Xem mẫu

  1. Phát triển sản phẩm Sản phẩm mới là dòng máu nuôi bộ máy doanh nghiệp. Sản phẩm mới được phát trển để đáp ứng nhu cầu không ngừng thay đổi của người tiêu dùng, để bắt kịp với kỹ thuật mới, công nghệ mới và để đối phó với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Tuy nhiên, phát triển sản phẩm mới là một điều đầy rủi ro và nhiều sản phẩm mới đã gặp thất bại. Trong bài viết này chúng ta thử tìm hiểu các bước hình thành sản phẩm mới, đưa vào thị trường và phát triển thành công trên thị trường. Thông thường tiến trình phát triển sản phẩm mới gồm 08 giai đoạn sau: Phát sinh ý kiến / ý tưởng , sơ tuyến ý kiến/ ý tưởng, thể hiện quan niệm & thử nghiệm, các chiến lược hành động marketing, phân tích kinh doanh, thể hiện sản phẩm, thực nghiệm thi trường/ dưa ra thị trường và thương mại hóa/ bán hàng. Mục tiêu của mỗi giai đoạn là quyết định xem san phẩm có nên tiếp tục hay bỏ đi?. Tôi sẽ cũng các bạn làm rõ hơn từng giai đoạn dưới đây
  2. 1. Phát sinh ý tưởng/ ý kiến về sản phẩm mới Nguồn gốc nảy sinh ý tưởng sản phẩm mới : Có thể từ nhu cầu khách hàng, những nhà nghiên cứu, các công ty cạnh tranh, nhân viên trong công ty, nhà quảng lý, nhà khoa học…- Những kỹ thuật phát sinh ý kiến/ ý tưởng: Những ý kiến/ ý tưởng tốt được phát sinh từ cảm hứng, nỗ lực và những kỹ thuật, những kỹ thuật sáng tạo có thể giúp cá nhân hay nhóm phát sinh những ý kiến/ ý tưởng hay hơn. Công việc này được ghi nhận bằng việc bạn hay nhóm liệt kê danh sách các thuộc tính rồi đem cải thiện chúng. Nhiều đồ vật được liệt kê và mỗi dự án được xem xét với từng đồ
  3. vật khách nhau. Nhận ra kích thước của vấn đề, về một cấu trúc và đòi hỏi phải khảo sát những quan hệ của chúng. Nhận dạng nhu cầu , vấn đề người tiêu dùng… 1. Sơ tuyển ý kiến/ ý tưởng Mục đích chọn ra ý kiến/ ý tưởng hấp dẫn và thực hiện. Việc đánh giá sẽ đật ra câu hỏi như : Sản phẩm này có ích cho người tiêu dùng hay không? Chi phí cao hay thấp so với đối thủ cạnh tranh? Có phù hợp với mục tiêu chiến lược và tài nguyên của công ty ?Ý tưởng/ ý kiến còn lại được đánh giá theo chỉ số trọng lượng bằng cách liệt kê những yếu tố cần thiết cho việc tung sản phẩm ra thị trương thành công, chỉ ra trọng lượng những yếu tố
  4. đó thông qua độ quan trọng tượng đối của chúng. Sau đó đánh giá khả năng thực hiện của công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức trên mỗi yếu tố đó, và nhân mức độ quan trọng với mức khả năng của công ty để có được sự đánh giá tổng quát khả năng của doanh nghiệp trong việc tung sản phẩm ra thị trường. 1. Thể hiện quan niệm & thử nghiệm Những ý kiến/ ý tưởng hấp dẫn phải được chọn lọc thành quan niệm sản phẩm có thể thử nghiệm được. Một ý kiến sản phẩm là một sản phẩm có khả dĩ đưa ra thị trường. Nếu ý kiến đó được bổ sung chi tiết và được biểu hiện/ diễn giải bằng ngôn từ của khách hàng , nó sẽ trở thành một quan niệm. Bất cứ ý kiến nào cũng có thể biến thành nhiều quan niệm sản phẩmVí dụ: Một công ty có ý kiến sản xuất một loại gia vị để cho thêm vào các thực phẩm tiêu dùng nhanh như Phở, Bún kho …nhằm làm cho các món này ngon hơn, bổ hơn lúc đó công ty tạo ra nhiều quan niệm: Món Phở ngon hơn cho tụi trẻ vào bữa sáng, bổ dưỡng hơn cho người già, hoặc phù hợp cho ngườiu ăn khiêng…
  5. 1. Thể hiện chiến lược Marketing : Chiến lượng này gồm 3 phần 4.1. Mô tả kích thước, cơ cấu, hành vi hoạt động của thị trường, rồi tới sự sắp đặt những sản phẩm dự trữ, và phần tham gia thị trường, mục tiêu lợi nhuận trong những năm đầu4.2. Giá cả dự kiến, kênh phân phối và ngân sách tiếp thị4.3. Mô tả những mục tiêu lợi nhuận và bán hàng lâu dài và chiến lược Marketing Mix 1. Phân tích kinh doanh - Ước lượng doanh số : Cần ước lượng doanh số nhằm xác định điểm hòa vốn? điểm sinh lời? những phương pháp ước lượng phải tùy theo sản phẩm được mua một thời, được mua bất thường hay được mua thường xuyên- Ước tính chi phí và lợi nhuận Điỉem hòa vốn là bao nhiêu sản phẩm? nếu có cơ sở để biết được mức doanh số bán là min mà đã có điểm hòa vốn thì cần tiến hành hoàn thiện sản phẩm nhanh nhất để tung ra thị trường 1. Thể hiện sản phẩm
  6. Khi quan niệm sản phẩm thông qua được trắc nghiệm kinh doanh thì nó được chuyển tới bộ phận kỹ thuật/ công nghệ để thể hiện sản phẩm cụ thể. Bức này cần kiểm chứng xem ý kiến sản phẩm có thể biến thành một sản phẩm khả dĩ về mặt kỹ thuật cũng như thương mại không ? 1. Thực nghiệm thị trường Để biết được phản ứng của thị trường mà thông thương là các khách hàng bán buôn, tiêu dùng trực tiếp sẽ khẳng định tính phù hợp của sản phẩm, quy mô thị trường..không phải tất cả các công ty/ doanh nghiệp/ tổ chức đều chọn con đường thử nghiệm
  7. tại thị trường. Nếu thử nghiệm tại thị trường thì làm theo các cách sau đây:  Nghiên cứu những đợt bán: Chúng ta cần biết có bao nhiêu khách hàng mua hàng trong những đợt tung hàng này? Và họ được thỏa mãn thế nào ? phản ứng của họ ra sao? . Công ty/ doanh nghiệp có thể đo lường sự tác động những quan niệm vì quảng cáo thay đổi đã phát sinh những lần mua lặp lại mặt khác việc này nhằm chỉ ra sức mạnh của nhãn hiệu để đạt đựoc sự phân phối và lợi thế trên thị trường  Kỹ thuật cửa hàng giả tạo: Chọn mẫu khoảng từ 30 -50 người rồi đưa tiền để họ tới các cửa hàng mua hàng rồi xem họ mua sản phẩm nào ? sau đó một thời gian liên lạc với những người mua sản phẩm mới xem thái độ và hành vi của họ phẩn ứng với sản phẩm mới ra sao ? . Cách này có thể đo được hiệu quả của quang cáo, tốc độ mua thử, cho ta kết quả nhanh chóng an toàn cạnh tranh 1. Thương mại hóa
  8.  Chọn thời điểm tung hàng: Có thể thực hiện 1 trong 3 cách sau: - Đưa sản phẩm vào thị trường trước- Đưa sản phẩm vào cùng với đối thủ- Đưa vào muộn hẳn  Địa điểm phân phối: Chọn thị trường chính của công ty theo các tiêu trí : uy tín, chất lượng, dữ liệu cơ sở khách hàng tốt để tiến hành đưa sản phẩm vào  Lựa chọn khách hàng: Xác định nhóm khách hàng mà công ty có thể mạnh để nhắm tới. Họ là những người chấp nhận mua- dùng thử và tuyên truyền sản phẩm, cách này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí khi liên hệ để khai thác thông tin cũng như độ tin cậy của thông tin cần khai thác  Bằng cách nào: Lập kế hoạch giới thiệu sản phẩm mới với các thị trường lần lượt
nguon tai.lieu . vn