiện mô hình hệ thống trường lớp
giáo dục phổ thông ở vùng DTTS theo quy định của
Luật Giáo dục cho thấy, mô hình không phù hợp với
đặc thù vùng DTTS. Từ yêu cầu của thực tế, chính quyền
địa phương và đồng bào các DTTS đã có những điều
chỉnh để các loại hình trường lớp phù hợp với thực tiễn
vùng DTTS. Với thành phố, thị xã, thị trấn: hệ thống
trường phổ thông được thực hiện như quy định trong
Luật Giáo dục. Với các huyện, xã vùng KT-XH đặc biệt
khó khăn theo quy định của Chính phủ, mô hình trường
lớp khá đa dạng tùy theo xã khu vực II hay khu vực III.
Về mô hình trường, lớp giáo dục phổ thông: Do đặc
thù về điều kiện tự nhiên nên hệ thống trường, lớp phổ
thông ở khu vực ĐBSCL khá đa dạng. Sự đa dạng về
trường, lớp đảm bảo cho mọi trẻ em DTTS được tiếp cận
với giáo dục: Trường MN (ở trung tâm xã); các lớp MN
3

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 1-6

quan đến giáo viên (GV), đào tạo, bồi dưỡng GV, phát
triển GV ở các tỉnh khu vực ĐBSCL do phòng Tổ chức
cán bộ của Sở GD-ĐT đảm nhiệm.
2.4.1.3. Nội dung giáo dục phổ thông ở vùng dân tộc
thiểu số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Nội dung giáo dục: Các trường phổ thông thực hiện
mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông
quốc gia; ở các trường phổ thông vùng DTTS, đặc biệt
là trong các trường PTDTBT, trường PTDTNT còn
thực hiện giáo dục tiếng Khmer, văn hóa Khmer và tri
thức địa phương.
Thực tế, giáo dục ở vùng DTTS đòi hỏi công tác quản
lí giáo dục ở khu vực ĐBSCL ngoài những nội dung
quản lí chung, còn quản lí thực hiện các nội dung giáo
dục đặc thù của vùng dân tộc Khmer. Do vậy, đòi hỏi GV
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục ở khu vực này cần
được trang bị những kiến thức và kĩ năng mang tính đặc
thù của giáo dục vùng dân tộc Khmer. Đặc điểm này đòi
hỏi chương trình đào tạo, bồi dưỡng GV công tác ở vùng
dân tộc, nhất là GV người dân tộc Khmer cần chú ý đến
các yếu tố đặc thù.
Trường PTDTNT: Thực hiện kế hoạch giáo dục theo
mục tiêu, chương trình của các cấp học phổ thông quốc
gia tương ứng, có bổ sung kiến thức về lịch sử, địa lí,
ngôn ngữ, văn hóa DTTS và địa phương. Các hoạt động
gồm: Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động
giáo dục nghề phổ thông; hoạt động lao động, văn hoá,
thể thao; hoạt động nuôi dưỡng; tổ chức và quản lí hoạt
động nội trú.
Trường PTDTBT: Tổ chức hoạt động dạy và học
theo quy định tại Điều lệ trường phổ thông. Hoạt động
dạy và học phải phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí HS
DTTS.
2.4.2. Chính sách ưu tiên cho giáo dục vùng dân tộc khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long:
- Theo Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLTBGDĐT-BTC-BKHĐT, ngày 22/12/2011, HS bán trú
được hỗ trợ theo quy định.
- Theo Thông tư liên tịch số 43/2007/TTLT/BTCBGDĐT, ngày 02/5/2007, học bổng chính sách đối với
HS trường PTDTNT là:
Mức học bổng chính sách = (Mức lương tối thiểu chung) x 80%.
- Nghị định số 35/2001/NĐ-CP, ngày 09/7/2001 về
chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công
tác ở trường chuyên biệt, ở vùng tập, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ; phụ cấp ưu đãi; phụ cấp trách nhiệm;
phụ cấp thu hút; thời hạn luân chuyển nhà giáo và trợ cấp
chuyển vùng; phụ cấp dạy bằng tiếng và chữ viết của

người DTTS; phụ cấp lưu động; phụ cấp tiền mua và vận
chuyển nước ngọt và sạch; trợ cấp lần đầu và thời hạn
luân chuyển nhà giáo và trợ cấp chuyển vùng.
Như vậy, sự đa dạng về hệ thống trường lớp ở vùng
DTTS, chế độ chính sách ưu đãi cho các đối tượng, nội
dung giáo dục đặc thù,... là những nội dung mà QLNN
về giáo dục ở vùng DTTS phải quản lí thực hiện.
2.4.3. Nội dung quản lí nhà nước về giáo dục ở vùng dân
tộc thiểu số khu vực Đồng bằng sông Cửu Long:
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát
triển giáo dục ở vùng DTTS;
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm
pháp luật về giáo dục ở vùng DTTS; ban hành quy định
về tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT, PTDTBT
và các loại hình trường chuyên biệt khác;
- Quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục;
phương pháp giáo dục đặc thù; dạy học tiếng nói, chữ
viết các DTTS; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị
trường học... ở vùng DTTS;
- Tổ chức, quản lí việc bảo đảm chất lượng giáo dục
và kiểm định chất lượng giáo dục ở vùng DTTS; thực
hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động
giáo dục ở vùng DTTS;
- Tổ chức bộ máy quản lí giáo dục vùng DTTS;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo
dục; việc thực hiện chính sách ưu tiên cho HS, GV; giải
quyết khiếu nại, tố cáo và xử lí các hành vi vi phạm pháp
luật về giáo dục ở vùng DTTS...
Nội dung QLNN về giáo dục ở vùng DTTS về cơ bản
thực hiện nội dung QLNN về giáo dục nói chung có bổ sung
thêm những nội dung quản lí đặc thù riêng cho vùng DTTS.
Các nội dung chương trình giáo dục đặc thù: Tài liệu,
sách giáo khoa dạy tiếng DTTS do Bộ GD-ĐT thẩm định
và phê duyệt; tài liệu tri thức địa phương do Sở GD-ĐT
phê duyệt.
2.5. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ở vùng dân
tộc thiểu số
2.5.1. Quan điểm đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước
Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt
Nam đề xướng và thực hiện từ năm 1986 và đến năm 1991,
sự nghiệp đổi mới đi vào chiều sâu. Trong quá trình đổi mới
đất nước, đổi mới giáo dục là nội dung quan trọng, đặc biệt
là Nghị quyết Đại hội XI (2011) của Đảng: “Đổi mới căn
bản và toàn diện GD-ĐT. Thực hiện đồng bộ các giải pháp
phát triển và nâng cao chất lượng GD-ĐT”. Đổi mới quản
lí giáo dục là một nội dung quan trọng trong đổi mới căn
bản và toàn diện GD-ĐT. Nghị quyết khẳng định: “Tiếp tục
đổi mới cơ chế quản lí GD-ĐT trên tinh thần tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở GD-ĐT…”.
4

VJE

Tạp chí Giáo dục, Số 428 (Kì 2 - 4/2018), tr 1-6

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị
Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT đã chỉ rõ bất cập trong quản lí giáo dục: “Quản
lí GD-ĐT còn nhiều yếu kém…”. Để khắc phục những
tồn tại đó, thực hiện đổi mới giáo dục, Nghị quyết chỉ rõ:
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà
nước đối với đổi mới giáo dục và đào tạo”. “Đổi mới căn
bản công tác quản lí giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ,
thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của
các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lí chất lượng”.
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục là sự hoàn thiện
về quan điểm đổi mới giáo dục. Qua nhiều giai đoạn với
nhiều nội dung được đổi mới, nền giáo dục Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng khích lệ. Đến nay, trước bối
cảnh quốc tế và trong nước đủ thế và lực để thực hiện đổi
mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam.
2.5.2. Đổi mới giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số:
- Nghị quyết Đại hội XI của Đảng khẳng định, phải
đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Với
giáo dục ở vùng DTTS và miền núi, nghị quyết nhấn
mạnh: “Quan tâm hơn tới phát triển GD-ĐT ở vùng sâu,
vùng xa, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội
trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối
với người và gia đình có công, đồng bào DTTS, HS giỏi,
HS nghèo, HS khuyết tật, GV công tác ở vùng sâu, vùng
xa, vùng có nhiều khó khăn”.
- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội
nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
GD-ĐT chỉ rõ những vấn đề cần thực hiện với giáo dục
vùng DTTS: “Ưu tiên đầu tư phát triển GD-ĐT đối với
các vùng đặc biệt khó khăn, vùng DTTS, biên giới, hải
đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách...
Quan tâm dạy tiếng nói và chữ viết của các DTTS... Tiếp
tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng
chính sách, đồng bào DTTS và cơ chế tín dụng cho HS,
sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để học”.
- Nghị định số 05/2011/NĐ-CP về công tác DTTS
quy định về Chính sách phát triển GD-ĐT ở vùng DTTS
và miền núi.
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 201l-2020
đã xác định quan điểm và các giải pháp đổi mới căn bản
và toàn diện nền giáo dục Việt Nam, trong đó đổi mới
quản lí giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lí giáo dục là giải pháp đột phá và then chốt để phát
triển. Với giáo dục ở vùng DTTS, thực hiện đổi mới cũng
bắt đầu từ đổi mới quản lí và phát triển ĐNGV.
2.5.3. Đổi mới quản lí giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều
chính sách ưu tiên phát triển KT-XH, chính sách ưu tiên
phát triển giáo dục, chính sách hỗ trợ tài chính cho HS, chế

độ ưu đãi cho GV, chính sách đầu tư cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học. Song, kết quả đạt được chưa như mong muốn,
chất lượng giáo dục còn thấp, hiệu quả giáo dục chưa cao.
Thực tế này đặt ra yêu cầu đổi mới quản lí giáo dục.
Đổi mới quản lí giáo dục ở vùng DTTS, ngoài việc thực
hiện 7 nội dung đổi mới quản lí trong Chiến lược phát triển
giáo dục 2011-2020 thì cần phải thực hiện các nội dung
quản lí mang tính đặc thù của vùng DTTS sau : 1) Đẩy
mạnh truyền thông để cả hệ thống chính trị, cấp ủy, chính
quyền các cấp và cộng đồng các DTTS nhận thức đầy đủ về
quan điểm đối mới căn bản, toàn diện giáo dục ở vùng
DTTS, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao mặt
bằng và trình độ dân trí, đào tạo nhân lực có chất lượng cao
đáp ứng yêu cầu xóa đói, giảm nghèo, phát triển KT-XH;
2) Tổ chức quản lí việc củng cố, hoàn thiện hệ thống trường,
lớp MN, phổ thông, điểm trường phổ thông, trường phổ
thông nhiều cấp học, trường PTDTNT, trường PTDTBT,
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng
đồng, trường dạy nghề tại địa phương... đảm bảo tất cả trẻ
em DTTS đều được đến trường và được học nghề, học lên
THPT sau khi hoàn thành THCS; 3) Tổ chức quản lí thực
hiện có chất lượng, hiệu quả việc dạy tiếng nói, chữ viết và
truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong các
trường phổ thông, trường PTDTNT, trường PTDTBT,
trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng
đồng, trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng
và đại học phù hợp với địa bàn vùng dân tộc; 4) Quản lí chỉ
đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với HS,
GV, cán bộ quản lí và đầu tư cơ sở vật chất; kịp thời phát
hiện đề xuất với Đảng, Nhà nước điều chỉnh, sửa đổi, bổ
sung và ban hành chính sách phù hợp hơn để phát triển giáo
dục vùng DTTS; 5) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
quản lí, điều hành cho đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ở
vùng DTTS; đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí các trường
PTDTNT, trường PTDTBT, trường phổ thông có nhiều
điểm trường, có lớp ghép, trường phổ thông nhiều cấp học,
trường TH có lớp nhô THCS, trường THCS có lớp nhô
THPT... là những trường đặc thù, nhằm nâng cao hiệu quả
quản lí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nhà
nước đối với hệ thống trường PTDTNT, PTDTBT... nâng
cao hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo
cán bộ người DTTS phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.
2.5.4. Phát triển đội ngũ giáo viên ở vùng dân tộc thiểu số
Trước yêu cầu đổi mới giáo dục ở vùng DTTS, phát
triển ĐNGV là yêu cầu cấp thiết. Để phát triển ĐNGV
cho vùng DTTS, cần:
- Có chiến lược phát triển ĐNGV, đảm bảo đủ và ổn
định về số lượng. Trước mắt chưa đảm bảo số lượng
ĐNGV thì cần có kế hoạch tuyển dụng GV từ các tỉnh
đồng bằng, đô thị đến công tác; mặt khác, tạo nguồn đào
5

nguon tai.lieu . vn