Xem mẫu

  1. TS. HOÀNG VĂN LONG TS. TRẦN ĐĂNG THỊNH (Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương) (Sách chuyên khảo dùng cho sinh viên ngành Logistics) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021
  2. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Cùng với các ngành khác thì ngành giao thông vận tải đã đóng góp một phần không nhỏ bằng cách này hay cách khác cho sự phát triển của đất nước. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới thì Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải với vốn đầu tư hàng năm vào khoảng 5% GDP nói riêng và khoảng 4-5% GDP vào cơ sở hạ tầng nói chung. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế tiếp tục tạo ra những nhu cầu mới về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ giao thông. Những nút thắt hạ tầng đối với hoạt động kinh doanh đã và đang xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực. Tốc độ đô thị hóa cao, số vụ tai nạn giao thông gia tăng, hạn chế mới về năng lực của hạ tầng và phát sinh thêm rất nhiều yêu cầu về bảo quản tài sản nhằm đáp ứng thực tế sự mở rộng nhanh chóng của các tài sản giao thông, đã và đang đặt ra những thách thức cho ngành giao thông vận tải nói riêng và Chính phủ Việt Nam nói chung. Kể từ khi đổi mới đến nay, đầu tư phát triển luôn là một nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và các vùng của Việt Nam nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và thay đổi mô hình tăng trưởng, trong khi vốn đầu tư từ nguồn ngân sách lại hạn chế, việc nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước nói chung và hiệu quả của các dự án hạ tầng kỹ thuật nói riêng trở thành một vấn đề hết sức quan trọng. Nâng cao hiệu quả của các dự án đường cao tốc chính là một trong các hoạt động theo hướng đó. Vì thế nghiên cứu nội dung, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và xem xét thực trạng về vấn đề này để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác các dự án đầu tư là rất cần thiết và có ý nghĩa chính sách. Ngày 01/03/2016 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 326/QĐ- TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trên cơ sở dự báo nhu cầu vận tải, định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030 của đất nước; định hướng phát triển kinh tế của 4 vùng kinh tế trọng điểm; chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài 6.411km. Hơn nữa, trong bối cảnh phát triển kinh tế 3
  4. của vùng Nam Bộ, đặc biệt là yêu cầu kết nối giữa hai vùng trọng điểm kinh tế phía Nam (Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), nơi có vùng nguyên liệu, nguồn nhân lực và khu vực xuất khẩu (cảng Sài Gòn và cảng Cần Thơ), việc kết nối hai vùng này ngoài đường thủy nội địa hiện nay thì các tuyến đường bộ nói chung và đường ô tô cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương (viết tắt là ĐCT TP.HCM - TL) khi đi vào khai thác sẽ góp phần làm tăng trưởng kinh tế, xã hội ổn định nhờ cải thiện thu nhập của người dân trong khu vực. Như vậy, điều ai cũng có thể thấy rất rõ là trong thời gian sắp tới đây, rất nhiều hệ thống ĐCT sẽ được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội. Vậy phát triển giao thông như thế, với sự huy động nguồn đầu tư vô cùng lớn của Chính phủ cũng như huy động sự tham gia của toàn xã hội, rất cần những nghiên cứu đánh giá, rút kinh nghiệm, định hướng và tối ưu hóa trong xây dựng, khai thác và sử dụng. Trong chuyên khảo, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc khai thác ĐCT TP.HCM - TL như là một trường hợp điển hình ở góc độ kinh tế và xã hội, đánh giá những lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà đường cao tốc mang lại cũng như những biện pháp khai thác tối ưu đường cao tốc trên cơ sở lý thuyết quản lý kinh tế mà cụ thể ở đây là quản lý dự án. Kết quả nghiên cứu cùng với những kinh nghiệm của các nước phát triển là cơ sở để tác giả đưa ra những khuyến nghị nhằm tạo điều kiện để khai thác đường cao tốc một cách hiệu quả, trên cơ sở đó tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển hệ thống đường ô tô cao tốc của Việt Nam trong tương lai, đáp ứng các yêu cầu phát triển cả về kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong quá trình biên soạn, dù đã cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến để tác giả chỉnh sửa ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến vui lòng gửi về cho tác giả theo địa chỉ: Email: hvlong@hcmulaw.edu.vn Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2020 Tác giả 1. HOÀNG VĂN LONG 2. TRẦN ĐĂNG THỊNH 4
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC........................................................................................................... 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... 8 DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. 10 DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................... 12 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC.......................................... 13 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước................................................... 13 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới................................................. 19 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC...................................................................... 24 2.1. Giao thông vận tải tại Việt Nam....................................................... 24 2.2. Lý luận về đường cao tốc................................................................... 26 2.2.1. Khái niệm đường ô tô cao tốc............................................... 26 2.2.2. Phân loại đường ô tô cao tốc................................................. 27 2.2.3. Vai trò và chức năng của đường ô tô cao tốc...................... 29 2.3. Phân tích đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của đường cao tốc........... 33 2.4. Tình hình phát triển và kinh nghiệm khai thác ĐCT trên thế giới........................................................................................................ 36 2.4.1. Tình hình phát triển ĐCT của một số nước trên thế giới................................................................................................ 36 2.4.2. Kinh nghiệm khai thác ĐCT trên thế giới.......................... 44 CHƯƠNG 3: LỢI ÍCH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VIỆC KHAI THÁC ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC: ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - TRUNG LƯƠNG.................................. 49 3.1. Tổng quan về đường ô tô cao tốc TP.HCM - Trung Lương.......... 49 3.1.1. Quá trình hình thành và triển khai dự án........................... 49 3.1.2. Thông số kinh tế kỹ thuật của dự án.................................... 51 3.1.3. Thực trạng khai thác............................................................... 54 3.1.4. Tình hình kinh tế xã hội của các địa phương có dự án đi qua............................................................................................. 56 5
  6. 3.2. Lợi ích kinh tế của việc khai thác ĐCT TP.HCM - TL................. 65 3.2.1. Lợi ích kinh tế vi mô............................................................... 66 3.2.2. Lợi ích kinh tế vĩ mô............................................................... 80 3.3. Lợi ích xã hội của việc khai thác ĐCT TP.HCM - TL................... 84 3.3.1. Cải thiện tình hình an sinh xã hội........................................ 84 3.3.2. Cải thiện ô nhiễm và môi trường......................................... 93 3.3.3. Một số lợi ích xã hội khác...................................................... 99 3.4. Một số hạn chế của việc khai thác ĐCT TP.HCM - TL.............. 104 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC............................................................................................ 105 4.1. Bối cảnh về lĩnh vực giao thông vận tải........................................ 105 4.1.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................... 105 4.1.2. Bối cảnh trong nước............................................................. 105 4.2. Quan điểm và định hướng phát triển đường cao tốc.................. 106 4.2.1. Quan điểm phát triển đường cao tốc của Việt Nam........ 106 4.2.2. Định hướng đến năm 2030.................................................. 108 4.2.3. Một số cơ sở và cơ chế.......................................................... 109 4.3. Một số giải pháp cho việc khai thác hiệu quả ĐCT TP.HCM - TL .................................................................................................................110 4.3.1. Nhóm giải pháp đảm bảo lợi ích kinh tế của nhà khai thác........................................................................................... 110 4.3.2. Nhóm giải pháp phát triển................................................... 117 4.3.3. Giải pháp tổng thể mang tính xã hội.................................. 119 4.4. Một số kiến nghị trong việc phát triển đường cao tốc tại Việt Nam................................................................................................... 123 4.4.1. Đối với Chính phủ................................................................ 123 4.4.2. Đối với Bộ Giao thông Vận tải............................................ 124 4.4.3. Đối với Bộ Tài chính............................................................ 124 4.4.4. Đối với UBND các tỉnh, thành phố.................................... 125 4.4.5. Đối với Thanh tra giao thông và lực lượng Công an giao thông......................................................................................... 125 4.4.6. Đối với các doanh nghiệp vận tải....................................... 125 4.4.7. Đối với các cơ quan truyền thông, báo, đài....................... 126 6
  7. KẾT LUẬN...................................................................................................... 127 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................130 PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT TỐC ĐỘ HÀNH TRÌNH QL1A.........138 PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT TỐC ĐỘ HÀNH TRÌNH ĐCT........ 141 PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP THỐNG KÊ ĐẾM XE.....................147 PHỤ LỤC 4: BẢNG MỨC PHÍ CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN...............148 PHỤ LỤC 5: BẢNG KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC TRẠM THU PHÍ.........................................................................................148 PHỤ LỤC 6: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỐC ĐỘ HÀNH TRÌNH........................................................................ 149 PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỐC ĐỘ HÀNH TRÌNH ĐƯỜNG QL1A.....................................................................151 PHỤ LỤC 8: BẢNG GIÁ TRỊ KHẤU HAO CỦA PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI.....................................................................153 PHỤ LỤC 9: GIÁ TRỊ TIẾT KIỆM THỜI GIAN CỦA PHƯƠNG TIỆN...............................................................................................154 PHỤ LỤC 10: BẢNG HỎI HÀNH KHÁCH.............................................155 PHỤ LỤC 11: BẢNG HỎI LÁI XE.............................................................158 PHỤ LỤC 12: KẾT QUẢ KHẢO SÁT 150 LÁI XE...................................161 PHỤ LỤC 13: KẾT QUẢ KHẢO SÁT HÀNH KHÁCH..........................171 PHỤ LỤC 14: DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC..... 179 7
  8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AHP Phương pháp đánh giá theo hệ thống đa cấp bậc (Analytic Hierarchy Process) BGTVT Bộ Giao thông Vận tải BOT Xây dựng-Vận hành-Chuyển giao (Build- Operate-Transfer) DAĐT Dự án đầu tư ĐCT Đường cao tốc ĐCT TP.HCM - TL Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐVT Đơn vị tính FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product) GPI Chỉ số tiến bộ đích thực (Genuine Progress Index) GTVT Giao thông vận tải HH Hàng hóa KM Kilometre (Đơn vị đo lường chiều dài) KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam NXB Nhà xuất bản ODA Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance) PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index) 8
  9. PPP Hợp tác công tư (Public - Private Partnership) QL1A Quốc lộ 1A TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNGT Tai nạn giao thông TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân VOC Chi phí vận hành xe (Vehicle Operating Costs) XNK Xuất nhập khẩu WB Ngân hàng Thế giới (World Bank) 9
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các thông số chủ yếu của đường cao tốc tại một số quốc gia....................................................................................28 Bảng 2.2. Khía cạnh đánh giá lợi ích kinh tế của ĐCT TP.HCM - TL........................................................................ 35 Bảng 2.3. Khía cạnh đánh giá lợi ích xã hội của ĐCT TP.HCM - TL....... 35 Bảng 3.1. Giá trị đền bù và kinh phí đã cấp phát của dự án................. 52 Bảng 3.2. Thống kê GRDP Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm........56 Bảng 3.3. Thống kê GRDP tỉnh Long An............................................. 57 Bảng 3.4. Thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu tỉnh Long An.............. 60 Bảng 3.5. Thống kê GRDP tỉnh Tiền Giang......................................... 61 Bảng 3.6. Thống kê dân số khu vực ĐB sông Cửu Long..................... 63 Bảng 3.7. Doanh thu từ việc thu phí trên cơ sở lưu lượng lưu thông......... 67 Bảng 3.8. Thông tin khảo sát tốc độ hành trình phương tiện................ 69 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát tốc độ hành trình ĐCT TP.HCM - TL........ 69 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tốc độ hành trình QL1A............................ 70 Bảng 3.11. Thời gian tiết kiệm giữa ĐCT và QL1A............................... 71 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát tốc độ hành trình và mức độ cải thiện trên QL1A............................................................................. 72 Bảng 3.13. Chi phí khấu hao và giá trị tiết kiệm thời gian của phương tiện/lượt................................................................................. 73 Bảng 3.14. Bảng tính toán thu nhập bình quân đầu người quy đổi sang phút............................................................................... 74 Bảng 3.15. Giá trị tiết kiệm thời gian của hành khách khi lưu thông bằng ĐCT............................................................................. 75 Bảng 3.16. Chi phí vận hành phương tiện (ĐVT: đồng - theo giá năm 2009)............................................................................. 77 Bảng 3.17. Tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện trên ĐCT TP.HCM - TL....................................................................... 78 Bảng 3.18. Lợi ích do tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện ĐCT........... 79 10
  11. Bảng 3.19. Lợi ích tiết kiệm chi phí vận hành phương tiện trên QL1A.................................................................................... 80 Bảng 3.20. Thống kê tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá 2010...................................................................................... 82 Bảng 3.21. Kết quả khảo sát lái xe về tốc độ ổn định............................. 87 Bảng 3.22. Kết quả khảo sát hành khách về tốc độ bị ảnh hưởng.......... 88 Bảng 3.23. Kết quả khảo sát hành khách về số lần chứng kiến TNGT.................................................................................... 90 Bảng 3.24. Kết quả khảo sát hành khách về sự an tâm khi di chuyển................................................................................... 90 Bảng 3.25. Kết quả khảo sát hành khách về chứng kiến ít xảy ra lấn tuyến............................................................................................. 91 Bảng 3.26. Kết quả khảo sát lái xe về tai nạn giao thông....................... 91 Bảng 3.27. Kết quả khảo sát cảm nhận về mức độ bụi của hành khách .......................................................................................95 Bảng 3.28. Kết quả khảo sát tiếng ồn tại tỉnh Long An.......................... 97 Bảng 3.29. Kết quả khảo sát cảm nhận về tiếng ồn giao thông.............. 99 Bảng 3.30. Nhóm các vấn đề khảo sát 300 hành khách........................ 101 Bảng 3.31. Nhóm các vấn đề khảo sát 150 lái xe................................. 102 11
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ...................................24 Hình 2.2. Số lượng phương tiện đầu máy và toa xe đang lưu hành.........25 Hình 3.1. Sơ đồ toàn tuyến ĐCT TP.HCM - Trung Lương......................50 Hình 3.2. Thống kê GRDP các tỉnh Tây Nam Bộ năm 2017 - 2018........64 Hình 3.3. Kết quả khảo sát bụi so với tiêu chuẩn cho phép.....................95 Hình 3.4. Kết quả khảo sát hành khách về: “Ít khói bụi trên đường”......96 Hình 3.5. Kết quả khảo sát tiếng ồn so với tiêu chuẩn cho phép..............97 Hình 3.6. Kết quả khảo sát mức độ cảm nhận tiếng ồn giao thông..........98 Hình 4.1. Trạm dừng chân ĐCT ở Malaysia..........................................114 Hình 4.2. Cửa thu phí cao tốc ETC tại Nhật Bản...................................115 Hình 4.3. Hệ thống đèn năng lượng ở một ĐCT ở bang Illinois, Mỹ.......116 Hình 4.4. Hệ thống ĐCT kết hợp với đường xe lửa tại Jeffery City, Mỹ....119 Hình 4.5. Biển báo có camera phía trước và camera trên ĐCT tại Mỹ 149...............................................................................121 Hình 4.6. Tường chống ồn ở Canada vừa là hàng rào cây tạo cảnh quan........................................................................................123 12
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC Việc nghiên cứu tình hình đường cao tốc tại Việt Nam nói chung và ĐCT TP.HCM - TL nói riêng có thể được nhìn ở 2 góc độ: góc độ quản lý dự án giao thông, và góc độ xây dựng và khai thác đường cao tốc. Chính vì vậy, những khảo sát về tổng quan tình hình nghiên cứu cũng được thực hiện theo hai hướng trên. Ở đây, đối với vấn đề thứ nhất, do tính chất rộng lớn của vấn đề, chúng tôi chỉ đề cập đến các nghiên cứu ở Việt Nam. Vấn đề thứ hai, hẹp và đặc thù hơn, sẽ được giới thiệu kỹ hơn cả những nghiên cứu trong và ngoài nước. 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.1. Dự án và dự án giao thông Quản lý dự án không phải là một ngành mới, nên các nghiên cứu về vấn đề quản lý dự án tại Việt Nam cũng như các tài liệu bản dịch liên quan đến ngành này từ tiếng Anh, tiếng Pháp cũng rất nhiều cả về số lượng lẫn chất lượng. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên một số các nghiên cứu về quản lý giao thông. Tài liệu về vấn đề thẩm định dự án nói chung, về quản lý giao thông được thể hiện trên thực tế qua Luật Giao thông nói riêng (mà cụ thể là Luật Giao thông mới nhất năm 2008 và hàng loạt các nghị định, thông tư, quy định khác nhau) được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế tại Việt Nam là những nguồn tư liệu đầu tiên được tham khảo. Đối với việc phân tích các dự án đầu tư nói chung, một số tài liệu sau được tham khảo phục vụ cho chuyên khảo: Tài liệu “Phân tích kinh tế các dự án” có thể coi là một trong những tài liệu đầu tiên nói về vấn đề phân tích các dự án kinh tế của nhóm tác giả Lyn Squire & Herman G. Van Der Tak thuộc Harvard Institute international development (tr 21-25). Nhu cầu quản lý các dự án đầu tư trở nên cao hơn, điều đó thể hiện qua nhu cầu dịch các tài liệu từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Cuốn 13
  14. “Sách hướng dẫn Phân tích chi phí và lợi ích cho các quyết định đầu tư” của Glenn P. Jenkins & Arnold C.Harberger năm 1995 được NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội giới thiệu là một tài liệu tham khảo có giá trị (tr.15-18). Tài liệu dịch “Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư - Công cụ phân tích và ứng dụng thực tế” của các tác giả Pedro Belli, Jock R. Anderson v.v. (2002) do Vũ Cương dịch cung cấp các kiến thức tổng quan về phân tích kinh tế nói chung, trong đó gồm các tác giả dành 31 trang (từ 163 đến 194) đề cập về việc định giá kinh tế dự án giao thông. Đây là tài liệu có ý nghĩa trong việc tham khảo quan điểm phân tích kinh tế từ góc độ nước ngoài (tr 163-194). Bộ Tài chính và Ngân hàng phát triển Châu Á năm 2004 đã xuất bản “Sổ tay hướng dẫn Các vấn đề tài chính trong dự án Hỗ trợ phát triển chính thức tại Việt Nam”, do NXB Tài chính ấn hành. Tác giả nước ngoài, Pearce Anthony vào năm 2006 đã đăng bài viết đáng chú ý với tựa đề “Những vấn đề đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành đường bộ Việt Nam” trong Tạp chí GTVT số 1 (tr.86-95), trong đó, ông phân tích khá thích đáng về những vấn đề mà giao thông Việt Nam cần đặt ra nhằm phát triển hệ thống đường bộ, trong đó đề cập đến cả vai trò của đường cao tốc. Đối với những nghiên cứu về dự án giao thông, ngoài rất nhiều các nghiên cứu riêng lẻ về một dự án giao thông nhất định, có một số nghiên cứu đáng chú ý như sau: Nghiên cứu của Phạm Văn Vạng (năm 1998) về tổ chức và điều hành việc xây dựng các dự án giao thông đã cung cấp những thông tin cần thiết rất quan trọng trong việc xây dựng giao thông nói chung. Phạm Hữu Đức năm 2002 với bài viết “Giao thông đường bộ với quá trình hình thành và phát triển đô thị” đăng ở Tạp chí Xây dựng, số 8, năm 2002 (tr.11-13) củng cố thêm cho vai trò của giao thông trong phát triển đô thị. Vấn đề quy hoạch giao thông đô thị được Lưu Đức Hải đề cập vào năm 2003 trong bài báo “Quy hoạch và quản lý giao thông đô thị ở thủ đô Hà Nội” của Tạp chí xây dựng số 8 (tr.14-16). 14
  15. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Điệp (Tạp chí GTVT, số 9, tr.58-65) vào năm 2003 trong bài “Quan hệ giữa phát triển giao thông vận tải đô thị với tăng trưởng kinh tế của đô thị” đã nêu bật tầm quan trọng của giao thông vận tải trong phát triển. Cuốn “Kinh tế đầu tư xây dựng” của Nguyễn Văn Chọn do NXB Xây dựng năm 2003 cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho lĩnh vực xây dựng cơ bản, đặc biệt trong bối cảnh của Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Năm 2005, Bộ GTVT đã đưa ra chiến lược về phát triển giao thông vận tải của Việt Nam cho đến năm 2020. Đây là một tài liệu quan trọng nhằm định hướng phát triển giao thông. Tài liệu do NXB GTVT ấn hành. Ngoài ra, còn có nhiều tài liệu khác được xuất bản trong nước liên quan đến việc nghiên cứu, thẩm định, đánh giá, quản lý các dự án giao thông. 1.1.2. Đường ô tô cao tốc Riêng về tình hình nghiên cứu cao tốc ở Việt Nam, một số nghiên cứu từ đầu những năm 1990 thu thập được bao gồm: Năm 1997, Trọng Anh đăng bài “Trans-Vietnam Highway by the year 2000” trên tạp chí Vietnam Business số 7 - 12 đề cập đến xu thế xây dựng cao tốc ở Việt Nam. Có thể nói, đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến cao tốc ở Việt Nam, tuy nội dung chỉ giới hạn ở những vấn đề khá sơ lược và tổng quan. Tác giả Cao Sơn vào năm 2000, đã thể hiện quan điểm của mình trong bài viết về cao tốc ở Việt Nam “A Highway to easier” trong Vietnam Economic News, số 40. Theo tác giả, đường cao tốc là một trong những chìa khóa quan trọng cho phát triển kinh tế. Từ góc độ kỹ thuật, năm 2000, tác giả Nguyễn Xuân Đào đã nghiên cứu “Những vấn đề kinh tế kỹ thuật của đường cao tốc” và đăng kết quả nghiên cứu của mình ở Tạp chí GTVT và Cầu đường, số 3 - 6 (trang 23-26). Nghiên cứu của Trương Quang Ngọc vào 2003 về hệ thống cao tốc ở Trung Quốc cung cấp nhiều thông tin tham khảo về việc phát triển đường cao tốc. Bài viết mang tên “Đường bộ và đường cao tốc Trung Quốc trong công cuộc hiện đại hóa”, được Tạp chí GTVT đăng vào số 8. 15
  16. Năm 2008, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 22 đã đăng bài của tác giả Tống Quốc Đạt về “Thúc đẩy hợp tác PPP để xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông Việt Nam”. Vấn đề PPP (Public - Private Partnership), hợp tác công tư trong xây dựng và nâng cao chất lượng hệ thống giao thông Việt Nam là một hình thức rất phù hợp và đáng được khai thác. Đi sâu vào vấn đề vốn và hình thức đầu tư cao tốc, tác giả Hoàng Thanh Tú năm 2005 với bài “Giải pháp thúc đẩy huy động vốn theo hình thức hợp đồng BOT để xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học GTVT (số 11, tr.104-107). Trong bài viết, tác giả nêu bật những ưu điểm của hình thức huy động vốn BOT (Build Operate Transfer), vốn là một hình thức phù hợp với tình hình đầu tư các dự án lớn nói chung và các dự án giao thông lớn tại Việt Nam. Cũng đề cập đến hình thức BOT, năm 2007, Võ Hoàng Anh đã phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính dự án BOT xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam trên tạp chí “Cầu đường Việt Nam” (số 06). Cũng năm 2007, Nguyễn Xuân Sanh đăng bài “Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam những kết quả sau hai năm hoạt động, Tạp chí GTVT (số 03, tr.50-55). Hồ Nghĩa Dũng vào năm 2008 đã giới thiệu kết quả nghiên cứu của mình trong bài “Định hướng phát triển đường ô tô cao tốc và hướng thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng đường cao tốc”, đăng trên Tạp chí Cầu đường Việt Nam (số 1, tr.4-10). Cũng trong năm 2008, Thu Hương phân tích tầm quan trọng của cao tốc ở Việt Nam qua nghiên cứu “Phát triển mạng lưới đường cao tốc: Đòn bẩy phát triển kinh tế Việt Nam” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 22, tr.32-34). Nguyễn Xuân Thành vào năm 2009 đã khảo sát dự án metro ở TP HCM qua “Nghiên cứu tình huống Dự án tuyến Metro số 2 của TP. Hồ Chí Minh”. Cùng năm, tác giả này cũng nghiên cứu về tình huống Đường sắt cao tốc Bắc Nam. Tuy nhiên đây chỉ là quan điểm riêng của tác giả, hơn nữa chỉ nghiên cứu về đường sắt cao tốc (Metro) chứ không phải là đường ô tô cao tốc (đường bộ) và làm mô hình giảng dạy của tác giả ở các trường đại học, song qua đó cũng có thể là những tài liệu hữu ích với cách tiếp cận và các phương pháp phân tích một dự án nói chung và một dự án giao thông nói riêng, từ đó có thể ứng dụng vào việc phân tích lợi ích kinh tế xã hội của một dự án ĐCT mà tác giả quan tâm. 16
  17. Trần Văn Hoàng, Nguyễn Trọng Hùng trong nghiên cứu “Chiến lược và tầm nhìn về mạng lưới đường cao tốc Việt Nam” đăng năm 2009 ở Tạp chí Người xây dựng (số 12, tr.14-16) cũng khẳng định tầm quan trọng của đường cao tốc tại Việt Nam và đề xuất rằng việc xây dựng hệ thống cao tốc cần phải có cái nhìn chiến lược và một quy hoạch tổng thể nằm phát triển vùng. Còn tác giả Doãn Minh Tâm thì đề cập đến một mô hình quản lý và khai thác đường cao tốc. Đây là một tài liệu rất cần tham khảo cho chuyên khảo của chúng tôi. Bài viết có tên “Trao đổi về mô hình quản lý khai thác đường cao tốc” được đăng vào năm 2009 tại Tạp chí GTVT (số 1, tr.36-37 và tr.102-104). Gần đây hơn, trong năm 2010, hai nghiên cứu của Nguyễn Hiếu (“Hệ thống đường cao tốc và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Cầu đường VN, số 12, tr.48-49) và của tác giả Kiều Lê Minh (“Hệ thống đường cao tốc tự động với những trở ngại về kỹ thuật và con người”, Tạp chí Khoa học GTVT, số 31, tr.108-112) cũng đưa ra các vấn đề cần đặt ra cho việc xây dựng và vận hành đường cao tốc tại Việt Nam, cũng như nêu bật những trở ngại ở góc độ kỹ thuật cũng như góc độ con người. Tuyển tập 135 trang bao gồm các bài viết về đường cao tốc đã được Minh Nghĩa, Nguyễn Phong Quang, Trần Thế Ngọc và nhiều tác giả khác xuất bản gần đây (2012) với tên “Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương: Mở hướng tương lai” của NXB GTVT có thể nói là một trong số hiếm hoi các tài liệu tham khảo học thuật về vấn đề cao tốc ở Việt Nam và một số bài viết đã đề cập trực tiếp đến hệ thống ĐCT TP.HCM - TL. Nội dung nói chung của tài liệu là sự ghi nhận lại quá trình thực hiện việc đầu tư, một số những bài học kinh nghiệm có giá trị thực tế trong quá trình quản lý, xây dựng và khai thác ĐCT TP.HCM - TL. Tuy nhiên tài liệu này chỉ mang tính giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của tuyến ĐCT nêu trên, nhiều bài viết mang tính chất tường thuật và một số mang tính chất cá nhân của người viết. Ngoài các nghiên cứu khoa học và các sách, tài liệu chính kể trên, ĐCT nói chung và ĐCT TP.HCM - TL nói riêng được đề cập nhiều trong các báo giấy và báo điện tử dưới dạng các bài tin, bài bình luận từ những năm 2000 trở lại đây. Đặc biệt, như là một dự án tiên phong, ĐCT TP.HCM - TL được đề cập đến qua khoảng hơn 100 bài viết đề cập đến một số khía 17
  18. cạnh như: Tin tức về việc xây dựng và vận hành; Các vấn đề an toàn, tai nạn và chất lượng mặt đường; Các vấn đề khai thác, bảo trì, thu phí, quản lý; Các vấn đề liên quan đến ý thức tham gia giao thông của người dân, những vi phạm giao thông tại đường cao tốc; Các vấn đề liên quan đến các dân địa phương, đến các địa phương có ĐCT đi qua. Ngoài những tài liệu được xuất bản thành sách và các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí chuyên ngành thì vấn đề ĐCT được quan tâm dưới các hình thức các hội thảo chuyên đề. Chẳng hạn, năm 2011, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã phối hợp với công ty Shin Sung Control Vietnam (SSC) tổ chức một buổi hội thảo về giới thiệu kinh nghiệm của Hàn Quốc trong xây lắp các công trình an toàn giao thông và tường chống ồn cho ĐCT, nội dung của buổi hội thảo (seminar) này các đại biểu tham dự đã trao đổi, cung cấp thêm những thông tin về các tiêu chuẩn, quy định trong an toàn giao thông cũng như chống ồn cho đường cao tốc và việc áp dụng thi công các công trình này ở Việt Nam. Tại Đà Nẵng, cùng năm đã diễn ra Hội nghị lần thứ 5 Kế hoạch Phát triển đường bộ cao tốc Việt Nam do Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam phối hợp cùng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông Vận tải và Du lịch Nhật Bản tổ chức. Nội dung của buổi hội thảo phía Nhật Bản đã giới thiệu kinh nghiệm thu phí đường bộ cao tốc ở Nhật để lấy nguồn làm vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cũng như những kinh nghiệm về quá trình điều khiển giao thông tại Nhật Bản theo phân luồng thông tin (camera, điện thoại khẩn, trạm quan sát, trung tâm điều khiển giao thông…) và hợp tác với các dịch vụ cứu thương, cứu hộ. Trường Đại học Công nghệ GTVT phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tổ chức Hội thảo “Tăng cường năng lực đào tạo đáp ứng yêu cầu về công nghệ xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam” nội dung chủ yếu xoay quanh những vấn đề như chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ xây dựng cầu đường bộ; kết quả cải thiện nội dung môn học và tài liệu giảng dạy; kết quả cải thiện năng lực giảng viên; sử dụng thiết bị trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác với các doanh nghiệp xây dựng; kết quả khảo sát đầu kỳ… Và đặc biệt trong hội thảo này các đại biểu tập trung trao đổi các vấn đề trọng tâm nhằm nâng cao chất 18
  19. lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành GTVT, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất, ý kiến của doanh nghiệp trong việc đổi mới chương trình và gắn đào tạo với nhu cầu thực tiễn của sản xuất. Năm 2014, Bộ GTVT phối hợp với Hội Kết cấu và Công nghệ Xây dựng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng đường cao tốc nhìn từ nhiều phía”. Đây là hội thảo về đường cao tốc với quy mô toàn quốc. Thông qua Hội thảo, các nhà quản lý, các chủ đầu tư, các nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng sẽ có cái nhìn toàn diện hơn, đúng đắn hơn từ khâu khảo sát thiết kế đến thi công xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan cũng như đánh giá một số tồn tại trong quá trình trình thi công xây dựng đường cao tốc trong thời gian vừa qua để đưa ra giải pháp khắc phục nhằm đáp ứng nâng cao chất lượng công trình, phục vụ cho việc phát triển bền vững đường cao tốc Việt Nam. Như vậy, có thể thấy qua lịch sử nghiên cứu vấn đề rằng những nghiên cứu về vấn đề cao tốc ở Việt Nam có thể nói là còn rất ít. Đặc biệt, những nghiên cứu có tính chất đánh giá về các giá trị thực tiễn của đường cao tốc ở Việt Nam thì gần như chưa có. Thực trạng này cũng dễ hiểu, bởi đầu tư cao tốc ở Việt Nam nói riêng và vấn đề giao thông tốc độ cao nói chung còn là một vấn đề mới đối với chúng ta. Việc thiếu vắng các tài liệu nghiên cứu về cao tốc để kế thừa cũng là một trong những khó khăn mà nghiên cứu sinh gặp phải. Chắc chắn các tài liệu tham khảo mà chúng tôi thu thập được trong giai đoạn thực hiện tổng quan này là chưa đủ. Một số các công trình, luận văn, bài nghiên cứu không công bố hay chỉ công bố nội bộ là nguồn tư liệu quý nhưng lại rất khó tiếp cận. 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Tình hình nghiên cứu cao tốc ở nước ngoài có thể nói là bao gồm vô số các nghiên cứu đã được thực hiện ở các nước đã và đang phát triển, nơi hệ thống đường cao tốc có thể nói là đóng vai trò tiên phong trong phát triển kinh tế vùng. Các tài liệu tác giả trực tiếp tham khảo được phục vụ cho chuyên khảo bao gồm khoảng 30 tài liệu bằng tiếng Anh và một số tiếng Pháp, là ngôn ngữ tác giả có thể đọc và tham khảo. 19
  20. Một trong những nghiên cứu được tham khảo rất nhiều từ hàng chục năm qua, cũng là một trong những tài liệu được biết đến sớm, là công trình năm 1962 của Mohring, H., and Harwitz, M. mang tên “Highway Benefits: An Analytical Framework” (Lợi ích cao tốc: khung phân tích) của NXB Northwestern University. Thập niên 70 còn biết đến nghiên cứu của Mohring, H., năm 1965 với cuốn “The nature and measurement of highway benefits: an analytical framework”, do Hội đồng Nghiên cứu Cao tốc Bang Virginia xuất bản. Nội dung công trình tập trung vào một khuôn khổ nghiên cứu phát triển các giá trị sử dụng do hệ thống cao tốc mang lại, từ việc nâng cao giá trị đất, cho đến các giá trị cư trú, thời gian, tiện lợi, sự giảm thuế, cơ hội phát triển vùng v.v.. Nghiên cứu còn đề cập đến việc khai thác sử dụng cao tốc, các biện pháp bảo trì và nâng cấp cao tốc. Tài liệu “Estimating highway benefits in underdeveloped countries” (Định giá lợi ích đường cao tốc ở các nước đang phát triển) của Brown, R.T và Harral C.G. vào năm 1966 đã nêu bật tầm quan trọng của cao tốc trong bối cảnh phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển, nhằm nhiều mục đích như nâng cao tính tiện lợi giao thông, giảm thiểu chi phí. Nghiên cứu còn đề xuất một số các phương pháp tính toán việc giảm chi phí giao thông, phát triển vùng… Dù tác phẩm đã được viết từ lâu, nhưng do tính chất của nó liên quan trực tiếp đến các nước đang phát triển, nên việc tham khảo trong chuyên khảo này là điều cần thiết và có ích. Nelson, J.P., vào năm 1982 đã viết bài “Highway noise and property values: a survey of recent evidence” bàn về tiếng ồn cũng như giá trị đất đai của đường cao tốc và đăng nó trên tạp chí Journal of Transport Economics and Policy. Công trình về giao thông đáng chú ý của NXB Đại học John Hopkins “Economic Appraisal of Transport Project” của Hans A. Adler năm 1987 cho thấy lợi ích kinh tế có thể nói là trực tiếp và tức thời của các dự án giao thông công cộng. Việc đầu tư vào đường cao tốc hành lang đã được đề cập đến trong bài viết của các tác giả David J. Forkenbrock, Norman S.J. Foster, trong bài “Economic benefits of a corridor highway investment“, đăng ở tạp chí 20
nguon tai.lieu . vn